intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI TẬP CHƯƠNG ANCOL- PHENOL - AMIN

Chia sẻ: Nguyen Tuan Viet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

2.648
lượt xem
724
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'bài tập chương ancol- phenol - amin', tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI TẬP CHƯƠNG ANCOL- PHENOL - AMIN

  1. BÀI TẬP CHƯƠNG ANCOL- PHENOL - AMIN PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Định nghĩa nào về nhóm chức sau đây là đúng A. nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra phản ứng hoá học đặc trưng cho phân tử hợp chất hữu cơ. B. nhóm chức là nhóm nguyên tử chứa các nguyên tố hoá học sau: C, H, O, N. C. nhóm chức là nhóm nguyên tử liên kết với gốc hiđrocacbon. D. nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra tất cả những tính chất hoá học đặc trưng cho phân tử hợp chất hữu cơ. Câu 2: Công thức tổng quát của ancol no đơn chức là A. CnH2n+2O. B. CnH2n+1OH. C. CnH2n-1OH. D. CnH2n+2Oa. Câu 3: Ancol no đơn chức là hợp chất hữu cơ mà ……. A. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no. B. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon. C. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no. D. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon. Câu 4: Ancol etylic (C2H5OH) tác dụng được với tất cả các chất nào trong các dãy sau A. Na, HBr, CuO. B. Na, HBr, Fe. C. CuO, KOH, HBr. D. Na, HBr, NaOH. Câu 5: Phản ứng nào sau đây không tạo ra ancol etylic A. lên men glucozơ (C6H12O6). B. thuỷ phân etylclorua (C2H5Cl). C. nhiệt phân metan (CH4). D. cho etilen (C2H4) hợp nước. Câu 6: Ancol (ancol) etylic có thể được tạo thành trực tiếp từ A. etilen. B. glucozơ. C. etylclorua. D. tất cả đều đúng. Câu 7: Ancol tách nước tạo thành anken (olefin) là ancol A. no đa chức. B. no, đơn chức mạch hở. C. mạch hở. D. đơn chức mạch hở. Câu 8: Công thức phân tử C4H10O có số đồng phân A. 2 đồng phân thuộc chức ete. B. 3 đồng phân thuộc chức ancol (ancol). C. 2 đồng phân ancol (ancol) bậc 1. D. tất cả đều đúng. Câu 9: C4H9OH có số đồng phân ancol là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10: Cho một ancol X có công thức cấu tạo như sau CH3-CH-OH. Ancol X có tên gọi là CH3 A. propanol-1. B. ancol n-propylic. C. ancol iso-propylic. D. ancol propanol. 0 Câu 11: Ancol etylic 40 có nghĩa là A. trong 100 gam dung dịch ancol có 40 gam ancol C2H5OH nguyên chất. B. trong 100ml dung dịch ancol có 60 gam nước. C. trong 100ml dung dịch ancol có 40ml C2H5OH nguyên chất. D. trong 100 gam ancol có 60ml nước. Câu 12: Khi cho ancol tác dụng với kim loại kiềm thấy có khí H2 bay ra. Phản ứng này chứng minh A. trong ancol có liên kết O-H bền vững. B. trong ancol có O. C. trong ancol có OH linh động. D. trong ancol có H linh động. Câu 13: Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C thì sẽ tạo ra sản phẩm chính là A. C2H5OC2H5. B. C2H4. C. CH3CHO. D. CH3COOH. Câu 14: Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 dặc ở 1400C thì sẽ tạo ra A. C2H4. B. CH3CHO. C. C2H5OC2H5. D. CH3COOH. Câu 15: Đun nóng hỗn hợp etanol và metanol với H 2SO4 đặc ở 1400C có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Các ancol (ancol) no đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo ra anđehit là A. ancol bậc 1 và ancol bậc 2. B. ancol bậc 3. 1
  2. C. ancol bậc 2. D. ancol bậc 1. Câu 17: Chất nào sau đây khi tác dụng với H2 (Ni, t0) tạo ra ancol etylic? A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5. C. CH3CHO. D. CH2=CHCHO. Câu 18: Ancol X khi đun nóng với H2SO4 đặc ở 1800C cho 3 anken đồng phân (kể cả đồng phân hình học) là A. pentanol-1. B. butanol-2. C. propanol-2. D. butanol-1. Câu 19: Đun ancol có công thức CH3-CH(OH)-CH2-CH3 với H2SO4 đặc ở 1700C, thu được sản phẩm chính có công thức cấu tạo như sau A. CH2=C(CH3)2. B. CH3-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH3-CH2-O-CH2-CH3. Câu 20: Anken 3-metylbuten-1 là sản phẩm chính khi loại nước ancol nào sau đây? A. 2,2 đimetyl propanol-1. B. 2 meyl butanol-1. C. 3 metyl butanol-1. D. 2 metyl butanol-2. Câu 21: Đun hỗn hợp 2 ancol với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ 1800C thu được hỗn hợp 2 anken (olefin) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Hỗn hợp 2 ancol đó là 2 ancol A. gồm 1 ancol no đơn chức và 1 ancol không no 1 nối đôi đơn chức. B. không no 1 liên kết đôi đơn chức liên tiếp. C. no đơn chức kế tiếp. D. tất cả sai. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol X, thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Ancol X thuộc loại A. ancol no hai chức, mạch hở. B. ancol no, mạch hở. C. ancol no đơn chức, mạch hở. D. ancol no đa chức, mạch hở. Câu 23: Cho một ancol X tác dụng với CuO nung nóng, thu được một anđehit no đơn chức, mạch hở. Công thức tổng quát của ancol là A. CnH2n+2O. B. CnH2n+1OH. C. CnH2n+1CH2OH. D. CnH2n-1CH2OH. Câu 24: Đun nóng một ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc thu được một chất Y. X có tỷ khối hơi so với Y lớn hơn 1. Y là A. ete. B. anken. C. etan. D. metan. Câu 25: Đun nóng một ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc thu được một chất Y. X có tỷ khối hơi so với Y nhỏ hơn 1. Y là A. ete. B. anken. C. metan. D. etan. Câu 26: Công thức tổng quát của ancol no, đa chức, mạch hở là A. CnH2nOa. B. CnH2n+2-m(OH)m. C. CnH2n-2Oa. D. CnH2n+2Om. Câu 27: Khi nghiên cứu về phenol người ta có nhận xét sau. Nhận xét nào đúng A. phenol là một axit mạnh, làm đổi màu quì tím. B. phenol là một axit yếu, không làm đổi màu quì tím. C. phenol là một axit yếu, làm đổi màu quì tím. D. phenol là một axit trung bình. Câu 28: Phenol (C6H5OH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na, NaOH, HCl. B. K, KOH, Br2. C. NaOH, Mg, Br2. D. Na, NaOH, Na2CO3. Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng 1. phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH vì nhân benzen hút e của nhóm -OH, trong khi nhóm -C2H5 là nhóm đẩy e vào nhóm -OH. 2. phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH và được minh hoạ bằng phản ứng của phenol tác dụng với dung dịch NaOH còn C2H5OH thì không phản ứng. 3. tính axit của phenol yếu hơn H2CO3, vì khi sục khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa ta sẽ thu được C6H5OH kết tủa. 4. phenol trong nước cho môi trường axit, làm quì tím hoá đỏ. A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 3, 4. D. 2, 3. Câu 30 Số đồng phân thơm có cùng công thức phân tử C7H8O là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 31: Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat (C6H5ONa) tạo thành phenol (C6H5OH) là 2
  3. A. C2H5OH. B. NaCl. C. Na2CO3. D. CO2. Câu 32: Phản ứng chứng minh nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol (C6H5OH) linh động hơn ancol là A. dd Br2. B. dd kiềm. C. Na kim loại. D. O2. Câu 33: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân thơm C6H5- trong phân tử phenol làm cho phenol A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm. B. khó tan trong nước. C. tác dụng được với dung dịch kiềm. D. có tính độc. Câu 34: Ảnh hưởng của nhân thơm C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol làm cho phenol A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm. B. khó tan trong nước. C. tác dụng được với dung dịch kiềm. D. có tính độc. Câu 35: Để phân biệt phenol (C6H5OH) và ancol etylic (C2H5OH) người ta dùng A. Na. B. NaOH. C. dd Br2. D. HCl. Câu 36: Phenol lỏng và ancol etylic đều phản ứng được với A. dd Na2CO3. B. kim loại Na. C. dd HBr. D. dd NaOH. Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng A. anilin không làm đổi màu giấy quì ẩm. B. anilin là bazơ yếu hơn NH3, vì ảnh hưởng hút e của nhân lên nhóm chức -NH2. C. nhờ có tính bazơ mà anilin tác dụng được với dung dịch Br2. D. anilin tác dụng được HBr vì trên N còn đôi e tự do. Câu 38: Phân tử C4H11N có số đồng phân amin là A. 4. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 39: Phân tử C3H9N có số đồng phân amin là A. 3. B. 4. B. 5. D. 6. Câu 40: Anilin khi tham gia phản ứng có tính chất hoá học cơ bản là A. tính axit. B. tính bazơ. C. tính oxi hoá. D. tính khử. Câu 41: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với A. dd NaCl. B. dd NaOH. C. dd HCl. D. dd Br2. Câu 42: Các bazơ sau được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần là A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. C. C6H5NH2, CH3NH2, NH3. D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. PHẦN II: BÀI TẬP Câu 43: Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) khi cho 0,46 gam Na phản ứng hết với ancol (ancol) etylic là (Cho H =1, Na = 23, O = 16, C = 12) A. 0,56 lít. B. 0,672 lít. C. 0,224 lít. D. 0,112 lít. Câu 44: Khi cho 4,6 gam ancol (ancol) etylic tác dụng hết với Na dư, thu được V lít khí H 2 (đktc). Giá trị của V là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít. Câu 45: Một ancol no đơn chức X có tỷ khối so với không khí là 2,55. Ancol X có công thức phân tử là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu 46: Khi cho 3,2 gam ancol no, đơn chức X tác dụng hết với Na dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. C2H5OH. B. CH3OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu 47: Cho 18 gam một ancol no đơn chức tác dụng hết với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Công thức của ancol đó là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23) A. C3H7OH. B. CH3OH. C. C4H9OH. D. C2H5OH. Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. công thức phân tử của ancol là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. C2H5OH. B. CH3OH. C. C4H9OH. D. C3H7OH. Câu 49: Cho 4,6 gam một ancol no đơn chức, mạch hở tác dụng hết với một lượng Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,8 gam muối khan và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là (Cho C = 12, H= 1, O = 16, Na = 23) A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít. 3
  4. Câu 50: Cho 6,4 gam một ancol no đơn chức, mạch hở tác dụng hết với một lượng Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 10,8 gam muối khan và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là (Cho C = 12, H= 1, O = 16, Na = 23) A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,4,8 lít. D. 5,6 lít. Câu 51: Cho Na phản ứng hoàn toàn với 11 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol là (Cho C = 12, H= 1, O = 16) A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH. Câu 52: Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol metylic và etylic tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc). Số mol của ancol metylic trong hỗn hợp là A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,4 mol. D. 0,3 mol. Câu 53: Cho 10,6 gam hỗn hợp 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol eylic tác dụng hết với Na dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H7OH và C4H9OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H7OH và C2H5OH. Câu 54: Chia m gam ancol no đơn chức thành 2 phần bằng nhau - Phần 1: cho tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 (đktc). - Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của ancol là (Cho C= 12, H = 1, O = 16) A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. C2H5OH. Câu 55: Một hỗn hợp gồm C6H5OH và một ancol no X. Cho 15,8 gam hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì cần vừa hết 100ml dung dịch. Thành phần phần trăm theo khối lượng của ancol X trong hỗn hợp là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 45%. B. 55,42%. C. 40,51%. D. 32,8%. Câu 56: Cho m gam phenol (C6H5OH) phản ứng vừa hết với dung dịch có chứa 48 gam Br2. Giá trị của m là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Br = 80) A. 9,4 gam. B. 18,8 gam. C. 14,1 gam. D. 28,2 gam. Câu 57: Cho 18,8 gam phenol tác dụng hết với dụng dịch Br2 sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Br = 80) A. 33,1 gam. B. 66,2 gam. C. 99,3 gam. D. 49,65 gam. Câu 58: Một hỗn hợp gồm ancol (ancol) etylic và phenol được chia thành 2 phần bằng nhau - Phần 1: phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1,68 lít H2 (đktc) - Phần 2: phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của ancol etylic và phenol trong hỗn hợp là A. 59,83% và 40,17%. B. 39,32% và 60,68%. C. 14,75% và 85,25%. D. 19,66% và 80,34%. Câu 59: Một hỗn hợp gồm CH3OH và C6H5OH. Cho 15,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch brom dư, thì làm mất màu vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được (đktc) là (Cho C = 12, H= 1, O = 16, Br = 80) A. 22,4 lít. B. 17,92 lít. C. 1,792 lít. D. 11,2 lít. Câu 60: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là (Cho C = 12, H = 1, N = 14, Cl = 35,5) A. 0,85 gam. B. 7,65 gam. C. 8,15 gam. D. 8,1 gam. Câu 61: Một amin đơn chức X có chứa 31,11% N về khối lượng. X có công thức phân tử là (Cho C = 12, H = 1, N = 14) A. C3H9N. B. CH5N. C. C2H7N. D. C4H11N. Câu 62: Khi đốt cháy một đồng đẳng của metylamin thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:3 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của amin là A. C3H9N. B. C2H7N. C. C4H11N. D. CH5N. Câu 63: Cho nước brom dư vào dung dịch anilin (C 6H5NH2), thu được 16,5 gam kết tủa. Khối lượng của anilin trong dung dịch là (Cho C = 12, H = 1, N = 14, Br = 80) A. 46,5 gam. B. 45,6 gam. C. 4,65 gam. D. 6,45 gam. 4
  5. BÀI TẬP CHƯƠNG ANĐEHIT – AXIT – ESTE PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Anđehit no, đơn chức mạch hở có công thức chung là A. CnH2n-1CHO (n≥2). B. CnH2n(COOH)2 (n≥0). C. CnH2n+1CHO (n≥0). D. CnH2n+1CHO (n≥1). Câu 2: Khi cho anđehit no, đơn chức phản ứng với H2 (dư) có xúc tác Ni, đun nóng thu được A. ancol no, đơn chức, bậc 2. B. axit cacboxylic no, đơn chức. C. ancol no, đơn chức, bậc 1. D. ancol no, đơn chức, bậc 3. Câu 3: Số đồng phân anđehit có cùng công thức phân tử C5H10O là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 4: Để phân biệt anđehit axetic (CH3CHO) với ancol (ancol) etylic (C2H5OH) có thể dùng A. dung dịch NaOH. B. giấy quì tím. C. AgNO3 (Ag2O) trong dd NH3, đun nóng. D. dung dịch NaCl. Câu 5: Anđehitfomic (HCHO) phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. H2, C2H5OH, Ag2O/dd NH3. B. H2, Ag2O/dd NH3, C6H5OH. - C. CH3COOH, Cu(OH)2/OH , C6H5OH. D. CH3COOH, H2, Ag2O/dd NH3. Câu 6: Nhựa phenolfomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch A. HCHO trong môi trường axit. B. CH3CHO trong môi trường axit. C. HCOOH trong môi trường axit. D. CH3COOH trong môi trường axit. Câu 7: Cho hai phản ứng hoá học sau CH3CHO + H2 CH3CH2OH Ni, t0 2CH3CHO + O2 2CH3COOH (CH COO) Mn Các phản ứng trên chứng minh tính chất nào sau đây của anđehit? 3 2 A. chỉ có tính khử. B. chỉ có tính oxi hoá. C. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. chỉ tác dụng được với H2 và O2. Câu 8: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai? A. Anđehit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -CHO liên kết với gốc hiđrocacbon. B. Anđehit là hợp chất trung gian giữa ancol (ancol) bậc 1 và axit cacboxylic tương ứng. C. Anđehit no, đơn chức, mạch hở (trừ HCHO) khi tráng bạc thì tỉ lệ nanđehit:nAg = 1:2. D. Ôxi hoá ancol (ancol) đơn chức sản phẩm thu được là anđehit đơn chức. Câu 9: X là một anđehit. Đốt cháy m gam X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. X là A. anđehit không no, đa chức mạch hở. B. anđehit no, đa chức, mạch hở. C. anđehit không no, đơn chức, mạch hở. D. anđehit no, đơn chức, mạch hở. Câu 10: Để điều chế anđehit axetic trong công nghiệp người ta chọn phương pháp có phản ứng nào sau đây? 0 A. CH3CH2OH + CuO t → CH3CHO + Cu + H2O. ,t 0 B. CH≡CH + H2O HgSO4→ CH3CHO.  0 C. CH3COOCH=CH2 + NaOH t → CH3COONa + CH3CHO. 0 D. CH3CHCl2 + 2NaOH t → CH3CHO + 2NaCl + H2O. Câu 11: Anđehit axetic không được tạo thành trực tiếp từ A. ancol (ancol) etylic. B. axetilen. C. axit axetic. D. este vinyl axetat. Câu 12: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc? A. C2H5CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3COOC2H5. Câu 13: Để phân biệt anđehit axetic (CH3CHO) và phenol (C6H5OH) có thể dùng A. AgNO3 (Ag2O) trong dd NH3, đun nóng. B. dung dịch Br2. 5
  6. C. giấy quì tím. D. cả A và B đều đúng. Câu 14: Để phân biệt anđehit axetic và ancol (ancol) etylic người ta dùng A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NaCl. C. Ag2O/dd NH3. D. giấy quì tím. Câu 15: Axit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là A. CnH2n+1COOH (n≥0). B. CnH2n-1COOH (n≥2). C. CnH2n+1COOH (n≥1). D. CnH2n(COOH)2 (n≥0). Câu 16: Số đồng phân axit có cùng công thức phân tử C4H8O2 là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 17: Axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Mg, Ag, dd NaHCO3. B. Mg, dd NaHCO3, CH3OH. C. Cu, dd NaHCO3, CH3OH. D. Mg, Cu, C2H5OH, dd Na2CO3. Câu 18: Để điều chế CH3COOH trong công nghiệp người ta chọn phương pháp có phản ứng nào sau đây? H+ A. CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH. xt B. CH3CHO + ½ O2 CH3COOH. C. CH3COONa + HCl CH3COOH + NaCl. D. CH3-CCl3 + 3NaOH CH3COOH + 3NaCl + H2O. Câu 19: Để phân biệt axit fomic (HCOOH) và axit axetic (CH3COOH) người ta có thể dùng thuốc thử là A. quì tím. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Br2. D. Ag2O/dd NH3. Câu 20: Để phân biệt axit axetic (CH3COOH) và axit acrylic (CH2=CH-COOH) người ta có thể dùng A. quì tím. B. dung dịch Na2CO3. C. dung dịch Br2. D. dung dịch NaOH. Câu 21: Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là A. C2H5OH, CH3CHO, HCOOCH3. B. C2H5OH, HCHO, CH3COOCH3. C. C2H2, CH3CHO, HCOOCH3. D. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOCH3. Câu 22: Natri hiđroxit phản ứng được với A. C2H5OH. B. C6H6. C. CH3NH2. D. CH3COOH. Câu 23: Axit axetic không tác dụng được với A. CaCO3. B. Na2SO4. C. C2H5OH. D. Na. Câu 24: Hai chất Na và MgCO3 đều tác dụng được với A. anilin. B. axit axetic. C. ancol (ancol) etylic. D. phenol. Câu 25: Ancol etylic và axit axetic đều phản ứng được với A. Na kim loại. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Na2CO3. D. dung dịch HBr. Câu 26: Phenol lỏng và axit axetic đều phản ứng được với A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. dung dịch Na2CO3. D. cả A và B đều đúng. Câu 27: Phenol lỏng, ancol etylic và axit axetic đều phản ứng được với A. dung dịch NaOH. B. dung dịch Na2CO3. C. Na kim loại. D. dung dịch Br2. Câu 28: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3CHO. Câu 29: Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3CHO. Câu 30: Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là A. HCOOH. B. HCOONa. C. CH3CHO. D. CH3COOH. Câu 31: Chất không phản ứng với AgNO3 (Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là A. C6H12O6 (glucozơ). B. HCHO. C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 32: Chất phản ứng với AgNO3 (Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là A. axit axetic. B. glixerin. C. ancol (ancol) etylic. D. anđehit axetic. Câu 33: Chất không phản ứng với NaOH là A. phenol. B. axit axetic. C. axit clohiđric. D. ancol (ancol) etylic. Câu 34: Để phân biệt anđehit axetic (CH3CHO) và axit axetic (CH3COOH) có thể dùng A. giấy quì tím. B. dung dịch Na2CO3. C. AgNO3 (Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. D. tất cả đều đúng. Câu 35: Để phân biệt axit axetic (CH3COOH) và ancol (ancol) eylic (C2H5OH) có thể dùng A. giấy quì tím. B. Na kim loại. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl. 6
  7. Câu 36: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch Br2? A. CH3COOH. B. CH3CH2COOH. C. C2H6. D. CH2=CH-COOH Câu 37: Các chất trong dãy nào sau đây đều có phản ứng tráng bạc? A. CH3COOH, HCHO. B. HCOOH, CH3COOH. C. CH3CHO, HCOOH. D. CH3COOH, CH3CHO. Câu 38: Những chất trong dãy nào sau đây đều tham gia phản ứng với dung dịch Br2? A. etilen, benzen, ancol etylic. B. phenol, anilin, axit acrylic. C. phenol, axit acrylic, glixerin. D. phenol, axit axetic, anđehit axetic. Câu 39: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là A. C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH. B. CH3COOH, C6H5OH, C2H5OH. C. C6H5OH, CH3COOH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH. Câu 40: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột  → X  → Y  → axit axetic. X và Y lần lượt là A. ancol (ancol) etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, ancol (ancol) etylic. C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic. Câu 41: Chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH là A. HCOO-CH2-CH2-CH3. B. CH3-CH2-CH2-COOH. C. CH3-COO-CH2-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH3. Câu 42: Cho các chất sau: C2H5OH (1), CH3COOH (2), CH3CHO (3). Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp tăng dần theo thứ tự như sau A. (2) < (3) < 1. B. (1) < (3) < (2). C. (3) < (1) < (2). D. (2) < (1) < (3). Câu 43: Axit acrylic (CH2=CH-COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. NaOH, H2, Na2SO4. B. Na, NaHCO3, NaCl. C. Br2, H2, Cu. D. NaOH, Na, Br2. Câu 44: Y là một axit cacboxylic. Đốt cháy m gam Y thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Y là A. axit không no, đơn chức, mạch hở. B. axit no, đơn chức, mạch hở. C. axit no, đa chức, mạch hở. D. axit không no, đa chức, mạch hở. Câu 45: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại A. este no, đơn chức. B. ancol no, đa chức. C. axit no, đơn chức. D. axit không no, đơn chức. Câu 46: Axit axetic (CH3COOH) và este etyl axetat (CH3COOC2H5) đều phản ứng được với A. Na kim loại. B. dung dịch NaHCO3. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch NaOH. Câu 47: Este etyl axetat (CH3COOC2H5) phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. dd NaOH, Na. B. dd NaOH, dd HCl. C. dd HCl, Na. D. dd NaOH, dd NaCl. Câu 48: Este tạo bởi axit no, đơn chức mạch hở và ancol no, đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là A. CnH2nO2. B. CnH2n+2O2. C. CnH2n+2O4. D. CnH2nO4. Câu 49: Cho phản ứng hoá học sau CH3COOC2H5 + NaOH t0 CH3COONa + C2H5OH Phản ứng này có tên gọi là A. phản ứng este hoá. B. phản ứng thuỷ phân este. C. phản ứng xà phòng hoá. D. phản ứng ete hoá. Câu 50: Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm thu được natri axetat và ancol (ancol) etylic. Công thức của X là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 51: Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai? 0 A. CH3CHO + Ag2O NH 3→ CH3COOH + 2Ag.  ,t B. 2CH3COOH + Mg  → (CH3COO)2Mg + H2. C. C6H5OH + 3Br2  → C6H2Br3OH + 3HBr. D. CH3OH + Na  → CH3ONa + H2O. Câu 52: Chất nào sau đây không phải là este? A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C3H5(ONO2)3. 7
  8. Câu 53: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C 3H6O2 và đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 54: Khi thuỷ phân este G có công thức phân tử C4H8O2 sinh ra hai sản phẩm X và Y. X tác dụng được với Ag2O/dd NH3, còn Y tác dụng với CuO nung nóng thu được một anđehit. Công thức cấu tạo của G là A. CH3COOCH2-CH3. B. HCOO-CH(CH3)2. C. HCOO-CH2-CH2-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH3. Câu 55: Đun nóng hai chất hữu cơ X là C 2H4O2 và Y là C3H6O2 trong dung dịch NaOH, đều thu được muối CH3COONa. X và Y thuộc loại chức hoá học nào sau đây? A. X là este, Y là axit cacboxylic. B. X và Y đều là axit cacboxylic. C. X và Y đều là este. D. X là axit cacboxylic, Y là este. Câu 56: C3H6O2 có hai đồng phân đều tác dụng được với NaOH, không tác dụng với Na. Công thức cấu tạo của hai đồng phân đó là A. CH3-COO-CH3 và HCOO-CH2-CH3. B. CH3-CH2-COOH và HCOO-CH2-CH3. C. CH3-CH2-COOH và CH3-COO-CH3. D. CH3-CH(OH)-CHO và CH3-CO-CH2OH Câu 57: Z là một este. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Z là A. este no, đơn chức, mạch hở. B. este no, đa chức, mạch hở. C. este không no, đơn chức, mạch hở. D. este no, hai chức, mạch hở. Câu 58: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. PHẦN II: BÀI TẬP Câu 59: Cho 11,6 gam anđehit propionic phản ứng với H2 đun nóng có chất xúc tác Ni (giá sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng và khối lượng sản phẩm thu được là A. 4,48 lít và 12 gam. B. 8,96 lít và 24 gam. C. 6,72 lít và 18 gam. D. 4,48 lít và 9,2 gam. Câu 60: Cho 1,97 gam fomalin tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3. Phản ứng tạo thành axit fomic và 5,4 gam bạc kim loại. Nồng độ phần trăm của dung dịch anđehit fomic là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn A. 38,07%. B. 39,12%. C. 40%. D. 41,2%. Câu 61: Sau thí nghiệm tráng gương bằng anđehit axetic, ta thu được 0,1 mol Ag. Tính xem đã dùng bao nhiêu gam anđehit axetic. Biết hiệu suất phản ứng là 80% (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108) A. 4,4 gam. B. 2,2 gam. C. 2,75 gam. D. 1,76 gam. Câu 62: Cho 2,2 gam anđehit axetic (CH3CHO) tác dụng với lượng dư AgNO3 (Ag2O) trong dung dịch NH3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108) A. 1,08 gam. B. 21,6 gam. C. 10,8 gam. D. 5,4 gam. Câu 63: Cho 0,92 gam hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với AgNO 3 (Ag2O) trong dung dịch NH3 (dư), thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợplà (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108) A. 29,12% và 70,88%. B. 26,28% và 73,72%. C. 28,26% và 71,74%. D. 40% và 60%. Câu 64: Cho 0,87 gam một anđehit no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với AgNO 3 (Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 3,24 gam Ag. Công thức cấu tạo của anđehit là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108) A. C2H5CHO. B. CH3CHO. C. HCHO. D. C3H7CHO. Câu 65: Cho 8,8 gam một anđehit no, đơn chức mạch hở tác dụng hoàn toàn với Ag2O (AgNO3) trong dung dịch NH3, thu được 43,2 gam Ag. Công thức của anđehit là A. CH3CHO. B. C2H5CHO. C. HCHO. D. C3H7CHO. Câu 66: Cho 10,8 gam hỗn hợp gồm ancol (ancol) metylic (CH3OH) và anđehit axetic (CH3CHO) tác dụng với Na (dư) thu được 2,24 lít H2 (đktc). Phần trăm số mol của CH3OH và CH3CHO lần lượt là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 33,33% và 66,67%. B. 50% và 50%. C. 75% và 25%. D. 66,67% và 33,33%. 8
  9. Câu 67: Cho 10,2 gam hỗn hợp gồm hai anđehit no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau phản ứng với AgNO3 (Ag2O) trong dung dịch NH3 (dư) đun nóng, thu được 4,32 gam bạc kim loại. Công thức phân tử của hai anđehit là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108) A. HCHO, CH3CHO. B. CH3CHO, C2H5CHO. C. C2H5CHO, C3H7CHO. D. C3H7CHO, C4H9CHO. Câu 68: Cho 180 gam axit axetic tác dụng với 138 gam ancol (ancol) etylic, có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì 66% lượng axit axetic đã chuyển hoá thành este. Khối lượng este sinh ra khi phản ứng đạt tới ttrạng thái cân bằng là A. 264 gam. B. 174,24 gam. C. 26,4 gam. D. 17,424 gam. Câu 69: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 62,5%. B. 75%. C. 55%. D. 50%. Câu 70: X là một axit đơn chức có M = 46. Lấy 9,2 gam hỗn hợp gồm X và C2H5OH cho tác dụng NaHCO3 (dư) thấy thoát ra 2,24 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của X và C2H5OH trong hỗn hợp lần lượt là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 2,3 gam và 6,9 gam. B. 6,9 gam và 2,3 gam. C. 4,6 gam và 4,6 gam. D. 6 gam và 3,2 gam. Câu 71: Hỗn hợp X gồm CH3CHO và CH3COOH có số mol bằng nhau. Khi cho hỗn hợp này tham gia phản ứng với 100ml dung dịch NaOH 1M thì vừa đủ. Khối lượng của hỗn hợp X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 12 gam. B. 6 gam. C. 10,4 gam. D. 4,4 gam. Câu 72: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2,5M. Số gam của phenol trong hỗn hợp là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 6 gam. B. 9,4 gam. C. 14,1 gam. D. 9 gam. Câu 73: Để trung hoà 6 gam một axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần dùng 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. CH2=CH-COOH. B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 74: Để trung hoà 8,8 gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần dùng 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của axit đó là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C3H7COOH. D. C4H9COOH. Câu 75: Để trung hoà 4,44 gam một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axeic) cần 60ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của axit đó là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH. Câu 76: Cho 0,05 mol một axit no, đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23) A. CH3COOH. B. C3H7COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH. Câu 77: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40) A. CH2=CH-COOH. B. CH3COOH. C. CH3-CH2-COOH. D. CH≡C-COOH. Câu 78: Hỗn hợp Z gồm hai axit no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 19,4 gam Z tác dụng hết với kim loại Na thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của hai axit lần lượt là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. C2H5COOH, C3H7COOH. B. HCOOH, CH3COOH. C. HCOOH, C2H5COOH. D. CH3COOH, C2H5COOH. Câu 79: Cho 14,8 gam hỗn hợp hai axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na2CO3 được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của hai axit là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. HCOOH, CH3COOH. B. C2H5COOH, C3H7COOH. C. CH3COOH, C2H5COOH. D. C3H7COOH, C4H9COOH. Câu 80: X, Y là hai chất hữu cơ đồng phân của nhau. Hoá hơi 12 gam hỗn hợp hai chất trên thu được 4,48 lít khí (đktc). X, Y đều tác dụng được với NaOH. Công thức phân tử của X, Y là A. CH3COOH và HCOOCH3. B. CH3COOH và C3H7OH. C. HCOOCH3 và C3H7OH. D. C3H7OH và CH3OC2H5. 9
  10. Câu 81: Khi hoá hơi 6 gam X thu được thể tích đúng bằng thể tích của 3,2 gam O 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). X có thể tác dụng với Na và NaOH. X là (Cho C = 12, H = 1, O =16) A. C3H7OH. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. HCOOCH3. Câu 82: Cho 2,2 gam este X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch KOH. Sau phản ứng người ta thu được 2,45 gam muối. Công thức của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, K = 39) A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH(CH3)2. Câu 83: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no, đơn chức và ancol (ancol) no, đơn chức phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. etyl axetat. B. propyl fomiat. C. metyl axetat. D. metyl fomiat. Câu 84: Đốt cháy X thu được n CO2 = n H 2O . Tỷ khối của X so với không khí là 3.0345. Công thức phân tử của X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A C3H7OH. B. CH3COOCH3. C. C5H12O. D. C4H8O2. BÀI TẬP CHƯƠNG GLIXERIN (GLIXEROL) - LIPIT PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Công thức cấu tạo của glixerin là A. HOCH2CHOHCH2OH. B. HOCH2CH2CH2OH. C. HOCH2CHOHCH3. D. HOCH2CH2OH. Câu 2: Glixerin tạo được dung dịch màu xanh lam khi phản ứng với A. C2H5OH. B. CuO. C. CuCl2. D. Cu(OH)2. Câu 3: Cho các chất sau (1) HOCH2CH2OH; (2) CH3CH2CH2OH; (3) CH3CH2OCH3; (4) HOCH2CHOHCH2OH. Các chất hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là A. 1, 4. B. 3, 4. C. 1, 2. D. 2, 3. Câu 4: Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được các chất trong nhóm A. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. B. C3H7OH, CH3CHO. C. CH3COOH, C2H3COOH. D. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ). Câu 5: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là A. glucozơ, glixerin, mantozơ, ancol (ancol) etylic. B. glucozơ, glixerin, anđehit fomic, natri axetat. C. glucozơ, glixerin, mantozơ, axit axetic. D. glucozơ, glixerin, mantozơ, natri axetat. Câu 6: Mệnh đề nào sau đây đúng? A. Lipit là este của ancol đa chức với các axit đơn chức. B. Lipit là este của glixerin với các axit đơn chức. C. Lipit là este của glixerin với các axit béo. D. Lipit là este của ancol đa chức với các axit béo. Câu 7: Chọn câu trả lời sai A. Lipit (chất béo) là este của glixerin và axit béo. B. Lipit tập trung nhiều nhất trong mô mỡ. C. Thuỷ phân lipit người ta thu được glixerin và các axit béo. D. Lipit tạo bới các axit béo no thường tồn tại ở trạng thái lỏng. Câu 8: Thuỷ phân một loại lipit X thu được glixerin và axit oleic. Phát biểu nào sau đây sai? A. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (C17H33COO)3C3H5. B. X là chất béo rắn ở nhiệt độ thường. C. Tên của X là olein hoặc glixerin trioleat. D. Khối lượng phân tử của X là 884 đvC. Câu 9: Để nhận biết hỗn hợp gồm axit axetic, anđehit axetic, ancol (ancol) etylic và glixerin người ta dùng A. Na kim loại. B. dd NaOH. C. Cu(OH)2. D. Ag2O (AgNO3)/dd NH3. 10
  11. Câu 10: Cho các hợp chất sau (1) HOCH2CH2OH; (2) HOCH2CH2CH2OH; (3) HOCH2CHOHCH2OH; (4) CH3CH2OCH2CH3; (5) CH3CHOHCH2OH. Các hợp chất đa chức là A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 1, 2, 4, 5. Câu 11: Cho các hợp chất sau (1) HOCH2CH2OH; (2) HOCH2CH2CH2OH; (3) HOCH2CHOHCH2OH; (4) CH3CH2OCH2CH3; (5) CH3CHOHCH2OH. Các hợp chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 3, 5. PHẦN II: BÀI TẬP Câu 12: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerin và một ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na (dư) đã thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì sẽ hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử của ancol X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Cu = 64) A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu 13: Cho 0,1 mol ancol X phản ứng hết với Na (dư) thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Số nhóm chức -OH của ancol X là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 14: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O. Tỉ khối hơi của Z so với hiđro bằng 31. Công thức phân tử của Z là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. CH3O. B. C3H9O3. C. C2H6O. D. C2H6O2. Câu 15: Đốt cháy một ancol (ancol) đa chức thu được số mol CO 2 và hơi H2O theo tỉ lệ 2:3. Vậy ancol (ancol) có công thức phân tử là A. C2H6O2. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C2H6O. Câu 16: Cho 4,6 gam ancol (ancol) no (M = 92) tác dụng hết với Na (dư) thu được 1,68 lít khí H 2 (đktc). công thức phân tử của ancol (ancol) là (Cho C = 12, H = 1, O = 16) A. C2H5OH. B. CH3OH. C. C2H4(OH)2. D. C3H5(OH)3. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol (ancol) no, đa chức cần dùng vừa đủ 2,5 mol O 2. Công thức phân tử của ancol (ancol) là. Biết 1 C chỉ liên kết tối đa với 1 nhóm -OH. A. C2H4(OH)2. B. C3H5(OH)3. C. C3H6(OH)2. D. C2H5OH. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol (ancol) no, đa chức cần dùng vừa đủ 3,5 mol O 2. Công thức phân tử của ancol (ancol) là. Biết 1 C chỉ liên kết tối đa với 1 nhóm -OH. A. C2H4(OH)2. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C3H7OH. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2