intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:145

183
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm những nội dung về xử phạt vi phạm hành chính; những vi phạm hành chính chủ yếu trong lĩnh vực hải quan; nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính; thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

  1. XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH  TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1
  2. Giải thích từ ngữ 1.VPHC  là  hành  vi  có  lỗi  do  cá  nhân,  tổ  chức  thực  hiện,  vi  phạm  quy  định  của  pháp  luật  về  quản  lý  nhà  nước  mà  không  phải  là  tội  phạm  và  theo  quy  định  của  pháp  luật  phải  bị  xử  phạt  vi  phạm hành chính. Tội  phạm  là  hành  vi  nguy  hiểm  cho  xã  hội  được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có  năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách  cố  ý  hoặc  vô  ý,  xâm  phạm  độc  lập,  chủ  quyền,  thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm  chế  độ  chính  trị,  chế  độ  kinh  tế,  nền  văn  hoá,  quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,  2
  3. quyền,  lợi  ích  hợp  pháp  của  tổ  chức,  xâm  phạm  tính  mạng,  sức  khỏe,  danh  dự,  nhân  phẩm,  tự  do,  tài  sản,  các  quyền,  lợi  ích  hợp  pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh  vực  khác  của  trật  tự  pháp  luật  xã  hội  chủ  nghĩa. 2. Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền  xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp  khắc  phục  hậu  quả  đối  với  cá  nhân,  tổ  chức  thực  hiện  hành  vi  VPHC  theo  quy  định  của  pháp luật về xử phạt vi phạm hành  3
  4. 2.  Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt là việc áp dụng chế tài có tính chất  trừng  phạt,  gây  ra  cho  đối  tượng  bị  xử  phạt  thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần, do người  có thẩm quyền, nhân danh Nhà nước thực hiện  theo quy định của pháp luật. Xử phạt vi phạm  hành chính là việc áp dụng xử phạt đối với cá  nhân,  tổ  chức  có  hành  vi  cố  ý  hoặc  vô  ý  vi  phạm  các  quy  định  của  pháp  luật  về  quản  lý  nhà  nước  mà  không  phải  tội  phạm  theo  quy  định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính 4
  5. Theo  đó,  khoản  2  Điều  2  Luật  Xử  lý  vi  phạm  hành  chính  quy  định:  Xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  là  việc  người  có  thẩm  quyền  áp  dụng  các  hình  thức  xử  phạt,  biện  pháp  khắc  phục  đối  với  cá  nhân,  tổ  chức  thực  hiện  hành  vi vi phạm  hành chính theo  quy  định của pháp  luật về xử phạt vi phạm hành chính. 5
  6. 3.  Những  vi  phạm  hành  chính  chủ  yếu  trong  lĩnh  vực hải quan bao gồm: ­  Vi  phạm  các  quy  định  của  pháp  luật  về  thủ  tục  hải quan; ­ Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra,  giám sát, kiểm soát hải quan; ­ Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối  với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là  thuế); ­ Vi phạm các quy định pháp luật khác có liên quan  đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận  tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. 6
  7. Trong từng nhóm vi phạm, Nghị định 127 quy định  cụ thể từng hành vi vi phạm và chế tài xử phạt tương  ứng  bảo  đảm  việc  xử  phạt  được  thực  hiện  tuân  thủ  đầy  đủ  nguyên  tắc  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  nói  chung  và  đặc  thù  trong  lĩnh  vực  hải  quan  nói  riêng.  Những vi phạm hành chính cụ thể gồm: +  Vi  phạm  quy  định  về  thời  hạn  làm  thủ  tục  hải  quan, nộp hồ sơ thuế; + Vi phạm quy định về khai hải quan; + Vi phạm quy định về khai thuế; 7
  8. + Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất  cảnh,  nhập  cảnh  đối  với  ngoại  tệ  tiền  mặt,  đồng  Việt  Nam bằng tiền mặt, vàng; +  Vi  phạm  quy  định  về  kiểm  tra  hải  quan,  thanh  tra  thuế; + Vi phạm quy định về giám sát hải quan; + Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan; + Trốn thuế, gian lận thuế; +  Vi  phạm  các  quy  định  chính  sách  quản  lý  hàng  hóa  xuất  khẩu,  nhập  khẩu,  quá  cảnh;  phương  tiện  vận  tải  xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; + Vi phạm quy định về quản lý KNQ, kho bảo thuế; +  Xử  phạt  đối  với  Kho  bạc  Nhà  nước,  tổ  chức  tín  dụng và tổ chức, cá nhân liên quan. 8
  9. Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành  chính Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là những  tư tưởng chỉ đạo, định hướng toàn bộ quá trình xử phạt vi  phạm hành chính mà các cấp có thẩm quyền xử phạt phải  tuân  thủ  nhằm  bảo  đảm  cho  công  tác  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  được  tiến  hành  theo  đúng  các  quy  định  của  pháp luật. Việc  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính;  áp  dụng  các  hình  thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện khắc phục hậu  quả; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và các  biện pháp bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính phải  tuyệt  đối  tuân  thủ  các  nguyên  tắc,  trình  tự,  thủ  tục  và  thẩm quyền quy định trong việc xử lý vi phạm hành chính 9
  10. 1. Nguyên tắc xử phạt VPHC bao gồm: a)  Mọi  VPHC  phải  được  phát  hiện,  ngăn  chặn  kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả  do  VPHC  gây  ra  phải  được  khắc  phục  theo  đúng  quy định của pháp luật; b)  Việc  xử  phạt  VPHC  được  tiến  hành  nhanh  chóng,  công  khai,  khách  quan,  đúng  thẩm  quyền,  bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; c) Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất,  mức  độ,  hậu  quả  vi  phạm,  đối  tượng  vi  phạm  và  tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; d)  Chỉ  xử  phạt  VPHC  khi  có  hành  vi  VPHC  do  pháp luật quy định. 10
  11. Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần.  Trong thời gian tiến hành xử phạt và thi hành quyết  định xử phạt vi phạm hành chính đối với một vi phạm  hành  chính  cụ  thể,  người  có  thẩm  quyền  xử  phạt  không được xử phạt lần thứ hai đối với vi phạm đó. Quy định xử phạt một lần  đối với một hành vi vi  phạm  hành  chính  có  ý  nghĩa  rất  quan  trọng,  nhằm  ngăn ngừa sự lạm dụng trong việc xử phạt, tránh tình  trạng  xử  phạt  nhiều  lần  đối  với  một  vi  phạm,  xâm  phạm  quyền  và  lợi  ích  hợp  pháp  của  công  dân,  tổ  chức; đồng thời, đảm bảo hiệu lực của quyết định xử  phạt đối với từng vi phạm hành chính cụ thể. 11
  12. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC  thì  mỗi  người  vi  phạm  đều  bị  xử  phạt  về  hành  vi  VPHCđó.  Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc  VPHC  nhiều  lần  thì  bị  xử  phạt  về  từng  hành  vi  vi  phạm; đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm  chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị  xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại  diện  hợp  pháp  chứng  minh  mình  không  vi  phạm  hành chính; e) Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt  tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối  với cá nhân. 12
  13. 2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao  gồm: a)  Cá  nhân  chỉ  bị  áp  dụng  biện  pháp  xử  lý  hành  chính  nếu  thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94  và 96 của Luật này; b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được  tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành  chính  phải  căn  cứ  vào  tính  chất,  mức  độ,  hậu  quả  vi  phạm,  nhân  thân  người  vi  phạm  và  tình  tiết  giảm  nhẹ,  tình  tiết  tăng  nặng; d)  Người  có  thẩm  quyền  áp  dụng  biện  pháp  xử  lý  hành  chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân  bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc  thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi  phạm hành chính. 13
  14. Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính 1. Các đối tượng bị xử phạt VPHC bao gồm: a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về  VPHC do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt VPHC về  mọi vi phạm hành chính. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân  VPHC thì bị xử lý như đối với công dân khác;  b) Tổ chức bị xử phạt VPHC về mọi VPHC do mình gây ra; c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài VPHC trong phạm vi lãnh thổ,  vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa  của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang  quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị  xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường  hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên  có quy định khác. 14
  15. Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự  1.  Người  từ  đủ  16  tuổi  trở  lên  phải  chịu  trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa  đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội  phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng. 15
  16. Đ 3. Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải  quan   Thời  hiệu  xử  lý  VPHC  là  thời  hạn  (khoảng  thời  gian)  để  áp  dụng  các  biện  pháp  xử  lý  vi  phạm  hành  chính  đối  với  cá  nhân  hay  tổ  chức  vi  phạm  pháp  luật  hành chính. Việc quy định thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành  chính  có  ý  nghĩa  rất  quan  trọng,  nó  tạo  cơ  sở  pháp  lý  thống  nhất  trong  việc  ra  quyết  định  xử  phạt  vi  phạm  hành  chính  cũng  như  thi  hành  các  quyết  định  xử  phạt.  Người có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền xử phạt  vi phạm hành chính phải nhanh chóng xem xét hồ sơ vụ  việc, xác minh các nội dung liên quan để giải quyết vụ  việc  vi  phạm  một  cách  nhanh  chóng,  khách  quan,  đúng  pháp luật. 16
  17. 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về  thuế trong lĩnh vực hải quan: a)  Đối với VPHC là hành vi trốn  thuế, gian  lận  thuế  chưa  đến  mức  truy  cứu  trách  nhiệm  hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế  phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm,  hoàn  thì  thời  hiệu  xử  phạt  là  05  năm,  kể  từ  ngày thực hiện hành vi vi phạm. 17
  18. b)  Quá  thời  hiệu  xử  phạt  vi  phạm  pháp  luật  về  thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn  phải  nộp  đủ  số  tiền  thuế  thiếu,  số  tiền  thuế  được  miễn, giảm, hoàn cao hơn hoặc số tiền thuế  trốn, số  tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà  nước  trong  thời  hạn  mười  năm  trở  về  trước,  kể  từ  ngày phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế. 2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm  khác ngoài các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1  Điều này thì: a)  Thời  hiệu  xử  phạt  VPHC  là  01  năm,  trừ  các  trường hợp sau: 18
  19. VPHC  về  kế  toán;  thủ  tục  thuế;  phí,  lệ  phí;  kinh  doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí  tuệ; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng  hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý  lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt VPHC là 02  năm.  b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt VPHC quy  định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như  sau: Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính  từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối  với  VPHC  đang  được  thực  hiện  thì  thời  hiệu  được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; 19
  20. c)  Trường  hợp  xử  phạt  VPHC  đối  với  cá  nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến  thì  thời  hiệu  được  áp  dụng  theo  quy  định  tại  điểm  a  và  điểm  b  khoản  này.  Thời  gian  cơ  quan  tiến  hành  tố  tụng  thụ  lý,  xem  xét  được  tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a  và  điểm  b  khoản  này  mà  cá  nhân,  tổ  chức  cố  tình  trốn  tránh,  cản  trở  việc  xử  phạt  thì  thời  hiệu  xử  phạt  VPHC  được  tính  lại  kể  từ  thời  điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc  xử phạt. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0