BÀI TẬP NGUYÊN TỬ
lượt xem 95
download
0 1. Nguyên tử Al có bán kính nguyên tử 1,43 A và có khối lượng nguyên tử là 27u. a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Al. b. Trong thực tế thể tích thật chiếm bởi các nguyên
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TẬP NGUYÊN TỬ
- BÀI TẬP NGUYÊN TỬ 0 1. Nguyên tử Al có bán kính nguyên tử 1,43 A và có khối lượng nguyên tử là 27u. a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Al. b. Trong thực tế thể tích thật chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% của tinh thể còn lại là các khe trống. Định khối lượng riêng đúng của Al. Biết thể tích 43 πr của hình cầu: V = 3 2. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử Cu, biết khối lượng riêng của Cu là 8,93g/cm3 và khối lượng nguyên tử của Cu là 64u. Mặt khác, thể tích thật chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% của tinh thể, còn lại là các khe trống. 3. Các nguyên tử sau đây: 14 16 18 15 20 22 16 22 7 A ; 8 B ; 7 C ; 7 D ; 10 E ; 11 F ; 10 G ; 7 H Hãy cho biết những nguyên tử nào là: a. Đồng vị? b. Đồng khối? c. Đồng số nơtron? 4. Chì có 4 đồng vị là: 204 204 204 204 82 Pb (2,5%); 82 Pb (23,7%); 82 Pb (22,4%); 82 Pb (51,4%) a. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của chì b. Tìm tỷ lệ số nơtron và số proton trong mỗi đồng vị 5. Khối lượng nguyên tử trung bình của antimon là 121,76. Antimon có hai đồng vị. Biết 121 đồng vị 51 Sb chiếm 62%. Tìm số khối của đồng vị thứ 2? 6. Tổng số hạt proton, nơtron và electron tong nguyên tử một nguyên tố là 13. Tìm A, Z, N và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó. 7. Tổng số hạt proton, notron và electron trong một nguyên tử A là 16; trong nguyên tử B là 58; trong nguyên tử D là 180. Tìm số p, n và số khối của các nguyên tử A, B, D. Giả sử sự chênh lệch giữa số khối và khối lượng nguyên tử trung bình là không quá 1 đơn vị. 8. Một nguyên tử R có tổng số hạt các loại bằng 115. Số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 25 hạt. Tìm số proton, số khối và tên của R. 9. Khi cho 10,12 gam Natri kim loại tác dụng hoàn toàn với một phi kim B thì thu được 45,32 muối natri. Tìm khối lượng nguyên tử và gọi tên. 10. X là một kim loại hóa trị 2. Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam X vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2(đktc). a. Tìm khối lượng nguyên tử và tên X. b. X có 3 đồng vị. Biết tổng số khối của 3 đồng vị bằng 75. Số khối của đồng vị thứ nhì bằng trung bình cộng của số khối của 2 đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ ba chiếm 11,4% số nguyên tử và có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1 đơn vị.
- * Tìm số khối và số nơtron của mỗi đồng vị. * Tìm phần trăm về số nguyên tử của hai đồng vị còn lại. 11. Cho biết tổng số electron trong AB2- là 42, trong hạt nhân A, B số proton bằng số nơtron. Tính số khối của B A, 32 B, 8 C, 24 D, 40 E, 16 12. Tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử một nguyên tố là 21. a. Hãy xác định tên nguyên tố đó b. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó 13. Tổng số hạt proton, nơtron và số electron trong một nguyên tử là 155. Số hạt có mang điện nhiều hơn số không mang diện là 33 hạt. Tìm số proton, nơtron và số khối của nguyên tử. 14. Tổng số proton, nơtron và số electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. a. Hãy mô tả cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. b. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó c. Xác định tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó. 15. Một hợp chất có công thức phân tử là M2X. Tổng số hạt trong hợp chất là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. Tổng số 3 loại hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. Xác định số khối của M, X 16. Có hợp chất MX3. Cho biết: a. Tổng số hạt proton, nơtron và electron là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. b. Khối lượng của X lớn hơn của M là 8 c. Tổng ba loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong M là 16 Hãy xác định M và X thuộc loại đồng vị nào của hai nguyên tố đó. 17. Viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+, S và S2-. 18. Cho hỗn hợp gồm hai muối sunfat của kim loại A hóa trị II và sunfat của kim loại B hóa trị III. Biết tổng số proton, nơtron và electron của nguyên tử A là 36, nguyên tử B là 40. Xác định tên nguyên tố A và B? 19. Hai nguyên tố X và Y hai nhóm kế tiếp trong bảng HTTH. Y thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất X, Y không tác dụng được với nhau. Tổng điện tích dương của hạt nhân của hai nguyên tử bằng 23. Cho biết cấu tạo vỏ electron của hai nguyên tố và gọi tên chúng. 20. Nguyên tố A có cấu hình lớp ngoài cùng là 4s24p6, A = 79. Em hãy tính số nơtron của nguyên tử thuộc nguyên tố A. 21. Tổng số proton, nơtron và số electron trong nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Hãy cho biết thành phần cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.
- 22. Một nguyên tố X có hai đồng vị là X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng X nhau và các hạt trong X1 cũng bằng nhau. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của X? 23. Nguyên tử của nguyên tố X được tạo nên bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Tìm A, Z của nguyên tử đó. Cho biết nguyên tố X là kim loại hay phi kim? 24. Một hợp chất B được tạo nên từ một kim loại hóa trị (II) và một phi kim hóa trị (I). Tổng số hạt trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110, hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim trong B là 2/7. Tìm A và Z của kim loại và phi kim trên. 25. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3, với hiđro nó tạo thành một hợp chất khí chứa 94,12% R. Tìm khối lượng nguyên tử và nguyên tố. 26. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5, hợp chất của nó với hiđro có %H = 8,82. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố R 27. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hiđro có công thức RH 2. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit cao nhất. Định tên nguyên tố đó. 28. Cho 0,78 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 0,224 lít khí bay lên ở đktc. Hãy cho biết tên của kim loại kiềm và khí bay lên. 29. Cho 0,48 gam một kim loại tác dụng với HCl thì có 0,448 lít khí thoát ra ở đktc. Định tên kim loại đó. 30. Cho 5,55 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước tạo thành một khí A. Cho khí này qua CuO đun nóng thì giải phóng 25,6 gam đồng kim loại. Gọi tên kim loại kiềm đó. Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí ta thu được 10,2 gam oxit cao nhất có công thức M2O3. Định tên kim loại M và thể tích không khí cần dùng trong phản ứng trên ở điều kiện tiêu chuẩn. 31. Người ta dùng 14,6 gam HCl thì vừa đủ đề hòa tan 11,6 gam hiđroxit của kim loại A hóa trị 2. a. Định tên của hiđroxit A b. Biết A có số proton bằng số nơtron và có số khối bằng với khối lượng nguyên tử trung bình. Cho biết số lớp electron và số electron trong mỗi lớp của A. 32. Hòa tan 28,4 gam một hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại hóa trị 2 bằng dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí ở đktc và 1 lít dung dịch A. a. Tính khối lượng muối clorua thu được b. Xác định tên hai kim loại nếu hai kim loại đó thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA c. Tính % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu. 33. Hòa tan 10g hỗn hợp hai muối cacbonat hóa trị II và III bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0.672 lit khí bay ra (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam
- muối khan ? A. 1,033 g B. 103,3 g C. 10,33 g D. 1.033 g 34. Một hợp chất được tạo thành từ các ion A+ và B2-. Trong phân tử A2B có tổng số hạt proton, notron và electron = 164.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 . Số khối của A lớn hơn B là 23 . Tổng số hạt proton , notron , electron của ion A+ nhiều hơn trong B2- là 7 hạt a> xác định công thức A2B b> viết cấu hình e của A+ và A 35. Tỷ khối của hỗn hợp Nitơ và hiđro so với oxi là 0,3125. Tính thể tích và thành phần % về thể tích của mỗi khí trong 29,12 lít hỗn hợp. 36. Cần thêm bao nhiêu lít nitơ vào hỗn hợp trên để được hỗn hợp mới có tỷ khối hơi so với oxi bằng 0,46875. 37. Khi hòa tan 2,72 gam hỗn hợp CaC2 và Al4C3 vào dung dịch HCl 2M người ta thu được hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 10. a. Tính % khối lượng các chất rắn ban đầu b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần để hòa tan hết hỗn hợp trên. c. Tính thể tích khí thu được ở 27,30C và 836 mmHg BÀI TẬP VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 1. Viết công thức cấu tạo của các chất sau đây, chỉ rõ các loại liên kết có trong các phân tử đó: NH4Cl, H2SO4, HClO, HClO3, HClO4, HNO3, H3PO4, Na2SO4, Al2(SO4)3, Na3PO4, Ba3(PO4)2, Na2O2, C2H4O2, Al4C3, CaC2, (NH4)2CO3 2.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập nguyên lý máy số 1
7 p | 1843 | 572
-
Bài tập nguyên hàm tích phân đầy đủ
13 p | 1808 | 505
-
Bài tập Hóa học lớp 10 cơ bản: Chương 1: Nguyên tử
15 p | 2286 | 476
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học10 nâng cao: Chương 1 - Nguyên tử
5 p | 1359 | 140
-
Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10: Chương 1 - Nguyên tử
3 p | 990 | 85
-
Bài tập tự luận Hóa 10 Cơ bản và nâng cao: Chương 1 - Nguyên tử
7 p | 754 | 68
-
BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG NGUYÊN TỬ
6 p | 274 | 59
-
Trắc nghiệm hóa nguyên tử
9 p | 258 | 59
-
Lí thuyết thông hiểu và giải nhanh bai tập nguyên tử hidro
5 p | 346 | 59
-
Giải bài tập Thứ tự trong tập hợp các số nguyên SGK Đại số 6 tập 1
6 p | 112 | 4
-
Chương 1: Nguyên tử - Đình Lân
2 p | 89 | 3
-
Giải bài tập Nguyên tử SGK Hóa 8
4 p | 74 | 3
-
Giải bài tập Nguyên tố hóa học SGK Hóa 8
6 p | 76 | 3
-
Giải bài tập Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên SGK Lý 8
4 p | 137 | 2
-
Giải bài tập Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị SGK Hóa 10
7 p | 205 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 15,16 SGK Hóa 8
4 p | 208 | 1
-
Bài tập tham khảo tuần 10 môn Toán lớp 6
2 p | 41 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn