intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập lớn môn Khoa học quản lý: Nghiên cứu về tháp nhu cầu của Maslow và ứng dụng trong quản trị nhân lực tập đoàn Samsung

Chia sẻ: Đỗ Băc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:45

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu về tháp nhu cầu của Maslow và ứng dụng trong quản trị nhân lực tập đoàn Samsung" khẳng định rõ ứng dụng to lớn của của học thuyết Maslow trong hoạt động quản trị nhân lực nói chung và hoạt động quản trị nhân lực của tập đoàn Samsung nói riêng. Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của tập đoàn Samsung từ đó đề xuất một số biện pháp định hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập lớn môn Khoa học quản lý: Nghiên cứu về tháp nhu cầu của Maslow và ứng dụng trong quản trị nhân lực tập đoàn Samsung

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẬP ĐOÀN SAMSUNG Lớp học phần: Khoa học quản lý N17 Giảng viên: TS. Bùi Tiến Thiêm Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Hà Nội, 2024
  2. 2 MỤC LỤC
  3. 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH
  4. 4
  5. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  6. 6 TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
  7. 7 OTVR Organization Talent Vitality Review
  8. 8 CV Curriculum Vitae: Sơ yếu lý lịch
  9. 9 GSAT Global Samsung Aptitude Test: Bài kiểm tra Năng lực Samsung Toàn cầu
  10. 10 GWP Great Work Place: Môi trường làm việc tuyệt vời
  11. 11 Công ước ILO Văn kiện pháp lý quốc tế được Hội nghị Lao động Quốc tế
  12. 12 HR Human Resources: Nguồn nhân lực
  13. 13 OPI Khuyến khích hiệu suất tổng thể
  14. 14 TAI Khuyến khích thành tích mục tiêu
  15. 15 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu nói chung và của Việt Nam ta nói riêng, nền kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững. Để có nền kinh tế vững mạnh, không thể không kể đến vai trò của các doanh nghiệp, công ty mà ở đó nguồn nhân lực chính là yếu tố nòng cốt hình thành, phát triển tổ chức đó. Trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp, nguồn nhân lực có một vị trí vô cùng quan trọng, có thể nói là trọng tâm nhất đến việc thực hiện thành công sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu tương lai của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác quản trị nguồn nhân lực có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và là nguồn lực đối mặt với những khó khăn, biến động của nền kinh tế nói chung. Ngày nay, với sự tiến bộ của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt - thương trường như chiến trường. Bởi vậy, các doanh
  16. 16 nghiệp ngày càng chú trọng nâng cao năng suất, hiệu quả công việc. Để đạt được mục tiêu đó không thể không kể đến chuỗi những chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khi thị trường có sự thay đổi lớn về nhu cầu nhân lực, đồng thời lên kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực cho các cá nhân, phòng ban để hoàn thành công việc một cách tối ưu và hiệu quả nhất của hoạt động quản trị nhân lực. Tuy nhiên, hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp không phải là vấn đề giản đơn mà cần một quá trình dài đòi hỏi sự đầu tư về thời gian cũng như nỗ lực của các nhà lãnh đạo cũng như nhân viên bởi con người là nhân tố rất khó kiểm soát và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố xung quanh. Nắm bắt được điều này, chúng tôi quyết định tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu về tháp nhu cầu của Maslow và ứng dụng trong quản trị nhân lực tập đoàn Samsung” làm đề tài cho bài tập lớn lần này với mong muốn thông qua nghiên cứu để có thể hiểu và vận dụng linh hoạt, hoàn thiện hơn công tác quản trị nhân lực vào thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua đề tài nghiên cứu, khẳng định rõ ứng dụng to lớn của của học thuyết Maslow trong hoạt động quản trị nhân lực nói chung và hoạt động quản trị nhân lực của tập đoàn Samsung nói riêng. Qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của tập đoàn Samsung từ đó đề xuất một số biện pháp định hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung của thuyết nhu cầu Maslow về hoạt động quản trị nhân lực. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng thuyết cho hoạt động quản trị nhân lực của tập đoàn Samsung. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thuyết nhu cầu của Maslow và ứng dụng trong hoạt động quản trị nhân lực. Khách thể nghiên cứu: Các nhân viên làm việc tại tập đoàn Samsung. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi quy mô khảo sát: Hướng tới toàn bộ nhân viên làm việc tại tập đoàn Samsung Phạm vi về mặt không gian: Tập đoàn Samsung Phạm vi về mặt thời gian: Từ năm 2017 - 2023 Phạm vi về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu sâu về nội dung ứng dụng của thuyết nhu cầu Maslow trong hoạt động quản trị nhân lực của tập đoàn Samsung.
  17. 17 6. Phương pháp nghiên cứu Thu thập các thông tin và số liệu có liên quan về tình hình hoạt động của tập đoàn Samsung qua các trang thông tin điện tử của tập đoàn và sách, báo, các bài luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan. - Tài liệu liên quan đến thành lập, cơ cấu tổ chức và lịch sử hoạt động của tập đoàn Samsung trên các trang điện tử của tập đoàn; - Thông tin về các chính sách, đãi ngộ của nhân viên trên các trang thông tin điện tử; - Tài liệu về ứng dụng của thuyết nhu cầu Maslow và ứng dụng trong hoạt động quản trị nhân lực của Samsung trên các tạp chí, sách, báo, bài luận, nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trước đó; - Thu thập các thông tin, số liệu dựa trên kết quả nghiên cứu các đề tài có liên quan tại tập đoàn Samsung 7. Bố cục đề tài Đề tài nghiên cứu được xây dựng theo bố cục ba chương, bên cạnh các phần phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung của tháp nhu cầu Maslow và hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. - Chương 2: Hoạt động quản trị nhân lực trong tập đoàn Samsung - Chương 3: Ưu nhược điểm và giải pháp. KẾT QUẢ BÁO CÁO CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA THÁP NHU CẦU MASLOW VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận chung của tháp nhu cầu Maslow 1.1.1. Khái niệm về nhu cầu Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, là thuộc tính tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là cơ sở của động lực, là yếu tố thúc đẩy con người hành động có chủ đích, song đồng thời cũng có khả năng chi phối lại con người (mức độ tùy thuộc vào khả năng nhận thức của chủ thể bị chi phối, nhận thức cao sẽ có khả năng tự kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu). Chính vì vậy, trong quản lý, người quản lý có thể thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của người lao động để tạo động lực, thúc đẩy, chi phối, điều khiển hoạt động của cá nhân, tập thể. “Muốn dẫn dụ ai làm việc theo ý ta, chỉ có cách làm cho người ấy phát khởi ý muốn làm việc đó” (Dale Cargenie).
  18. 18 1.1.2. Các mức độ nhu cầu Hiện nay có nhiều lý thuyết về nhu cầu như: lý thuyết hai nhân tố của F. Herzberg, lý thuyết công bằng của J. Stacy Adams, lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom, v.v... Mỗi lý thuyết xem xét nhu cầu và phân cấp nhu cầu dựa trên những góc độ khác nhau và cách tiếp cận khác nhau. Bởi nhu cầu của con người là đa dạng và vô tận. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm có mức độ nhu cầu khác nhau và trong những thời điểm cụ thể, cần thiết phải thỏa mãn một số nhu cầu nhất định. Tuy vậy, ta có thể tạm chia mức độ nhu cầu theo cách đơn giản nhất là phân chia thành nhu cầu ở mức độ thấp (nhu cầu vật chất) và nhu cầu ở mức độ cao (nhu cầu tinh thần): - Nhu cầu vật chất: là những nhu cầu có trước (nhu cầu sinh lí, nhu cầu bản năng), là nền tảng cho hoạt động sống của con người như nhu cầu về ăn uống, nhà cửa, quần áo,... Nhu cầu này thường có giới hạn về lượng và có tính chu kì. - Nhu cầu tinh thần: là những nhu cầu gắn với việc thỏa mãn đời sống tinh thần của con người như: nhu cầu an toàn, ổn định, tôn trọng, thừa nhận, có vị trí xã hội, có cơ hội thăng tiến, được giao tiếp, được thể hiện và khẳng định bản thân,.. Các nhu cầu này đảm bảo cho sự phát triển của cá nhân, khó đo lường và không giới hạn. Nổi bật nhất vào năm 1943, A.H. Maslow công bố Thuyết nhu cầu (A Theory of Human Motivation) với tháp nhu cầu Maslow phân chia nhu cầu thành 5 cấp bậc từ thấp (cấp thiết nhất) đến cao (ít cấp thiết nhất) theo hình kim tự tháp. Thuyết của ông được xem là lý thuyết nổi bật nhất về nhu cầu của con người và được ứng dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay. 1.1.3. Thuyết nhu cầu của Maslow 1.1.3.1. Giới thiệu về tháp nhu cầu của Maslow Lý thuyết của Maslow về sự phát triển cá nhân và động lực được công bố vào năm 1943. Theo Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ mong muốn thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Nhu cầu chính là cơ sở hình thành nên động cơ thôi thúc con người hành động. Từ đó suy ra, trong quản lý, các cá nhân (hay các nhóm) sẽ làm việc hiệu quả nhất khi nhu cầu của họ được thỏa mãn. Ý tưởng hợp nhất nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của tổ chức có sức thuyết phục rất mạnh mẽ. Điều này cho thấy, khi người lao động được tạo điều kiện thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, thì họ sẽ càng có nhiều động lực để tìm cách theo đuổi mục tiêu cá nhân và thông qua đó đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tháp nhu cầu của Maslow (hay Maslow’s Hierarchy of Needs) là lý thuyết động lực trong tâm lý học, gồm 5 bậc thang thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người phát triển từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu cao hơn, được thể hiện dưới dạng hình tháp cụ thể như sau:
  19. 19 Hình 1.1.3.1 Tháp nhu cầu Maslow 0. Các nhu cầu được sắp xếp theo nguyên tắc về mức độ quan trọng. Những nhu cầu ở nấc thang càng thấp thì mức độ quan trọng đối với đời sống con người càng cao và ngược lại. Trong 5 tầng trên, nhu cầu của con người sẽ đi từ đáy tháp đến đỉnh tháp. Nghĩa là khi nhu cầu dưới đáp ứng đầy đủ theo mong muốn, họ sẽ dần chuyển sang nhu cầu mới cao hơn. Đồng thời, 5 cấp này cũng được phân thành 2 nhóm cơ bản: - Nhu cầu cơ bản (bao gồm Nhu cầu sinh lí và Nhu cầu an toàn): Đây là nhóm nhu cầu tối cần thiết để đảm bảo con người có thể tồn tại để hướng tới những nhu cầu cao hơn. - Nhu cầu cấp cao (bao gồm Nhu cầu xã hội, Nhu cầu được tôn trọng, Nhu cầu tự khẳng định) khi nhu cầu ở bậc thấp đã được đáp ứng con người sẽ muốn mở rộng các mối quan hệ của mình. Dần dần, trong một nhóm người đó họ bắt đầu xuất phát nhu cầu muốn trở thành người đứng đầu để nhận được sự kính trọng. Và khi mọi nhu cầu được đáp ứng con người bắt đầu muốn thể hiện mình. Nhu cầu bậc cao thúc đẩy sự phát triển tinh thần, trí tuệ và cá nhân của con người. Việc thỏa mãn các nhu cầu này mang lại cảm giác hoàn thiện, ý nghĩa và hạnh phúc cho đời sống tinh thần. 1.1.3.2. Các cấp bậc trong tháp nhu cầu của Maslow và ứng dụng trong hoạt động quản lý a, Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng được để con người có thể sống, tồn tại và hướng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu Maslow. Con người cần được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như ăn ở,
  20. 20 mặc, thở, đi lại và các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản để làm việc. Doanh nghiệp có thể cụ thể hóa nhu cầu này bằng một hệ thống tiền lương có tính cạnh tranh, tạo các cơ hội cho người lao động tăng thu nhập, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho người lao động làm việc, v.v... b, Nhu cầu an toàn, ổn định: Nhu cầu an toàn kết hợp với nhu cầu sinh lý được gọi là các nhu cầu cơ bản của con người. Trong doanh nghiệp, nhà quản lý có thể chú trọng nhu cầu này bằng cách đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho nhân viên, các cam kết về việc làm ổn định lâu dài, v.v… c, Nhu cầu xã hội: Ở cấp độ này, con người muốn được phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và tìm được một nhóm nào mà họ thuộc về. Với tư cách là người sử dụng lao động, người quản lý có thể thỏa mãn nhu cầu này cho nhân viên dưới quyền bằng các hình thức như phân công hoạt động nhóm, tạo cơ hội phát triển các mối quan hệ cho nhân viên như tổ chức các chuyến du lịch, câu lạc bộ, hoạt động sinh hoạt tập thể ngoài trời, v.v… d, Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được tôn trọng trong tháp nhu cầu Maslow được chia làm hai loại: - Mong muốn sự tôn trọng từ người khác: Được thể hiện qua danh tiếng, địa vị, vị trí mà người khác đạt được trong xã hội hoặc trong một tổ chức, tập thể nào đó. - Lòng tự trọng đối với bản thân: đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển bản thân, nó thể hiện ở việc tự coi trọng phẩm giá, đạo đức của bản thân. Một người thiếu lòng tự trọng rất dễ dẫn đến mặc cảm, thường thấy lo lắng trước những điều khó khăn của cuộc sống. Trong doanh nghiệp, nhà quản lý thỏa mãn nhu cầu này cho người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau như khen ngợi kịp thời khi nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đề bạt vào các vị trí phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của họ, lắng nghe ý kiến của nhân viên, v.v… e, Nhu cầu tự khẳng định: Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nó nằm ở đỉnh của tháp nhu cầu Maslow. Khi con người đã thỏa mãn được mọi nhu cầu của mình ở 4 cấp độ bên dưới, nhu cầu muốn thể hiện bản thân để được ghi nhận, bắt đầu xuất hiện. Và Maslow cho rằng, nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu một cái gì đó như 4 nhu cầu trên mà nó xuất phát từ mong muốn phát triển của con người. Trong doanh nghiệp, nhu cầu tự khẳng định của người lao động thể hiện ở việc muốn được sáng tạo, được thể hiện tài năng bản thân mình trước mọi người và được ghi nhận. Nhà quản lý có thể thỏa mãn bằng cách cho phép nhân viên tự chủ trong công việc, giao cho nhân viên những công việc có tính thách thức để họ có thể phát huy tối đa tài năng, trí tuệ của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2