Bài tập Khối đa diện lồi và đều
lượt xem 42
download
I-Mục tiêu: +Về kiến thức: - Khắc sâu lại định nghĩa và các tính chất chảu khối đa diện lồi, khối đa diện đều. - Nhận biết được các loại khối đa diện lồi,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập Khối đa diện lồi và đều
BÀI TẬP KHÔÍ ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
(Chương trình chuẩn)
I-Mục tiêu:
+Về kiến thức:
- Khắc sâu lại định nghĩa và các tính chất chảu khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
- Nhận biết được các loại khối đa diện lồi, khối đa diện đều.
+ Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng chứng minh khối đa diện đều và giải các bài tập về khối đa diện lồi và khối đa diện đều
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình không gian
+ Về tư duy và thái độ:
- Rèn luyện tư duy trực quan.
- Nhận biết được các loại khối đa diện lồi và khối đa diện đều
- Tích cực hoạt động. Biết quy lạ về quen
II-Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: chuẩn bị các bài tập giải tại lớp và các hình vẽ minh hoạ trên bảng phụ của các bài tập đó
- HS: Nắm vững lý thuyết.Chuẩn bị bài tập ở nhà. Thước kẻ
III-Phương pháp giảng dạy: gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV-Tiến trình bài học:
- Ổn định lớp:(1’)
- Kiểm tra bài cũ: (5’)
1/ Phát biểu định nghĩa khối đa diện lồi, khối đa diện đều và các tính chất của chúng?
2/ Nêu các loại khối đa diện đều? Cho ví dụ về một vài khối đa diện đều trong thực tế?
- Bài mới:
*Hoạt động 1: Giải bài tập 2 sgk trang 18
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Ghi bảng |
10’
|
+Treo bảng phụ hình 1.22 sgk trang 17 +Yêu cầu HS xác định hình (H) và hình (H’) +Hỏi: -Các mặt của hình (H) là hình gì? -Các mặt của hình (H’) là hình gì? -Nêu cách tính diện tích của các mặt của hình (H) và hình (H’)? -Nêu cách tính toàn phần của hình (H) và hình (H’)? +GV chính xác kết quả sau khi HS trình bày xong |
+Nhìn hình vẽ trên bảng phụ xác định hình (H) và hình (H’)
+HS trả lời các câu hỏi +HS khác nhận xét
|
*Bài tập 2: sgk trang 18 Giải : Đặt a là độ dài của hình lập phương (H), khi đó độ dài cạnh của hình bát diện đều (H’) bắng [frac{{asqrt 2 }}{2}] -Diện tích toàn phần của hình (H) bằng 6a2 -Diện tích toàn phần của hình (H’) bằng[8frac{{{a^2}sqrt 3 }}{8} = {a^2}sqrt 3 ] Vậy tỉ số diện tích toàn phần của hình (H) và hình (H’) là [frac{{6{a^2}}}{{{a^2}sqrt 3 }} = 2sqrt 3 ] |
*Hoạt động 2: Khắc sâu khái niệm và các tính chất của khối đa diện đều
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Ghi bảng |
10’ |
+GV treo bảng phụ hình vẽ trên bảng +Hỏi: -Hình tứ diện đều được tạo thành từ các tâm của các mặt của hình tứ diên đều ABCD là hình nào? -Nêu cách chứng minh G1G2G3G4 là hình tứ diện đều? +GV chính xác lại kết quả
|
+HS vẽ hình
+HS trả lời các câu hỏi +HS khác nhận xét
|
*Bài tập 3: sgk trang 18 Chứng minh rằng các tâm của các mặt của hình tứ diện đều là các đỉnh của một hình tứ diện đều. Giải: Xét hình tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của cạnh BC, CD, AD. Gọi G1, G2, G3, G4 lần lượt là trọng tâm của các mặt ABC, BCD, ACD, ABD. Ta có: [egin{array}{l}frac{{{G_1}{G_3}}}{{MN}} = frac{{A{G_1}}}{{AM}} = frac{{A{G_3}}}{{AN}} = frac{2}{3}\ Rightarrow {G_1}{G_3} = frac{2}{3}MN = frac{1}{3}BD = frac{a}{3}end{array}] Chứng minh tương tự ta có các đoạn G1G2 =G2G3 = G3G4 = G4G1 = G1G3 = [frac{a}{3}] suy ra hình tứ diện G1G2G3G4 là hình tứ diện đều. Điều đó chứng tỏ tâm của các mặt của hình tứ diện đều ABCD là các đỉnh của một hình tứ diện đều. |
*Hoạt động 3: Giải bài tập 4 sgk trang 18
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Ghi bảng |
15’ |
+Treo bảng phụ hình vẽ trên bảng a/GV gợi ý: -Tứ giác ABFD là hình gì? -Tứ giác ABFD là hình thoi thì AF và BD có tính chất gì? +GV hướng dẫn cách chứng minh và chính xác kết quả
+GV yêu cầu HS nêu cách chứng minh AF, BD và CE cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
+Yêu cầu HS nêu cách chứng minh tứ giác BCDE là hình vuô
|
+HS vẽ hình vào vở
+HS trả lời các câu hỏi
+HS trình bày cách chứng minh +HS trình bày cách chứng minh |
*Bài tập 4: sgk trang 18 Giải: a/Chứng minh rằng: AF, BD và CE đôi một vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Do B, C, D, E cách đều điểm A và F nên chúng cùng thuộc mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AF. Tương tự A, B, F, D cùng thuộc một phẳng và A, C, F, E cũng cùng thuộc một mặt phẳng Gọi I là giao điểm của BD và EC. Khi đó AF, BD, CE đồng quy tại I Ta có: tứ giác ABFD là hình thoi nên: AF^BD Chứng minh tương tự ta có: AF^EC, EC^BD. Vậy AF, BD và CE đôi một vuông góc với nhau *Tứ giác ABFD là hình thoi nên AF và BD cắt nhau tại trung điểm I của mỗi đường -Chứng minh tương tự ta có: AF và EC cắt nhau tại trung điểm I, BD và EC cũng cắt nhau tại trung điểm I Vậy các đoạn thẳng AF, BD, CE cắt nhau tai trung điểm của mỗi đường b/Chứng minh: ABFD,AEFC, BCDE là những hình vuông Do AI^(BCDE) và AB = AC = AD = AE nên IB = IC = ID = IE Suy ra BCDE là hình vuông. Chứng minh tương tự ta có: ABFD, AEFC là những hình vuông. |
4. Củng cố toàn bài : (3’)
Cho khối chóp có đáy là n-giác. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng ?
a/ Số cạnh của khối chóp bằng n+1
b/ Số mặt của khối chóp bằng 2n
c/ Số đỉnh của khối chóp bằng 2n+1
d/ Số mặt của khối chóp bằng số đỉnh của nó
Đáp án : d
5. Hướng dẫn và ra bài tập về nhà : (1’)
- Nắm vững lại các định nghĩa về khối đa diện lồi, khối đa diên đều và các tính chất của nó
- Làm lại các bài tập 1,2,3,4 sgk trang 18
- Đọc bài và tìm hiểu bài mới trước ở nhà
V-Phụ lục : bảng phụ các hình vẽ của các bài tập.
Để xem đầy đủ nội dung và đúng định dạng của giáo án Bài tập Khối đa diện lồi và khối đa diện đều, quý thầy cô có thể đăng nhập tài khoản để tải về máy.
Quý Thầy/cô, phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài học Khối đa diện lồi và khối đa diện đều để có thêm nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học bài 2 chương 1 Hình học 12.
Nếu gặp khó khăn khi giải bài tập, các em học sinh có thể tham khảo phần Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 2 chương 1 Hình học 12.
Để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia môn Toán, các em học sinh có thể tham gia làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Khối đa diện lồi và khối đa diện đều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
112 bài toán thể tích khối đa diện - khối tròn xoay
11 p | 504 | 107
-
Bài giảng 1: Thể tích khối đa diện
15 p | 344 | 99
-
Giáo án tuần 19 bài Tập đọc: Chuyện bốn mùa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
7 p | 891 | 46
-
Giáo án tuần 13 bài Tập đọc: Há miệng chờ sung - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 314 | 29
-
Bài giảng Hình học 12 chương 1 bài 2: Khối đa diện lồi - khối đa diện đều
28 p | 220 | 27
-
chinh phục kỳ thi thpt môn toán - hình học không gian cổ điển và phương pháp tọa độ không gian: phần 1
184 p | 123 | 16
-
Giáo án tuần 10 bài Kể chuyện: Sáng kiến của bé Hà - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 240 | 15
-
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 18 SGK Công nghệ 8
2 p | 295 | 13
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 18 SGK Hình học 12
5 p | 176 | 11
-
Giáo án Toán 12 ban cơ bản : Tên bài dạy : BÀI TẬP KHÔÍ ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
10 p | 105 | 9
-
TẬP KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀUI. MỤC TIÊU:Kiến thức:
5 p | 127 | 8
-
Giáo án Toán 12 ban cơ bản : Tên bài dạy : KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
6 p | 90 | 7
-
GIÁO ÁN HÌNH 12: KHỐI ĐA DIỆN LỒI VÀ KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
7 p | 109 | 6
-
Bài giảng Toán 12 - Bài 2: Khối đa diện lồi. Khối đa diện đều
20 p | 68 | 5
-
Tuyển chọn 500 bài Toán 12 cơ bản và mở rộng: Phần 2
111 p | 42 | 3
-
Giáo án Hình học cơ bản 12 - Chương 1
36 p | 57 | 2
-
Giải bài tập Khối đa diện lồi và khối đa diện đều SGK Hình học 12
5 p | 196 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn