Bài tập lý thuyết cho học sinh giỏi môn Sinh cấp THPT
lượt xem 45
download
Cùng tham khảo bài tập lý thuyết cho học sinh giỏi môn Sinh cấp THPT giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi học sinh giỏi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập lý thuyết cho học sinh giỏi môn Sinh cấp THPT
- Bài tập lý thuyết cho HS giỏi sinh cấp THPT Phần 1: di truyền học Câu 1. cho cây đậu hà lan có kiểu gen dị hợp tử quy định màu hoa ( Aa ) tự thụ phấn, người ta thu được rất nhiều hạt. Nếu lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo thành cây thì xác xuất để có 3 cây hoa đỏ và 2 cây hoa trắng là bao nhiêu? Phải lấy ngẫu nhiên bao nhiêu hạt để có xác suất 95 % có ít nhất 1 hạt cho ra cây hoa trắng? Câu 2. Bệnh di truyền dưới đây là 1 bệnh rất hiếm gặp ở quần thể người. Nếu không có thông tin gì thêm thì ta có thể kết luận được gen gây bệnh là gen trội hay lặn? Nằm trên NST thường hay NST giới tính? Giải thích? ○┬■ F1 □ ■ ○ ● Câu 3. Một người đàn ông bị bệnh glactozo huyết do khồn chuyển hóa được đường gactozo. Bệnh do 1 gen lặn hiếm gặp nằm trên NSTthường gây nên. Người đàn ông này lấy một
- người vợ có cô em gái cũng bị bệnh này. Hiện cô vợ đang mang thai. a. Xác suất để họ sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? b. Nếu đứa con đầu lòng bị bệnh thì xác xuất để đứa con thứ 2 cũng bị bệnh là bao nhiêu? Câu 4. Làm thế nào để người ta có thể biết được gen quy định tính trạng nào đó nằm ở đâu trong tế bào? Câu 5. Ở ruồi giấm, alen đột biến b quy định màu thân đen, alen b+ quy định màu thân kiểu dại ( thân xám ); alen wx quy định cánh sáp, alen wx+ quy định kiểu dại cánh không sáp; alen cn quy định mắt đỏ son, alen cn+ quy định kiểu dại màu mắt đỏ thẫm. Người ta lai ruồi cái dị hợp tử về 3 cặp gen trên với ruồi đực đồng hợp lặn về cả 3 cặp gên. Kết quả lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 5 con ruồi có có kiểu hình kiểu dại về 3 cặp tính trạng, 6 con thân đen cánh sáp mắt đỏ son, 69 con thân kiểu dại cánh sáp mắt đỏ son, 379 con thân đen cánh sáp mắt kiểu dại, 48v con thân đen mắt kiểu dại cánh sáp, 44 con thân đen cánh kiểu dại mắt đỏ son. Hãy giải thích kết quả, viết
- sơ đồ lai đồng thời xác định trình tự và khoảng cách giữa các gen? Câu 6. Nếu phép lai phân tích giữa cá thể dị hợp về 2 cặp gen alen với các cá thể đồng hợp tử lặn về 2 gen mà cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1:1:1 thì ta có thể kết luận chính xác là mỗi gen nằm trên cùng 1 NST hay không? Giải thích? Câu 7. Để tổng hợp nên 1 NST nhân tạo thì ta cần giải gép các trình tự nuleotit như thế nào với nhau? Giải thích? Câu 8. Người ta đã phân lập được 5 dòng vi sinh vật đột biến khuyết dưỡng khác nhau. Để có thể sinh trưởng được, tất cả dòng đột biến này đều cần chất G. Các chất A, B, C, D là những chất nằm trên con đường chuyển hóa để tạo thành chất G nhưng người ta chưa biết trình tự chính xác của chúng. Để xác định trình tự của các hợp chất nói trên trong con đường chuyển hóa thành chất G, người ta đã tiến hành nuôi cấy những dạng đột biến trên với việc bổ sung vào môi trường những chất cần thiết cho sinh trưởng của chúng. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng sau. Dấu + cho thấy dòng đột biến sinh trưởng được, dấu – thì không.
- Dòng đột biến các chất đươc cho vào môi trường A B C D E G 1 − − − + − + 2 − + − + − + 3 − − − − − + 4 − + + + − + 5 + + + + − + Hãy xác định trình tự các hợp chất A, B, C, D, E trong con đường chuyển hóa chất G và giải thích các đột biến gen ở các dòng đột biến đã làm hỏng các enzim nào trong con đường chuyển hóa tạo thành chất G. Câu 9. Sơ đồ sau tóm tắt quá trình chuyển hóa axitmin phenylalanin thành tiozin và cuối cùng thành CO2 và H2O. Phenylalanin → tiozin → CO2 + H2O (A) ( B) Người bị bệnh pheniketo niệu do thiếu enzim chuyển hóa ở bước A còn người bị bệnh ankapton niệu do thiếu enzim chuyển hóa ở bước B. Các bệnh này là những bệnh rất hiếm gặp. Nếu một người bị bệnh pheniketo lấy một người bị bệnh ankanpton thì con cái của họ sẽ như thế nào về bệnh này? Giải thích?
- Câu 10. Ở một loài hoa bình thường cây có hoaaa tím nhưng người ta đã phát hiện được 2 dòng hoa đột biến lăn khác nhau, 1 dòng cho hoa màu xanh, kiểu gen aa, dòng 2 cho hoa đổ kiểu gen bb. Xét về mặt hóa sinh người ta nhận thấy từ chất tiền thân không màu nếu được enzim A xúc tác sẽ ra hoa màu xanh, còn cũng chất đó nếu được enzim B xúc tác thì cho hoa mùa đỏ. Các gen a và b được biết nằm trên NST khác nhau. A, Cây có kiểu gen AaBb có hoa màu gì? B, nếu cây hoa này tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con sẽ như thế naof? Vẽ sơ đồ lai? C, Tại sao các đột biến trên là đột biến lặn? Giải thích?
- Bài tập lý thuyết cho HS giỏi sinh cấp THPT Câu 11. Nếu có 1 trình tự nucleotit cụ thể, làm thế nào người ta có theer biết đó có phải là gen quy định sự tổng hợp 1 chuỗi polipeptit hay không? Câu 12. Cấu trúc gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực mang lại lợi ích gì? Câu 13. Tại sao các gen của sinh vật nhân sơ thường tập hợp thành từng cụm được gọi là operon? Câu 14. Điều gì sẽ xảy ra khi gen điều hòa của operon lac bị đột biến khiến sản phẩm mất chức năng sinh học? Câu 15. Nếu nghiên cứu kiểu hình ở mức độ chuỗi polipeptit thì phần lớn các đột biến thay thế nucleotit thường là đột biến trung tính. Giải thích tại sao?
- Câu 16. Có người nói đột biến đảo đoạn NST sẽ không gây hại cho thể đột biến nếu đoạn đỏa chỉ là đoạn nhỏ và chỉ gây hịa khi có kích thước lớn. Bạn có đồng ý không? Tại sao? Câu 17. Hãy giải thích tại sao nếu 2 NST không tương đồng đều có 1 trình tự nucleotit giống nhau thì có nhiều khả năng xảy ra đột biến chuyển đoạn NST giữa các NST này? Câu 18. Tại sao các đột biến dị bội về NST thường ở người lại gây chết trong khi các cá thể dị bội ở nhiễm sắc thể giới tính X lại ít bị chết hơn? Câu 19. Tại sao thể đột biến đảo đoạn dị hợp tử thường giảm khả năng sinh sản? Câu 20. Quy trình tạo ADN tái tổ hợp gồm những bước cơ bản nào? Câu 21. Loại enzim nào đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến công nghệ ADN tái tổ hợp? Tại sao?
- Câu 22. Sàng lọc thư viện ADN nhằm mục đích gì? Sàng lọc thư viện c ADN bằng cách nào? Phần 2. Sinh học tế bào và hóa sinh học Câu 1. Tại sao cacbon là nguyên tố cở bản của hệ thống sống? Câu 2. Tại sao nước đá nổi trên nước lỏng? Câu 3. Tại sao không nên để hoa quả trong tủ lạnh ở ngăn đá? Tại sao cốc nước lạnh để ngoài không khí thì thành cốc có hơi nước bám vào? Câu 4. Tại sao tinh bột mạch xoắn lại còn xenlulozo thì mạch thẳng? Tại sao trời lạnh người ta thường hay bôi sáp? Câu 5. Sự khác biệt giữa protein dạng sợi và protein dạng cầu? Lòng trắng đun nên thì chuyển sang trạng thái đặc?
- Câu 6. Khi cho các phân tử lipit vào nước thì có chúng sẽ sắp xếp như thế nào, nguyên tắc của cách xếp đó, có mấy cách? Câu 7. Khi cho một nhóm các vi khuẩn vào dung dịch nhược trương sau đó cho thêm lizozim vào thì thấy nước trong dần. Hỏi đây là loại vi khuẩn nào? Giải thích? Câu 8. Đối với protein ở màng sinh chất của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ thì loại nào có số lượng nhiều nhất? Tại sao lại có sự khác nhau đó? Câu 9. Tại sao có giả thuyết cho rằng ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn nội cộng sinh trong tế bào nhân thực? Tại sao các nhà khoa học cho rằng ti thể xuất hiện trước luclap trong quá trình tiến hóa? Câu 10. Loại tế bào nào thường có nhiều ti thể? Nhân? Lizozim? Lưới nội chất hạt? Lưới nội chất trơn? Giải thích?
- Câu 11. Xenlulozo thường được tổng hợp từ bào quan nào? Trong các loại sợi: vi sợi. sợi trung gian, vi ống, sợi nào chắc nhất? Câu 12. Hiện tượng co nguyên sinh? Tại sao khi cho tế bào hồng cầu người vào dung dịch nhược trương thì dẫn tới hiện tượng tiêu huyết? Câu 13. Đặc điểm của các chất được vận chuyển trực tiếp qua màng sinh chất, qua kênh theo hình thức vận chuyển thụ động?
- Bài tập lý thuyết cho HS giỏi sinh cấp THPT Câu 14. Tại sao các sản phẩm được sản xuất trong tế bào muốn vận chuyển ra ngoài tế bào qua màng sinh chất thì thường được đóng gói ở bộ máy gongi trước? Câu 15. Mô tả các cơ chế hoạt động của enzim và phân biệt giữa giả thiết khóa và chìa khóa với quan niệm phù hợp do cảm ứng? Câu 16. Thế nào là năng lượng hoạt hóa? Tại sao sự giảm năng lượng hoạt hóa lại quan trọng cho hoạt động xúc tác của enzim? Câu 17. Phân biệt ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh tranh? Nếu chỉ có enzim, cơ chất và dụng cụ do hoạt tính của enzim, trình bày thí nghiệm phân biệt 2 loại chất ức chế này?
- Câu 18. Sự điều hòa hoạt động của enzim thường xảy ra theo các cơ chế nào? Câu 19. Sự khác nhau giữa các kiểu hô hấp sau: hô hấp hiếu khí, lên men lactic, lên men rượu, hô hấp kị khí? Câu 20. Ti thể có cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng sinh học ? Chuỗi chuyền electron ỏ vi khuẩn và sinh vật nhân thực diễn ra ở đâu? Tại sao lại có sự khác nhau này? Câu 21. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa các con đường hóa tổng hợp? Câu 22. Cấu tạo của luc lạp phù hợp với chức năng sinh học? Giải thích thuật ngữ phổ hoạt động và phổ hấp thụ? Câu 23. Sự khác nhau giữa photphorin hóa vòng và không vòng? Tại sao phophorin hóa không vòng tiến hóa hơn so với photphorin hóa vòng? Câu 24. O2 của nước và C của glucozo tạo từ quang hợp được lấy từ đâu? Trình bày thí ngiệm chứng minh?
- Phần 3. Thực vật Câu 1. Các dạng nước trong đất và trong cây? Dạng nước nào trong đất có vai trò chủ yếu cung cấp nước cho cây? Câu 2. Đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng sinh học? Bào quan nào ở tế bào thực vật có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu? Câu 3. Các con đường vận chuyển nước trong cây? Vai trò của đai caspari? Cơ chế duy trì thế nước thấp ở cây? Câu 4. Các con đường vận chuyển nước trong thân? Tại sao các tế bào mạc rây là các tế bào sống còn mạch gỗ là các tế bào chêt? Động lực vận chuyển nước ở thân, trong đó động lực nào có vai trò quan trọng nhất? Câu 5. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, thân thấp, thân thảo? Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt đã chứng minh điều gì?
- Câu 6. Tại sao trước khi gieo trồng phải làm đât tơi xốp? Việc hấp thụ nước và khoáng có quan hệ gì tới hoạt động của ti thể? Câu 7. Tại sao khi gặp ánh sáng, khí khổng thường mở? Vào giữa trưa mặc dù có nắng nhưng khí khổng lại đóng? Các cơ chế đóng mở khí khổng? Câu 8. Tại sao phải tiến hành rửa chua cho đất? Tại sao người ta thường nói đất chua nghèo dinh dưỡng? Câu 9. Tại sao thực vật tắm mình trong biển N nhưng lại không sử dụng được? Tại sao cây lại phải tiến hành quá trình khử NO3-? Tác dụng của con đường amit hóa? Câu 10. Nêu mối quan hệ giữa chu trình Crep và quá trình đồng hóa NH3? Câu 11. Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
- Câu 12. Các sắc tố quang hợp và vai trò của chúng? Tại sao nói lá có khả năng điều chỉnh được cường độ và chất lượng ánh sáng? Lá của cây ưa bóng và ưa sáng loại diệp lục nào chiếm tỉ lệ lớn hơn? Tại sao lại có sự khác nhau giữa 2 loại lá này? Câu 13. Cho lá của 3 loại thực vật C3 C4 CAM, trình bày thí nghiệm xác định rõ lá của mỗi loại? cơ sở khoa học của thí nghiệm? Câu 14. So sánh pha tối của 3 loại thực vật? Điểm bù ánh sáng và CO2 của C3 ,C4 loại nào cao hơn? Câu 15. Vai trò của việc nghiên cứu RQ? Câu 16. Tại sao hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3? Cơ chế và vai trò hô hấp sáng ? Câu 17. Các biện pháp bảo quản thực phẩm? Có nên tăng nồng độ CO2 lên quá cao trong bảo quản thực phẩm với tất cả các loại thực phẩm không? Giải thích?
- Câu 18. Tác dụng trong việc sử dụng các hoocmon thực vật auxin, xitokinin trong nuôi cấy thực vật? Tại sao không nên lạm dụng hoocmon thực vật nhân tạo? Câu 19. Tại sao chất diệt cỏ có ảnh hưởng đến cỏ dại nhưng không ảnh hưởng đển cây trồng? Câu 20. Nêu các cách để cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn và ngược lại? Tại sao không thể sủ dụng hoocmon antezin để cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện ngày ngắn? Câu 21. Vì sao nói thực vật hạt kín có hiện tượng thụ tinh kép? Tại sao nếu quả không hạt thì không phát triển được?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học
14 p | 2340 | 931
-
Sơ đồ tư duy lý thuyết Sinh học 12
19 p | 5312 | 913
-
Ôn tập lý thuyết Hóa học THPT Quốc gia 2015
147 p | 768 | 279
-
Câu hỏi lý thuyết Hóa học lớp 12
26 p | 569 | 80
-
105 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Đại học
16 p | 300 | 51
-
Tổng hợp 154 bài tập lý thuyết Hóa hay
56 p | 268 | 39
-
Tuyển tập lý thuyết trắc nghiệm
99 p | 157 | 36
-
Sinh học 12 - Những câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm: Phần 1
127 p | 152 | 36
-
Sinh học 12 - Những câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm: Phần 2
159 p | 133 | 25
-
Bài tập luyện thi đại học 2015-2016 môn Sinh học
5 p | 153 | 23
-
Hóa học theo chủ đề và cách chinh phục các câu hỏi lý thuyết: Phần 1
227 p | 141 | 22
-
Các dạng bài tập lý thuyết Hóa
15 p | 90 | 10
-
Tìm hiểu các bí quyết chinh phục lý thuyết sinh học: Phần 1
272 p | 42 | 6
-
Bài tập lý thuyết trọng tâm Este
4 p | 51 | 5
-
Ôn tập lý thuyết học kì 1 môn Sinh học lớp 12 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
10 p | 11 | 5
-
499 câu hỏi lý thuyết Hóa học cho kỳ thi THPT QG 2018
83 p | 63 | 4
-
Chinh phục lý thuyết sinh học: Phần 1
424 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn