intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng về môn THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Chia sẻ: TRỊNH ĐÌNH THANH | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

252
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Inez, nhà phát minh đã thiết kế một Robot giá rẻ, robot này lau nhà, xếp vải, ũi đồ và rửa ôtô, nhưng bà ta không có vốn để đưa phát minh kỳ diệu của mình vào sản xuất. Walter, người góa vợ có nhiều món tiết kiệm do ông ta và vợ tích lũy trong nhiều năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng về môn THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

  1. CHƯƠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Chức năng và vai trò của thị trường tài chính: Inez, nhà phát minh đã thiết kế một Robot giá rẻ, robot này lau nhà, xếp vải, ũi đồ và rửa ôtô, nhưng bà ta không có vốn đ ể đưa phát minh kỳ diệu của mình vào sản xuất. Walter, người góa vợ có nhiều món tiết kiệm do ông ta và vợ tích lũy trong nhiều năm. Nếu ta có th ể ghép Walter với Inez với nhau để Walter có thể cung cấp vốn cho Inez, rồi sau đó robot của Inez sẽ ra đời và nền kinh tế sẽ tốt hơn: chúng ta sẽ có những ngôi nhà được lau chùi, những chiếc xe bóng lóang và những bộ đồ thẳng tắp khi chúng ta đi làm hoặc đi học Thị trường tài chính và những trung gian tài chính (nh ư ngân hàng) có chức năng cơ bản là ghép những người như Inez và Walter lại với nhau. a) Khái niệm: - Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua nh ững ph ương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. - Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính, các công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tài chính là các chứng khóan. Chứng khóan được hiểu là các giấy tờ có giá, tức là m ột gi ấy ch ứng nhận một khỏan tiền mà người ta đã ứng ra và có quy ền được h ưởng những khỏan lợi tức nhất định theo kỳ hạn. Ngày nay, với sự phát tri ển của hình thức chứng khóan, chứng khóan không chỉ thể hiện dưới dạng giấy tờ mà còn có thể ghi lại trên hệ thống thiết bị đi ện tử. Do v ậy, khái niệm chứng khóan được hiểu rộng ra: “Chứng khoán là chứng nhận dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành.” 1
  2. Chứng khóan có những công dụng: + Các chứng khóan có thể được sử dụng làm vật th ế ch ấp, trả nợ tiền vay ngân hàng, hoặc có thể mua bán, chuyển nhượng theo quy định có tính pháp lý đối với thể thức của mỗi loại chứng khóan; + Chứng khoán là phương tiện huy động, tập trung nguồn tài chính đối với chủ thể cần nguồn tài chính; + Chứng khoán là phương tiện đầu tư sinh lợi đối với chủ th ể có nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi. Số lời mà nhà đầu t ư ch ứng khóan thu được bao gồm cả lợi tức thu được do bán quy ền s ử dụng nguồn tài chính và khỏan lãi do bán lại chứng khóan cao hơn giá mua. VD: 1 chứng khoán mệnh giá 1000$, lãi suất 10%/năm. Một người mua chứng khoán đó 1000$ và lưu giữ chứng khoán đó 1 năm. Sau đó đem bán ở thị trường tiền tệ được 1200$ Phần lợi tức người phát hành chứng khóan trả cho chủ sở hữu: 1000 x 10% = 100$ Phần thay đổi chứng khoán theo thời gian: 1200 – 1000 = 200 $ Lợi tức chứng khoán sẽ là: 300$ Tỷ suất lợi tức chứng khoán: 300/1000 = 30% b) Chức năng của thị trường tài chính: * Chức năng dẫn vốn từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính: Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong vi ệc chuyển vốn từ những người đã để dành vốn (vì họ chi tiêu ít hơn thu nhập) tới những người thiếu vốn (vì hiện tại họ muốn chi tiêu nhiều h ơn thu nhập của họ) Những người cho vay: chủ yếu là Các hộ gia đình, Các hãng kinh doanh, Chính phủ cũng như những người nước ngoài và chính phủ của h ọ 2
  3. đôi khi cũng cho vay (chủ yếu bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu quốc tế,..) Những người vay: quan trọng nhất là các hãng kinh doanh, Chính phủ, nhưng các gia đình và những người nước ngòai cũng vay để tài trợ cho xe hơi, đồ đạc hay nhà cữa,… 3
  4. Tài chính gián tiếp Vo á n Nhöõng trung gian taøi chính Voá n Nhöõng ngöôøi cho vay Nhöõng ngöôøi vay (ngöôøi Caùc thò chi tieâu) (ngöôøi tieát kieäm) tröôøng - Caùc hoä gia ñình - Caùc haõng kinh Vo á n Vo á n - Caùc haõng kinh doanh taøi chính doanh - Chính phuû - Chính phuû - Caùc hoä gia ñình - Ngöôøi nöôùc ngoaøi - Ngöôøi nöôùc ngoaøi Tài chính trực tiếp Qua hình vẽ, ta thấy: dòng vốn từ những người cho vay đi t ới ng ười vay qua hai con đường: - Trong tài chính trực tiếp: những người có vốn trực ti ếp cho người đi vay vay hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Ở đây, người có tiền có thể lựa chọn đối tượng để đầu tư, họ tự phán đoán đầu tư vào đâu có lợi. Hình thức đầu tư này chủ yếu là đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Vấn đề đặt ra là vì sao hình thức dẫn vốn như thế này từ ng ười tiết kiệm đến người chi tiêu lại quan trọng đối với nền kinh tế? Câu trả lời là những người có khỏan tiết kiệm th ường không phải là người sẵn có cơ hội đầu tư sinh lợi hoặc họ không dám kinh doanh. ( Thị trường tài chính được xem như là cầu nối giữa tích lũy và đầu tư. 4
  5. Trước hết chúng ta hãy suy nghĩ vấn đề này ở giác độ cá nhân. Giả sử tôi đã để giành được 100 triệu, nhưng không có sự vay và cho vay do không có thị trường tài chính. Nếu tôi không có cơ hội đầu tư để qua đó có thu nhập từ món tiền tiết kiệm này, tôi chỉ còn cách giữ nguyên 100tr và không có lãi. Mặt khác, anh thợ mộc gần nhà tôi có cách dùng sinh l ợi cho món tiền 100tr của tôi, anh ta có thể dùng nó đ ể mua nh ững dung c ụ mới cho xưởng mộc của anh ta, nhờ vậy anh ta kiếm thêm đ ược 20tr m ỗi năm. Nếu tôi có thể tiếp xúc được với anh thợ mộc, rồi cho anh ta vay 100tr của tôi với chi phí thuê tiền (tiền lãi) 10tr mỗi năm thì c ả tôi và anh thợ mộc đều khá hơn. Tôi có thể kiếm được 10tr mỗi năm thay cho việc tôi không nhận được đồng nào, anh thợ mộc sau khi trả tiền lãi anh ta cũng có được lợi nhuận ròng là 10tr/năm. Nếu không có thị trường tài chính, tôi và anh thợ mộc có thể chẳng bao giờ gặp nhau. Không có thị trường tài chính, sẽ có khó khăn trong việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư tới người có. Sự tồn tại của thị trường tài chính cũng là điều có lợi ngay cả khi một người vay cho mục đích khác chứ không phải để sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Với thu nhập trung bình của những giáo viên như tôi, và v ới giá nhà đất hiện nay thì để dành dụm đủ tiền để mua được 1 ngôi nhà thì phải mất một thời gian rất dài, lúc đó tôi già rồi và s ẽ không có ni ềm vui trọn vẹn với ngôi nhà. Nếu một thị trường tài chính được thiết lập sao cho những người đã để dành được những món tiền tiết kiệm có thể cho tôi vay tiền để mua nhà, tôi sẽ vui lòng trả cho họ một khỏan lãi đ ể sở hữu ngôi nhà trong khi tôi còn đủ trẻ để thích thú với ngôi nhà. Như th ế, khi tôi đã tiết kiệm đủ vốn, tôi sẽ thanh toán trả món vay của tôi. Như vậy cả tôi và những người cho tôi vay tiền đều có lợi ích trong giao dịch này. 5
  6. - Tiền vốn cũng được điều hòa bằng con đường thứ hai, đ ược gọi là tài chính gián tiếp bởi vì nó liên h ệ đ ến m ột ng ười ở gi ữa: m ột trung gian tài chính đứng giữa người tiết kiệm và người chi tiêu và giúp chuyển vốn từ người này sang người kia. Vì sao những trung gian tài chính là cần thiết đ ể có đ ược l ợi ích đ ầy đủ hơn của thị trường tài chính? Vì: Có những chi phí thông tin và chi phí giao d ịch l ớn trong n ền kinh tế. Để những người cho vay nhận ra được người đi vay, và để người đi vay nhận ra được một người muốn cho vay là vấn đề đòi có chi phí đắt tiền. Khi một người cho vay tìm ra được một người muốn vay, ông ta có thêm một khó khăn là phải chi phí thì giờ và tiền cho một cuộc ki ểm tra tín nhiệm để biết liệu người đi vay có thể hoàn trả vốn của ông ta hay không. Ngoài các chi phí thông tin này, quá trình thực t ế cho vay ho ặc mua các chứng khoán cần đến các chi phí giao dịch: trong trường hợp cho vay vốn, phải viết ra một hợp đồng cho vay thích hợp, còn trong trường h ợp mua một chứng khóan thì phải thanh tóan cho người môi gi ới ch ứng khóan. * Chức năng cung cấp khả năng thanh kh ỏan cho các ch ứng khóan: Ta biết khả năng thanh khỏan (khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khóan đối với nhà đầu tư. Thị trường tài chính là nơi các chứng khóan được mua bán, trao đổi. Chính nhờ thị trường tài chính các nhà đầu tư có th ể d ễ dàng chuyển đổi chứng khóan của mình thành tiền hoặc thành các ch ứng khóan khác khi họ muốn. Chính nhờ chức năng này mà thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả. 6
  7. * Chức năng cung cấp các thông tin kinh t ế và đánh giá giá tr ị c ủa doanh nghiệp. - Bằng những phượng tiện kỹ thuật và hệ thống thông tin hiện đại, thị trường tài chính là nơi cung cấp kịp thời, chính xác những thông tin cần thiết liên quan đến việc mua bán các chứng khóan cho mọi thành viên c ủa thị trường: thông tin về tình hình cung cầu từng loại chứng khóan trong từng thời điểm nhất định, thông tin về sự phát triển kinh tế, về chính sách tài chính - tiền tệ, thông tin về kinh tế thế giới. - Thị trường tài chính phản ánh tính hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, phản ánh xu hướng phát triển kinh tế,.. điều này có th ể thấy được thông qua sự biến động của chỉ số giá chứng khoán. Và với xu h ướng quốc tế hóa thị trường tài chính như hiện nay và trong tương lai, thị trường tài chính còn phản ánh xu hướng phát triển của nền kinh t ế th ế giới. - Do thị giá của chứng khoán (giá trị thị trường) chịu ảnh h ưởng của tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mà giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ph ụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các chứng khoán đang lưu hành. Vì v ậy, thông qua giá cổ phiếu của một doanh nghiệp người ta có thể đánh giá giá trị của doanh nghiệp đó. c) Vai trò của thị trường tài chính: Thực hiện được các chức năng của thị trường tài chính sẽ phát huy được vai trò của thị trường tài chính. Các vai trò đó là: - Vai trò trong việc thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư 7
  8. - Vai trò thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Điều này làm cho nguồn tài chính vận động từ nơi kém hiệu quả nơi kinh doanh có hiệu quả (các nhà đầu tư dễ dàng chuyển hướng, lĩnh vực đầu tư) + Việc huy động và sử dụng nguồn tài chính trên thị trường tài chính diễn ra trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi sử dụng bất kỳ ngu ồn tài chính nào, chủ thể sử dụng nguồn tài chính cũng phải trả giá (chi phí sử dụng vốn), cho nên họ phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng đồng vốn. Chính vì vậy, họ phải tìm phương án kinh doanh tối ưu, lựa chọn thời điểm kinh doanh thích hợp để được chi phí rẻ nhất. + Hơn nữa, thị trường tài chính bắt buộc các doanh nghiệp ph ải công bố các vấn đề tài chính, công bố những thông tin về doanh nghiệp và phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin đó. Với sự tự do ch ọn lựa của người mua chứng khoán, các nhà quản lý doanh nghiệp ph ải tính tóan làm ăn đàng hòang và có hiệu quả. - Vai trò trong việc thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương + Thị trường tài chính là nơi Nhà nước tiến hành vay nợ của dân chúng một cách dễ dàng nhất. Thông qua thị trường tài chính Nhà nước cũng có thể vay các tổ chức và các cá nhân ở nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. Ở nhiều nước, tiền vay là nguồn thu quan trọng để cân đối ngân sách, không phải phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, giảm áp lực của lạm phát. + Việc dân chúng đầu tư vào thị trường tài chính sẽ giúp Nhà nước điều tiết được lượng tiền trong lưu thông thông qua cơ ch ế th ị trường mở . b) Phân loại thị trường tài chính Có nhiều cách phân loại thị trường tài chính: 8
  9. Dựa theo phương thức huy động các nguồn tài chính, thị trường tài chính được chia thành: thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Dựa theo sự luân chuyển các nguồn tài chính, thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Dựa theo thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động, thị trường tài chính được chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. 2. Thị trường tiền tệ a) Khái niệm: Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng ngắn hạn. Thị trường tiền tệ có một số đặc điểm: - Thời gian luân chuyển vốn ngắn (thường không quá một năm). Hàng hoá trên thị trường tiền tệ là các khoản vay hay các ch ứng khoán thường đáo hạn trong vòng một năm. - Hình thức tài chính đặc trưng là hình th ức tài chính gián ti ếp. Đóng vai trò trung gian tài chính giữa người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại. b) Đối tượng, công cụ của thị trường tiền tệ: - Đối tượng: quyền sử dụng các nguồn tài chính có thời gian sử dụng ngắn. Thời gian trong bao lâu được gọi là ngắn thì thùy theo quy đ ịnh c ủa mỗi nước. Nhưng thông thường trên thị trường tiền tệ, hàng hóa là nh ững công cụ tài chính có thời gian sử dụng dưới 1 năm. - Công cụ (hàng hóa) chủ yếu trên thị trường tiền tệ: Tín phiếu kho bạc: là chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính ph ủ do Kho bạc Nhà nước phát hành nhằm bù đắp những thiếu hụt tạm th ời của NSNN và là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chính 9
  10. sách tiền tệ. Tín phiếu kho bạc là công cụ quan trọng nh ất c ủa th ị tr ường tiền tệ vì có độ an tòan cao, khối lượng phát hành khá lớn. Thương phiếu (Commercial paper): là giấy cam kết trả nợ tiền mua hàng trả chậm. Thực chất thương phiếu là giấy nhận nợ, nhận được từ khách hàng trong thanh toán giao dịch thương mại. Th ương phiếu gồm hai loại: Hối phiếu (Draft) và lệnh phiếu (Promissory note). Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (Negotiable certificate of deposit – NCD). Là chứng chỉ do ngân hàng phát hành nêu rõ ng ười g ửi tiền đã gửi một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định với lãi suất cụ thể tại ngân hàng, được ngân hàng sử dụng làm phương tiện điều chỉnh tính thanh khoản và làm nguồn cung cấp vốn cho vay. Người mua NCD thường là những công ty muốn tối đa hoá lợi nhuận với vốn t ạm thời nhàn rỗi trong khi vẫn duy trì được thanh khoản và độ an toàn c ủa vốn gốc. Lãi suất NCD cao hơn lãi suất tín phiếu kho b ạc cùng kỳ h ạn do rủi ro thanh toán cao hơn, thị trường thứ cấp hẹp hơn, thuế cao hơn. Các khoản vay liên ngân hàng. Theo quy đ ịnh c ủa NHTW, các t ổ chức nhận tiền gửi phải có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đáp ứng nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền. Một số tổ chức có th ể th ừa dự trữ, một số tổ chức khác lại thiếu. Các tổ chức nhận ti ền g ửi có th ể mua bán các khoản dự trữ này trên thị trường liên ngân hàng, bằng cách này có thể tối thiểu hoá được lượng tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp, như tín phiếu kho bạc. Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng (Banker’s acceptance) là giấy bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh toán vô điều kiện số tiền mà các nhà nhập khẩu còn thiếu các nhà xuất khẩu, vào một ngày nh ất định. Nhà nhập khẩu có thể dùng giấy này để thanh toán cho nhà xu ất khẩu, đến ngày đáo hạn, nhà nhập khẩu sẽ trả cho ngân hàng số ti ền ghi 10
  11. trên giấy cộng với một khoản phí. Nhà xuất khẩu không nhất thiết phải giữ giấy này cho tới khi đáo hạn mà có thể bán đi với giá chiết khấu để thu tiền trước. Lãi suất công cụ này tương đối thấp do tính an toàn cao. Trái phiếu ngắn hạn của các công ty: là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do các công ty phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tạm th ời thiếu hụt của các công ty. Tín phiếu ngân hàng: là chứng chỉ vay nợ do NHTW phát hành (thời hạn dưới 1 năm). Đây là công cụ quan trọng để NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. - Thị trường ngoại hối: Một bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ là thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là một cơ chế mà nhờ đó giá trị tương đối c ủa các đồng tiền quốc gia được xác lập. Nói cách khác, thị trường ngo ại h ối là một thị trường quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đ ổi ngoại tệ. Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường ngoại hối có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông vốn, lưu thông hàng hoá trên bình diện quốc tế, và nó có mối quan h ệ tác động qua lại chặt chẽ với các bộ phận khác của thị trường tài chính. Sự tác động qua lại giữa các lực lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối sẽ tạo thành tỷ giá hối đoái, tức là giá của m ột đồng ti ền đo bằng đồng tiền khác. Tỷ giá hình thành theo ph ương th ức đó g ọi là t ỷ giá thả nổi. Tuy nhiên, do tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến nhiều m ặt c ủa nền kinh tế, nên nhiều nước, trong những thời kỳ nhất định NHTW có thể tác động để giữ tỷ giá ở một mức cố định, hoặc điều ch ỉnh tỷ giá theo mộât hướng nhất định bằng biện pháp can thiệp, nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trên nền kinh tế. Mỗi khi tỷ giá hối đoái biến động theo 11
  12. chiều hướng được coi là bất lợi cho việc đạt được những mục tiêu của nền kinh tế, NHTW lại tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối, t ức là chủ động tác động vào tương quan cung – cầu giữa hai đồng ti ền đ ể thay đổi mức giá cân bằng của đồng nội tệ. Hành động can thiệp vào thị trường ngoại hối của NHTW được th ực hiện chủ yếu bằng cách NHTW bán ra (hoặc mua vào) một lượng ngoại tệ nhất định, lấy từ dự trữ ngoại tệ quốc gia. Kết quả của sự can thiệp này làm thay đổi lượng cung (hoặc cầu) ngoại tệ và làm thay đổi tỷ giá theo hướng mong muốn 3.ø Thị trường vốn a) Khái niệm: Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính được trao quy ền sử dụng dài hạn. b) Đối tượng, công cụ của thị trường vốn: - Đối tượng của thị trường vốn là quyền sử dụng các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng dài hạn, thông thường là trên một năm. Do nguồn tài chính được trao quyền sử dụng dài hạn nên thị trường vốn cung cấp nguồn tài chính chủ yếu để đầu tư dài hạn vào sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ cở. - Hàng hóa trên thị trường vốn là các chứng khóan trung và dài hạn, chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. + Cổ phiếu là chứng khóan vốn, chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu chứng khóan đó đối với công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông. Lợi tức mà công ty trả cho cổ đông gọi là lợi tức cổ phần (cổ tức) Cổ phiếu lưu hành trên thị trường có nhiều loại: 12
  13. Căn cứ vào hình thức, cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký danh. Lúc mới ra đời, cổ phiếu tồn tại dưới dạng ký danh (có ghi tên người sở hữu nó), sau này, khi thị trường cổ phiếu phát triển, loại cổ phiếu ký danh gây trở ngại cho việc lưu thông và chuyển nhượng cổ phiếu. Do đó, loại cổ phiếu vô danh không ghi tên người s ở h ữu ra đời và ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, theo luật công ty ở các nước quy định cổ phiếu của những thành viên trong hội đồng quản trị, của những thành viên góp vốn bằng hiện vật hoặc mua cổ phiếu bằng cách góp vốn nhiều lần sẽ phải mua loại cổ phiếu ký danh. Ngoài ra, đối với một số công ty (đa số thuộc loại công ty của một dòng họ hay gia đình) không mu ốn có s ự can thiệp bởi thế lực tài chính khác sẽ phát hành loại cổ phiếu ký danh đ ể nắm rõ được danh sách cụ thể của cổ đông trong công ty. Căn cứ vào quyền lợi đuợc hưởng, cổ phiếu gồm hai loại phổ bi ến: cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi có mức cổ tức ổn định và được ghi rõ trên cổ phiếu lúc phát hành. Với cổ phiếu này, thu nhập của cổ đông không phụ thuộc vào chính sách chia lãi hàng năm của công ty. Tính ưu đãi của loại cổ phiếu này còn được biểu hiện ở một số điểm như: được chia cổ tức trước loại cổ phiếu thường, được chia tài sản trước. Cổ phiếu thường có mức cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, cổ đông mua loại cổ phiếu này rất quan tâm đến hoạt động của công ty. Trên thị trường, giá của loại cổ phi ếu th ương biến động nhiều hơn so với loại cổ phiếu ưu đãi. + Trái phiếu là chứng khóan nợ chứng nhận khỏan vay do người đi vay phát hành, cam kết trả lợi tức và hòan trả vốn vay theo th ời h ạn nhất định cho người sở hữu trái phiếu. Người mua trái phiếu là chủ nợ của đơn vị phát hành và s ẽ đ ược hoàn trả lại vốn khi đến kỳ hạn. 13
  14. Căn cứ vào chủ thể phát hành, trên thị trường vốn có các lo ại trái phiếu sau: Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là loại trái phiếu do các doanh nghiệp (công ty) đang hoạt động phát hành với mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Trái phiếu là chứng khoán có lợi tức cố định, người sở hữu trái phiếu không được tham dự và can thiệp các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đầu tư vào trái phiếu vẫn có mức độ an toàn cao hơn đầu tư vào cổ phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp có các loại như: Trái phiếu có bảo đảm b ằng tài sản của công ty hoặc được bảo lãnh bởi uy tín của một doanh nghi ệp khác (thường là ngân hàng đầu tư hoặc công ty chứng khoán); trái phiếu không cần bảo đảm (thông thường trái phiếu này được phát hành từ một công ty danh tiếng đã hoạt động lâu năm hoặc từ m ột công ty công c ộng); trái phiếu có thể chuyển hoán thành cổ phiếu thường của công ty,.. Trái phiếu Chính phủ (Công trái, Trái phiếu công trình, Trái phiếu Kho bạc, trái phiếu quốc tế): do Chính phủ phát hành với mục đích bù đắp những khoản chi của ngân sách nhà nước. Nói cách khác, trái phiếu Chính phủ là chứng thư chứng thư chứng nhận khoản nợ của Nhà nước. Trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành với mục đích hỗ trợ cho ngân sách địa phương. Loại trái phiếu này hiện nay ở nước ta chưa phát triển. 4. Thị trường chứng khoán: - TTCK là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại ch ứng khoán có giá trị, bao gồm cả các loại chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Đây là một bộ phận của TTTC được chuyên môn hoá hoạt động mua bán các loại công cụ tài chính của thị trường, do đó liên quan đ ến c ả TTTT và TTV. Vì vậy, có thể xem TTCK là nơi giao nhau gi ữa TTTT và TTV ở chỗ mua bán cả các loại chứng khoán của cả hai thị trường. 14
  15. - Căn cứ vào tính chất của các loại chứng khoán được mua bán trên thị trường, TTCK được chia thành hai bộ phận: + Thị trường sơ cấp (còn gọi là thị trường cấp I hay th ị tr ường phát hành): là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán các loại CK mới được phát hành lần đầu. Đây là thị trường làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế thông qua việc phát hành CK của các chủ thể cần vốn trên thị trường. + Thị trường thứ cấp (thị trường cấp II hay thị trường giao d ịch): là nơi diễn ra các hoạt động mua đi, bán lại các chứng khoán đã qua phát hành lần đầu. Thị trường này chỉ liên quan đến việc giải quy ết quy ền l ợi của những người tham gia mua, bán và làm thay đổi quy ền sở h ữu ch ứng khoán chứ không làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. - Sở giao dịch chứng khoán: Hoạt động của TTCK diễn ra chủ yếu trên sở giao dịch ch ứng khoán và nó được coi như trung tâm có tổ chức để giao dịch chứng khoán thực hiện hợp pháp, vì vậy SGD chứng khoán giữ vai trò quan trọng đ ối v ới s ự phát triển của thị trường chứng khoán. Nếu SGDCK được tổ chức tốt sẽ thật sự là trung tâm thu hút vốn đầu tư dài nhạn cho nền kinh t ế, đ ồng thời là nơi đảm bảo cho hoạt động mua bán ch ứng khoán di ễn ra an toàn, công bằng và đúng pháp luật, từ đó củng cố niềm tin đối với người đầu tư. Về phương diện pháp lý, SGDCK là một tổ ch ức có tư các pháp nhân, có vốn pháp định như các doanh nghiệp khác. Tuỳ theo luật m ỗi n ước, các SGDCK trung tâm với quy mô lớn có th ể hoạt động d ưới d ạng là m ột công ty cổ phần hoặc dưới dạng một viện công lập thuộc s ở h ữu nhà nước. Ngoài ra, đối với các SGDCK ở địa phương, vùng có quy mô nhỏ có thể tồn tại dưới dạng một công ty tư nhân. 5. Điều kiện hình thành thị trường tài chính: 15
  16. TTTC có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy kinh t ế, xã h ội phát triển, tuy nhiên không phải nước nào cũng có th ể hình thành và phát tri ển TTTC để phát huy vai trò tích cực của nó. Việc hình thành TTTC ph ải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau: - Một là, phải có nền kinh tế hàng hoá phát triển, tiền tệ ổn định; - Hai là, đa dạng hoá các công cụ tài chính tạo ra các ph ương ti ện chu chuyển vốn. Các công cụ tài chính là “hàng hoá” cho th ị trường, mà đ ể hình thành trước hết phải có hàng hoá và xuất hi ện nhu c ầu trao đ ổi, mua bán các loại hàng hoá đó. Các công cụ tài chính càng được phát tri ển đa dạng bao nhiêu càng làm cho hàng hoá trên TTTC trở nên phong phú bấy nhiêu, tăng khả năng lựa chọn cho những người muốn đầu tư vào chứng khoán. - Ba là, hình thành và phát triển cá trung gian tài chính (các NHTM, các TCTD, các tổ chức bảo hiểm, các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác). Đó vừa là chủ thể trực tiếp tham gia vào việc mua, bán CK đ ồng thời cũng là người đóng vai trò trung gian trong việc cung ứng v ốn. Chính các tổ chức tài chính trung gian góp phần tích cực vào việc thúc đẩy s ự luân chuyển vốn và di chuyển vốn trong nền kin h tế. - Bốn là, có hệ thống luật pháp và quy ch ế cần thiết làm c ơ s ở ho ạt động và kiểm soát thị trường. Có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động của TTTC an toàn và hiệu quả. - Năm là, có hệ thống thông tin kinh tế đảm bảo yêu c ầu giao dịch và quản lý thị trường. Không giống như thị trường hàng hoá thông th ường khác, việc giao dịch trên TTTC mà biểu hiện tập trung ở Sở giao d ịch CK đòi hỏi một hệ thống thông tin kinh tế hiện đại, có th ể đáp ứng m ột cách tốt nhất mọi yêu cầu về thông tin trong giao dịch của những người tham gia thị trường. Mặt khác, để quản lý và kiểm soát thị trường, các c ơ quan 16
  17. chức năng cũng đòi hỏi phải được cung cấp thông tin một cách đ ầy đ ủ và kịp thời liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh t ế. N ếu yêu cầu về thông tn không được đáp ứng đầy đủ, TTTC không th ể hoạt động có hiệu quả cũng như không thể kiểm soát và quản lý thị trường. - Sáu là, có đội ngũ các nhà kinh doanh và nhà quản lý có năng l ực, am hiểu thị trường. Thị trường tài chính được tổ chức rất cao, đòi hỏi một lực lượng các nhà chuyên môn thực sự có năng lực tổ chức và đi ều hành. Các hoạt động trên thị trường, từ việc phát hành chứng khoán, đến vi ệc dàn xếp các giao dịch mua, bán; các hoạt động t ư vấn, môi gi ới,.. đ ều đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu và năng động mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao theo xu thế phát triển không ngừng của thị trường. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2