Bài giảng tóm tắt môn học: Kiểm soát chất thải rắn và chất thải nguy hại - TS. Trương Thị Tố Oanh
lượt xem 4
download
Mời các bạn cùng tìm hiểu chất thải rắn: thành phần và đặc tính; thu gom lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn;... được trình bày cụ thể trong "Bài giảng tóm tắt môn học: Kiểm soát chất thải rắn và chất thải nguy hại".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng tóm tắt môn học: Kiểm soát chất thải rắn và chất thải nguy hại - TS. Trương Thị Tố Oanh
- Bài giảng tóm tắt Môn học Kiểm soát chất thải rắn và chất thải nguy hại GV: TS. TRƢƠNG THỊ TỐ OANH NK 09-10 1
- Chƣơng 1 Mở đầu 1.1Khái niệm chung về CTR và CTRNH Tùy theo đặc tính mà chất thải rắn được phân làm 2 loại : - Chất thải rắn không có độc tính (CTR) : rác thải hữu cơ, rác thải sinh hoạt…. - Chất thải rắn có độc tính còn gọi là chất thải nguy hại (CTRNH): các chất gây nguy hại đến môi trường và con người. CTRNH là các chất dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, làm ngộ độc … Ở Việt Nam, các chất thải nguy hại được liệt kê trong danh mục về bảo vệ môi trường (Cục bảo vệ môi trường -NEA) - do cấp TW quy định. Quy chế quản lý chất thải nguy hại của Việt Nam số 155/1999/QĐ-TTg (gọi tắt là quy chế 155) 1.2 Các nguồn phát sinh của các loại chất thải I.2.1 Các nguồn chính phát sinh CT hoạt động công nghiệp hoạt động nông nghiệp hoạt động thương mại các hoạt động khác (bệnh viện, dược phẩm, du lịch…) 1.2.2 Các dạng chất thải rắn và CT NH điển hình a. Các chất thải rắn điển hình - chất thải hữu cơ; -rác thải sinh hoạt; 2
- -plastic; - giấy… b. Các chất thải nguy hại điển hình: - axit, kiềm; - dung dịch cianua (CN-) và các dẫn xuất của chúng; - chất oxy hoá; - dung dịch kim loại nặng; - dung môi; các chất dễ bay hơi - cặn dầu thải; - amiăng… 1.3 Các tác động của CTR lên môi trƣờng 1.4 Quản lý CTR đô thị Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam: - Bộ khoa học công nghệ và môi trường; 3
- - Bộ xây dựng; - Ủy ban Nhân dân thành phố / Ủy ban nhân dân các quận, huyện; - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường ; - Sở Giao thông Công chính; - Công ty Môi trường đô thị; - Sở Giao Thông Công Chính thành phố. 4
- Chƣơng 2 CHẤT THẢI RẮN : THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH 2.1 Thành phần chất thải rắn Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác % trọng lượng Độ ẩm (%) Hợp phần Khoảng Trung KGT TB giá trị bình Chất thải thực phẩm 6 - 25 15 50 - 80 70 Giấy 24 - 45 40 4 - 10 6 Catton 3 - 15 4 4-8 5 Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 Vải vụn 0-4 2 6 - 15 10 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 Da vụn 0-2 0,5 8 - 12 10 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 30 - 80 60 Gỗ 1-4 2 15 - 40 20 Thủy tinh 4 - 16 8 1- 4 2 Can hộp 2-8 6 2-4 3 Kim loại không thép 0-1 1 2-4 2 Kim loại thép 1-4 2 2-6 3 Bụi, tro, gạch 0 - 10 4 6 - 12 8 Tổng hợp 100 15 - 40 20 2.2 Khối lƣợng chất thải rắn Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 - 0,8 kg/người.ngày. Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thị và thành phố năm 1996 là 16.237 tấn/ngày; năm 1997 là 19.315 tấn/ngày. Con số này đạt đến giá trị 22.210 tấn/ngày vào năm 1998. Hiệu suất thu gom dao động từ 40 - 67% ở các thành phố lớn và từ 20 - 40% ở các đô thị nhỏ. 2.3 Đặc tính của chất thải rắn 5
- Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị năm 1998 (theo % trọng lượng) TP TP STT Thành phần Hà Nội Hải Phòng Hạ Long Đà Nẵng HCM 1 Chất hữu cơ 51,10 50,58 40,1 - 44,7 31,50 41,25 2 Cao su, nhựa 5,50 4,52 2,7 - 4,5 22,50 8,78 3 Giấy, catton, giẻ vụn 4,20 7,52 5,5 - 5,7 6,81 24,83 4 Kim loại 2,50 0,22 0,3 - 0,5 1,40 1,55 5 Thủy tinh, sứ, gốm 1,80 0,63 3,9 - 8,5 1,80 5,59 6 Đất, đá,cát, gạch vụn 35,90 36,53 47,5 - 36,1 36,00 18,00 Độ ẩm 47,7 45 - 48 40 - 46 39,05 27,18 Độ tro 15,9 16,62 11,0 40,25 58,75 Tỷ trọng - tấn/m3 0,42 0,45 0,57 - 0,65 0,38 0,412 Nguồn: số liệu quan trắc - CEETIA 6
- Chƣơng 3 THU GOM LƢU TRỮ VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN 3.1 Hệ thống thu gom CTR -thu gom thường qua 2 giai đoạnthu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp: thu gom từ các hộ gia đình và tập trung vào chổ tập kết về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp - nhà ở thấp tầng, nhà trung bình và nhà cao tầng - khu vực kinh doanh, khu công nghiệp… 3.2 Quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn - phân loại hóa học và phân loại lý học 3.3 Xử lý CTR tại nguồn Các biện pháp xử lý sơ bộ rác thải bằng các phương pháp cụ thể nhằm giảm thể tích, đồng nhất kích thước chất thải rắn, phân các hợp phần nặng riêng, nhẹ riêng tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo. Xử lý sơ bộ nhằm mục đích dễ vận chuyển và dễ xử lý. 3.4 Trung chuyển và vận chuyển CTR Hoạt động trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn bao gồm các động tác: chất thải rắn – thùng chứa (hoặc các xe thu gom) – chuyển đến nơi tập kết. Hoạt động trung chuyển có thể kinh tế khi : Các xe thu gom nhỏ , bốc xúc thủ công được dùng để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chở đi xa; Lượng chất thải rắn nhiều phải chở đi xa; - Có trạm trung chuyển với một số xe thu gom - Các phương tiện lưu trữ tại chổ 7
- - tiêu chuẩn các loại thùng chứa 3.5 Phƣơng tiện và phƣơng pháp vận chuyển Phải tuân thủ qui định về vệ sinh môi trường trong khâu vận chuyển - phương tiện vận chuyển thô sơ hay cơ giới -Hệ thống xe thùng cố định và trang bị: hệ thống này được sử dụng rộng rải để thu gom mọi loại chất thải rắn. Những hệ thống này được sử dụng tùy thuộc vào số lượng chất thải rắn cần thu dọn và số điểm (nguồn) tạo chất thải rắn 8
- Chƣơng 4 Thu hồi, tái chế và xử lý CTR 4.1 Khái quát về tái chế và tái sử dụng lại CTR ``Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050`` được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/12/2009. Theo đó tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất. Từ các quan điểm trên, chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị và 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ giảm 85% so với năm 2010. Chu trình xử lý CTR theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle). Giảm thiểu tại nguồn (reduce) Tái chế (recycle): chất thải có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động khác. Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác. Tái chế nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. Củng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại chất thải thông qua: + Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học thường dùng phương pháp đốt... + Tái sinh các sản phẩm chuyển hóa sinh học: thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học. Các chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình (rác) được phân chia thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy : đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. 9
- rác khó tái chế (hiệu quả tái chế không cao) nhưng có thể cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác → thu hồi năng lượng dùng vào mục đích khác. rác có thể tái chế được đưa các nhà máy tái chế. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường Bộ Môi trường Sở Quản lý chất thải và tái chế Phòng Hoạch định Đơn vị quản lý chất Phòng Quản lý chất thải chính sách thải công nghiệp Sơ đồ quản lý CTR 4.2 Các hoạt động tái chế và thu hồi CTR CÁC PHƢƠNG PHÁP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN Tái chế nhôm phế thải. Tái chế sắt phế thải. Tái chế nhựa phế thải. Tái chế cao su phế thải. Tái chế thủy tinh phế thải. Tái chế giấy phế thải 4.3 Các công nghệ xử lý chất thải rắn Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng. Công nghệ chế biến phân hữu cơ. 10
- Công nghệ chế biến khí biogas. Công nghệ xử lý nước rác. Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng. Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Chôn lấp chất thải rắn nguy hại. Các công nghệ khác. Các biện pháp xử lý (ép kiện, ổn định, ủ sinh học, đốt….) - Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như : kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực phương pháp ổn định bằng công nghệ hydromex, Công nghệ này nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu , năng lượng và sản phẩm nông nghiệp hữu ích. phương pháp ủ sinh học-phân compost, quá trình ổn định sinh hóa. phương pháp đốt Bài đọc thêm XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỤM DÂN CƯ Cùng với quá trình phát triển của các ngành kinh tế, quá trình đô thị hóa và sự gia răng dân số, tổng lượng chất thải rắn trong lưu vực không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê, các tỉnh trong lưu vực sông Cầu phát sinh khoảng hơn 1.500 tấn rác thải đô thị mỗi ngày, chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn ở mức thấp, trung bình khoảng 40 - 50% trong toàn lưu vực. Rác thải thu gom chưa triệt để và không được xử lý hợp vệ sinh, chủ yếu là đổ ra các bãi rác lộ thiên làm ảnh hưởng tới môi trường nông thôn và sức khỏe cộng đồng. 11
- Qua khảo sát thực địa của các khu vực dân cư thuần nông thuộc lưu vực sông Cầu, Tổng cục Môi trường đã lựa chọn 3 cụm dân cư thuộc 3 thôn (Vọng Nguyệt, Như Nguyệt, Nguyệt Cầu) thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, để triển khai mô hình thí điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho cụm dân cư dọc lưu vực sông Cầu. Dự án được xây dựng trên diện tích 1.500m2, nội dung thực hiện của dự án bao gồm: Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, tập huấn cho các hộ gia đình phân loại rác tại nguồn; Trang bị thùng rác cho các hộ gia đình (mỗi hộ 2 thùng rác, 1 thùng đựng rác vô cơ, 1 thùng được rác hữu cơ dễ phân hủy), trang bị xe thu gom rác cho 3 thôn Vọng Nguyệt, Như Nguyệt và Nguyệt cầu; xây dựng khu xử lý rác tập trung cho 3 thôn, đào tạo công nhân chuyển giao công nghệ sản xuất phân vi sinh phục vụ nông nghiệp cho địa phương. Với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, dự án đi vào hoạt động sẽ xử lý rác thải sinh hoạt cho gần 1.500 hộ gia đình. Rác sau khi phân loại tại các hộ sẽ được đưa đến khu xử lý, rác vô cơ chôn lấp, còn rác hữu cơ sẽ dùng các chế phẩm sinh học ủ lên men để làm phân bón hữu cơ sinh học, phục vụ canh tác an toàn. Dự án do Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường (Tổng cục Môi trường) phối hợp với địa phương triển khai thực hiện. Dự kiến, cuối năm 2009 dự án sẽ đi vào hoạt động. Đây là mô hìnhthí điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho cụm cư dân lưu vực sông Cầu đầu tiên được triển khai thực hiện. Sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra các cụm dân cư trong toàn lưu vực. (nguồn:http://vea.gov.vn/VN/truyenthong/tapchimt/2009) 12
- Chƣơng 5 CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI: THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH 5.1 Thành phần chất thải rắn nguy hại (CTNH) Theo Luật Bảo vệ môi trường thì CTNH là chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính khác Xem thêm danh mục CTNH (qd_23-2006-qd-btnmt) - TCVN 7629:2007 (ngưỡng chất thải nguy hại) - TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại. Phân loại. - TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại: 4 nguồn chính nhƣ sau: Từ các hoạt động công nghiệp Từ hoạt động nông nghiệp Thương mại (quá trình nhập- xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…). Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn, ắc quy các loại…). Dầu thải (khoảng 25.000 tấn/năm): là lượng dầu nhớt đã qua sử dụng, Từ ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu khí, Từ ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, ngành công nghiệp chuyển tải điện…Lượng dầu thải này một phần được tái sinh tại chỗ, một phần được các đơn vị thu gom (chủ yếu là tư nhân) để tái sinh, một phần được thu gom là nhiên liệu đốt, và vẫn còn một phần khác được đổ trực tiếp xuống cống rãnh thoát nước. Chất thải chứa (nhiễm) dầu (khoảng 50.000 tấn/năm): bao gồm các loại giẻ 13
- lau dính dầu nhớt, các thùng và bao bì dính dầu nhớt, Từ các ngành sản xuất khác như sản xuất dày dép, da, ngành công nghiệp dầu khí, ngành sản xuất các sản phẩm kim loại. Các loại hình chất thải này nhìn chung cũng được thu gom và tái sử dụng sau khi đã xử lý rất sơ sài (chủ yếu là rửa và sử dụng lại) và một số ít được đem đốt, số khác thì thải thẳng ra môi trường. - Các chất hữu cơ tạp (khoảng 10.000 tấn/năm Bùn kim loại (khoảng 5.000 tấn/năm), các loại bùn nguy hại này đa phần không được thải bỏ một cách an toàn mà thường chuyên chở ra khỏi nhà máy và đổ thẳng xuống các bãi chôn lấp của thành phố. Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải. nhóm các hợp chất được xem là các hóa chất vô cơ tạp có chủng loại khá đa dạng được phát sinh ra từ các ngành như sản xuất hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ kim loại, sản xuất các sản phẩm kim loại, sản xuất và tái chế ắc quy chì… 5.2 Khối lƣợng chất thải rắn nguy hại- các yếu tố ảnh hƣởng Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm vào khoảng 28 triệu tấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sẽ phát sinh đến năm 2015 khoảng 43,6 triệu tấn; năm 2020 khoảng 67,6 triệu tấn; năm 2025 khoảng 91 triệu tấn.(nguồn http://vea.gov.vn/VN/quanlymt/Quanlychatthai-caithien/qlchatthai) Hai chất thải NH được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ bền. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3… 14
- 5.3 Đặc tính của chất thải rắn nguy hại- tác động của chúng lên môi trƣờng và con ngƣời Chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. 10 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tệ hại nhất trên thế giới: 1. Khai thác vàng thủ công; 2. Ô nhiễm mặt nước; 3. Ô nhiễm nước ngầm; 4. Ô nhiễm không khí trong căn hộ; 5. Khai khoáng công nghiệp; 6. Các lò nung và chế biến hợp kim; 7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Uran; 8. Nước thải không được xử lý; 9. Không khí ở các đô thị; 10. Tái tạo bình ắc quy ( nguồn http://www.tapchicongnghiep.vn) 15
- Chƣơng 6 ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ CT NH 6.1 Hệ thống phân loại CT NH- danh mục quốc gia về CT NH - Phân loại theo các nguồn hoặc dòng thải chính Phân loại dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức khoẻ con người và MT (tham khảo: phần phụ lục TCVN 6706:2000 Tiêu chuẩn này quy định ngưỡng nguy hại để phân biệt một chất thải là nguy hại hoặc là chất thải chưa đến mức nguy hại và chưa gây nguy hại). Danh mục chất thải nguy hại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác,chế biến khoáng sản, dầu khí và than Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ/ hóa chất hữu cơ Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác Chất thải từ các quá trình luyện kim Chất thải từ các quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng Chất thải từ quá trình xử lý che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, các sản phẩm che phủ (sơn, vecni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy Chất thải từ ngày chế biết da, lông và dệt nhuộm Chất thải xây dựng, phá vỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm) Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp 16
- sinh hoạt và công nghiệp Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này) Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liêu lọc và vải bảo vệ - Mã CTNH là mã số cho từng loại CTNH trong Danh mục CTNH - Danh mục chất thải nguy hại + QCVN 07: 2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI; (tham khảo phần phụ lục danh mục F) - TP. HCM là địa phương tập trung số lượng KCN, KCX, cơ sở y tế… nhiều nhất cả nước. Mỗi ngày TP. HCM phát sinh gần 8000 tấn chất thải rắn, trong đó khoảng 1500 tấn chất thải công nghiệp, 300 tấn chất thải nguy hại (CTNH). Hệ thống quản lý CTNH - gđ1 là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn, trong phần này để giảm lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác nhau. - gđ2 là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển trong nội vi công ty và vận chuyển ra ngoài - gđ3 là giai đoạn gồm các công tác xử lý thu hồi. - gđ4 là giai đoạn vận chuyển cặn, tro sau xử lý - gđ5 là giai đoạn chôn lấp chất thải 6.2 Đánh giá rủi ro – sự phát tán của CT NH trong môi trƣờng đất, nƣớc và khí quyển ĐGRR (risk assessment) được sử dụng để cung cấp thông tin cho quá trình quyết định chọn lựa các bước tiếp theo, tuy nhiên ĐGRR chỉ là những thông tin được tham khảo và được sử dụng trong QLCT NH ĐGRR đóng vai trò chính trong việc quyết định lựa chọn: - các phương án để xử lý CT; 17
- - phương án xử lý vùng đất ô nhiễm; - phương án giảm thiểu chất thải sinh ra; - thiết lập tiêu chuẩn xử lý; - chọn thiết bị mới; - phát triển sản phẩm mới. ĐGRR được chia làm 4 giai đoạn: a) xác định tính nguy hại của CT; b) đánh giá đường tiếp xúc; c) đánh giá độc tính; d) đặc trưng của rủi ro 6.3 Giảm thiểu CT NH Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải nguy hại nào đi vào dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa vào môi trường. Có hai biện pháp chính để giảm thiểu tại nguồn: quản lý tốt, và thay đổi quá trình sản xuất (sản xuất sạch). 6.4 Sự tƣơng tác của các CT NH (xem tài liệu) 18
- Chƣơng 7 XỬ LÝ VÀ THẢI BỎ CHẤT THẢI NGUY HẠI 7.1 Các yêu cầu về xử lý, tồn trử và thải bỏ chất thải nguy hại (CTNH) Thu gom - thu gom chất thải: tại nguồn - thời gian thu gom: tuỳ theo quá trình sản xuất - vận chuyển đến khu xử lý: theo hợp đồng giữa nhà sản xuất và chủ thu gom-xử lý - đóng gói chất thải: do chủ nguồn thải trách nhiệm - qui định đóng gói: bao bì phải đóng kín, ngăn ngừa rò rỉ khi vận chuyển, không để dính CTNH ngoài bao bì Dán nhãn CTNH với mã số và dấu hiệu cảnh báo - nhãn cảnh báo phòng ngừa và mã số CTNH - hai loại nhãn: nhãn báo nguy hiểm và nhãn chỉ dẫn bảo quản Lưu giữ nguyên tắc kết cấu kiến trúc công trình nhà kho - loại chất thải lưu giữ - Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại Vận chuyển Vận chuyển CT NH phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn quy định tại TCVN 5507-1991 - Vận chuyển trong phạm vi cơ sở sản xuất - Vận chuyển bên ngoài phạm vi cơ sở sản xuất + vận chuyển bằng đường bộ + vận chuyển bằng đường thuỷ + vận chuyển bằng đường hàng không 7.2 Các hướng xử lý và thải bỏ CTNH Tuỳ theo loại hình CTNH và độc tính của chúng mà lựa chọn hướng XL thích hợp 19
- 7.3 Các phương pháp xử lý - Phương pháp nhiệt - Phương pháp hoá rắn và ổn định - Phương pháp xử lý sinh học 7.4 Chôn lấp và thải bỏ Đây là giai đoạn cuối của các phương pháp XL - Chôn lấp các CTNH không XL được hoặc tro/cặn của quá trình XL nhiệt - Bải chôn lấp theo qui định TCXD Tham khảo thêm Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH Chương VIII-Mục2 Điều 71. Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại. Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt bài giảng Giải tích hàm
53 p | 178 | 25
-
DÀN BÀI TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI TÍCH HÀM MỘT BIẾN
6 p | 194 | 22
-
Đề cương bài giảng: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
6 p | 328 | 22
-
Tóm tắt lich sử phát triển bản hệ thống tuần hoàn
4 p | 131 | 19
-
Bài giảng Giải tích hàm
73 p | 96 | 16
-
Bài giảng Tóm tắt giải tích B - Phạm Thế Hiển
130 p | 77 | 11
-
Hóa học lượng tử tính toán: Ngành khoa học của thế kỷ 21
3 p | 139 | 7
-
Chương trình giảng dạy học phần Công nghệ gen - Trường ĐH Nha Trang
6 p | 122 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn