Bài tập học môn Tài chính tiền tệ
lượt xem 32
download
Những kiến thức liên quan của môn học “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin” đến môn học Tài chính – Tiền tệ Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ Sự phát triển của các hình thái giá trị Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái phôi thai của giá rị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính ngẫu nhiên, người ta trao đổi vật này để lấy vật khác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập học môn Tài chính tiền tệ
- Họ và tên: Nguyễn Diệu Hoa MSSV: 1111510018 Lớp: Anh 22 – Kinh Doanh Quốc Tế BÀI TẬP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Đề bài: Trình bày những kiến thức của môn học trước có liên quan đến môn Tài chính – Tiền tệ Bài làm: I. Các môn học (đã học) có liên quan đến môn Tài chính – Tiền tệ. 1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin 2. Kinh tế học vĩ mô II. Những kiến thức liên quan của môn học “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin” đến môn học Tài chính – Tiền tệ 1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ 1.a. Sự phát triển của các hình thái giá trị - Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái phôi thai của giá rị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính ngẫu nhiên, người ta trao đổi vật này để lấy vật khác - Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ 1, chăn nuôi tách khỏi trồng chọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, 1 hàng hóa này có thể quan hệ với rất nhiều hàng hóa khác. Tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. - Hình thái chung của giá trị: Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu troa đổi từ đó cũng trở nên phức tạp hơn (người có vải muốn đổi thóc mà người có thóc lại không muốn đổi vải). Do đó, hình thức trao đổi trực tiếp đã không còn thích ợp và gây trở ngại cho việc trao đổi. Trong tình huống đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hóa của mình đổi lấy loại hàng hóa mà được nhiều người ưa chuộng, rồi đem hàng hóa đó đổi lấy thứ mình cần. Khi vật trung gian trao đổi đó được cố định lại ở thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, thì hình hái chung của giá trị xuất hiện. - Hình thái tiền tệ: Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn, do đó dẫn đến đòi hỏi khách qua phải có vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 vật độc tôn và phổ iến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị. Lúc đầu, nhiều kim loại đóng vai trò là tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở vàng. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của sự phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Đến đây, các giá trị hàng hóa đã có 1 phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại. Bản chất của tiền tệ 1.b. Theo C.Mác “ tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao đọng xã hội và biểu hiện quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa”
- Ngoài ra, bản chất của tiền tệ còn thể hiện ở các chức năng của nó. 2. Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông của tiền tệ 2.a. Các chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị: giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. - Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền là môi giới trong trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt. trao đổi hàng hóa có tiền mặt mới gọi là lưu thông hàng hóa. Công thức lưu thông hàng hóa: H-T-H - Phương tiện cất trữ: là khi tiền rút khỏi lưu thông đi cất trữ. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị. Chức năng cất giữ tiền trong lưu thông thích ứng 1 cách tự phát với nhu cầu tiền trong lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông, và ngược lại nếu lượng sản xuất hàng hóa giảm, 1 lượng tiền vàng sẽ được đưa vào cất trữ. - Phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… - Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lalij hình thái ban đầu của nó là vàng. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát 2.b. - Quy luật lưu thông tiền tệ: là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định. Theo C.Mác cho rằng số lượng tiền tệ cần cho lưu thông phụ thuộc vào 3 nhân tố: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa, tốc độ lưu thông của đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của 3 nhân tố này với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến: Tổng số giá cả hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong 1 thời gian nhất định. - Lạm phát: là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong 1 thời gian nhất định. Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 10%/năm), lạm phát phi mã (trên 10%/năm) và siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa). Lạm phát là hiện tượng gây nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế xã hội, bởi vậy chống lạm phát là 1 trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. 3. Giá trị thặng dư 3.a. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản - Công thức chung của tư bản: Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trang những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác. Trong lưu thông hàng hóa, tiền chỉ là tiền thông thường H-T-H, người ta bán hàng hóa của mình lấy tiền rồi lại dùng tiền mua những hàng hóa cần thiết của mình. Ở đây, tiền tệ chỉ đạt đến mục đích bên ngoài lưu thông. Còn tiền
