Bài giảng Vệ sinh môi trường bệnh viện - TS.BS. Trương Anh Thư
lượt xem 91
download
Bài giảng Vệ sinh môi trường bệnh viện của TS.BS. Trương Anh Thư bao gồm những nội dung về tầm quan trọng của vệ sinh bệnh viện; một số thuật ngữ cơ bản; quy định, quy trình làm sạch; phương pháp giám sát, đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vệ sinh môi trường bệnh viện - TS.BS. Trương Anh Thư
- Vệ sinh môi trường bệnh viện TS.BS Trương Anh Thư Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai
- Nội dung Tầm quan trọng của vệ sinh bệnh viện Một số thuật ngữ cơ bản Quy định, quy trình làm sạch Phương pháp giám sát, đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH BỆNH VIỆN Bạn muốn làm việc ở BV này không?
- TẦM QUAN TRỌNG VỆ SINH BỆNH VIỆN Bạn muốn làm việc ở BV này không?
- 5
- VSV gây NKBV có thể tồn tại bao lâu trên các bề mặt môi trường Các tác nhân gây nhiễm khuẩn hường gặp nhất có thể tồn tại, phát triển trong môi trường BV trong nhiều tháng… Bề mặt môi trường luôn là nguồn mang VSV gây NKBV nếu không được làm sạch thường xuyên 6
- Nơi cư trú thường gặp của các tác nhân gây bệnh trong bệnh viện (1)
- Nơi cư trú thường gặp của các tác nhân gây bệnh trong bệnh viện (2) Môi trường ẩm ướt (bồn rửa, vòi hoa sen và chậu tắm) Nhà vệ sinh: các thiết bị vệ sinh, tường/vách ngăn hoặc bô/vịt Tủ, giá để đồ Bát ăn, xô, giẻ lau 8
- Một số thuật ngữ cơ bản (1) Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao: sử dụng hóa chất khử khuẩn Khu vực chăm sóc, điều trị trực tiếp người bệnh trong tình trạng nặng có suy giảm miễn dịch (Khu ghép thận, ghép tủy, Buồng điều trị NB ung thư, NB bỏng, Phòng sơ sinh). Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao: sử dụng hóa chất khử khuẩn Bề mặt, thiết bị tiếp xúc với lượng lớn máu, dịch cơ thể (buồng đẻ, buồng phẫu thuật, khu vực thận nhân tạo, phòng thông tim, Khoa HSTC, Cấp cứu, Chống độc, nhà vệ sinh tại khoa truyền nhiễm) Khu cách ly (cúm, SARS, sởi v.v), các buồng làm thủ thuật trên NB.
- Một số thuật ngữ cơ bản (2) Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình: sử dụng hóa chất tẩy r ửa Bề mặt, thiết bị tại các buồng bệnh, nhà vệ sinh, nơi lưu giữ đồ bẩn của các đơn vị (ngoại trừ buồng bệnh, nhà vệ sinh thuộc khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao đã trình bày ở trên). Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp : sử dụng hóa chất tẩy rửa Bề mặt , thiết bị không tiếp xúc với máu/dịch cơ thể
- Một số thuật ngữ cơ bản (1) Bề mặt tiếp xúc thường xuyên: có tần suất động chạm cao với bàn tay, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Những bề mặt thuộc loại này cần được làm sạch ít nhất 1 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường và 2 lần/ngày với bề mặt tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Bề mặt ít tiếp xúc: Bề mặt có tần suất động chạm với bàn tay thấp (ví dụ: tường, sàn nhà, trần, gương, khuông cửa). Những bề mặt thuộc loại này cần làm sạch định kỳ), khi có dây bẩn hoặc dịch/chất lỏng tràn ra bề mặt hoặc khi NB ra viện.
- Nguyên tắc làm sạch Loại bỏ trờn cỏc bề mặt, chứ khụng phải phõn bổ lại cỏc chất bẩn. Làm sạch bất kỳ bề mặt, đồ dựng, thiết bị nào cú bụi, chất bẩn.
- QUI ĐỊNH CHUNG Làm sạch từ nơi ít ô nhiễm tới nơi ô nhiễm nhất, từ bề mặt ít tiếp xúc tới tiếp xúc thường xuyên, từ cao tới thấp và từ trong ra ngoài. Loại bỏ chất bẩn nhìn thấy được trước khi làm sạch/khử khuẩn. Không thu gom chất thải sắc nhọn bằng tay trần, loại bỏ chất thải sắc nhọn vào thùng kháng thủng, thông báo ngay tới người quản lý khi bị tổn thương do vật sắc nhọn. Sử dụng tải/giẻ lau khô, sạch khi bắt đầu thực hiện quá trình lau Giảm thiểu khuyếch tán bụi trong quá trình lau (không dùng chổi, không bật quạt trong khi gom chất thải, bụi, bẩn trước khi lau) Không giũ, lắc tải/giẻ khi lau Không nhúng lại khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng giẻ lau riêng cho các bề mặt xung quanh mỗi giường bệnh.
- QUI ĐỊNH CHUNG Sử dụng phương tiện làm vệ sinh riêng cho khu vực yêu cầu vô khuẩn cao, khu vệ sinh, khu cách ly. Thay dung dịch làm sạch/khử khi nhìn thấy chất bẩn và ngay sau khi làm sạch máu/dịch cơ thể tràn trên bề mặt. Sử dụng loại hộp/can chứa hóa chất khử khuẩn/làm sạch dùng một lần. Không bổ sung tiếp hóa chất vào can/hộp đã sử dụng hết hoặc đang sử dụng. Chất thải được phân loại, thu gom đúng quy định. Bề mặt thùng thu gom không có bụi, vết bẩn. Vệ sinh dụng cụ ngay sau khi sử dụn
- Quy trình thực hiện a. Trước khi làm sạch a1. Đánh giá khu vực cần làm sạch •Xác định phương tiện PHCN cần sử dụng •Xác định những phương tiện cần thay thế/bổ sung: giấy vệ sinh, giấy ăn, xà phòng, cồn khử khuẩn tay, hộp thu gom vật sắc nhọn. a2. Chuẩn bị phương tiện •Phương tiện làm sạch: tải/cây lau, giẻ lau sạch, xô sach/bẩn. Các thiết bị làm sạch cần được lắp ráp, kết nối trước khi mang phương tiện PHCN tại khu cách ly. •Phương tiện thay thế/bổ sung (nếu cần). •Pha dung dịch hóa chất khử khuẩn/làm sạch theo quy định •Vệ sinh tay, mang găng và các phương tiện PHCN khác theo yêu cầu cách ly
- Trình tự và tần suất các bề mặt cần làm vệ sinh Lau 2 lần/ngày và khi dây bẩn (bụi, vết bẩn, nước/dịch văng bắn) với các bề mặt tại khu vực yêu cầu vô khuẩn cao và khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Lau 1 lần/ngày và khi dây bẩn với bề mặt thuộc các khu vực còn lại trong BV Llàm định kỳ và khi dây bẩn: Tường nhà, trần nhà. Riêng với nhà VS: tường, vách ngăn và các thiết bị vệ sinh lau hàng ngày và khi dây bẩn. Chất thải không lưu giữ quá 24 giờ tại khu vực buồng/phòng và thay túi gom chất thải ngaykhi đầy ¾ thùng
- Quy trình thực hiện c. Sau khi làm sạch •Loại bỏ găng đã sử dụng và các phương tiện PHCN khác vào thùng thu gom chất thải theo quy định, vệ sinh tay trước khi ra khỏi buồng/phòng. •Giặt đầu cây lau, tải lau, khăn lau hàng ngày. •Làm sạch xe vệ sinh, xô vệ sinh và xe/thùng vận chuyển chất thải hàng ngày tại nơi quy định. d. Lưu giữ các thiết bị làm vệ sinh •Mọi hóa chất làm sạch, khử khuẩn cần được dán nhãn tên,hạn sử dụng và lưu giữ trong hộp/can kín có ống đo định lượng. •Bàn chải cọ rửa nhà vệ sinh lưu giữ cố định tại chỗ. •Cây lau, tải/khăn sạch giữ khô, không để lẫn với các thiết bị ô nhiễm khác.
- Kỹ thuật khử khuẩn bề mặt thiết bị Khử khuẩn bề mặt thiết bị bằng hóa chất không sử dụng nước Vệ sinh tay, mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân (mũ, khẩu trang, găng tay). Dùng khăn sạch loại bỏ bụi, các vết bẩn, chất thải có trên bề mặt. Phun hóa chất lên bề mặt cần khử khuẩn đảm bảo hóa chất được dàn đều khắp bề mặt. Sử dụng lại các bề mặt khi đủ thời gian tiếp xúc với hóa chất Khử khuẩn bề mặt thiết bị bằng hóa chất pha trong nước Vệ sinh tay, mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân (mũ, khẩu trang, găng tay). Dùng khăn ẩm thấm nước sạch để loại bỏ bụi, chất bẩn có trên bề mặt. Lau lại bề mặt bằng khăn thấm hóa chất. Khi bề mặt tiếp xúc với khăn khô, nhúng khăn vào xô nước sạch trước khi nhúng vào xô hóa chất, không giũ khăn, không làm bắn nước ra ngoài xô, nước trong xô không đục bẩn, khăn lau được vắt vửa ẩm sau khi giặt. .
- Lưu ý khi lau bề mặt thiết bị Sử dụng khăn chất liệu cotton dùng 1 lần Khăn lau đủ độ ẩm (thấm đủ hóa chất) để đạt thời gian tiếp xúc (1 phút) . Ngừng sử dụng khăn khi bề mặt tiếp xúc có diện tích > 1 mét bị khô, không ngấm HC
- Kỹ thuật khử khuẩn bề mặt dây máu dịch (lượng nhỏ) Mang găng tay, khẩu trang. Lau bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn (Javel 0,1%, Surfanios 0,25%, Aniospray) và để thời gian tiếp xúc của hóa chất với bề mặt theo quy định. Nếu có vật sắc nhọn, lau chỗ dịch/máu tràn trên bề mặt bằng giẻ/khăn thấm hóa chất khử khuẩn, loại vật sắc nhọn bằng kẹp hoặc xẻng/muôi xúc vào thùng thu gom CTSN, sau đó lau lại toàn bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn. Loại bỏ khăn vào túi thu gom chất thải lây nhiễm. Rửa tay sau khi tháo găng. Làm sạch phương tiện sau sử dụng (khăn, xô đựng nước/ hóa chất, xe vệ sinh) tại nơi quy định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng An toàn lao động và vệ sinh môi trường
102 p | 985 | 308
-
Bài giảng An toàn lao động và vệ sinh môi trường (t2)
57 p | 348 | 106
-
Bài giảng Sức khỏe môi trường: Chương 6 - ThS. Trần Thị Tuyết Hạnh
97 p | 283 | 83
-
Bài giảng An toàn lao động và vệ sinh môi trường (t1)
29 p | 274 | 79
-
Bài giảng Vệ sinh môi trường đất - ThS.BS. Phan Thị Trung Ngọc
52 p | 289 | 64
-
Bài giảng Vi sinh môi trường - TS. Lê Quốc Tuấn
114 p | 196 | 54
-
Bài giảng Rừng và Môi trường - PGS,TS. Nguyễn Văn Thêm
73 p | 251 | 53
-
Bài giảng Chương 3: Kỹ thuật vệ sinh môi trường công nghiệp
231 p | 177 | 46
-
Bài giảng Khoa học môi trường - ĐH Khoa học Huế
58 p | 153 | 25
-
Bài giảng Khoa học môi trường: Chương 5 - TS. Lê Quốc Tuấn
27 p | 107 | 17
-
Bài giảng Vệ sinh môi trường
13 p | 162 | 16
-
Bài giảng Khoa học môi trường: Chương 3 - TS. Lê Quốc Tuấn
34 p | 125 | 14
-
Bài giảng Khoa học môi trường: Chương 2 - TS. Lê Quốc Tuấn (Phần 3)
35 p | 75 | 13
-
Bài giảng Khoa học môi trường đại cương - ThS. Nguyễn Xuân Cường
75 p | 53 | 10
-
Bài giảng An toàn vệ sinh lao động - Chương 2: Vệ sinh môi trường lao động
35 p | 67 | 10
-
Bài giảng Độc học môi trường: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền
98 p | 35 | 6
-
Bài giảng Vi sinh môi trường - Nguyễn Khánh Hoàng
154 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn