intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Virus học thú y: Virus cúm gia cầm - PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên

Chia sẻ: 4584125 4584125 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

235
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Virus cúm gia cầm là một virus gây bệnh dịch rất lớn, có tính chất khốc liệt trên gia cầm nói chung, trong đó gà là mẫn cảm nhất. Trong bài giảng này sẽ cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về loại virus này như: Tình hình chung về bệnh cúm, đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm, chẩn đoán virus học,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Virus học thú y: Virus cúm gia cầm - PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên

  1. Virus cúm gia cầm (Avian influenza virus)
  2. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài giảng này!
  3. I. Giới thiệu chung.  Đây là một virus gây bệnh dịch rất lớn, có tính chất khốc liệt trên gia cầm nói chung, trong đó gà là mẫn cảm nhất.  Con vật bị bệnh thường sốt cao, có những biểu hiện bệnh lý ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản.  Trước đây bệnh được gọi là bệnh Dịch tả gà (Fowl plague).  Hội nghị quốc tế về Cúm gia cầm tại Beltsville, Mĩ năm 1981 đã thay bằng tên: Bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm HPAI (Highly pathogenic avian influenza),  OIE xếp HPAI vào danh mục 1/15 bệnh nguy hiểm ở động vật.(OIE:office international des epizooties)
  4. Năm 1878, bệnh xảy ra ở Italia, đến năm 1955 Achafer mới xác định được virus đó là virus týp A (H7N1, H7N7).  Gần đây năm 1997, bệnh xảy ra ở Hồng Kông do virus H5N1 gây ra, tổng số gà tiêu huỷ 1,4 triệu con. Tại đây, lần đầu tiên người ta ghi nhận được virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm và gây tử vong cho người. Cuối năm 2003, bệnh xảy ra trên diện rộng ở các nước Châu á: có 10 nước và lãnh thổ có dịch do virus H5N1 gây ra: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Hongkong và Việt Nam.
  5.  Ở Việt Nam:  Dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2003. Chia làm các đợt dịch chính sau:  + Đợt dịch thứ nhất:  Từ tháng 12/2003 – 3/2004, đầu tiên dịch xuất hiện ở Hà Tây, Long An, Tiền Giang, do H5N1 gây ra, lây lan rất nhanh  Chỉ trong 2 tháng đến ngày 27/2/2004 dịch đã xuất hiện ở 57 tỉnh thành với 2574 xã phường của 381 huyện thị có dịch. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58,66 triệu con, bằng 16,71% tổng đàn. Gây nhiễm  50 người, trên 20 bệnh nhân đã chết, phần lớn là trẻ em. + Đợt dịch thứ 2: Đầu tháng 7/2004, bệnh xuất hiện trở lại một số nước: Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam trong thời gian này dịch phát ra rải rác ở quy mô nhỏ, với 46 xã phường của 32 huyện thị thuộc 17 tỉnh. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 84.078 con.
  6. + Đợt thứ ba: Từ tháng 12/2004 đến 4/2005, dịch xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh thành phố (15 tỉnh phía bắc, 21 tỉnh phía nam) + Đợt thứ tư: Từ đầu tháng 10/2005 đến nay dịch cúm lại xuât hiện trở lại các nước Châu Á: Hàn Quốc,Trung Quốc, Inđonexia, Việt Nam…. Ở Việt Nam 5/ 2007dịch đã bùng phát trở lại, một số tỉnh dịch cúm đã xảy ra như: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Long An, Cần Thơ….,  Tính đến 2/2006 toàn cầu có 160 người mắc cúm do H5N1, có > 80 người chết, chủ yếu là người Châu á. Indonexia có số người chết cao nhất, tính đến tháng 4/2007 có 74 người tử vong.
  7. bd bd
  8. Tình hình chung về bệnh cúm (1) Bệnh CGC đã lan rộng ra 38 nước (có dịch) và 53 nước (có phát hiện virus) Việt Nam có số ổ dịch cao nhất. Bệnh chuyển sang dạng dịch địa phương. Dịch phát ra ở nơi bất ngờ nhất (Anh). Nguồn: Tổ chức thú y quốc tế -OIE
  9. Avian influenza
  10. II. Đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm 2.1. Phân loại virus cúm:  Virus cúm gia cầm là loại virus týp A. Thuộc họ Orthomyxoviridae.  Gây bệnh cho mọi loài chim, một số động vật có vú và có lây sang người.  Họ Orthomyxoviridae có 4 nhóm: týp A, týp B, týp C, Thogotovirus.  Virus cúm đầu tiên được gọi là A; Virus thứ 2 gọi là B; Virus thứ 3 gọi là C.  Typ A lại có các subtyp, các subtyp này được phân lập vào những năm khác nhau và có dạng kháng nguyên riêng biệt dựa trên đặc tính của 2 loại kháng nguyên chính : H và N.
  11. 2.2. Hình thái, cấu trúc của virus cúm gia cầm đường kính hạt virus 80-100 nm. Phân tử lượng của hạt virus = 25 triệu dalton. Virus có dạng hình cầu hoặc đôi khi có dạng sợi. Virus cúm có hệ gen là ARN một sợi, có độ dài 10000 15000 Nucleotit, phân thành 8 phân đoạn mang mật mã cho 10 loại protein khác nhau của virus. Bao bọc quanh ARN là một vỏ capxit mang 2 KN chính là H và N, ngoài ra còn một KN màng M1 (matrix protein-protein đệm) và một KN kết hợp bổ thể hoà tan NS. Virus có vỏ bọc ngoài bản chất là lipít.
  12. 2.3.Cấu trúc kháng nguyên  Cấu trúc kháng nguyên của virus cúm phức tạp. Có 2 kháng nguyên chính nằm trên capxit của virus.  Kháng nguyên H (Hemagglutinin): Là kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu, do đó virus cúm có khả năng gây ngưng kết hồng cầu của gần 20 loài động vật. Người ta hay dùng hồng cầu của gà, hồng cầu người có nhóm máu O và hồng cầu chuột lang để phát hiện virus bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA – Hemagglutination test ). Cho đến nay người ta đã phân ra ít nhất là 15 kháng nguyên H: H1 H15.
  13. Kháng nguyên N (Neuraminidaza):  Là một enzim làm tách cầu nối axit neuraminic với polysaccarit để giải phóng axit Neuraminic và phá huỷ thụ thể mucoprotein của hồng cầu. Người ta cũng đã phân ra 9 loại KN: N ghi từ N1- N9.  Đối với sự gây nhiễm, 2 KN. H và N có vai trò rất lớn, giúp virus gây bệnh: Kháng nguyên H giúp VR bám vào tế bào, nhờ đó mà VR xâm nhập vào bên trong tế bào. Kháng nguyên N giúp VR ra khỏi tế bào đã nhiễm để lan sang tế bào lành khác.
  14. 2.4. Nuôi cấy virus  Nuôi cấy trên phôi gà: Virus cúm nhân lên dễ dàng trên phôi gà. Dùng phôi gà 9 - 10 ngày tuổi, tiêm virus vào túi ối hoặc xoang niệu mô. Virus nhân lên trong tế bào biểu mô màng ối và màng nhung niệu rồi virus đi vào xoang niệu. Virus có thể gây chết phôi sau 24-48 giờ gây nhiễm với bệnh tích xuất huyết nặng toàn phôi.  Trên môi trường tế bào: Có thể nuôi cấy virus trên tế bào thận phôi người, thận khỉ, thận chuột lang. Phương pháp này ít được sử dụng vì hoạt tính gây nhiễm, hiệu giá virus giảm dần khi cấy chuyển nhiều lần và không gây huỷ hoại tế bào.  Trên động vật cảm thụ : Có thể nuôi cấy virus trên chồn, chuột nhắt, chuột đất… để phân lập virus thường không dùng động vật.
  15. 2.5. Sự biến đổi hệ gen của virus cúm Bệnh cúm ở động vật do VR cúm typ A gây ra là nặng nhất, có thể gây ra các vụ đại dịch. Do virus cúm có khả năng biến đổi hệ gen . Biến đổi nội gen (Drift): Bản chất là sự thay đổi Nucleotit trong đoạn gen. Đột biến này thường xảy ra trên 2 phân đoạn gen mã hoá KN H và N gây ra những thay đổi nhỏ về cấu trúc dễ tạo ra các dòng VR mới, tránh được một phần miễn dịch có trong quần thể động vật do các vụ dịch cúm trước đó tạo ra.
  16. Trao đổi gen (hiện tượng Shift) : Đây là một khả năng cực kỳ nguy hiểm của virus cúm týp A Gây nên hiện tượng virus tái tổ hợp gen với một dòng VR cúm khác đồng nhiễm vào cơ thể để tạo ra một dòng VR mới Tránh được hoàn toàn sức miễn dịch đặc hiệu đã có trong quần thể. Đây là trở ngại lớn trong việc nghiên cứu vacxin phòng bệnh cúm cho người và động vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2