Bài học quản trị từ nhà thực thi chiến dịch vĩ đại Winston Churchill
lượt xem 14
download
Như Churchill đã từng nói, "Chúng ta luôn có trước mặt một cơ hội lớn, một cơ hội vàng, lấp lánh ánh sáng nhưng rất ngắn ngủi. Cơ hội chúng ta là trong tầm tay vào thời điểm này. Cơ hội ở đó; động cơ ở đó, mọi người ở đó". Các nhà quản lý hãy nhắc nhở tập thể nhân viên của mình rằng họ có một cơ hội để nắm lấy cho dù cơ hội là thế nào trước mặt họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học quản trị từ nhà thực thi chiến dịch vĩ đại Winston Churchill
- Bài học quản trị từ nhà thực thi chiến dịch vĩ đại Winston Churchill Như Churchill đã từng nói, "Chúng ta luôn có trước mặt một cơ hội lớn, một cơ hội vàng, lấp lánh ánh sáng nhưng rất ngắn ngủi. Cơ hội chúng ta là trong tầm tay vào thời điểm này. Cơ hội ở đó; động cơ ở đó, mọi người ở đó". Các nhà quản lý hãy nhắc nhở tập thể nhân viên của mình rằng họ có một cơ hội để nắm lấy cho dù cơ hội là thế nào trước mặt họ.
- Việc động viên và khích lệ thành công mọi người thực thi một chiến dịch – cho đù đó là giải cứu thế giới hay cải thiện tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ - luôn là một công cụ lãnh đạo quan trọng. Không phải bàn cãi, Churchill luôn là một trong những nhà thực thi chiến dịch vĩ đại nhất. Rất ít người trong chúng ta có thể học hỏi được cách thức ông sử dụng từ ngữ hay hy vọng rằng những từ ngữ của mình có thể mang lại những kết quả to lớn như những gì Churchill làm được với các chiến dịch vận động của mình. Tất cả mọi mục tiêu, mọi chiến dịch - cả trong nước lẫn nước ngoài - mà Churchill đều thắng lợi nhờ các bài diễn thuyết và kỹ năng xây dựng mối quan hệ của ông. Cho đến ngày nay, chúng vẫn là chủ đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu, nhà phân tích kinh doanh nhằm minh chứng rõ nét cho sức mạnh và tầm ảnh hưởng trong lãnh đạo. Những mục tiêu khả thi
- Ở đây chúng ta sẽ không giả định rằng mỗi nhà quản lý có thể trở thành một Churchill trong công ty. Việc tiến hành một chiến dịch hoàn toàn khác với việc hướng tới một dự án hay một giải pháp. Nó là một quan niệm khá mạnh mẽ và rõ ràng. Bản thân từ "chiến dịch" đã bổ sung thêm tầm quan trọng và độ tín nhiệm cho một nỗ lực nào đó. Nó nâng tầm một nỗ lực theo cách thức cho phép và động viên nhiều người hơn cùng quy tụ một nơi để hành động nhanh chóng. Ngoài ra, từ "chiến dịch" đã truyền tải bản chất bên trong là mọi nỗ lực nhằm đạt được một điều gì đó quan trọng – chẳng hạn như có được thị phần vượt trội so với đối thủ, thành công tung ra thị trường một sản phẩm mới nổi bật, thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng trong toàn công ty. Các chiến dịch sẽ chuyển mục tiêu thành hành động, tập trung các nỗ lực của mọi người lên những gì cần được thực hiện và biến nỗ lực đó thành các kết quả; đó là bản chất của công việc
- lãnh đạo. Các chiến dịch còn là sự nối tiếp của những hành động - chứ không phải là một quyết định hay dự án đơn lẻ - được thiết kế để xác định rõ các mục tiêu trong một khung thời gian cụ thể với các nguồn lực cụ thể. Những mục tiêu này là khả thi, chi tiết và có giới hạn nhưng có ý nghĩa quan trọng chiến lược. Một chiến dịch có thể được hướng trực tiếp tới việc lấp một lỗ hổng nào đó khi một vấn đề gì đó bị phá vỡ; thực hiện một thay đổi lớn về chính sách khi định hướng có thay đổi; hay đơn giản nỗ lực duy trì vị thế dẫn đầu hiện tại. Trái ngược với kế hoạch hành động, chiến dịch là form mẫu của sự ứng biến có chỉ dẫn, được gắn chặt với nhau bởi một chủ đề nhất định. Và một chuỗi các chiến dịch, được thực hiện theo cách thức có dự tính, có thể dẫn tới một sự biến đổi toàn diện của công ty. Trong bất cứ chiến dịch nào, công việc đầu tiên của các nhà quản lý đó là khiến mọi người xung quanh nghĩ về và quyết định những gì công ty hay bộ phận cần làm. Ví dụ, các công ty phải bảo vệ hay tạo ra các lợi thế cạnh tranh. Cách thức bảo vệ một lợi thế
- cạnh tranh có thể khá rõ nét. Nhưng một lợi thế của công ty có thể thay đổi cùng với thời gian mà nhà quản lý không đánh giá đầy đủ được nó. Như thế, một chiến dịch có thể cần được phân tích và nhận ra các "thành phần chủ động" - lợi thế kinh doanh. Đây là phần "suy nghĩ" trong quản lý. Tập hợp nhân lực Nhiệm vụ thứ hai của nhà quản lý đó là để mọi người hiểu được và trợ giúp cho mục tiêu chung của công ty. Các nhà quản lý không nên hướng tới một số đối tượng nhân viên nào đó, mà thay vào đó nên tạo dựng một tình cảm được chia sẻ chung cho mục tiêu. Những nỗ lực nghèo nàn nhằm bắt chước Churchill sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Trên cương vị của mình, các nhà quản lý cần giữ vững sự thành thực với bản thân, sử dụng những kỹ năng mình có được. Các nhà quản lý hàng đầu sẽ cần bảo trợ cho một
- chiến dịch nhằm phát triển hay tinh lọc lại nhãn hiệu, đặc tính của công ty. Đây là phần "truyền cảm hứng" trong quản lý. Công việc thứ ba của nhà quản lý là tuyển dụng và phát triển nhân lực cho chiến dịch, cũng như bố trí họ tại những vị trí thích hợp. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn nhân lực Towers Perrin, ba phần tư các nhà tuyển dụng lớn phải thừa nhận rằng họ thường không thành công trong việc tuyển dụng những nhân viên tài năng hay nhận ra một cách hiệu quả những nhân viên tốt nhất và nhân viên yếu kém nhất. Vấn đề thực sự luôn là bao nhiêu sự gắn kết và sức lực mà một cá nhân đem lại cho công việc của mình và sự hợp tác, phối kết hợp công việc giữa mọi người tốt ở mức độ nào. Đây là phần "huy động" trong quản lý. Trang bị cho tập thể Và cuối cùng, công việc của một nhà quản lý là trang bị cho mọi người những gì cần thiết để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của họ
- trong một chiến dịch. Điều đó thường bao hàm việc hàn gắn một vài khiếm khuyết nào đó, từ trách nhiệm giải trình không rõ ràng cho tới thiết kế thông tin nghèo nàn. Mục tiêu luôn là đưa cho mọi người tất cả các nguồn lực và tài sản cần thiết để chiến thắng. Đây chính là phần "trang bị" trong quản lý. Một chiến dịch hành động nên ngắn hợp lý, thường là từ ba đến sáu tháng, tối đa là một năm. Các nhà quản lý kinh doanh sẽ muốn đảm bảo rằng mục tiêu của chiến dịch không trở nên lỗi thời và rằng tất cả các thành viên tham gia có thể tập trung cho toàn bộ thời gian của chiến dịch. Không phải tất cả các chiến dịch đều được tạo dựng như nhau. Khi cố gắng thoát ra khỏi một lỗ sâu, nhà quản lý trước tiên vào gắn kết với một chiến dịch suy nghĩ và sau đó nhà quản lý phải truyền cảm hứng. Một khi thành công, nhà quản lý phải tái xác định tái xác định lại các khả năng có thể và rồi huy động toàn thể mọi người xây dựng các nguồn lực thích hợp với những mơ ước mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương bài giảng: Quản trị học
0 p | 271 | 106
-
Bài giảng quản trị học - Chương 2
31 p | 277 | 72
-
Bài giảng Quản trị học (ĐH Kinh tế) - Chương 8 Chức năng kiểm tra
12 p | 424 | 61
-
LỊCH SỬ CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ
4 p | 332 | 51
-
Bài giảng Quản trị học - GV. Bùi Thanh Khoa
23 p | 176 | 31
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - Nguyễn Phạm Thanh Nam
10 p | 371 | 31
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1, 2, 3 - Dương Thị Hoài Nhung
74 p | 144 | 21
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Hồ Thị Diệu Ánh
30 p | 169 | 18
-
Bài giảng Quản trị thương mại điện tử 1 - Chương 2: Tổ chức bán lẻ điện tử
17 p | 50 | 17
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - ThS. Nguyễn Phương Mai
12 p | 144 | 16
-
Bài giảng Quản trị và nhà quản trị - Chương 2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị
32 p | 124 | 15
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (International business international business managementmanagement) - Chương 3: Liên kết kinh tế quốc tế
24 p | 120 | 12
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - ĐH Trà Vinh
29 p | 77 | 12
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 8 - Trang Thành Lập
12 p | 90 | 11
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - TS. Mai Ngọc Anh
11 p | 96 | 10
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - Bùi Hoàng Ngọc
10 p | 86 | 6
-
Bài giảng môn Quản trị học - Chương 2: Lịch sử phát triển các lý thuyết quản trị
10 p | 52 | 5
-
Bài giảng Quản trị thay đổi: Chương 2 - PGS.TS. Hoàng Trọng Hùng
22 p | 12 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn