intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xây dựng sự đoàn kết thống nhất (ĐKTN) trong tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ)

Chia sẻ: đàm Văn Phương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:56

131
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Xây dựng sự đoàn kết thống nhất (ĐKTN) trong tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) với mục tiêu giúp cho sinh viên nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ĐKTN trong Đảng và trong TCCSĐ, tình hình ĐKTN, biểu hiện nguyên nhân bao trùm của sự mất ĐKTN trong TCCSĐ... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xây dựng sự đoàn kết thống nhất (ĐKTN) trong tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ)

  1. Bài soạn:  Xây dựng sự đoàn kết thống nhất (ĐKTN) trong tổ chức cơ sở  đảng (TCCSĐ) Thời gian giảng : 04 tiết Ngày giảng : 12/03/2007 Người giảng : Lê Văn Tuyên Bài soạn dùng cho: Chương trình Trung cấp * Mục đích yêu cầu. Nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ĐKTN trong Đảng và trong  TCCSĐ, tình hình ĐKTN, biểu hiện nguyên nhân bao trùm của sự mất ĐKTN  trong TCCSĐ. ­ Giúp học viên nắm chắc nội dung xây dựng sự ĐKTN trong Đảng ­  Những bài học kinh nghiệm ­ Những biện pháp chủ yếu xây dựng sự ĐKTN  trong TCCSĐ. ­ Thông qua hệ thống lý luận và thực tiễn đó, học viên liên hệ với tình  hình ĐKTN ở TCCSĐ mình đang công tác và có TCCSĐ khác. Vận dụng sáng   tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lênin về xây dựng Đảng,   những nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt Đảng để không ngừng tăng cường  sự ĐKTN trong Đảng, đồng thời có những đóng góp nhất định vào việc nâng   cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ tại đơn vị mình. * Kết cấu bài giảng: Gồm 2 phần chính. I. ý nghĩa, tầm quan trọng của ĐKTN trong Đảng, trong TCCSĐ. II. Nội dung và những biện pháp chủ  yếu xây dựng sự  ĐKTN trong  TCCSĐ. * Phương pháp giảng dạy chủ yếu: 1
  2. ­ Phương pháp diễn dịch quy nạp (phương pháp thông báo), ­ Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại. 2
  3. Nội dung bài giảng * Đặt vấn đề: Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay với tư cách là lãnh tụ  chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân, luôn đứng  ở  vị  trí hạt nhân   lãnh đạo ­ Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam   đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập ­ tự do cho tổ quốc, đưa  người dân Việt Nam từ  vị  trí nô lệ  đứng lên làm chủ  đất nước. Ngày nay,   trong thời kỳ đổi mới ­ Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xứng đáng là người  chỉ lối trong mỗi bước đi của cả dân tộc. Vậy, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại luôn giữ được vai trò lãnh  đạo của mình? Đảng đã xây dựng cho mình một truyền thống quý báu là sự  đoàn kết thống nhất trong Đảng ­ đặc biệt tư  tưởng ĐKTN trng Đảng của  Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã trở  thành một tài sản quý báu, một bài học quan  trọng trong công tác xây dựng Đảng. Học thuyết Mác ­ Lênin về Đảng của giai cấp công nhân và thực tiễn  phong trào cách mạng đã chỉ  ra rằng  ở bất cứ một thời điểm nào sự  ĐKTN  cũng là sức mạnh vô địch của Đảng ­ là qui luật trưởng thành của Đảng. Mọi  biểu hiện phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng ĐKTN trong  Đảng đều dẫn tới nguy cơ tổn hại đến sức mạnh uy tín của Đảng nói chung  và TCCSĐ nói riêng. Trong suốt chiều dài lịch sử của Đảng, trước những thành tựu và thắng   lợi của cách mạng Việt Nam đã chứng minh: ĐKTN là một tất yếu khách   quan, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định mọi thành công của  cách mạng. 3
  4. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã chỉ  rõ: Sự nghiệp công nghiệp hóa,   hiện đại hóa đất nước phải tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết trong  Đảng. ĐKTN vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt,  vừa là giải quyết những vấn đề bức xúc. Như vậy câu hỏi đặt ra với chúng ta là: ­ ĐKTN trong Đảng có ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng như thế nào? ­ Thực trạng của vấn đề ĐKTN trong Đảng ta hiện nay như thế nào? ­ Làm thế nào để xây dựng ĐKTN trong các TCCSĐ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này tôi cùng các đồng chí đi vào nghiên cứu   những nội dung chính của bài: Xây dựng sự  đoàn kết thống nhất trong tổ  chức cơ sở đảng. Phần lưu bảng Phần giảng I.   Vai   trò   của   ĐKTN   trong  Đảng và các TCCSĐ. Þ  Trước tiên, để  hiểu rõ được vai trò  của ĐKTN và ĐKTN trong Đảng chúng ta  cần thống nhất với nhau một số khái niệm. 1. Khái niệm ĐKTN. a. Đoàn kết. Þ Trước hết chúng ta cần hiểu và nắm  được đoàn kết là gì? và đoàn kết có phải là  một phạm trù triết học hay không? Giáo viên: Thưa các đồng chí chúng ta  cần khẳng định với nhau rằng: Đoàn kết  không   phải   là   một   phạm   trù   triết   học,  nhưng đoàn kết lại là một phạm trù quan  trọng gắn với một giai cấp, một tổ  chức   4
  5. nào đó. Þ Khi nói về đoàn kết Ăngghen đã định  nghĩa như sau: ­   Ăngghen   định   nghĩa   về  đoàn kết: Đoàn kết của giai cấp  vô   sản   có   nghĩa   là   lực   lượng  phải được huy đọng thành một  đạo   duy   nhất   dưới   cùng   một  ngọn cờ  và cùng mục đích, nó  gắn với một giai cấp nhất định. Þ  Như   vậy,   qua   định   nghĩa   của  Ăngghen chúng ta nhận thấy: Đoàn kết là  một   khái   niệm   thuộc   về   một   tổ   chức,   thuộc về một tập hợp lực lượng. Đoàn kết  trong   một   khía   cạnh   nào   đó   có   nghĩa   là  thống nhất, nhưng không toàn diện và đầy  đủ, đoàn kết là một biểu hiện của thống   nhất, đoàn kết chưa hẳn là thống nhất. Û  Rút   ra  khái   niệm:   Đoàn  kết   là   sự   liên   hiệp   lại   của  những phần tử  rời rạc, những  cá nhân riêng lẻ, những bộ phận  phân biệt đẻ kết thành một khối  vững chắc có cùng hành động vì  một mục đích chung. b. Thống nhất. Þ  Thống   nhất   là   một   phạm   trù   triết  học, với ý nghĩa này muốn nói về  sự  phụ  thuộc   ràng   buộc,   tác   động   qui   định   lẫn  nhau, giữa các mặt, các yếu tố  trong một  chỉnh thể. Û Thống nhất muốn nói lên  5
  6. sự   nhất   trí   về   tư   tưởng   hành  động   của   một   tổ   chức,   thống  nhất là một vấn đề  có ý nghĩa  chiến   lược,   nó   là   nguyên   tắc  phản ánh ý thức xã hội. Þ  Lịch sử  đã chỉ  ra rằng: Xã hội nào  cũng chỉ  có thể  phát triển thông qua đấu  tranh giữa các mặt đối lập để  giải quyết  các mâu thuẫn trong xã hội ấy. Þ Từ khái niệm về đoàn kết, khái niệm  về  thống nhất nên ta có thể  đi đến khái  niệm về ĐKTN. c. Khái niệm ĐKTN. Là   sự   thống   nhất   về   tư  tưởng,   tổ   chức,   hành   động   vì  một   mục   tiêu   chung,   lợi   ích  chung của một cộng đồng, một  nhóm người nhất định. Û  Theo từ  điển tiếng Việt  Þ Như vậy, ĐKTN bao hàm: (Trung   tâm   từ   điển   học   tháng  ­ Là sự thống nhất. 4/1994) đã định nghĩa về ĐKTN:  + Về tư tưởng. ĐKTN   là   một   khối   thống  + Về tổ chức. nhất   cùng   hoạt   động   vì   mục  đích chung,  có  một   cơ  cấu  tổ  + Về hành động. chức chung. ®  Vì   mục   tiêu   chung   của   một   cộng  đồng, một nhóm người. Û Từ đây ta có thể đặt ra câu hỏi: ?   Vậy ĐKTN trong Đảng là như  thế  nào? d. Khái niệm ĐKTN trong   Đảng. 6
  7. Þ Nói đến ĐKTN trong Đảng là muốn  đề cập đến một cách toàn diện. + Không chỉ về tập hợp lực lượng. + Thực hiện mục đích. + Mà còn là sự thống nhất về ý chí và  hành động của TCCSĐ và của từng đảng  viên. Ví dụ: Trong công tác xây dựng Đảng. + Phải có sự thống nhất giữa: ° Xây dựng Đảng về chính trị. ° Xây dựng Đảng về tư tưởng. ° Xây dựng Đảng về tổ chức. + Đây là vấn đề chiến lược của Đảng.  Học   thuyết   Mác   ­   Lênin   về   chính   Đảng  cách mạng của giai cấp công nhân đã chỉ ra  rằng. Đảng Cộng sản là một tổ  chức thuộc  những người hoàn toàn tự nguyện, có cùng  mục đích lý tưởng. Từ những diễn giải trên ta đưa ra khái  niệm ĐKTN trong Đảng như sau: Khái   niệm:   ĐKTN   trong  Đảng Cộng sản là bản chất của  giai cấp công nhân, của Đảng là  sự  thống nhất về  mặt chính trị,  tư tưởng, tổ chức và hành động  vì lợi ích của giai cấp công nhân  và   nhân   dân   lao   động,   vì   chủ  nghĩa xã hội, vì lý tưởng cộng  sản chủ nghĩa. 7
  8. Như vậy, nói đến ĐKTN trong Đảng là  nói đến: +   Bản   chất   giai   cấp   công   nhân   của  Đảng Cộng sản. +   Mục   tiêu   lý   tưởng   cộng   sản   chủ  nghĩa. + Sự thống nhất về chính trị, tư tưởng,  tổ chức: ° Thống nhất về chính trị ­ tư tưởng ở  đây có nghĩa là: thấm nhuần chủ nghĩa Mác  ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh và đường  lối chính sách của Đảng °  ĐKTN về  mặt tổ  chức có nghĩa là:  phải dựa trên cơ  sở  tuân thủ  nghiêm gặt  nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc  tự  phê bình và phê bình ­ là qui luật phát  triển của Đảng. °  ĐKTN hành động: Khi đã đoàn kết  thống nhất về chính trị ­ tư tưởng, tổ chức  mới dẫn đến thống nhất về hành động. 2. Vai trò của ĐKTN trong  Đảng. a. Quan điểm của các nhà   kinh điển. *   Quan   điểm   của   Mác   ­   Ăngghen. Þ Như chúng ta đã biết: ­   Với   mục   đích   đấu   tranh   để   chiến  thắng giai cấp tư sản và các thế  lực phản   động giai cấp vô sản phải hành động với  tính cách là một giai cấp thống nhất về  ý  8
  9. chí   và   hành   động   và   phải   có   một   chính  Đảng lãnh đạo. + Đảng đó phải thống nhất về: ° Chính trị. ° Tư tưởng. ° Tổ chức. ­ Với ý tưởng đó ngay từ những năm 40  của thế kỷ XIX Mác ­ Ăngghen đã hết sức  coi trọng xây dựng sự ĐKTN trong giai cấp  công nhân. + Hai ông đã giành phần lớn trí tuệ, và  sức lực của mình để  xây dựng một chính  Đảng   độc   lập   của   giai   cấp   công   nhân,  Đảng đó phải là một tổ  chức thống nhất  về ý chí và hành động. + Đồng thời hai ông cũng chỉ  ra rằng:  Đảng đó chỉ có thể ra đời và phát triển trên  cơ  sở ĐKTN ngày càng được củng cố  mở  rộng của giai cấp công nhân trên thế giới. ­   Tổng   kết   cách   mạng   Pháp   1848   ­  1851, hai ông đã chỉ ra rằng: "Lúc này là lúc cách mạng sắp nổ ra do  đó Đảng phải hành động có tổ chức, nhất,  thống nhất nhất, độc lập nhất. Nếu không  muốn bị giai cấp tư sản lợi dụng kéo theo  đuôi nó" (1848). + Hay tháng 10 năm 1864 trong Điều lệ  tạm   thời   của   "Hội   Liên   hiệp   công   nhân  Quốc   tế"   hai   ông   cũng   khẳng   định:   "Sự  thành công của phong trào công nhân trong  mỗi nước chỉ  có thể  đảm bảo bằng sức  9
  10. mạnh, sự  thống nhất về  tổ  chức" Mác ­  Ăngghen tập 11, tr.105. ­ Từ tư tưởng đó, năm 1847 ­ 1848 hai  ông   đã   sáng   lập   ra   tổ   chức   "Đông   minh  những người cộng sản". + Với hai văn kiện quan trọng là: ° Tuyên ngôn Đảng Cộng sản. ° Điều lệ của Hội Liên hiệp công nhân  Quốc tế. Þ  Hai ông đã đưa ra khẩu hiệu: "Vô  sản tất cả các nước đoàn kết lại". ­ Năm 1871 (tháng 1 năm 1871) trong  thư  gửi Ph.Bônte về  tổng kết hoạt  động  Quốc tế  I, Mác kết luận "Quốc tế  không  thể   khác   được   nếu   không   đập   tan   chủ  nghĩa bè phái". ­ Năm 1871 công xã Pari nổ  ra đây là  cuộc cách mạng vô sản lớn nhất trong lịch  sử. Cuộc cách mạng này nổi ra và thắng  lợi, song chỉ khác được 72 ngày. Một trong những nguyên nhân thất bại  của công xã là không có một chính Đảng  thống nhất về ý chí và hành động lãnh đạo  dẫn đến nội bộ công xã bị phân chia thành  phe phái. Þ Qua nghiên cứu, tổng kết cách mạng  thế  giới Mác ­ Ăngghen đã đưa ra những  kết luận như sau: Kết luận: Mác ­ Ăngghen ° Một là: Muốn chiến thắng  10
  11. kẻ thù thì giai cấp vô sản không  có con đường nào khác là đoàn  kết nhau lại dưới sự  lãnh đạo  của Đảng Cộng sản. Sự   thành   công   của   phong   trào   công  nhân trong mỗi nước chỉ  có thể  đảm bảo  bằng sức mạnh của sự  thống nhất và tổ  chức. ° Hai là: ĐKTN trong Đảng  là thể  hiện sự  kết  tinh những  bản chất tốt đẹp của giai cấp  vô sản (đó là trí tuệ ­ đạo đức ­  lương tâm ­ danh dự và sự trung  thành giữ  vững lập trường của  giai cấp công nhân). ° Ba là: Các phe phái còn có  lý do khác khi phong trào chưa  trưởng thành, nhưng khi phong  trào đã trưởng thành thì các phe  phái đều trở nên phản động. Þ  Như  vậy, ta có thể  tóm  lại Mác ­ Ăngghen đã coi đoàn  kết   thống   nhất   là   chiến   lược  của cuộc đấu tranh cách mạng  giải phóng giai cấp công nhân,  nhân   dân   lao   động   xây   dựng  một xã hội mới tốt đẹp hơn. *   Theo   quan   điểm   của   Lênin: Þ  Lênin   đã   kế   thừa   và   phát   triển   tư  tưởng của Mác ­ Ăngghen về ĐKTN trong  điều kiện lịch sử mới (đó là giai đoạn chủ  11
  12. nghĩa   tư   bản   chuyển   sang   chủ   nghĩa   đế  quốc). ­ Lênin đã luận chứng một cách sâu sắc  tính tất yếu và ý nghĩa to lớn của sự ĐKTN  trong Đảng. + Người cho rằng: Không thể  có sự  ĐKTN của giai cấp công nhân nếu thiếu sự  ĐKTN chính Đảng của nó. ° ĐKTN của Đảng là nguồn sức mạnh  vô địch. ° Là nhân tố cơ bản bảo đảm sự thắng  lợi của cách mạng. ®  Với   tư   tưởng   đó   Lênin   đã   đưa   ra  khẩu hiệu "Vô sản các nước và các dân tộc  bị áp bức đoàn kết lại". ?  Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Lênin phát triển quan điểm của  Mác   ­   Ăngghen   trong   điều   kiện   lịch   sử  mới? + Vì thời kỳ Mác ­ Ăngghen là thời kỳ  chủ nghĩa tư bản chưa phát triển thành chủ  nghĩa đế quốc, chưa đi xâm lược thuộc địa  nhiều. Còn ở thời kỳ Lênin thì chủ nghĩa tư  bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế  quốc  và đi xâm chiếm thuộc địa. ®  Chính khẩu hiệu "vô sản các nước  và các dân tộc bị  áp bức đoàn kết lại" mà  Lênin đã đấu tranh không mệt mỏi với các  thế lực phản động. ­ Ví dụ:  12
  13. Lênin đấu tranh với Mác Tốp (đây là  một   trong   những   kẻ   cơ   hội,   phủ   nhận   những   nguyên   tắc   hoạt   động   của   Đảng,  phá hoại sự ĐKTN trong Đảng). ­ Để xây dựng Đảng Bônsêvích Nga ­ Trải qua quá trình nghiên cứu và hoạt  động thực tiễn cách mạng, khi đề cập đến  vấn đề  ĐKTN ông đã tổng kết và đưa ra  những kết luận: Kết luận gồm một số ý cơ  bản sau: ­ Không th có sự ĐKTN của  giai   cấp   nếu   thiếu   sự   ĐKTN  trong chính Đảng của nó. ­ Chỉ  có một Đảng thực sự  đoàn  kết,  tập  trung   ý  chí,  sức  mạnh   và   hành   động   muốn  người như  một thì mới có thể  đảm bảo sự  thắng lợi của giai  cấp vô sản. Lênin đã chỉ  rõ vai trò quan trọng của  sự  ĐKTN trong Đảng khi Đảng trở  thành  Đảng cầm quyền. ­ Khi Đảng trở  thành Đảng  cầm quyền thì ĐKTN là đối với  những   nước   nhỏ   bé   trong   hệ  thống dân cư. Khi khối ĐKTN  của Đảng mà bị  phá vỡ  nó sẽ  gây tổn thất nghiêm trọng cho  Đảng. Nó không chỉ  phá nguồn  sức mạnh của Đảng mà còn cắt  đứt mối quan hệ giữa Đảng với  13
  14. nhân dân, thậm chí có nguy cơ  dẫn đến mất chính quyền. Đảng   chỉ   nên   thu   nhận  những phần tử  có tính tổ  chức  tối thiểu, không thể dùng những  thành phần bè phái, cơ  hội, cải  lương làm chia rẽ về Đảng. Tóm lại, Lênin đã đánh giá  trên 3 ý sau: ­ Một là, ĐKTN trong Đảng  là   một   tất   yếu,   là     hạt   nhân  trọng tâm cho khối ĐKTN giai  cấp công nhân và nhân dân lao  động. ­ Hai là, ĐKTN trong nội bộ  Đảng có  ảnh hưởng  trực  tiếp  đến uy tín của Đảng. ­ Ba là, chỉ có Đảng thực sự  ĐKTN mới có thể đảm bảo cho  thắng lợi. * Theo quan điểm của Chủ   tịch Hồ Chí Minh: ­ Chủ  tịch Hồ  Chí Minh là người đầu  tiên ở Việt Nam tiếp thu và vận dụng sáng  tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào cách mạng  Việt Nam. + Trong đó vấn đề  ĐKTN được Chủ  tịch Hồ  Chí Minh phát huy một cách hết  sức sáng tạo kết  hợp một cách mềm dẻo  giữa bản chất tiên tiến của giai cấp công  nhân với truyền thống văn hóa của dân tộc  Việt Nam và cốt cách của người phương  14
  15. Đông. ­ Có thể  nói Chủ  tịch Hồ  Chí Minh là  hiện   thân   của   khối   ĐKTN   trong   Đảng,  đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn  kết quốc tế. + "Đoàn kết ­ Đoàn kết ­ Đại đoàn kết Thành công ­ Thành công ­ Đại thành  công". + "Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em". ­ Nói đến tư tưởng ĐKTN trong Đảng  của Bác giáo sư Trần Văn Giầu đã nói: "Đến cụ Hồ thì Đại đoàn kết được xây  dựng trên cả lý luận chứ không còn là tình  cảm tự nhiên nữa". + Trong các bài báo, bài viết của người  với tổng số 1921 bài viết thì có tới 839 bài  Người đề cập tới 1809 lần Bác nói cụm từ:  "Đoàn kết ­ Đại đoàn kết". °  Riêng trong bài "Sửa đổi lề  nối làm  việc" thì cụm từ  Đoàn kết được nhắc đi  nhắc lại tới 16 lần. °  Hay trong di chúc của Người thì từ  đoàn kết của Người cũng được nhắc đến 7  lần… °  Hoặc trong tất cả  các tác phẩm nói  về  Đảng về  nhân dân thì Bác vẫn thường  đề cập đến vấn đề ĐKTN. ­ Hồ  Chí Minh cho rằng: "Đoàn kết là  then chốt ­ Là sức mạnh của thành công". 15
  16. + Người  đã nêu nên một khẩu hiệu,  hành  động  đó cũng chính là sự  tổng kết  kinh nghiệm nổi tiếng đó là: "Đoàn kết ­ Đoàn kết ­ Đại đoàn kết Thành công ­ Thành công ­ Đại thành  công" * Tóm lại: Ta có thể khái quát tư tưởng  Hồ  Chí Minh trên cơ  sở  một số  ý cơ  bản   sau: ­ Một là, ĐKTN phải được  xây dựng trên cơ  sở  đó là độc  lập   dân   tộc   gắn   liền   với   chủ  nghĩa xã hội. Đoàn kết phải dựa  trên   mục   tiêu   lý   tưởng   của  Đảng… Nếu xa rời mục tiêu lý  tưởng   đó   sẽ   dẫn   đến   mất  ĐKTN. ­ Hai là, đoàn kết phải dựa  trên   cơ   sở   chủ   nghĩa   Mác   –  Lênin và chủ trương đường lối,  nghị quyết đúng đắn của Đảng. ­ Ba là, muốn ĐKTN thực  sự  trong Đảng, phải thực hành  dân chủ trong Đảng, tự phê bình  và phê bình. ­ Bốn là, ĐKTN trong Đảng  dựa trên cơ sở tình cảm thương  yêu đồng chí. ­ Tư  tưởng của Bác nó xuất phát từ  thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất, khoa học  nhất, cách mạng nhất, bền vững nhất, giữa  16
  17. những người cộng sản. ­   Người   luôn   quan   tâm   đến   vấn   đề  đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, đặc  biệt là việc chăm lo xây dựng rèn luyện  Đảng ta thành một khối ĐKTN. Bác   nói:   "Trung   tâm   ĐKTN   phải   ở  trong Đảng". ­ Điều mong muốn của Người: "Toàn  Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây  dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc  lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh và góp  phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng  thế giới". Như   vậy:   Trong   suốt   cuộc   đời   hoạt  động của mình, Người luôn mẫu mực giải  quyết hài hòa mối quan hệ  công tác và là  Trung tâm giữ  gìn ĐKTN trong  Đảng và  khối Đại đoàn kết toàn dân. ­ Tận tới khi gần từ giã cõi đời trong di  chúc của người còn dặn: "Đoàn kết là một  truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và  của dân ta các đồng chí từ trung ương đến  các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí  như   giữ   gìn   con   ngươi   của   chính   mắt  mình". Þ  Đó là theo quan  điểm của Hồ  Chí  Minh. Vậy với Đảng ta thì sao? b.   Quan   điểm   của   Đảng   Cộng sản Việt Nam. ­ Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi  17
  18. trọng   sự   ĐKTN   trong   Đảng   nó   là   sinh  mệnh của Đảng, là sự  sống còn của cách  mạng. Ví dụ: Ngay trong Điều lệ đầu tiên của  Đảng   ta   được   thông   qua   tại   Đại   hội   I  (3/1935) ghi rõ: "Đảng là một khối thống  nhất về  tổ  chức, tư  tưởng và hành động.  Đảng tuyệt đối không thoả hiệp với những  xu hướng bè phái". ­ Do  Đảng ta luôn biết kế  thừa chủ  nghĩa Mác – Lênin tư  tưởng Hồ  Chí Minh  về vấn đề đoàn kết. ­ Vì Đảng ta luôn trung thành với lợi  ích giai cấp, lợi ích dân tộc dẫn tới luôn là  một khối thống nhất ­ và từ đó đã đoàn kết   được toàn dân tộc đưa cách mạng từ thắng  lợi này đến thắng lợi khác: "Đảng ta coi sự  chia rẽ là tội lớn nhất đối với Đảng". Đảng ta khẳng định: * Đảng ta khẳng định:  ­  ĐKTN trong  Đảng là cơ  sở  để  đoàn kết toàn dân giành  mọi thắng lợi cho cách mạng. ­ Đảng ta coi sự  chia rẽ  là  tội   ác   lớn   nhất   đối   với   Đảng  giai cấp và dân tộc. ­   Văn   kiện   Đại   hội   VIII  nhấn mạnh: "ĐKTN trong Đảng  trước hết là cơ quan lãnh đạo có  ý   nghĩa   quyết   định   sự   thành  công của cách mạng". 18
  19. ­ Như vậy: Chúng ta thấy ĐKTN trong  Đảng   luôn   là   vấn   đề   được   Đảng   ta   coi  trọng và coi đó là cơ  sở  để  xây dựng sự  ĐKTN trong nhân dân và dân tộc. ­ Chính vì thế mà trong những năm qua  Đại hội IV đã khẳng định: "Từ  khi thành  lập   đến   nay,   Đảng   ta   luôn   giữ   vững   sự  ĐKTN trong Đảng trước mọi th thách cách  mạng". ­ Hay Nguyên bí thư ­ Lê Khả Phiêu trả  lời phỏng vấn các nhà báo ngày 6/5/1998:  "ở Việt Nam chỉ có ý chí chung chứ không  có phái lại càng không có phái gọi là bảo   thủ, phái cải cách. Chúng tôi chỉ  có một ý  chí thống nhất trong lĩnh vực cấp cao cũng  như trong toàn Đảng, toàn dân, là dân giàu,  nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". ­   Thực   tiễn   cho   ta   thấy:   Nhờ   có   sự  ĐKTN trong Đảng mà chúng ta đã giành  được hết thắng lợi này qua thắng lợi khác. + Năm 1945 chỉ  với 5000 đảng viên…  Đảng ta đã lãnh đạo thành công cuộc cách  mạng tháng Tám giành chính quyền lập lên  một nước công nông đầu tiên ở Đông Nam  á. + Năm 1975, Đảng ta lãnh đạo chiến  thắng kẻ  thù to lớn đó là đế  quốc Mỹ  để  thống nhất nước nhà. + Đặc biệt là những năm 1986 đến nay  tiến hành công cuộc đổi mới đã và đang  giành được những thành tựu to lớn 19
  20. ­ Như  chúng ta thấy: Nền kinh tế  liên  tục tăng trưởng, đời sống nhân dân từng  bước   được   cải   thiện   An   ninh   Chính   trị  được giữ vững. ­ Đến tận Đại hội IX (2000) Đảng ta  vẫn   xác   định   "Đoàn   kết"   là   một   trong  những   động   lực   quan   trọng   chủ   yếu   để  thúc đẩy sự phát triển của cách mạng. ­ Từ những quan điểm trên chúng ta có  thể  rút ra vai trò tầm quan trọng của vấn   đề ĐKTN trong Đảng. + Đoàn kết thống nhất trong  Đảng   là   nguồn   sức   mạnh   vô  địch của Đảng. + ĐKTN là điều kiện là hạt  nhân của khối đoàn kết giai cấp  công nhân, nhân dân lao động và  của khối đại đoàn kết dân tộc. + ĐKTN trong Đảng là vấn  đề sống còn của cách mạng. * Thực tiễn quá trình đấu   tranh của các Đảng Cộng sản   trên thế giới. ­ Trải qua hơn 150 năm hoạt động của  các Đảng Cộng sản nhất là những năm gần  đây vận mệnh của chủ  nghĩa xã hội phụ  thuộc và được quyết định đáng kể  bởi sự  ĐKTN   của   các   Đảng   Cộng   sản   cầm  quyền. + Nếu nội bộ các Đảng Cộng sản cầm  quyền mà bị phân chia thành phe phái thì nó  sẽ kéo theo sự phân hóa giai cấp công nhân  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2