- được coi là tư bản thì vận động theo công thức T-H-T, tức là tiền thành hàng hóa rồi hàng hóa lại thành tiền. Sự khác biệt bên trong của 2 công thức này là ở chỗ mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên hàng hóa trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận đốngẽ kết thúc ở giai đoạn thứ 2 khi người trao đổi đạt được giá trị sử dụng mà họ cần. Còn mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, mà hơn thế chính là giá trị tăng thêm. Vậy, nếu số iền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa, do đó số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’, với T’=T+t (t: số tiền tăng thêm so với số tiền đã ứng ra), C.Mác gọi đó là giá trị thặng dư. Khi đó số tiền ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản. Định nghĩa giá trị thặng dư 3.b. Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ. Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá triinhf sản xuất gọi là giá trị mới. Phần giá trị mới lớn hơn gias trị sức lao động , nó nằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Vậy, giá trị thặng dư là 1 bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. 3.c. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. (1 số hình thức biểu hiện cơ bản có liên quan đến môn học Tài chính – Tiền tệ) Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp - Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản: là 1 bộ phận của tư bản công nghiệp được tách ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần của giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do tư bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp để tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng lưu thông. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay - Dưới chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhà rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người khác sử dụng rong 1 hời gian nhất định nhằm thu 1 số tiền lời nhất định. Số tiền lời đó được gọi là lợi tức. Lợi tức chính là 1 phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng - Tín dụng thương nghiệp: là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh mua bán chịu hàng hóa với nhau. Việc này có nghĩa là nhà tư bản này đã cho nhà tư bản kia vay 1 giá trị tư bản tương ứng với giá trị tương ứng với hàng hóa đó. Do vậy, người cho vay đòi hỏi được trả lợi tức. Giá hàng hóa bán chịu bao giờ cũng cao hơn giá hàng hóa trả tiền ngay bởi vì còn bao gồm cả phần lợi tức trong đó. Tuy nhiên mục đích chủ yếu của tín dụng thương nghiệp lại không phải để thu lợi tức mà là để thực hiện giá trị hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giới. Sự vận động của tín dụng ngân hàng gắn liền với sự vận động của tư bản tiền tệ, vì đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ. Ngân hàng trong tư bản là xí nghiệp kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. Ngân hàng có 2 nhiệm vụ chính là nhận gửi và cho vay. Lợi nhuận ngân hàng là chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ. III. Những kiến thức của môn học “kinh tế học vĩ mô” có liên quan đến môn học Tài chính – Tiền tệ 1. Hệ thống tài chính • Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống tài chính có những chức năng cơ bản sau đây: - Huy động tiết kiệm - Cung cấp cơ chế thanh toán trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ - Chức năng thanh khoản - Phân bổ nguồn lực (Chẳng hạn như cung cấp tín dụng) - Quản lý và đa dạng hóa rủi ro - Theo dõi và giám sát - Là kênh để chính phủ thực hiện những chính sách để ổn định KT • Hệ thống tài chính được tạo nên bởi sự tương tác qua lại với nnhau của các định chế, các tổ chức tài chính giúp cho tiết kiệm của người này ăn khớp với đầu tư của người khác. Có rất nhiều loại hình về định chế tài chính khác nhau nhưng có thể phân thành 2 loại chủ yếu: trung gian tài chính và thị trường tài chính 1.a. Trung gian tài chính Các trung gian tài chính đóng vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay. Ví dụ như: ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… Ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính có nhiệm vụ cơ bản là nhận tiền gửi và sử dụng những khoản này để cho vay. Các ngân hàng trả lãi suất cho người gửi tiền và tính lãi suất cao hơn với khách hàng vay tiền. Khoản chênh lệch này 1 phần được sử dụng để bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng, phần còn lại là lợi nhuận. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp dịch vụ thanh toán. Ngân hàng hay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách phát hành và bù trừ Séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử. Thị trường tài chính 1.b. Thị trường tài chính là nơi các tài khoản tài chính mua bán và trao đổi. thông qua thị trường tài chính người có tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp nguồn vốn cho người vay. Khi đó người cho vay quyết định được đối tượng mình muốn cung cấp nguồn vốn. Phân loại thị trường tài chính:
- Thị trường trái phiếu: Để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh hay bù đắp - thâm hụt ngân sách, đầu tư công cộng, các công ty hoặc chính phủ có thể vay trực tiếp từ công chúng bằng cách phát trái phiếu. - Thị trường cổ phiếu: một cách khác để công ty huy động vốn là phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu và trai phiếu được gọi chung là chứng khoán. Cổ phiếu là 1 loại chứng khoán xác định quyền và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản công ty. Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn, còn trái phiếu là chứng khoán nợ. Người nắm giữ cổ phiếu là cổ đông , trở thành một trong những người sở hữu công ty và được hưởng quyền với công ty với mức độ tương ứng với cổ phần đóng góp của họ. 2. Chính sách ổn định Như chúng ta đã biết các nền kinh tế thị trường hường xuyên biến động. Bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ được sử dụng để bình ổn nền kinh tế đều gọi là chính sách ổn định. 2 loại chính sách ổn định quan trọng nhất là chính sách tài kháo và chính sách tiền tệ. • Chính sách tài khóa Ba mục tiêu cơ bản của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm đầy đủ, ổn định lạm phát ở mức hợp lý. Chính sách tài khóa là những nỗ lực của chinnhs phủ nhằm cải thiện thành tựu kinh tế vĩ mô thông qua việc chi tiêu chính phủ và thuế. Chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến đầu tư hay tiết kiệm nhưng trong ngắn hạn chính sách tài kháo chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hóa dịch vụ. - Chính sách tài khóa mở rộng: nhằm kích thích tổng cầu và tăng sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế. - Chính sách tài khóa thắt chặt; nhằm giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát. - Chính sách tài khóa trong điều kiện bị ràng buộc ngân sách • Chính sách tiền tệ - Chính sách tiền tệ là các quyết định được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách liên quan đến cung tiền 3. Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để láy hàng hóa dịch vụ hoặc trong việc thanh toán các khoản nợ. - Chức năng của tiền tệ: Phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị, đơn vị hạch toán • Đo lường khối lượng tiền: - Tiền mặt M0: bao gồm tiền giấy hay tiền xu đang lưu hành - Tiền giao dịch M1: bao gồm tiền mặt và các khoản tiền gửi có thể rút theo nhu cầu ( tiền gửi không kỳ hạn) - Tiền rộng M2: bao gồm M1 và cá khoản tiền gửi có kỳ hạn. 4. Hệ thống ngân hàng và cung tiền 4.a. Cơ sở tiền tệ và cung tiền - Cơ sở tiền tệ: lượng tiền do ngân hàng trung ương phát hành. Cơ sở tiền tệ tồn tại dưới 2 hình thái: tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ của các ngân hàng thương mại. - Cung tiền: Cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền tệ. Cung tiền bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền gửi.
- Hoạt động của ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền 4.b. Ngân hàng thương mại có nghiệp vụ căn bản nhất là nhận tiền gửi của người - tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó, bên cạnh đó ngân hàng làm cho việc mua bán trở nên thuận tiện hơn bằng cách cho phép mọi người viết séc cho khoản tiền gửi trong ngân hàng. • Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dữ trữ 100%: khi đó cấc ngân hàng chỉ nhận tiền gửi mà không cho vay, do đó khi này các ngân hàng chỉ thực hiện chức năng cất rử không có vai trò gì trong việc thay đổi cung tiền. • Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá trình ạo tiền: khi này, họ nhận tiền gửi vào của người tiết kiệm, nhưng họ chỉ giữ một phần số tiền mà họ huy động được và cho vay phần còn lại. quá trình tạo tiền: khoản tiền gửi được tính là 100%, ngân hàng sẽ giữ lại 10% dự trữ và cho vay 90% còn lại. Trong trường hợp này, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 10%. Trong trường hợp tổng quát thì tỷ lệ dự trữ là rr thì lượng dự trữ là R, số tiền gửi là D, khi đó: rr x D =R. Tuy nhiên, sự tạo tiền không dừng lại ở ngân hàng thứ 1, khi ngân hàng 1 đưa 90% lượng tiền huy động được từ người gửi tiết kiệm ra cho vạy, giả sử người đi vay từ ngân hàng 1 lại sử dụng 90% số tiền ấy để mua bán hàng hóa dịch vị từ 1 vài người khác, giả sử những người này lại gửi số tiền đó vào ngân hàng thứ 2. Ngân hàng này lại giữ 10% làm dự trữ và cho vay 90% còn lại. Quá trình tiếp tục diễn ra: mỗi lần sau khi tiền mặt được gửi vào ngân hàng, nó lại được ngân hàng cho vay 1 phần. Cứ như vậy lượng tiền trong nền kinh tế sẽ ngày càng tăng. • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: dự trữ bao gồm tiền mặt nằm trong két của cá ngân hàng thương mại và tiền gửi của các ngận hàng thương mại ở ngân hàng trung ương, các ngân hàng phải dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải chấp hành theo quy định của ngân hàng trung ương. Các ngân hàng muốn mức dữ trữ cao hơn mức bắt buộc, thường được gọi là dự trữ dôi ra. Khi lãi suất tăng thêm cấc ngân hàng có xu hướng giữ ít dự trữ hơn và giảm tối thiếu mức dự trữ dôi ra. Gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự rữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và giảm cung tiền. Ngược lại, biện pháp cắ giảm tye lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung tiền. 4.c. Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiền: • Điều tiết các hoạt động cyar ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Thường xuyên theo dõi tài chính các ngân hàng và tạo môi trường thuận lợi cho giao dịch liên ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng trung ương còn có thể cho các ngân hàng thương mại vay khi các ngân hàng này có nhu cầu. • Kiểm soát lượng tiền cung ứng. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, các quy định vè tỷ lệ dự trữ bắ buộc, lãi suất chiết khấu, ngân hàng trung ương có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện ín dụng của 1 quốc gia
- • Các công cụ điều tiết cung tiền của ngân hàng trung ương Nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị - trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng.khi mua trái phiếu ngân hàng trung ương phải trả cho người bán trái phiếu một lượng tiền đúng bằng giá trái phiếu chính phủ mua vào. Kết quả là cơ sở tiền tệ tăng lên 1 lượng tương ứng, do đó cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng. Ngược lại khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ những người mua sẽ trả 1 khoản tiền tương ứng cho ngân hàng trung ương. Kết quả là 1 lượng tiền tương ứng bị rút khỏi lưu thông , tức là cơ sở tiền tệ giảm, do đó cung tiền giảm. - Tỷ lệ dự trữ bắ buộc: ( như phần tỷ lệ dự trữ bắt buộc) - Lãi suất chiết khấu: là mức lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Lãi suất triế khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàng trung ương để bù đắp dự trữ. Đồng thời, để đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng dự trữ và giảm số nhân tiền. Do vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền tệ, số nhân tiền, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. 5. Lạm phát 5.a. Khái niệm Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung trong 1 tời gian nhất định. Lạm phát cũng có thể dược định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ Phân loại lạm phát 5.b. - Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Đây là mức lạm phát bình thường không gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. - Lạm phát phi mã: lạm phát trong phạm vi 2 con số hoặc 3 con số 1 năm. Lạm phát phi mã trong thời gian dài sẽ gây ra biến dạng kinh tế nghiêm trọng. khi đó, đồng tiền bị mất giá mạnh, nên mọi người chỉ giữ đủ lượng tiền chi tiêu hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. - Siêu lạm phát: trường hợp lạm phát đặc biệt cao, trên 3 con số. Có xu hướng xuất hiện ở thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. 5.c. Các nguyên nhân gây lạm phát - Lạm phát do cầu kéo: do tổng cầu tăng, đặc biệt do sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu - Lạm phát do chi phí đẩy: khi 1 số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. - Lạm phát ỳ: khi mà mức giá tăng lên theo 1 tỷ lệ khá ổn định
- 6. Tiền tệ và lạm phát Lạm phát về cơ bản là một hiện tượng của tiền tệ. Các nhà tiền tệ cho ràng lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư cầu này là quá nhiều tiền trong lưu thông. 7. Tổn thất xã hội của lạm phát 7.a. Đối với lạm phát dự tính trước Lạm phát hoàn toàn dự tính được trước khi xảy ra lạm phát xảy ra đúng như dự tính từ trước của các tác nhân kinh tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng tham khảo: Tài chính tiền tệ
76 p | 2181 | 1458
-
Trắc nghiệm môn Tài chính tiền tệ - Chương 2: Tài chính doanh nghiệp
32 p | 3076 | 1049
-
BỘ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
17 p | 2063 | 804
-
Bộ đề trắc nghiệm: Nhập môn tài chính tiền tệ
74 p | 2470 | 780
-
Đề thi Lý thuyết học môn Tài chính tiền tệ
93 p | 1328 | 626
-
Trắc nghiệm môn Tài chính tiền tệ
58 p | 1094 | 529
-
Bài tập Trắc nghiệm học môn tài chính tiền tệ
38 p | 624 | 341
-
Câu hỏi ôn tập học môn tài chính tiến tệ
12 p | 645 | 337
-
ĐỀ THI MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
74 p | 926 | 279
-
Trắc nghiệm lý thuyết tài chính tiền tệ
38 p | 720 | 261
-
Đề thi trắc nghiệm học môn tài chính tiền tệ
19 p | 599 | 200
-
Bài giảng: Lý thuyết tài chính tiền tệ - Tín dụng ngân hàng
381 p | 501 | 182
-
Đề cương bài giảng môn Tài chính tiền tệ (Chương trình đào tạo Thạc Sĩ ) - PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh
31 p | 448 | 108
-
Bộ đề thi hết môn Lý thuyết tài chính tiền tệ 30 câu
67 p | 421 | 79
-
Bài tập tham khảo môn Tài chính tiền tệ
5 p | 265 | 47
-
Đề thi hết môn: Tài chính tiền tệ
4 p | 184 | 16
-
Đề cương Ôn tập môn Tài chính - Tiền tệ - Đại học Đà Nẵng
3 p | 83 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn