Bài học về Đạo đức Doanh nhân từ văn học dân gian
lượt xem 12
download
Trong xã hội cổ truyền, trong cái gọi là dân, dân chúng, có các nhà Nho bình dân (không tham chính), nông dân, thợ thủ công và người buôn bán (đại đa số là buôn bán nhỏ). Quan niệm của người dân xưa về các nhà buôn lớn và những người buôn bán nhỏ đuợc thể hiện một cách lưỡng phân qua truyện dân gian, ca dao, tục ngữ và phong tục tập quán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học về Đạo đức Doanh nhân từ văn học dân gian
- Bài học Đạo đức Doanh nhân từ văn học dân gian Trong xã hội cổ truyền, trong cái gọi là dân, dân chúng, có các nhà Nho bình dân (không tham chính), nông dân, thợ thủ công và người buôn bán (đại đa số là buôn bán nhỏ). Quan niệm của người dân xưa về các nhà buôn lớn và những người buôn bán nhỏ đuợc thể hiện một cách lưỡng phân qua truyện dân gian, ca dao, tục ngữ và phong tục tập quán. 1. Những hình ảnh chưa đẹp về người buôn xưa Trong truyện "Cái cân thuỷ ngân", tác giả dân gian kể rằng, có cặp vợ chồng nhà buôn nọ người ta cho là có hồng phúc. Thực ra họ là phường buôn gian bán lận. Họ chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ mấy giọt thuỷ ngân, hai đầu bịt đồng, trông bề ngoài giống trăm nghìn cái cân khác. Thành ra họ muốn cân già cũng được, muốn cân non cũng được. Cân già thì dốc cán cân về phía
- quả cân, mấy giọt thuỷ ngân sẽ về phía ấy, cân non thì dốc cán cân về phía đằng đĩa cân, mấy giọt thuỷ ngân sẽ chạy về phía này. Cũng cái cân này khi bán hàng thì khác, mà khi mua hàng thì khác, bao giờ phần lợi cũng thuộc về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy: “Thì các ông các bà cứ xem mặt cân. Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn bán ngay thật chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo buôn năm bán mười. Tội để cho ai? Giàu như thế có bền đâu!”. Truyện "Con mụ Lường" khắc hoạ hình ảnh một người đàn bà gian xảo. Bằng vẻ sang trọng, tốt bụng bề ngoài, mụ đã lừa gạt không biết bao nhiêu người, làm cho họ mất hết hàng hoá, tài sản, trở thành nông nô cho mụ, phải làm việc quần quật nhiều năm trời, bặt tin người thân. Một thói xấu của những nhà buôn lớn là thói háo sắc. Trong truyện "Sự tích con muỗi", một khách thương sang trọng, thấy nhan sắc vợ người diễm lệ thì nảy tà tâm, dùng tiền của và lời lẽ đường mật để quyến rũ, làm cho người đàn bà này bỏ chồng đi
- theo hắn ta. Trong truyện "Người đàn bà bị vu oan", một lái buôn tơ lụa tên là Lý đã coi thường sự đoan chính, tiết hạnh của phụ nữ, dùng xảo thuật để cướp tất cả tài sản của người bạn buôn. Một thói xấu nữa của những người buôn bán là thói hợm của. Dân gian kể rằng Thạch Sùng vốn chỉ là một kẻ ăn mày nhưng có chí kinh doanh lớn, lại có nhiều thủ đoạn (đầu cơ tích trữ, bắt chẹt khách hàng), nhờ thế mà trở nên một tay cự phú, tiền của châu báu như nước như non, không ai địch nổi. Vì hợm của, chủ quan hắn đã khoe khoang: “Bọn nô tỳ nhà tôi phải có lúa gạo của cả một huyện mới đủ cho chúng ăn”. Hắn thách đố với một phú gia cự phách khác (họ Vương) rằng: “Nhà ta không thiếu một đồ vật gì cả. Nếu nhà ngươi chỉ ra được một vật mà ta thiếu, ta sẽ mất với nhà ngươi không phải mười thúng vàng mà còn tất cả tài sản nữa”. Tóm lại, trong nhiều truyện dân gian, từ những nhà buôn lớn cho đến người buôn bán thường, hầu hết là những nhân vật phản
- diện, với các tính xấu như tham lam, gian xảo, háo sắc, hợm của, phản bội bè bạn, thậm chí độc ác đến mức muốn lấy đi cả sinh mạng người khác. Và họ, tất cả những con người độc ác đó, cuối cùng cũng bị trừng phạt thích đáng. 2. Những hình ảnh đẹp về người buôn xưa Trong truyện dân gian thấp thoáng đó đây, chúng ta cũng gặp những người lái buôn thật thà, trung hậu. Trong truyện ''Con mụ Lường", có hai vợ chồng người phú thương trẻ tuổi. Chàng thường dong buồm chạy khắp trong Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về. Một lần đến Hạ Châu, chàng bị lừa gạt, bị mất sạch cả thuyền hàng, các tuỳ tùng, thuỷ thủ, thậm chí cả chàng cũng bị xung làm nông nô. Tin tưởng vào tính nết tốt của những người tuỳ tùng, tin tưởng vào sự thông minh, chung thuỷ của vợ, chàng đã nghĩ cách để bán thân mình và nhờ đó những kẻ tuỳ tùng được trả tự do, vợ chồng lại được đoàn tụ và có ngờ đâu của cải lại giàu lên gấp bội.
- Trong truyện "Người đàn bà bị vu oan", nếu người lái buôn tên Lý Thông không tin vào sự chính chuyên của phụ nữ, thì người lái buôn tên là Tình lại khẳng định sự đoan chính, tiết hạnh của người phụ nữ, nhất là người vợ của chàng, một người đã đẹp người lại tốt nết. Trong ca dao, tục ngữ cũng có nhiều lúc người dân xưa thông cảm với nỗi vất vả của người buôn bán: - “Đi buôn bữa lỗ bữa lời/ ra cãi giữa vời bữa có bữa không”. - “Làm bạn với sông giang mất cả quang lẫn gánh”. (Đi buôn bán phải qua thuyền bè có khi gặp nguy hiểm sông nước, mất cả vốn). - “Nằm đất hàng hương hơn nằm giường hàng cá”. - “Thứ nhất thì mồ côi cha, thứ nhì gánh vã, thứ ba kéo thuyền”. Dường như người bình dân chủ yếu hướng tới sự chê bai, bày tỏ thái độ thiếu thiện cảm với lái buôn gia súc, với những người
- buôn bán lớn, những người buôn bán ở đô thị sau này. Còn đối với những người làm nghề buôn bán nhỏ, đặc biệt là đối với những người phụ nữ buôn bán nhỏ thì tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người bình dân lại khác. Bởi người phục nữ buôn bán đâu phải vì mình, mà vì những người khác, vì để nuôi con nên người, vì mẹ già bóng xế: - "Bấy lâu buôn bán nuôi ai, Cái áo em rách cái vai em mòn?" - " Bấy lâu buôn bán nuôi con, Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai !" Ngoài ra, ở một bộ phận dân chúng, đã coi buôn bán là một nghề chính đáng, cần thiết, cần phải học: Con gái lớn ơi, mẹ bảo này!
- Học buôn bán cho tày người ta. Con đừng học thói chua ngoa, Họ hàng ghét bỏ người ta chê cười. Dù no dù đói cho tươi, Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan. Phòng khi đóng góp việc làng, Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng. Trước là đẹp mặt cho chồng, Sau là họ mạc cũng không chê cười. Con hãy nhớ bấy nhiêu lời! Lời ca dao sau cho thấy người đi buôn phải biết “mùa nào thức ấy”: Em là con gái Phú Khê,
- Lấy chồng kẻ Xá lành nghề đi buôn. Đầu sông cho chí ngọn nguồn, Cùng năm chí tối đi buôn cả đời. Tháng năm quảy gánh buôn rươi. Tháng chín buôn quýt, tháng mười buôn cau. Tháng một quảy gánh buôn trầu. Tháng chạp buôn bấc, buôn dầu, buôn hương. Tháng giêng vào Nghệ buôn đường. Tháng hai tiện mía, tháng ba nạo dừa. Tháng tư quẩy gánh buôn dưa. Tháng năm cấy hái cày bừa lấy công. Tháng sáu quảy bị buôn bông. Tháng bảy buôn mít, buôn cùng cả năm.
- Trong xã hội cổ truyền, nguời vợ tần tảo buôn bán nuôi chồng ăn học là một hình mẫu đẹp: Em ơi, em ở cho ngoan! Một hai năm nữa lo toan cửa nhà. Em ơi đừng phụ mẹ già! Một hai năm nữa lo nhà cho anh. Em thời buôn bán cho lanh, Để anh chăm chỉ học hành cho thông. Mai sau anh đậu quân công, Em làm chính thất xem trông cửa nhà. Trước thời nên thất nên gia, Sau thời trả nghĩa mẹ cha sinh thành.
- 3. Từ bảng xếp loại "Tứ dân" thời quân chủ và cái nhìn phân cực của người dân xưa đến cái nhìn cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh về doanh nhân Việt Nam. 3.1/ Dưới thời quân chủ, nhìn chung nghề buôn được đánh giá thấp hơn nghề nông. Trong bảng xếp hạng về bốn loại dân thì người buôn bán đứng cuối cùng, "sĩ, nông, công, thương". 3.2 / Người xưa ít thấy tác dụng to lớn của nghề buôn, “chưa biết đầu tư vốn nhằm mở rộng sản xuất để sinh lợi”. Thời nhà Mạc được đánh giá là “thời kỳ mở cửa nền kinh tế, mà ở đó sản xuất thủ công và buôn bán khá sôi động”. Thời này có nhà sản xuất gốm nổi tiếng Đặng Huyền Thông. Vợ chồng ông rất giàu có. Ấy vậy mà khi về già, ông không mở rộng sản xuất kinh doanh mà lại “bỏ ra khá nhiều tiền bạc để xây dựng nên một ngôi chùa (chùa An Định cho làng) và mua ruộng làm hưong hoả”.
- 3.3 / Từ những điều nêu trên, chúng ta thấy một mặt, tác giả dân gian cũng hiểu rằng “phi thương bất phú”, mặt khác họ lại nghĩ rằng, sự giàu có do nghề buôn bán đem lại không đáng kể: + “Buôn Ngô, buôn Tàu, không giàu bằng hà tiện”. + “Buôn thuỷ, buôn vã, chẳng đã hà tiện”. + “Buôn trâu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện”. Họ cho rằng nghề nông (làm ruộng) cần thiết hơn và đáng trọng hơn nghề buôn: + “Dĩ nông vi bản”. + “Đi buôn nói ngay không bằng đi cày nói dối”. + Mười anh buôn bán không bằng một anh làm ruộng”. 3.4 Tóm lại, qua truyện cổ dân gian, qua ca dao, tục ngữ và qua một phong tục cụ thể ở một làng quê vùng chiêm trũng Bắc Bộ, chúng ta thấy dưới con mắt của người dân xưa, hình ảnh các nhà buôn bán lớn và những ngừoi buôn bán nhỏ là một bức tranh có
- hai phần sáng tối, trong đó phần tối có phần gây ấn tượng hơn. Bài học rút ra từ các sáng tác dân gian là: Từ nhà buôn lớn cho đến những người buôn bán nhỏ, nếu muốn ăn lên làm ra, hưởng phúc lâu dài thì phải sống có đạo đức. 3.5 Dưới chế độ mới đã có cái nhìn cách mạng về các doanh nhân Ngày 13 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương nhân sự kiện giới công thương Việt Nam thành lập Công Thương cứu quốc, gia nhập Mặt trận Việt Minh. Ngày 13 tháng 10 năm 2005, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã quyết định lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm là ngày Doanh nhân Việt Nam. Tại buổi lễ công bố ngày Doanh nhân Việt Nam, Thủ tướng “đánh giá cao tinh thần yêu nước của doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp đẩu tranh giữ nước trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh,
- thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh". Thủ tướng cho rằng, có được sự đánh giá đúng và sự tôn vinh xứng đáng đó, chính là bắt nguồn từ thành công của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực hiện. Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam nâng cao trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế, góp sức xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện cho được mục tiêu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trên con đường tiến lên phía trước của doanh nhân Việt Nam, thiết nghĩ, bài học về đạo lý của ngưòi buôn bán đã được khắc hoạ trong sáng tác dân gian cổ xưa vẫn luôn luôn có ý nghĩa thời sự.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
90 p | 381 | 119
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh & Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
18 p | 580 | 84
-
Đạo đức kinh doanh
109 p | 306 | 74
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh - Chương 2: Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
17 p | 427 | 71
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế: Chương 1 - TS. Phạm Văn Tài
21 p | 201 | 48
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh (ThS. Nguyễn Văn Bình) - Chương 1: Đại cương về đạo đức kinh doanh
15 p | 364 | 38
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế: Chương 3 - TS. Phạm Văn Tài
23 p | 167 | 36
-
Bài giảng Văn hóa tổ chức và đạo đức kinh doanh: Phần 1 - Lê Viết Hưng
88 p | 187 | 33
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế: Chương 8 - TS. Phạm Văn Tài
14 p | 120 | 30
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế: Chương 9 - TS. Phạm Văn Tài
19 p | 110 | 29
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 2 - Th.S Lê Thị Út
18 p | 122 | 20
-
Bài giảng Đạo đức trong hoạt động kinh doanh - Bài 1: Một số vấn đề chung về đạo đức trong hoạt động kinh doanh
84 p | 164 | 17
-
Bài giảng Đạo đức kinh doanh - PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân
67 p | 70 | 17
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
53 p | 47 | 10
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh - Chương 2: Văn hóa doanh nhân
9 p | 34 | 9
-
Thực trạng nhận thức đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành Kinh tế tại Viện Đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh - HUTECH
7 p | 24 | 4
-
Nhận thức của sinh viên về giáo dục đạo đức kinh doanh và đạo đức kế toán cho sinh viên đại học ngành kinh tế và kinh doanh
18 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn