Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học10 nâng cao: Chương 1 - Nguyên tử
lượt xem 140
download
Nhằm giúp các bạn học sinh giỏi củng cố lại kiến thức về các dạng bài tập nguyên tử trong Hóa học lớp 10, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học10 nâng cao chương 1 "Nguyên tử" dưới đây. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi sắp đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học10 nâng cao: Chương 1 - Nguyên tử
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ Dạng 1: Bài toán tính khối lượng, kích thước, khối lượng riêng và bán kính của nguyên tử 1: Cho giá trị tuyệt đối về khối lượng nguyên tử của 1 kim loại đồng vị của Mg là 4,48.10 23g; của Al là 4,82.1023g; của Fe là 8,96.1023g. a. Tính khối lượng mol của Mg, ion Al3+, Fe3+. b. Tính số p và N trong hạt nhân nguyên tử của các đồng vị trên, biết số thứ tự của Mg, Al, Fe tương ứng là 12,13% 2: Tỉ khối của kim loại platin bằng 21,45, khối lượng nguyên tử bằng 195 đvc. Tỉ khối của vàng bằng 195 và khối lượng riêng nguyên tử bằng 197. So sánh số nguyên tử kim loại chứa trong 1cm3 mỗi kim loại trên. 3/ Tính bán kính gần đúng của nguyên tử canxi, biết thể tích của một mol canxi bằng 25,87 cm 3 và trong tinh thể, các nguyên tử canxi chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống. 4/ Giữa bán kính hạt nhân R và số khối A của nguyên tử có mối liên hệ như sau: R 1,5.10 13.3 A . Tính khối lượng riêng của hạt nhân. (ĐS: ĐS = 1,16.1014g/cm3) Dạng 2 : Bài toán liên quan đến các hạt cơ bản tạo thành nguyên tử 1/ Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kl A, B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của ngyên tử B nhiều hơn của A là 12. Xác dịnh tên 2 kim loại A, B 2/ Cho biết nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản là 52, số khối của nguyên tử nhỏ hơn 36. Hãy xác định số proton,số nơtron,số electron trong nguyên tử của nguyên tố A. 3/ Nguyên tử R có tổng số các loại hạt là 58. Biết số khối nhỏ hơn 40, xác định kí hiệu của R 4/ Nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 62. Biết số khối nhỏ hơn 43, xác định ký hiệu của Y Dạng 3: Bài tập liên quan đến số khối, đồng vị và nguyên tử khối trung bình 1/ Khối lượng nguyên tử của sắt là 55,97. Sắt có các đồng vị: 55Fe(5,84%) , 56Fe(91,68%) ,57Fe(2,17%), 58Fe(0,31%) a/ Hỏi có bao nhiêu phần trăm về khối lượng của 56Fe chứa trong muối sắt (III) sunfat Fe2(SO4)3. b/ Hỏi có bao nhiêu phần trăm về khối lượng của 55Fe chứa trong muối sắt (II) hiđroxit Fe(OH)2 2/ Một nguyên tố gồm 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử với nhau là 27 : 23. Hạt nhân đồng vị thứ nhất chứa 35p và 44n. Hạt nhân đồng vị thứ 2 nhiều hơn hạt nhân đồng vị thứ nhất nhất 2 nơtron. Xác định NTKTB của nguyên tố trên 3/ Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Xác định NTK của X. 4/ Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 126. Số n nhiều hơn số e là 12 hạt. a/ Xác định kí hiệu của X. b/ X gồm 3 đồng vị X1, X2, X3. Số khối của X1 bằng trung bình cộng số khối của X2 và X3. Hiệu số n của X2 và X3 gấp 2 lần số p của nguyên tử hiđro. Tìm số khối của X2 và X3. c/ NTKTB của X bằng 87,88. Hỏi đồng X3 chiếm bao nhiêu nguyên tử trong tổng số 625 nguyên tử. Biết tỉ lệ số nguyên tử của X2 và X3 là 1 : 6. 5/ Một nguyên tố X có 3 đồng vị với thành phần % số nguyên tử lần lượt là 92,3%; 4,7% và 3%. Biết tổng số khối 3 đồng vị là 87. Nếu cho 2,8107g X tác dụng với dd NaOH thấy sau phản ứng thu được 4,48 lít H 2(đktc) theo phương trình: X + 2NaOH + H2O = Na2XO3 + 2H2 a/ Tìm số khối của 3 đồng vị trên, biết rằng hạt nhân đồng vị 2 chứa nhiều hơn hạt nhân đồng vị 1 là 1 nơtron. b/ Tìm số n của mỗi đồng vị, biết rằng có 1 đồng vị có cùng số p và số n. 6/ X có 2 đồng vị là X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện X 1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2g Canxi (Y) tác dụng với 1 lượng X vừa đủ thì thu được 5,994g hợp chất YX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : số nguyên tử X2 là 605 : 495. a/ Xác định MX và số khối của X1 và X2. b/ Xác định số nguyên tử X1 và X2 trong 1 mol nguyên tử X. 7/ Một nguyên tố M có nguyên tử lượng trung bình là 24,2; M có 2 đồng vị. Đồng vị 1 có số khối bằng 24. Xác định số khối của đồng vị thứ hai, biết tỉ lệ số nguyên tử của 2 đồng vị là: 1 : 4 8/ Một nguyên tố X có 3 đồng vị và có mguyên tử lượng trung bình là 68,45 đvc. Đồng vị thứ 1 có 37 nơtron chiếm 75%, đồng vị thứ 2 hơn đồng vị thứ 1 là 1 nơtron chiếm 15%, đồng vị thứ 3 hơn đồng vị thứ 2 là 2 nơtron . a/ Xác định diện tích hạt nhân Z. b/ Tìm số khối của mỗi đồng vị. (ĐS: a) Z = 31 b) 68, 69, 71) Bài tập Nguyên tử 4
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG 9/ Nguyên tố X có 3 đồng vị A1X, A2X, A3X . Tổng số khối là 51, số khối của đồng vị A2X hơn số khối của A1X là 1 đơn vị, số khối của A3X bằng 9/8 số khối của A1X. a/ Tính số khối mỗi đồng vị . b/ Biết rằng : A1X chiếm 99,577%, A2X chiếm 0,339%. Tính nguyên tử lượng trung bình của X. c/ Hãy xác định p, n, e và tên của X . Biết rằng trong đồng vị A1X số p bằng số n 10/ X là KL hóa trị 2, hòa tan hoàn toàn 6,082 gam X vào HCl dư thu được 5,6 lít hydro ở đktc a. Xác định khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố X b. X có 3 đồng vị, biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75. Số khối của đồng vị thứ nhì bằng trung bình cộng số khối của 2 đồng vị kia . Đồng vị 1 có số p = n, đồng vị thứ 3 chiếm 11,4% số nguyên tử và có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ 2 là 1 đơn vị. Tìm số khối và số nơtron của mỗi đồng vị Tìm % về số nguyên tử của 2 đồng vị còn lại c. Mỗi khi có 50 nguyên tử của đồng vị thứ 2 thì có bao nhiêu nguyên tử của các đồng vị còn lại. 11/ Một nguyên tố X có 3 đồng vị XA ( 0,337%), XB ( 0,063%), XC (99,6%) . Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 114 , tổng khối lượng của 5 nguyên tử là 1999 . Mặt khác số nơtron trong đồng vị 2 nhiều hơn trong đồng vị 1 là 2 đơn vị a. Tìm số khối các đồng vị b. Biết đồng vị 1 có số p = n . Xác định tên nguyên tố và số notron mỗi đồng vị, số e độc thân. c. Mỗi khi có 50 nguyên tử của đồng vị thứ 2 thì có bao nhiêu nguyên tử của các đồng vị còn lại. 12/ Nguyên tố M có 3 đồng vị có tổng số khối là 75. Xác định số khối của mỗi loại đồng vị khi biết: Số nguyên tử đồng vị 1 chiếm 79% tổng số nguyên tử và bằng 7,9 lần số nguyên tử đồng vị 2 Hiệu số nơtron của đồng vị 3 và đồng vị 1 là 2 Khối lượng mol trung bình của nguyên tố M là 24,32. (ĐS: Mg) 13/ X và Y là 2 đồng vị của nguyên tố A (có số thứ tự 17), tổng số khối là 72, hiệu số notron của X và Y bằng 1/8 số hạt mang điện dương của B (có số thứ tự 16). Tỷ lệ số nguyên tử của X và Y là 32,75 : 98,25. Tính số khối của 2 đồng vị X, Y và xác định NTKTB của A. (ĐS: 35 và 37) 14/ Cho 3 nguyên tố M, X, R; trong đó R là 35Cl. Trong nguyên tử M có hiệu số: n – p = 3 Trong nguyên tử M và X có hiệu số: p – p’ = 6 Tổng số n trong nguyên tử của M và X là 36 Tổng số khối các nguyên tử trong phân tử MCl là 76 Tìm số khối của M và X. Dạng 4: Bài tập về cấu hình electron 1/ Nguyên tử của 2 nguyên tố X,Y lần lượt có phân lớp electron ngoài cùng là 4px và 4sy. a/ Viết cấu hình electron của mỗi nguyên tử của 2 nguyên tố X,Y biết tổng số electron của 2 phân lớp ngoài cùng của nguyên tử 2 nguyên tố bằng 7 và X không phải là khí hiếm. b/ Xác định số hiệu nguyên tử của X,Y. 2/ Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e trên các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Viết cấu hình e của A và B. 3/ Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 5p5 tỷ số số hạt notron và điện tích hạt nhân là 1,3962 . số nơtron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số nơtron của nguyên tử nguyên tố Y. Khi cho 1,0725 gam Y tác dụng với X dư thu được 4,565 g sản phẩm có công thức XY a. Viết cấu hình e đầy đủ của nguyên tố X b. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố X, Y c. X, Y là kl hay pk 4/ Nguyên tử của 2 nguyên tố XY lần lượt có phân lớp ngoài cùng là 4p x và 4sy . Biết số proton bằng số nơtron trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố ây và X không phải là khí hiếm a. Cho biết X, Y là kl hay pk ? b. Viết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố X Y biết x + y =7, xác định số hiệu nguyen tử X,Y c. X có 2 đồng vị X1 và X2. Tổng só hạt không mang điện của X1,X2 là 90 . Nếu cho 1,2 g Y tác dụng với 1 lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 g hợp chất YX2 . Biết tỷ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 605 : 495 . Tính Mx và số khối X1, X2 và có bao nhiêu nguyên tử X1, X2 có trong 1 mol nguyên tử X . Bài tập Nguyên tử 5
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG 5/ Viết cấu hình e và tìm số hiệu nguyên tử trong các trường hợp sau: Nuyên tử A có số e ở phân lớp 3d chỉ bằng 1 nửa ở phân lớp 4s Nguyên tử B có 3 lớp e với 7 e ở lớp ngoài cùng Ba nguyên tử X, Y, Z có số hiệu lần lượt là 3 số nguyên liên tiếp tổng số e của 3 nguyên tử là 39 6/ Nguyên tố A có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tố B cũng có phân lớp 3p trong cấu hình e của mình và ở phân lớp tiếp theo có 2e. Hai phân lớp 3p của A và B khác nhau 1e. Xác định số thứ tự của A và B trong bảng tuần hoàn và cho biết nguyên tố nào là kl, pk hay khí hiếm. 7/ Cho 2 nguyên tử A B có cấu hình e ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3p5 a/ Xác định số đện tích hạt nhân của A, B biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử hơn kém nhau 1e và xác định số e độc thân b/ Cho các nguyên tố X,Y,Z có cấu hình e lần lượt là: X (n1) p4; Y (n+1)s1; Z np4 . Với n = 3 ; n = 4. Xác định X, Y, Z 8/ Cation M+ có tổng số hạt là 92. Tỷ lệ giữa số khối với số e là 16 : 7. Viết cấu hình e của M, cho biết M là KL hay PK Dạng 5 : Bài toán xác định công thức của hợp chất, ion 1: Cho hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại A hóa trị II và muối sunfat của kim loại B hóa trị III. Biết tổng số hạt của nguyên tử A là 36, của B là 40. Xác định công thức muối sunfat tạo từ A và B. 2: Một hợp chất B vô cơ được tạo nên từ ion M3+ và ion X. Tổng số hạt trong hợp chất là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Tổng số proton và nơtron của X lớn hơn M là 8. Tổng số hạt trong ion X nhiều hơn tổng số hạt trong ion M3+ là 16. Tìm công thức của B. (Đs: AlCl3) 3: Hợp chất A được tạo bởi 2 ion X+ và Y2. Ion X+ do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên và X+ có 10 electron. Ion Y2 do 4 nguyên tử của 2 nguyên tố cùng chu kì và cách nhau 1 nguyên tố, Y 2 có 32 electron. Xác định công thức của A. 4: Hợp chất M tạo từ ion Y và ion X+. Tỉ khối giữa Y : X+ = 31:9. A là nguyên tố có trong Y và X+ có tổng các hạt trong nguyên tử là 21, tỉ lệ giữa các hạt mang điện và không mang điện là 1:2. Y do 4 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên, X+ do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Xác định công thức của M. (ĐS: NH4NO3) 5: Hợp chất M được tạo từ 3 nguyên tố X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16; hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1, tổng số electron trong ion XY3 là 32. Xác định công thức của M. (Đs: HNO3) 6: Có 2 ion XY32 và XY42 , tổng số e trong 2 ion lần lượt là 42 và 50, hạt nhân nguyên tử X và Y đều có số proton và số nơtron bằng nhau. Xác định công thức của 2 ion. 7: Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M và R có công thức M aRb, trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n + p = 4, còn trong hạt nhân của R có n’= p’, trong đó n,p,n’,p’ là số nơtron và proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84 và a + b = 4. Xác định CTPT của Z. (Đs: Fe3C (Xê men tít)) 8: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M 3+ và X2 . Trong phân tử M2X3 có tổng số hạt là 152,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 48 hạt . Số khối của ion M3+ lớn hơn số khối của X2 là 11 hạt . Tổng số hạt trong M3+ nhiều hơn trong X là 11 hạt . Xác định cấu hình e của M, X ,M 3+ và X2 , Số e ngoài cùng của M, X ,M 3+ và X công thức MX3 9: Tổng số hạt p e n trong ion đơn nguyên tử mang 2 đơn vị điện tích có tổng số hạt là 92. Còn trong nguyên tử nguyên tố đó số hạt mang điện chiếm 61,7% tổng số hạt . một aion X 2 gồm 4 nguyên tử của 2 nguyen tố tạo có tổng số e là 32 trong X2 thuộc cùng 1 chu kỳ kế tiếp Xác định aion X2 10: Hai nguyên tố XY tạo thành hợp chất XY2 có đặc điểm. Tổng số prôtn trong XY bằng 32 . Hiệu số notron của XY là 8 Xác định XY biết trong các nguyên tử X,Y có số p = n 11: Hợp chất A có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,667% về khối lượng. Trong hạt nhân của M có n p = 4 của X có n = p. Tổng số hạt proton trong MX 2 là 58. Xác định tên nguyên tố M, X và CT MX 2; viết cấu hình e của M, X, M2+ . 12: Một hợp chất A tạo ra từ 2 ion X2+ và YZ23. Tổng số e của YZ23 là 32 hạt. Y Z đều có số p =n hiệu số nơtron của 2 nguyên tố X,Y bằng 3 lần số potron của Z; khối lượng phân tử của A là 116u . Xác định công thức A 13: Cho biết tổng số hạt p n e trong phân tử MX2 là 178 , trong hạt nhân của M số notron nhiều hơn số proton 4 hạt , còng trong hạt nhân của X có n = p , số proton của M nhiều hơn của X là 10 hạt. Xác dịnh CTPT của MX2 Bài tập Nguyên tử 6
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG 14/ Hợp chất M của kali có công thức phân tử K 2X, tổng số hạt cơ bản trong phân tử M là 140 hạt. Trong đó số hạt 39 mang điện nhiều hơn số hạt không mang diện là 44 hạt. Tìm công thức phân tử của M, biết: 19 K , 1632 S , 168O , 3479 Se 15/ Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiề hơn số hạt không mang điện là 44, số khối của X lớn hơn của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định công thức MX2 . (MgCl2) 16/ Hợp chất MX có tổng số hạt p, n, e là 86; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Số khối của X lớn hơn của M là 12. Tổng số các hạt trong X nhiều hơn trong M là 18. Xác định CT hợp chất MX. 17/ Cho M là kl tạo 2 muối MClx, MCly và 2 oxit MOo,5x, M2Oy . Tỷ lệ về khối lượng của clo trong 2 muối là 1: 1,173 và