BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 1
lượt xem 87
download
Bài số 1: Nguyên tắc và cách sử dụng kính hiển vi. Khảo sát tế bào thực vật và động vật Bài số 2: Hiện tượng thẩm thấu. Sự trao đổi nước giữa tế bào thực vật với môi trường. Khảo sát hoạt động của enzyme Bài số 3: Quan sát sự thoát hơi nước. Sự quang hợp Bài số 4: Khảo sát quá trình phân chia tế bào Bài số 5: Tách chiết DNA BÀI SỐ 1: NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI. KHẢO SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ---------------------------------A. I. NGUYÊN TẮC...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 1
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 Biên soạn: ThS. LÊ THỊ VU LAN KS. PHẠM MINH NHỰT - 2008 -
- NỘI DUNG THỰC HÀNH ---------------------------------- Bài số 1: Nguyên tắc và cách sử dụng kính hiển vi. Khảo sát tế bào thực vật và động vật Bài số 2: Hiện tượng thẩm thấu. Sự trao đổi nước giữa tế bào thực vật với môi trường. Khảo sát hoạt động của enzyme Bài số 3: Quan sát sự thoát hơi nước. Sự quang hợp Bài số 4: Khảo sát quá trình phân chia tế bào Bài số 5: Tách chiết DNA 2
- BÀI SỐ 1: NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI. KHẢO SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ---------------------------------- A. NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI I. Nguyên tắc kính hiển vi Kính hiển vi được cấu tạo bằng hệ thống 2 thấu kính hội tụ. Mỗi hệ thống hoạt động như một kính lúp. Kính lúp quay về phía vật quan sát gọi là vật kính. Kính lúp dùng để nhìn gọi là thị kính II. Các bộ phận của kính hiển vi Kính hiển vi gồm có: - Một chân làm bằng kim khí nặng để giữ thăng bằng - Một ống kính chuyển động được mang thị kính. - Một trục quay có gắn vật kính - Một đinh ốc lớn để vặn cho trục kính chuyển động nhanh - Một đinh ốc cấp để vặn cho trục kính chuyển động chậm - Một bàn kính mang mẫu vật để quan sát. Bộ phận này cố định - Dưới bàn kính là bộ phận ngưng tụ ánh sáng gắn liền với bộ phận chắn sáng dùng để điều chỉnh ánh sáng ngưng tụ vào mẫu vật quan sát. Bộ phận chắn sáng có thể là một miếng kim khí tròn có nhiều lỗ đường kính không đều nhau hoặc một chắn sáng hình con ngừơi. - Một chiếc gương 2 mặt (mặt phẳng và mặt lõm). Khi quan sát ở vật kính 10X – 40X, sinh viên dùng mặt gương lõm, khi quan sát ở vật kính 100X thì sử dụng gương phẳng. Thị kính Trục quay Ốc thứ cấp Vật kính Bàn kính Ốc vi cấp Bộ phận ngưng tụ ánh sáng Bộ phận 3 điều chỉnh ánh sáng
- III. Cách sử dụng và giữ gìn kính hiển vi Những lời khuyên thực tiễn dưới đây giúp sinh viên tránh được những trở ngại lúc sử dụng kính hiển vi lần đầu tiên. Trước hết dùng một miếng vải mềm lau sạch vật kính và thị kính. Lau nhẹ tay vì nếu không các hạt bụi có thể làm xây xát vật kính và thị kính. Tuyệt đối không được tháo gỡ vật kính và thị kính. Khi sử dụng kính hiển vi, sinh viên nên ấn nhẹ trên cần kính hiển vi để trục kính nghiêng về phía mình một góc 10 -150. Không nghiêng trục kính nhiều nữa vì các dung dịch dùng để quan sát sẽ chảy ướt bàn kính, các vật kính và mẫu vật sẽ bị khô rất khó quan sát. Kế tiếp, quay vật kính ngay trục ống kính cho đến lúc nghe tiếng “kích” nhỏ: đó là trục vật kính nằm thẳng hàng với trục vật kính Sau đó, mở hết chắn sáng để ánh sáng vào cực đại và hướng mặt lõm của gương phản chiếu quay về phía nguồn sáng Để kính hiển vi về phía tay trái gần mình và mắt trái nhìn vào thị kính, mắt phải vẫn mở lớn, dùng tay di chuyển tấm gương chiếu cho đến lúc có được độ sáng tối đa trong ống kính. Sau khi đã để mẫu vật lên bàn kính, vặn đinh ốc sơ cấp để hạ vật kính xuống chỉ còn cách mẫu vật chừng 1cm. Nếu kính hiển vi có cản an toàn thì ngừng vặn khi đinh ốc mắc cứng. Nhìn vào thị kính, vặn đinh ốc lớn nâng từ từ ống kính lên cho đến lúc thấy ảnh trong kính. Sau đó dùng đinh ốc vi cấp điều chỉnh cho ảnh hiện rõ. Lúc ảnh đã rõ, sinh viên có thể đóng bớt chắn sáng lại nếu thấy mẫu quá sáng. Đinh ốc vi cấp chuyển động được cả 2 chiều, mỗi chiều có ít nhất là 2 vòng. Nếu đinh ốc vi cấp bị kẹt cứng khi chưa quay đủ 2 vòng, sinh viên phải quay đinh ốc vi cấp 2 vòng về hướng kia. Tuyệt đối không được ráng sức vặn đinh ốc khi đã kẹt. Chú ý: nếu thận trọng theo dõi những lời chì dẫn trên mà vẫn không tìm thấy ảnh trong kính, đó là do sinh viên đặt lệch mẫu ra ngoài thị trường. Trong trường hợp này dùng tay dịch chuyển mẫu vật vào thị trường. Muốn quan sát một phần mẫu vật, sinh viên dùng vật kính lớn hơn (40X, 100X) 4
- Trước hết vẫn để vật kính 10X, đưa phần muốn quan sát vào trung tâm thị trường. Sau đó nhìn bên ngoài dùng tay quay từ từ để thay vật kính nhỏ bằng vật kính lớn. Muốn điều chỉnh thật rõ, sinh viên nên dùng đinh ốc vi cấp. Với đinh ốc lớn, một sự xê dịch hơi quá lố của ống kính cũng đủ để ảnh chạy về vô cực hoặc mất hẳn. Không bao giờ sinh viên đặt 2 lamelle lên trên 1 lame và mặt trên của lamelle phải luôn khô ráo. Sau hết, sinh viên nên tập quan sát bằng mắt trái, trong khi mắt phải vẫn mở lớn và nhìn xuống giấy vẽ đặt bên phải kính hiển vi, như vậy chúng ta có thể quan sát rồi vẽ hình ngay mà không cần di chuyển thân mình. Sau 1 vài cố gắng, sinh viên sẽ thấy được lợi ích của thói quen này. B. KHẢO SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Tế bào là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất và mang chức năng cơ bản nhất của cơ thể sinh vật. Muốn hiểu được cấu tạo và chức năng của cơ thể động vật, thực vật cần phải khảo sát tế bào. I. Tế bào thực vật 1.1. Tế bào vảy hành tây Dùng dao lam rạch một ô vuông khoảng 0,5 cm/cạnh ở mặt trong vảy củ hành còn tươi. Dùng kim mũi giáo, lột nhẹ một lớp mỏng biểu bì rồi cho vào giọt nước sẵn trên lame. Đậy lamelle lại bằng cách nghiêng 450, rồi hạ từ từ xuống để tránh có bọt khí trong kính. Quan sát ở vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất các tế bào dài, vách mỏng. Chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn, vẽ 1 – 2 tế bào với đầy đủ thành phần của tế bào (màng sinh chất, tế bào chất và nhân). Dùng lại miếng biểu bì trên, hoặc bóc một miếng biểu bì củ hành khác cho vào một giọt Iod có sẵn trên lame. Các thành phần của tế bào sẽ quan sát rõ hơn. Quan sát và vẽ hình 1.2. Hạt tinh bột Cạo nhẹ lên miếng khoai tây, hạt đậu xanh. Cho phần bột vừa cạo vào một giọt nước sẵn trên lame và đậy lamelle. Quan sát ở vật kính nhỏ nhất thấy các hạt tinh bột 5
- như các bọt nước chuyển động. Chuyển sang vật kính lớn hơn để thấy rõ các vân tăng trưởng và tâm. II. Tế bào động vật Ở tế bào động vật, ta chỉ quan sát tế bào xoang miệng. Các tế bào xoang miệng thuộc biểu bì mô phủ, bao phủ mặt trong xoang miệng. Thực hành Dùng đầu tăm cạo nhẹ mặt trong xoang miệng. Phết vết cạo tr ên mặt lame đã có sẵn một giọt Iod. Đậy lamelle và quan sát dưới kính hiển vi. Vẽ hình các tế bào xoang miệng là những tế bào lát đơn, dẹt và có nhân. BÀI NỘP 1. Chú thích đầy đủ các bộ phận kính hiển vi theo hình vẽ. 2. Vẽ hình tế bào biểu bì của củ hành khi quan sát trong giọt Iod ở vật kính có độ phóng lớn 3. Vẽ hình hạt tinh bột của khoai tây và hạt đậu xanh 4. Vẽ hình các tế bào xoang miệng khi quan sát trong giọt Iod 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG THỰC VẬT HỌC
264 p | 2034 | 495
-
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH HÓA
78 p | 1267 | 229
-
GIÁO TRÌNH : THỰC TẬP SINH HÓA part 1
10 p | 361 | 104
-
Bài giảng Công nghệ sinh học môi trường - Chương 2: Xử lý nước thải sinh học bằng công nghệ sinh học
68 p | 336 | 64
-
BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 2
5 p | 447 | 63
-
BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 4
8 p | 667 | 57
-
Bài giảng công nghệ sinh học đại cương
16 p | 212 | 43
-
BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 3
3 p | 394 | 42
-
BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 5
3 p | 319 | 35
-
BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 6
6 p | 132 | 28
-
Bài giảng Công nghệ sinh học thực phẩm: Chương 4(1) - ThS. Phạm Hồng Hiếu
47 p | 178 | 26
-
Bài giảng Công nghệ sinh học đại cương: Bài ôn tập - Nguyễn Thị Phương Thảo
75 p | 99 | 6
-
Bài giảng Thực tập Hóa đại cương vô cơ 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
51 p | 16 | 5
-
Bài giảng Thực tập Sinh học đại cương - Trường ĐH Võ Trường Toản
21 p | 9 | 4
-
Bài giảng Thực tập Sinh lý 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
50 p | 10 | 4
-
Bài giảng Thực tập Hóa sinh 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
26 p | 11 | 3
-
Bài giảng Thực tập vi sinh vật kỹ thuật môi trường - Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hòa
49 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn