Bài học kinh doanh từ những nữ vận động viên WNBA
lượt xem 9
download
Không chỉ bồi dưỡng tri thức, nhiều thành viên trong đội bóng rổ này còn thử sức với lĩnh vực kinh doanh và đã có những thành công rực rỡ. Dường như khái niệm “một nghề cho chín” không tồn tại ở WNBA.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học kinh doanh từ những nữ vận động viên WNBA
- Bài học kinh doanh từ những nữ vận động viên WNBA
- Không chỉ bồi dưỡng tri thức, nhiều thành viên trong đội bóng rổ này còn thử sức với lĩnh vực kinh doanh và đã có những thành công rực rỡ. Dường như khái niệm “một nghề cho chín” không tồn tại ở WNBA. Bài học kinh doanh từ những nữ vận động viên WNBA Được biết, tại mùa giải thứ 15, WNBA đã thu thút được nhiều người xem truyền hình cũng như khán giả trên sân hơn. Không những thế, đội bóng rổ này còn nhận được khoản tài trợ kếch xù từ Boost Mobile. Theo lời những ông chủ của WNBA thì đội bóng này đang trên đà tăng trưởng và dự kiến sẽ đem lại lợi nhận trong vài mùa giải tới. Có một điều mà ít ai biết, đó là hơn 90% số nữ cầu thủ của WNBA đã tốt nghiệp đại học. Họ đi học đại học không phải để chơi mà để chuẩn bị cho tương lai bởi ai cũng biết quãng đời làm cầu thủ rất ngắn ngủi. Không chỉ bồi dưỡng tri thức, nhiều thành viên trong đội bóng rổ này còn thử sức với lĩnh vực kinh doanh. Dường như khái niệm “một nghề cho chín” không tồn tại ở WNBA. Mới đây, tôi (Anala Glass- phóng viên trang web Forbes) có gặp và phỏng vấn 4 cầu thủ của WNBA: Cappie Pondexter, Tammy Sutton-Brown,
- Essence Carson, và Asjha Jones. Tất cả họ đều ‘kinh doanh’ gì đó trong lúc không tập luyện và thi đấu. Và điều bất ngờ là có nhiều bài học kinh doanh mà ta có thể học được từ họ 1. Tìm ra đam mê là bạn sẽ tìm ra ý tưởng kinh doanh
- Cappie Pondexter đã hai lần là quán quân của WNBA. Cô là một trong số 15 cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử WNBA.
- Tuy nhiên, bên cạnh trái bóng rổ, Pondexter còn có một niềm đam mê khác. Lớn lên ở Chicago và chơi trong đội bóng rổ trường Đại học Rutgers, Pondexter không có nhiều cơ hội mặc thử những trang phục khác ngoài quần áo thể thao. Mọi thứ bỗng thay đổi khi cô được nhận vào WNBA. “Khi được tuyển vào (WNBA), tôi nhận thấy hình ảnh và thương hiệu là tất cả và mình cần phải tạo dựng. Dành quá nhiều thời gian học phổ thông, đại học khiến bạn khó mà biết được mình có tầm quan trọng lớn như thế nào ngoài sân cỏ và mọi thứ thuộc về mình đều mang giá trị kinh doanh” – Pondexter cho biết. Từ đó, thời trang trở thành niềm đam mê thứ hai của Pondexter. Và cô đã biến nó thành công việc kinh doanh toàn thời gian của mình. Năm 2010, cô thành lập công ty phong cách bốn mùa (4Season Style Management) – một công ty chuyên tư vấn tạo dựng hình ảnh, giúp khách hàng gây được ấn tượng mạnh đầu tiên bằng cách chau truốt hình ảnh của mình. Ngoài ra, công ty này còn cung cấp các dịch vụ như mua sắm cá nhân, thiết kế phong cách tủ quần áo và quản lý hình ảnh. Pondexter cho rằng dù có là vận động viên hay một người bình thường thì bạn cũng rất nên tạo ra thương hiệu của mình và để người khác thấy tầm quan trọng của thương hiệu đó đối với bạn. Cô cũng thừa nhận là không dễ dàng gì khi vừa chơi cho WNBA, vừa chơi
- cho một đội ngoại quốc (Ekat, Nga) và vừa điều hành một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ có đối tác (Lisa Smith Craig), cô cũng bớt được nhiều gánh nặng. Khi được hỏi cô theo đuổi nghề thời trang là vì lý do kiếm sống hay vì ý thích. Pondexter trả lời: “Với tôi, nghề thứ hai tôi chọn là vì ý thích. Dù là nam hay nữ thì ai cũng nên chuẩn bị cho tương lai của mình sau khi rời sân cỏ. Nếu nhìn vào số liệu, có rất nhiều người chi tiêu hoang tàn và số tiền họ kiếm được khi còn đang thi đấu chẳng mấy chốc tiêu tan. Đến lúc ấy họ không biết phải làm gì nữa. Vì thế, mọi vận động viên nên có một nghề phòng thân khi sự nghiệp thi đấu của họ kết thúc”. Kế hoạch trong 5 năm tới của 4Season Style Management là trở thành một thương hiệu nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước. Mục tiêu của Pondexter là được biết đến không chỉ với tư cách là một cầu thủ bóng chuyền xuất sắc mà còn là một nữ ‘stylist’ chơi thể thao. 2. Bán thứ mà bạn yêu thích và hiểu rõ Khi Tammy Sutton-Brown rời Ontario, Canada và đến đăng ký nhập học ở trường Đại học Rutgers, cô ấp ủ ý định trở thành giáo viên – thời đó WNBA vẫn chưa ra đời. Vài học kỳ sau, Sutton-Brown trở thành người dẫn đội Scarlett Knights to tham dự giải chung kết nữ NCAA 2000 và được chọn làm đầu quân cho WNBA.
- Thế là giấc mơ làm giáo viên của cô nhanh chóng bị dẹp sang một bên để dành chỗ cho môn bóng rổ. Trong thời gian ở WNBA, cô đã tham gia thi đấu chuyên nghiệp ở khắp nơi trên thế giới, từ Hàn Quốc, Nga cho đến Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ. được đi nhiều nơi trên thế giới. Trong những mùa giải mới đây, cô là tâm điểm gạo cội của cơn sốt Indiana Fever do WNBA điều khiển. Dù chuyên tâm chơi bóng rổ, tình yêu trẻ em vẫn chiếm một góc đặc biệt trong lòng Sutton-Brown. Và cuối cùng thì mùa hè năm ngoái cô cũng đã kết hợp được công việc bóng rổ của mình với sự quan tâm dành cho trẻ em khi trở thành tác giả của một cuốn sách thiếu nhi.
- Cô còn nhớ khi trò chuyện với một nhóm các em nhỏ và cố gắng giải thích cho các em hiểu nơi cô đang chơi bóng. “Tôi nhớ các em rất ngơ ngác khi tôi nói tôi đang chơi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc ấy, ý tưởng dạy các các em một chút về địa lý nảy ra trong đầu tôi. Nhờ bóng rổ, tôi đã được đi rất nhiều nước. Và nếu không có môn thể thao này thì chưa chắc tôi đã có co hội được cọ xát với nhiều nền văn hóa và phong tục thế” – cô nói. Thế là Sutton-Brown bắt tay vào công cuộc 2 năm sáng tác truyện Cuộc phiêu lưu của Cree & Scooter. Truyện kể về một cô bé 6 tuổi và một con tắc kè hoa nhồi bông Scooter sống dậy mỗi khi Cree ngủ. Sutton-Brown hiện đang quảng bá cho tác phẩm của mình ở Canađa và Mỹ. Hiện tại, các tập của cuốn Cuộc phiêu lưu của Cree & Scooter được bán trên Amazon.com. 3. Học kinh doanh từ con số không Hãy thử tưởng tượng bạn mới 12 tuổi mà đã phải đi đôi giày cỡ to nhất của đàn ông. Giờ tiếp tục tưởng tượng bạn vào cửa hàng và hỏi họ có giày cỡ đó cho bạn không. Bạn sẽ thấy xấu hổ đến mức nào?
- Đó là câu chuyện có thật của Asjha Jones, nữ vận động viên kỳ cựu của WNBA. Và mặc dù được biết đến với những thành công vang dội trên sân bóng rổ, Jones còn nổi tiếng hơn với những gì cô làm ngoài đời. Mới đây, Jones cho ra mắt dòng sản phẩm giày thiết kế Takera chuyên phục vụ những quý bà có đôi chân ngoại cỡ. Cô gần như phải học lại từ đầu để có thể bắt tay vào lĩnh vực mới mẻ này.
- “Còn nhỏ mà bị người ta trố mắt nhìn vì họ không thể tưởng tượng có người đi giày cỡ đó. Giờ sẽ không ai phải rơi vào tình huống ấy vì tôi đã có giải pháp. Bạn sẽ không những không phải xấu hổ về kích cỡ quá khổ của mình mà còn có nhiều sự lựa chọn giữa vô số những đôi giày vừa đẹp và êm chân” – Jones cho biết Cô đã có ý tưởng sản xuất dòng sản phẩm giày này từ lâu những nó chỉ dừng lại trong các cuộc tán phét với bạn bè. Cách đây ba năm cô mới quyết định thử phản ứng của thị trường xem nhu cầu với dòng giày là thế nào. Sau khi thử nghiệm, cô phát hiện ra không chỉ cô và các cầu thủ của WNBA mà còn khá nhiều người muốn mua giày ngoại cỡ. Thế là cô lao vào tìm hiểu ngành sản xuất giày. Hai năm sau, cô tìm được nguồn tài trợ và vị trí để mở công ty. Nếu nói chuyện với Jones, ai cũng có thể nhìn thấy ở cô một phụ nữ rất học thức và giỏi kinh doanh.
- Thương hiệu giày ngoại cỡ Takera Khi tôi hỏi cô về sự sắc sảo trong kinh doanh, cô nói: “Tôi đã tốt nghiệp quản trị kinh doanh ở Uconn. Song tôi lại không làm đúng ngành học của mình. Chính vì thế mọi thứ tôi học sau này đều là thông qua thực hành hết. Và tôi luôn cố gắng thử làm mọi thứ để không là người đứng ngoài trong một mảng công việc nào đó ở công ty”. Jones chủ trương phát triển Takera một cách từ từ. Mùa xuân năm 2011, cô có sự trình làng hết sức nhẹ nhàng và hiện đang bán giày qua những nhà phân phối lớn như DesignerShoes.com và ShoeBuy.com. Bộ sưu tập xuân thu năm 2012 đã thiết kế xong nhưng cô phải chờ bán hết hàng trong kho trước khi ra mắt bộ sưu tập mới.
- “Mọi thứ đều đã sẵn sàng. Chỉ có điều chúng tôi muốn kéo dài thời gian để không đi quá nhanh. Tôi nghĩ khi làm gì đó quá vội vã, người ta dễ mắc sai lầm. Mọi thứ không thể ngày một ngày hai mà có. Bạn phải có thời gian cho người ta trải nghiệm thì người ta mới tin tưởng bạn và sản phẩm của bạn” – Jones chia sẻ. 4. Tìm được tiếng nói thì công việc kinh doanh sẽ tự tìm đến bạn Năm 2007, cả nước Mỹ chấn động vì những lời nhận xét bôi nhọ đội bóng rổ nữ trường Rutgers của phát thanh viên Don Imus. Thế là thay vì chạy nước rút cho vòng đấu thứ tư, vòng đấu chung kết, những vận động viên bóng rổ bị cuốn vào một cuộc tranh cãi kịch liệt. Lúc đấy Essence Carson là đội trưởng của Scarlet Knights. Thế là đang yên đang lành, cô phải gánh thêm trách nhiệm làm phát ngôn viên cho trường và đội bóng của mình trước báo chí, truyền hình.
- Nhìn lại quãng thời gian đó, cô cảm thấy mình đã may mắn vì được lên tiếng phản bác lại những lời thị phi. Cô cũng cho biết cũng nhờ sự kiện ấy mà cô có được phẩm chất cần thiết để trở thành một nghệ sỹ trong làng âm nhạc. “Tôi vốn không phải là người có khiếu diễn thuyết bởi tôi nói rất nhỏ nhẹ. Nếu bây giờ mà tôi vẫn là người như thế thì chắc tôi sẽ không thể là một nghệ sỹ. Có thể tôi vẫn sáng tác nhưng tôi sẽ không đủ dũng cảm để đứng trước đám đông và biểu diễn" – cô cho biết. Âm nhạc luôn là một phần cuộc sống của Carson từ khi cô lên 9. Lớn lên cô
- viết thơ và chơi đủ mọi nhạc cụ, từ piano cho đến saxophone, ghita điện và trống. Sau này, cô theo học tại một trường trung cấp nghệ thuật với hy vọng sẽ trở thành một Quincy Jones của thế hệ hip hop. Từ khi gia nhập WNBA vào năm 2008, Carson gánh một lúc hai trọng trách, đó là vừa học để trở thành vận động viên chuyên nghiệp (hiện tại cô đang chơi ở Madrid, Tây Ban Nha) vừa nghiên cứu kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc. Năm ngoái, cô đứng ra thành lập công ty âm nhạc Pr3pE. Tại đây, cô vừa đóng vai trò là người sáng tác vừa biểu diễn. Hiện tại, cô đang làm vài album và phối hợp với những nhà sáng tác ở Bỉ và Pháp để viết nhạc. Mục tiêu dài hơi của Carson là tiến đến xuất bản và có nhãn hiệu riêng. Nhiều người khuyên Carson chỉ nên tập trung vào một thứ. Tuy nhiên, cô cho biết cả đời cô luôn làm hai thứ một lúc, hay như cách nói của cô: “Ai bảo bạn chỉ được phép mơ một giấc mơ”. Carson cho rằng cô có được sự thành công trong kinh doanh là nhờ WNBA bởi đội bóng này luôn chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai và nhờ huấn luyện viên trưởng của đội bóng trường Rutgers C. Vivian Stringer, người đã dạy cô nhiều bài học về sự tập trung, lòng quyết tâm và tính kiên nhẫn. 5. Xây dựng một bản sắc văn hóa doanh nghiệp, một môi trường khơi gợi sức sáng tạo Cuối buổi phỏng vấn, tôi có hỏi các vận động viên này là điều gì mà họ nhìn thấy ở WNBA mà nếu nói ra có thể làm nhiều người khác bất ngờ, ngay lập
- tức 3 trong số 4 người đã phỏng vấn ở trên chia sẻ luôn quan điểm của mình. Pondexter nói: “Trong suốt 6 năm chơi cho WNBA, tôi dám chắc là chỉ cần một lần bạn đi xem WNBA thi đấu, bạn sẽ trở thành fan của WNBA. WNBA rất biết cách thu hút và giữ chân người xem. Bất kỳ ai tôi mời tham dự trân đấu của WNBA cũng đều quay trở lại vào những lần sau”. Sutton-Brown nói: “Rất nhiều người, cả đàn ông, phụ nữ và con nít đều nói với tôi rằng một khi họ đã xem một trận đấu của WNBA, họ đều bị nghiện. WNBA bao giờ cũng ngập tràn niềm vui và sự hào hứng”. Carson nói: “Mọi người thích xem chúng tôi biểu diễn. Tôi sẵn sàng cá tiền lương tháng của mình nếu bạn đến New York Liberty một lần mà không quay lại lần thứ hai”. Mặc dù Jones không có câu trả lời nhưng về sau cô nói “Tôi nghĩ khi mọi người ôm chúng tôi và thấy họ tìm được một cầu thủ họ yêu thích, họ sẽ trở nên yêu môn bóng rổ hơn. Phụ nữ bắt đầu nghiền xem thể thao hơn còn con nít và đàn ông thì khó có thể bắt họ dừng lại không xem nữa”. Là một chủ doanh nghiệp, bạn rất cần có những nhân viên tận tụy và gắn bó với sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp. Nếu không có lòng tin tưởng và sự tuân phục ấy, doanh nghiệp sẽ khó mà có thể tiến bước được. Mặc dù chỉ phỏng vấn được một số ít những nữ cầu thủ của WNBA, nhưng tôi tin rằng những thành viên còn lại cũng giống như họ, không chỉ quan tâm
- đến tương lai của cá nhân mình mà còn mong muốn được thấy ngành bóng rổ nữ thành công hơn nữa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
6 bài học về văn hóa kinh doanh Nhật Bản
19 p | 629 | 291
-
Bài học kinh doanh từ những điển tích: Vịt phải biết bơi
3 p | 337 | 98
-
Ba bài học đổi mới từ Apple
3 p | 223 | 78
-
Điệp viên 007 và 7 bài học kinh doanh
5 p | 240 | 66
-
Bài học kinh doanh thú vị từ “The Apprentice”!
6 p | 180 | 43
-
10 bài học kinh doanh đắt giá nhất 2011
15 p | 133 | 31
-
Ba bài học kinh doanh và tiếp thị từ Thế vận hội Olympic
4 p | 211 | 28
-
Bài học kinh doanh qua những câu chuyện ngụ ngôn
5 p | 157 | 24
-
Bài học kinh doanh từ những điển tích
4 p | 127 | 20
-
5 bài học kinh doanh từ Bố Già Corleone
2 p | 123 | 20
-
Bài học kinh doanh từ Bố Già Corleone
4 p | 121 | 18
-
Những bài học kinh doanh không lỗi mốt
5 p | 154 | 17
-
Bài học kinh doanh về những con búp bê
5 p | 131 | 13
-
Bài học kinh doanh từ… anh hùng Batman
13 p | 91 | 8
-
bài học sự nghiệp từ “ông chủ” của fac
5 p | 90 | 8
-
Bài học kinh doanh từ Billy Beane và
5 p | 143 | 8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế nâng cao (Advanced international business) - Chương 4: Quy trình kinh doanh quốc tế
8 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn