Bài giảng Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách - Dương Trí Dũng
lượt xem 10
download
Bài giảng "Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách" trình bày một số nội dung như: Công chúng, sự tham gia của cộng đồng, chính sách công, vận động chính sách, quy trình xây dựng chính sách, sự tham gia của các tổ chức XH ở các giai đoạn xây dựng chính sách, vị trí trong vận động chính sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách - Dương Trí Dũng
- Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách Dương Trí Dũng Bộ môn Khoa học Môi trường
- I. Công chúng • Thuật ngữ nhân dân (people) thường được dùng trong các hoạt động xã hội, cũng có lúc gọi là công chúng (public) và cũng có lúc gọi là cộng đồng (community). – Công chúng được hiểu là đông đảo nhân dân, không phân biệt theo các đặc trưng dân tộc, nơi cư trú, tôn giáo, trình độ văn hóa, giáo dục, chính trị. – Cộng đồng được hiểu là các nhóm dân có chung một đặc trưng nào đó. Thí dụ như cộng đồng người cư trú tại một địa phương; cộng đồng người cùng một tôn giáo ...
- I. Công chúng • Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia thì “Công chúng” là toàn dân • Trong chiến lược hay quy hoạch phát triển vùng thì “Công chúng” là nhân dân trong vùng và các vùng có liên quan. • Trong một dự án lớn liên quan đến sự nghiệp phát triển chung của cá nước thì “Công chúng” là toàn dân. • Trong một dự án cụ thể, “Công chúng” trước hết là những cộng đồng người chịu tác động trực tiếp của dự án, kể cả người bị thiệt hại (project affected people - PAP) hoặc hưởng lợi (project beneficiaries) từ dự án; và tiếp theo đó là những người có quyền lợi về vật chất hoặc tinh thần, hoặc những quan hệ khác đối với dự án (project related people).
- I. Công chúng • Ở Việt Nam nên sử dụng thuật ngữ “cộng đồng” với cách hiểu rộng bao gồm: – Những cộng đồng trực tiếp chịu các tác động tiêu cực của dự án: tái định cư, mất việc làm, bị ô nhiễm, mất một số quan hệ xã hội, giá trị văn hóa, thiệt hại kinh tế do triển khai dự án; – Những cộng đồng trực tiếp hưởng lợi do dự án đem lại: các lợi ích về kinh tế văn hóa xã hội, có môi trường sống được cải thiện do dự án triển khai; – Những người có khả năng đóng góp vào việc tối ưu hóa lợi ích, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án nhờ vào sự quan tâm, kiến thức, tiềm lực kinh tế xã hội đã có của họ: chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức văn hóa tôn giáo và các tổ chức đã có của công đồng ở địa phương hay các tổ chức phi chính phủ khác.
- II. Sự tham gia của cộng đồng • Là một quốc gia tương đối nhỏ trong khu vực, trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ta đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ nhờ vào việc huy động được sức mạnh của các cộng đồng trong nhân dân để tồn tại và phát triển. • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết sâu sắc kinh nghiệm này của dân tộc trong câu nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. • Kinh nghiệm này được vận dụng rộng rãi,lâu dài có hiệu quả không những trong cuộc chiến tranh giữ nước mà còn trong xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, tạo cuộc sống tươi đẹp cho nhân dân và phồn vinh cho tổ quốc =>Đó là nhờ có sự tham gia của cộng đồng /công chúng/
- II. Sự tham gia của cộng đồng • Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình qua đó có thể tạo những ảnh hưởng của mình đóng góp vào quá trình ra quyết định khi lập kế hoạch, chính sách hay quy hoạch ở quy mô quốc gia, khu vực. • “Sự tham gia của cộng đồng” là một phương tiện nhằm thu hút các bên có quyền lợi tham gia vào việc quyết định về loại hình và quá trình phát triển. Có thể áp dụng ở quy mô dự án (như xây dựng một nhà máy), cho những phát triển có tầm quan trọng ở khu vực và quốc gia (xây đập thủy điện) và cao hơn nữa là những quyết định chiến lược về phương hướng phát triển (như xây dựng phương án quy hoạch đường bộ hay đường sắt).
- II. Sự tham gia của cộng đồng • Sự tham gia của cộng đồng có thể xem như là một quá trình thông tin hai chiều liên tục nhằm khuyến khích và huy động mọi hiểu biết, nhận thức của cộng đồng về quá trình và cơ chế, qua đó các vấn đề môi trường, nhu cầu môi trường được các cơ quan có trách nhiệm đầu tư giải quyết. – Nó cung cấp thông tin về trạng thái, tiến trình nghiên cứu, thực thi và các hoạt động đánh giá dự án. – Quá trình này thu hút sự đóng góp và cảm nhận của mọi công dân về đối tượng, yêu cầu cũng như sở thích có liên quan đến sử dụng tài nguyên, các phương án thay thế hoặc chiến lược quản lý đối với dự án trước khi ra quyết định cuối cùng. • Hai chiều của thông tin là chiều từ cơ quan đến công dân và chiều ngược lại từ công dân đến cơ quan.
- II. Sự tham gia của cộng đồng • Sự tham gia của cộng đồng có thể có nhiều hình thức tùy theo các nhân tố như: – Quy mô và bản chất của dự án/ kế hoạch/ quy hoạch/ chương trình; – Mức độ quan tâm lo lắng của cộng đồng (có thể không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với mức nghiêm trọng của các tác động dự kiến); – Phạm vi địa lý của dự án và những nơi dân cư chịu ảnh hưởng (nếu các dự án có tác động xuyên quốc gia thì phạm vi địa lý lúc đó mang tính quốc tế và người dân chịu ảnh hưởng có thể ở nhiều quốc gia); – Trình độ dân trí, kể cả học vấn; – Bối cảnh văn hóa và chính trị khi tiến hành cuộc phát triển; – Khoảng thời gian mà công cuộc phát triển diễn ra.
- II. Sự tham gia của cộng đồng • Có thể phân quá trình lấy ý kiến cộng đồng thành 4 khâu chủ chốt, mỗi khâu trước là tiền đề cho khâu sau: – Thu thập thông tin: thu thập dữ liệu cơ bản để mô tả các điều kiện hiện tại về kinh tế xã hội và văn hóa. – Phổ biến thông tin: thông tin cho cộng đồng những vấn đề có liên quan thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, radio, báo chí). – Tư vấn: tạo cơ hội cho cộng đồng đóng góp ý kiến và các mối quan tâm để chuyển tải cho các nhà ra quyết định. – Tham gia: đây là sự mở rộng thêm cho việc tư vấn, theo đó các nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp sẽ trở thành những đối tác hợp tác trong việc thiết kế, thực hiện quy hoạch và tham gia ra quyết định.
- III. Chính sách • Chính sách có thể hàm chứa những tính toán, những định hướng dài hạn của chính phủ, nhà nước, của người lãnh đạo, thể hiện mối quan tâm đến toàn XH, mọi người, mọi nhóm có liên quan, hoặc đến một số nhóm đối tượng nào đó • Nhưng cũng có khi chính sách chỉ được hiểu là những giải pháp có tính chất tình huống hoặc có tính chất “mệnh lệnh” để khắc phục một thực trạng cụ thể nào đó • Theo James Anderson (2003): “chính sách là quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề”
- III. Chính sách • Còn nhiều cách trình bày khái niệm của thuật ngữ chính sách, nhưng thường có các điểm chung sau đây: 1. chính sách là những hành động có mục đích, hay nói cách khác chính sách cần phải có mục đích rõ ràng 2. chính sách phải tác động vào những đối tượng cụ thể, hay nói cách khác chính sách phải chỉ rõ đối tượng tiếp nhận hoặc hưởng lợi
- IV. Chính sách công • Chính sách công – Là những chính sách do nhà nước ban hành và cũng giới hạn ở những chính sách công được áp dụng ở lĩnh vực KT-XH hoặc có liên quan trực tiếp đến các vấn đề này. Trong các chính sách công về KT-XH, nhà nước luôn luôn là chủ thể quan trọng – Một khái niệm đơn giản và dễ nhớ nhất của Thomas R. Dye (1984) đã trình bày như sau: “Chính sách công là những điều mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm” – Đó là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978).
- IV. Chính sách công – Đó là sự kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992) – Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971) – Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990) – Khái niệm tổng quát “Chính sách công là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT-XH nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, hoặc giải quyết những vấn đề nhất định”
- IV. Chính sách công • Theo Charles O. Jones (1984), chính sách công là một tập hợp các yếu tố, bao gồm: 1. Dự định (intentions): Trình bày những mong muốn của chính quyền; 2. Mục tiêu (goals): Trình bày những dự định được tuyên bố một cách cụ thể hoặc cụ thể hóa những dự định bằng các mục tiêu về số lượng; 3. Đề xuất (proposals): Trình bày các cách thức để đạt được mục tiêu; 4. Các quyết định hay các lựa chọn (decisions or choices): Trình bày những quyết định hoặc những phương hướng cần lựa chọn; 5. Hiệu lực (effects): Trình bày những hiệu lực của chính sách
- IV. Chính sách công • Thực tế, có nhiều loại chính sách công khác nhau đang tồn tại. Mỗi loại chính sách đều có những tính năng, tác dụng nhất định phù hợp với mục đích yêu cầu sử dụng của chủ thể. • Tùy theo mục đích, yêu cầu của chủ thể quản lý để lựa chọn cách phân loại độc lập hay kết hợp giữa các cách phân loại sau đây: – Theo lĩnh vực hoạt động (KT, XH, y tế, quốc phòng, đối ngoại, dân tộc…) – Theo thời gian phát huy tác dụng (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) – Theo chủ thể ban hành (TW, địa phương, doanh nghiệp…)
- V. Vận động chính sách • Các Chính Sách được ban hành và thực thi đều có ảnh hưởng tới xã hội, mọi người và cuộc sống của chúng ta • Thông qua việc thực thi các Chính Sách đã ban hành trong thực tế, nếu có những ý kiến và cần thiết phải thay đổi chính sách hiện hành để tạo nên những tác động tích cực cho cộng đồng và thực hiện công bằng xã hội tốt hơn thì chúng ta cần phải tham gia vào quá trình vận động chính sách =>Thông qua vận động chính sách, chúng ta có cơ hội đóng góp ý kiến với các nhà hoạch định chính sách để thay đổi các chính sách hiện hành đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan. Nếu chúng ta đứng bên lề cuộc sống, thì mọi việc sẽ không thay đổi được
- V. Vận động chính sách • Với tư cách cá nhân, làm thế nào để có thể đóng góp ý kiến, tạo ra sự thay đổi chính sách • Với tư cách là một tổ chức, thì nên làm gì? Có khó khăn nào ở phía trước? – Có rất nhiều thứ cần thay đổi. Nên bắt đầu từ đâu? – Chỉ là một cá nhân đơn lẻ hoặc là thành viên của một nhóm, một tổ chức nhỏ. Làm thế nào để có thể tạo ra sự thay đổi – Tìm sự đồng thuận và ủng hộ của ai, tổ chức nào… Đó là điều cần thiết phải biết trong công tác vận động, để dần tạo nên những sự thay đổi mong muốn
- V. Vận động chính sách • Vận động là hành động (nói, hay viết) để ủng hộ một vấn đề nào đó • Như vậy một “người vận động” là người có hành động như nói hay viết để ủng hộ một việc nào đó • Theo định nghĩa nêu trên, thì chúng ta đã là những “người vận động”. Thí dụ như trong cuộc sống hàng ngày: – Trẻ em thường vận động để được xem tivi, đi chơi – Nhân viên vận động để lãnh đạo tăng lương…
- V. Vận động chính sách • Các hình thức vận động – Vận động cá nhân – Vận động nhóm – Vận động chính sách
- V. Vận động chính sách • Vận động chính sách là những nỗ lực có tính hệ thống nhằm tác động đến những người ra quyết định nhằm tạo ra những chính sách phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn – Vận động chính sách có vai trò bổ sung, tác động mạnh mẽ tới các bước của quá trình ra quyết định – Vận động chính sách được coi là chiến lược nhằm kết nối tích cực giữa các bên liên quan – Kết quả của Vận động chính sách là mong muốn đat được mục tiêu vì công bằng, dân chủ và phát triển của xã hội VĐCS ngày càng trở thành công cụ trong tiến trình dân chủ hóa, từng bước tiếp cận với những người ra quyết định và cải thiện quá trình ra quyết định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng chuyên đề: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng
73 p | 1504 | 163
-
Bài giảng Quan hệ công chúng - Công cụ thực hiện
11 p | 438 | 155
-
Bài giảng: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam - Quách Thị Tươi
49 p | 763 | 90
-
Tập bài giảng Nghiệp vụ văn thư
65 p | 272 | 58
-
Bài giảng Công tác xã hội nhóm - Bài 5: Một số kiến thức về năng động nhóm
47 p | 263 | 56
-
Văn hóa quần chúng trong lực lượng vũ trang - Trung tá Võ Văn Đức
74 p | 377 | 44
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 13 - Trần Văn Kham
46 p | 170 | 32
-
Bài giảng Xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam đáp ứng phát triển bền vững đất nước - TS. Nguyễn Văn Quyết
19 p | 187 | 27
-
Bài giảng Kỹ năng vận động của ứng cử viên đại biểu Quốc hội
23 p | 182 | 17
-
Bài giảng Đại biểu Quốc hội với truyền thông & báo chí - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
24 p | 139 | 14
-
Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - ĐH Phạm Văn Đồng
66 p | 102 | 11
-
Bài giảng Vận động bầu cử thông qua báo chí - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
17 p | 123 | 11
-
Bài giảng bài 10: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh vệ tổ quốc - ThS. Lê Văn Quý
75 p | 192 | 10
-
Bài giảng Văn hóa với hoạt động của đại biểu dân cử - TS. Nguyễn Viết Chức
15 p | 87 | 6
-
Bài giảng Tham vấn công chúng - Lương Phan Cừ
7 p | 108 | 5
-
Bài giảng Dân tộc học - Trần Minh Đức
129 p | 28 | 3
-
Bài giảng Những vấn đề của xã hội đại cương - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
18 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn