Bài học kinh doanh thú vị từ “The Apprentice”!
lượt xem 43
download
Để thành công trong cuộc sống, bạn cần không ngừng học hỏi. Kiến thức có ở khắp mọi nơi, nhưng sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu bạn có thể khám phá ra những điều bổ ích ngay cả từ những chương trình truyền hình. Với số lượng người xem lên đến gần 2,8 triệu mỗi tuần, chương trình The Apprentice - Người học việc của đài BBC đã trở thành một trong những chương trình truyền hình thành công nhất tại Anh. Trong chương trình này, các nhóm tham gia phải cạnh tranh với nhau để được tuyển vào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học kinh doanh thú vị từ “The Apprentice”!
- Bài học kinh doanh thú vị từ “The Apprentice”!
- Để thành công trong cuộc sống, bạn cần không ngừng học hỏi. Kiến thức có ở khắp mọi nơi, nhưng sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu bạn có thể khám phá ra những điều bổ ích ngay cả từ những chương trình truyền hình. Với số lượng người xem lên đến gần 2,8 triệu mỗi tuần, chương trình The Apprentice - Người học việc của đài BBC đã trở thành một trong những chương trình truyền hình thành công nhất tại Anh. Trong chương trình này, các nhóm tham gia phải cạnh tranh với nhau để được tuyển vào làm việc tại công ty của một doanh nhân nổi tiếng với mức lương 100.000 bảng Anh/năm. Không chỉ là chương trình giải trí đơn thuần, những người làm truyền hình muốn chuyển tải đến các bạn trẻ nhiều bài học kinh doanh thú vị cùng các kinh nghiệm thực tế trên thương trường. Trong chương trình của mình, Alan Sugar sẽ đưa ra dự án giả định và yêu cầu người chơi - trong các vai nhân viên - thực hiện. Những nhân viên làm việc không hiệu quả sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Cứ như vậy, chỉ còn một người duy nhất đi đến đích cuối cùng và được Alan Sugar nhận vào làm việc thực sự. Và rồi, chiến thắng thuộc về Tim Campbell, một ứng cử viên da màu 27 tuổi. “Chương trình mang tính giáo dục sâu sắc thông qua những bài học bổ ích về phương pháp kinh doanh. Dù bạn là ai, đang làm việc hay mới ra trường, bạn đều có thể tìm thấy những bài học kinh doanh rất có giá trị”, Alan Sugar nhận định. Bài học 1: Tôn trọng cấp trên Tại chương trình, người chơi sẽ phải ra đường bán hoa tươi trong khoảng thời gian nhất định. Có người bán được ít, có người bán được nhiều. Và người bán ít, thu được ít lợi nhuận sẽ thua cuộc. Sau khi tuyên bố loại người này ra khỏi cuộc thi, Alan cho anh ta biết nguyên nhân thua cuộc. Ông nói: “Các bạn thua bởi vì đã các bạn đều
- muốn mình cá nhân mình nổi bật. Các bạn dành nhiều thời gian để lục vấn trưởng nhóm hơn là thời gian để bán hàng”. Bài học đối với phần chơi này là: cần tôn trọng lãnh đạo. Trong môi trường cạnh tranh, bạn sẽ thất bại nếu bạn cứ luôn mong muốn và cố gắng để được nổi trội, kể cả khi có thể gây thiệt hại cho đồng nghiệp. Bài học 2: Năng động Những người tham gia trò chơi sẽ được giao nhiệm vụ quản lý một bộ phận nhỏ trong cửa hàng đồ chơi nổi tiếng Harrods và kiểm tra xem doanh thu bộ phận nào cao nhất. Kết quả là Tim Capbell đã thắng cuộc và bán được nhiều đồ chơi nhất. Nhờ sáng kiến thuê hoạ sỹ nghiệp dư đến cửa hàng để vẽ mặt miễn phí cho trẻ em, Tim đã thu hút được rất đông các khách hàng nhỏ tuổi. Không những thế, việc Tim cho trẻ em chơi thử đồ chơi tại nhà và cho nhân viên bán hàng mặc một chiếc áo giả làm gấu cũng góp phần tăng doanh thu bán hàng. “Tim rất năng động và linh hoạt. Đây là khả năng cần thiết trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay”, Alan nhận xét. Bài học từ phần chơi này là: để thành công trong các hoạt động kinh doanh, nếu bạn là một doanh nhân thì bạn phải năng động, luôn sáng tạo ra nhiều “chiêu thức” độc đáo để thu hút các nhóm khách hàng khác nhau. Bạn nên có lối kinh doanh mở và không ngừng học hỏi các kế sách kinh doanh của người khác. Bài học 3: Luôn luôn lắng nghe và học hỏi Lần này, người chơi sẽ phải thi đua để xem ai bán được một sản phẩm có giá 10 bảng nhanh nhất. Lindsay, một trưởng nhóm, đã chọn sản phẩm là người máy đồ chơi, trong khi sáu thành viên còn lại đều chọn chiếc bút điện tử. Luật chơi quy định là nếu
- có sự bất đồng, trưởng nhóm sẽ là người quyết định. Và nhóm của Lindsay đã chọn người máy đồ chơi. Sau đó, trong khi các nhóm khác đã bán được đồ chơi của mình thì Lindsay vẫn chưa tìm được người mua. Kết quả, cả nhóm của cô đã thua cuộc. Alan nhận xét: “Các thành viên trong nhóm đã rất chính xác khi cho rằng Lindsay sai lầm khi lựa chon người máy đồ chơi. Quả thật, trong kỷ nguyên điện tử thì người máy đồ chơi sẽ khó bán hơn chiếc bút điện tử”. Bài học đối với phần chơi này là: bạn cần lắng nghe và học hỏi từ ý kiến đóng góp của người khác. “Nếu tất cả mọi người trong công ty nói là tôi sai thì dù có là một người rất bướng bỉnh, tôi cũng sẽ nghe họ", Alan nói. Bài học 4: Đừng phung phí đồng tiền Các nhóm chơi phải nghiên cứu, phát triển và sản xuất một số thực phẩm để bán tại một khu chợ nông thôn. Trong khi nhiều đội cho rằng yêu cầu đầu tiên của thực phẩm là phải ngon miệng và tìm mua nguyên liệu quý hiếm đắt tiền, thì Saira Khan, một ứng cử viên cho chức vô địch, đã chú ý đến những nguyên liệu rẻ tiền mà có lợi cho sức khoẻ như rau quả các loại. Từ những rau quả này, Saira đã làm ra các loại mứt bổ dưỡng và nhiều loại sinh tố có lợi cho sức khoẻ mà cũng không kém phần ngon miệng. Kết quả đã chứng minh được Saira đúng sau khi Saira thu được 400 bảng Anh lợi nhuận còn các đội khác cao nhất cũng chỉ thu về 200 bảng Anh. Và Alan đã “sa thải” nhiều ứng cử viên vì họ đã mắc một "sai lầm chết người" là không biết điều tiết các khoản chi phí dẫn đến tình trạng khó kiểm soát nguồn tài chính.
- Bài học cho phần thi này là: trong kinh doanh, các doanh nhân cần đặt yêu tố lợi nhuận lên hàng đầu trong khi mức chi phí bỏ ra là thấp nhất. Không được chi tiêu quá nhiều trong khi lợi nhuận thu về không lớn. Bài học 5: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng Các nhóm chơi giờ đây chuyển sang bán tranh. Đội của Tim bán được nhiều tranh với giá tốt nhất. Tim biết rằng muốn bán được tranh với giá cao, điều quan trọng là cần nhắm đúng đối tượng. Tim đã tìm hiểu và mời một số nhà yêu nghệ thuật giàu có tới dự buổi tiệc giới thiệu và bán tranh. Tại buổi tiệc, Tim khiến các vị khách ngạc nhiên khi anh hiểu rõ sở thích tranh của từng người, thậm chí có thể gọi tên hoạ sỹ mà họ yêu thích. Nhiều khách hàng khâm phục sự khéo léo, tài năng và sự hiểu biết của Tim, đã quyết định mua tranh của ở chỗ Tim “Tim đã đánh đúng tâm lý của khách hàng là muốn người bán hiểu mình và tôn trọng sở thích của mình. Đây là một yêu tố mà nhiều doanh nhân hiện nay còn chưa chú ý tới”, Alan nói. Bài học từ phần thi này là: nếu bạn hiểu rõ về thị trường, hiểu rõ về khách hàng, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội chiến thắng đối thủ cạnh tranh hơn. Bài học 6: Hãy trung thực Ở phần cuối cuộc thi, người chơi sẽ tham gia vào cuộc phỏng vấn xin việc do chính Alan cùng với hai trợ lý cấp cao của ông ra câu hỏi . Mặt đối mặt với nhà tuyển dụng đồng thời phải trả lời những câu hỏi hóc búa, nhiều ứng cử viên tỏ ra hồi hộp, thậm chí mất tự tin, nói năng vấp váp hay ngược lại, ba hoa quá mức. Một người chơi đã phải xấu hổ khi nghe Alan nhận xét: “Tôi không thích những người hay nói dối như bạn. Bạn đã đánh bóng CV của mình một cách thái
- quá”. Nguyên do là người chơi này muốn nhấn mạnh với Alan rằng anh ta rất có kinh nghiệm kinh doanh, rằng anh ta đã sử dụng 300.000 bảng Anh để kinh doanh bất động sản và thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, khi Alan hỏi, trong số tiền đó có bao nhiêu vốn đi vay, bao nhiêu vốn cầm cố, lợi nhuận thu được từ những nguồn cụ thể nào… thì người chơi này lúng túng “như gà mắc tóc”. Bài học trong phần thi này là: nếu bạn là một người đi xin việc hay chuẩn bị gửi một bản chào giá và giới thiệu năng lực công ty mình cho khách hàng, bạn hãy là chính mình với những đánh giá chân thực nhất. Sự tâng bốc hay khoác lác rất dễ bị lật tẩy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 Bài Học Ghi Nhớ để Trở Thành Người Giảu Có - Patric Chan
15 p | 225 | 107
-
Bài học từ việc thông đồng trong kinh doanh
5 p | 178 | 69
-
5 bài học thú vị về khởi nghiệp
5 p | 186 | 50
-
Học cách chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong kinh doanh
8 p | 163 | 37
-
Cải tiến kinh doanh: Nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ
4 p | 151 | 29
-
Những bài học quản lý tại Fujitsu
8 p | 138 | 26
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 8 - Đoàn Thị Mỹ Hạnh
19 p | 106 | 21
-
Bài giảng Lập kế hoạch kinh doanh: Chương 3 - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc (2018)
4 p | 76 | 17
-
Bài giảng môn học Lập kế hoạch kinh doanh: Chương 3 - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
5 p | 109 | 16
-
Quản trị thương hiệu: Bài học kinh nghiệm từ các thương hiệu hàng đầu Việt Nam
4 p | 153 | 15
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 1 - Nguyễn Thị Thu
68 p | 126 | 14
-
Bài học kinh doanh về những con búp bê
5 p | 131 | 13
-
Dầu gội Feather – thất bại từ định vị
6 p | 116 | 11
-
Thật thà là cha quỷ quái
4 p | 121 | 8
-
3 bài học khởi nghiệp thú vị từ Trung Nguyên
6 p | 94 | 7
-
Hãy đoán trước nước cờ của đối thủ
6 p | 74 | 3
-
Phân tích năng lực kinh doanh thương mại của đơn vị sản xuất - kinh doanh nông phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên
15 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn