intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:235

140
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu nêu lên các văn bản pháp luật đã ban hành; các điều ước quốc tế; địa bàn hoạt động hải quan; địa điểm làm thủ tục hải quan; tính chất thủ tục hải quan; nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

  1. THỦ TỤC HẢI QUAN  ĐỐI VỚI HÀNG HÓA  XUẤT KHẨU­NHẬP KHẨU 1
  2. Các văn bản pháp luật đã ban hành 1.Sắc  lệnh  27/SL  thành  lập  Sở  thuế  quan  và  thuế gián thu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên  Giáp, ký  ngày 10/9/1945; 2.Nghị  định  số  03/CP  Ban  hành  Điều  lệ  Hải  quan ngày 27/2/1960; 3.Pháp  lệnh  Hải  quan  ban  hành  năm  1990  và  Nghị định 171/HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban  hành ngày 27/5/1991; 4.Nghị  định  số  16/1999/NĐ­CP  ngày  27/3/1999  Quy định về TTHQ, GSQL và lệ phí hải quan; 2
  3. 4.Luật Hải quan ban hành ngày 29/6/2001 (sửa đổi  bổ sung năm 2005);  5.Nghị  định  154/2005/NĐ­CP  ngày  15/12/2005  Quy  định chi tiết thi hành một số điều của Luật HQ 2005  về kiểm tra hải quan, giám sát HQ; 6.Thông  tư  194/2010/TT­BTC  Hướng  dẫn  chi  tiết  Nghị định 154 sửa đổi bổ sung TT79; 3
  4. Các điều ước quốc tế 1­Công  ước về thành lập Hội đồng hợp tác hải  quan thế giới (CCC­Cooperation Council Customs)  nay là Tổ chức HQ thế giới (WCO­World Customs  Organization);1.7.1993  HQVN  là  thành  viên  chính  thức của tổ chức này. 2­Công  ước Kyoto 1973 về đơn giản hóa và hài  hòa hóa TTHQ, Việt Nam tham gia năm 1997, sửa  đổi năm ngày 26 tháng 06 năm 1999 Việt nam đã  phê chuẩn tham gia năm   2008; 4
  5. 3.Công  ước  HS  (Harmonization  Systems)  HQVN  tham gia công ước  năm1998; 4.Hiệp định trị giá GATT về trị giá tính thuế hải  quan VN bắt đầu thực hiện hiệp định 29.12.1993; 5.Công  ước  CITES:  Về  bảo  vệ  động  vật  quí  hiếm; 6.Hiệp định TRIPs: Bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ; 7.Công  ước  Bern:  Bảo  hộ  các  tác  phẩm  văn  học  nghệ thuật; 8.Và một số công  ước điều  ước quốc tế khác mà  Việt Nam tham gia ký kết có liên quan đến hoạt động  của HQ, nhất là trong lĩnh vực vận tải quốc tế. 5
  6. Địa bàn hoạt động hải  quan Các khu vực cửa khẩu đường bộ; 1. Ga đường sắt liên vận quốc tế; 2.Cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế; 3.Cảng hàng không dân dụng quốc tế; 4.Các  địa  điểm  làm  thủ  tục  hải  quan  ngoài  cửa  khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế; 5. Khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế; 6
  7. 7.Các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu,  nhập  khẩu  trong  lãnh  thổ  và  trên  vùng  biển  thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ  sở  doanh  nghiệp  khi  tiến  hành  kiểm  tra  sau  thông  quan  và  các  địa  bàn  hoạt  động  hải  quan  khác theo quy định của pháp luật. Trong  địa  bàn  hoạt  động  hải  quan,  cơ  quan  hải  quan  chịu  trách  nhiệm kiểm  tra,  giám  sát,  kiểm  soát  đối  với  hàng  hoá,  phương  tiện  vận  tải. 7
  8. Địa điểm làm thủ tục hải quan Địa điểm làm thủ tục hải quan là: 1.Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu; 2.Trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu; 3.Trong  trường  hợp  thực  hiện  thủ  tục  hải  quan  điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan tại các  chi cục nêu trên; Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế  hàng  hoá  xuất  khẩu,  nhập  khẩu  có  thể  được  thực  hiện  tại  địa  điểm  khác  do  Tổng  cục  trưởng  Tổng  cục Hải quan quyết định. 8
  9. Tính chất thủ tục Hải  quan 1.Tính  hành  chính  bắt  buộc:  đây  là  quy  định  cũng  bắt buộc tất cả các đối tượng liên quan như tổ chức,  cá  nhân  thực  hiện  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh  hàng hoá, XC­NC,QC PTVT phải làm thủ tục HQ;  Cơ quan HQ, công chức HQ có trách nhiệm QLNN  về HQ, cơ quan khác của NN có trách nhiệm phối hợp  trong việc QLNN về HQ; 2.Tính trình tự:Quy định việc gì, khâu nào phải làm  trước, việc  gì, khâu nào  phải làm sau, cái  nào là tiền  đề, là kết quả của cái kia; 9
  10. 3.Tính  liên  tục:Thủ  tục  HQ  phải  được  thực  hiện  liên  tục,  không  ngắt  quãng,  cái  trước  phải  l  tiền  đề  cho  cái  sau,  cái  sau  là  kết  quả  của  cái  trước, có tác dụng hỗ trợ nhau đảm bảo thời gian  thông quan nhanh nhất; 4.Tính  thống  nhất:  Thủ  tục  HQ  phải  thống  nhất từ hệ thống văn bản, từ bộ hồ sơ phải nộp,  phải  xuất  trình,  thống  nhất  trong  các  xử  lý, trong  từng chi cục, từng Cục, Tổng cục; 5.Tính  quốc  tế:Thủ  tục  HQ  mang  tính  đặc  thù  cao phù hợp các cam kết quốc tế. 10
  11. Đối tượng áp  dụng  1.  Tổ  chức,  cá  nhân  thực  hiện  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh  hàng  hóa,  xuất  cảnh,  nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan; 3.  Cơ  quan  khác  của  Nhà  nước  trong  việc  phối hợp quản lý nhà nước về hải quan. 11
  12.  Giải thích từ ngữ  1.Hàng hóa bao gồm: Hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh;  Hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất  cảnh, nhập cảnh;  Vật  dụng  trên  phương  tiện  vận  tải  xuất  cảnh,  nhập cảnh, quá cảnh;  Kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu  phẩm,  Các  tài  sản  khác  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh  hoặc  lưu  giữ  trong  địa  bàn  hoạt  động  hải  quan. 12
  13. 2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh  bao  gồm tất cả  động sản có mã số và tên gọi  theo  quy  định  của  pháp  luật  được  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh  hoặc  lưu  giữ  trong  địa  bàn hoạt động hải quan. 3.Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh  là  vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc  mục  đích  chuyến  đi  của  người  xuất  cảnh,  nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người,  hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.  13
  14. 4­Phương tiện vận tải  bao gồm phương tiện  vận  tải  đường  bộ,  đường  sắt,  đường  hàng  không,  đường  biển,  đường  sông  xuất  cảnh,  nhập cảnh, quá cảnh.  5­Vật  dụng  trên  phương  tiện  vận  tải  bao  gồm tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải;  nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của  phương  tiện  vận  tải;  lương  thực,  thực  phẩm  và  các  đồ  dùng  khác  trực  tiếp  phục  vụ  sinh  hoạt  của  người  làm  việc  và  hành  khách  trên  phương tiện vận tải.  14
  15. 6­Thủ  tục  hải  quan  là  các  công  việc  mà  người  khai hải quan  và công chức hải quan  phải thực hiện  theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa,  phương tiện vận tải. 7­Người  khai  hải  quan  bao  gồm  chủ  hàng  hóa,  chủ  phương  tiện  vận  tải  hoặc  người  được  chủ  hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền. 8­Kiểm  tra  hải  quan  là  việc  kiểm  tra  hồ  sơ  hải  quan,  các  chứng  từ  liên  quan  và  kiểm  tra  thực  tế  hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan  thực hiện. 15
  16. 9­Giám  sát  hải  quan  là  biện  pháp  nghiệp  vụ  do  cơ  quan  hải  quan  áp  dụng  để  bảo  đảm  sự  nguyên  trạng  của  hàng  hóa,  phương  tiện  vận  tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. 10­Kiểm soát hải quan  là các biện pháp tuần  tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do  cơ  quan  hải  quan  áp  dụng  để  phòng,  chống  buôn  lậu,  vận  chuyển  trái  phép  hàng  hóa  qua  biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật  hải quan. 16
  17. 11­Thông  quan  là  việc  cơ  quan  hải  quan  quyết  định  hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận  tải được xuất cảnh, nhập cảnh. 12. Kho bảo thuế là kho của chủ hàng dùng để chứa  hàng  hóa  nhập  khẩu  đã  được  thông  quan  nhưng  chưa  nộp thuế. 13­Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hóa sau đây: a) Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ  xuất khẩu; b) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất  ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy  định của pháp luật. 17
  18. 14­Quá cảnh  là việc  chuyển hàng hóa, phương tiện  vận  tải  từ  một  nước  qua  cửa  khẩu  vào  lãnh  thổ  Việt  Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó. 15­Tài sản di chuyển  là đồ dùng, vật dụng phục vụ  sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được  mang  theo  khi  thôi  cư  trú,  chấm  dứt  hoạt  động  ở  Việt  Nam hoặc nước ngoài. 16­Chuyển  tải  là  việc  chuyển  hàng  hóa  từ  phương  tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất  cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải nhập  cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp  lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.  18
  19. 17­Chuyển  cửa  khẩu  là  việc  chuyển  hàng  hóa,  phương  tiện  vận  tải  đang  chịu  sự  kiểm  tra,  giám  sát  hải quan từ cửa khẩu này tới cửa khẩu khác; từ một  cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài  cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải  quan  ngoài  cửa  khẩu  này  đến  địa  điểm  làm  thủ  tục  hải quan ngoài cửa khẩu khác.  18. Lãnh  thổ  hải  quan  gồm  những  khu  vực  trong  lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,  trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt  Nam, nơi Luật hải quan được áp dụng. 19
  20. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải  quan,  kiểm tra, giám sát hải quan 1.Hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh,  phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh  phải  được  làm  thủ  tục  hải  quan,  chịu  sự  kiểm  tra,  giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua  cửa khẩu theo quy định của pháp luật.  Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân  tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của  chủ  hàng,  mức  độ  rủi  ro  về  vi  phạm  pháp  luật  hải  quan  để  bảo  đảm  quản  lý  nhà  nước  về  hải  quan  và  không  gây  khó  khăn  cho  hoạt  động  xuất  khẩu,  nhập  khẩu. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2