oxi trong 2 oxit là 1: 1,352 . Tính khối lượng nguyên tử của M. 18/ Hợp chất A có công thức M4X3 biết: Tổng số hạt trong phân tử A là 214 Trong M3+ ,X4 có số e bằng nhau Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử M nhiều hơn của nguyên tử X là 106 hạt Xác dịnh công thức phân tử của A 35 19/ Cho 3 nguyên tố MRX trong dó R là đồng vị 17 Cl Trong đó M có hiệu số np = 3 Trong nguyên tử Mvà X có hiệu số pM – pX = 6 Tổng số notron trong nguyên tử của M và X là 36 Tổng số khối các nguyên tử trong phân tử của M X là 36 Tổng số khối các nguyên tử trong phân tử MCl là 76 Tính số khối MX. 20/ Hợp chất M2X có tổng số các loại hạt trong phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của X lớn hơn của M là 9. Tổng số hạt p, n, e trong X 2 nhiều hơn trong M+ là 17. Xác định số khối cả M, X . 21/ Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng điện tích hạt nhân bằng 16. Hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1.Tổng số e trong X3Y là 32. Xác định X,Y, Z 22/ Hợp chất A được tạo ra từ các ion đều có cấu hình e là: 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 . Trong1 phân tử chất A có tổng số hạt p,n ,e bằng 164. Xác định công thức phân tử A, biết A tác dụng được một nguyên tố (đơn chất) đã có trong thành phần của A theo tỷ lệ mol 1:1 tạo thành chất B. 23/ Cho cation M+ gồm 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên có tổng số điện tích hạt nhân là 11. Xác định ion M+ 24/ Hợp chât A có công thức MX2 trong đó X chiếm 53,33 % về khối lượng. Trong hạt nhân của M có số n = p + 4. Trong hạt nhân của X có số n = p . Tổng số proton trong MX 2 là 58 . Xác định M, X công thức MX 2 và viết cấu hình e của M, X. Xác định số e độc thân của nó. 25/ Một oxit có công thức X2O có tổng số hạt trong phân tử là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Xác định công thức của oxit ? 26/ Một hợp chất được tạo thành từ các ion A+ và B2 . Trong phân tử A2B2 có tổng số proton, nơtron, electron bằng 2 164, trong đó tổng số hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 52. Số khối của A lớn hơn của B là 23. Tổng số hạt trong ion A+ nhiều hơn trong ion B 2 là 7 hạt. Xác định công thức phân tử A2B2? 2 27/ Một hợp chất MX có tổng số hạt trong phân tử là 86 hat, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 12. Tổng số các hạt trong X nhiều hơn trong M là 18 hạt. a) Viết cấu hình electron nguyên tử của M và X? b) Xác định bộ 4 số lượng tử của M và X? 28/ Có hợp chất MX3. Trong đó: Tổng số hạt proton, nơtron, electron là 196. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt. Số khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số ba loại hạt trên ion X nhiều hơn trong ion M3+ là 16 hạt. Xác định công thức MX3? 29/ X và Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Hợp chất XYn có đặc điểm: Bài tập Nguyên tử 7
- Chuyên đề bồi dưỡng HSG X chiếm 15,0486% về khối lượng. Tổng số proton là 100. Tổng số noơtron là 106. Xác định công thức phân tử của XYn? 30/ Hợp chất A có công thức MXn, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, nguyên tử M có số proton nhỏ hơn số nơtron là 4 hạt. X là phi kim thuộc chu kì 3, nguyên tử có số proton bằng số nơtron. Trong phân tử A có 116 hạt mang điện. Xác định công thức phân tử hợp chất MXn? 31/ Tổng số hạt mang điện trong ion AB 32 là 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định công thức ion (ĐS: SO32 ) 31/ Hợp chất A tạo thành từ các ion M+ và X2 ( được tạo ra từ các nguyên tố M và X tương ứng). Trong phân tử A có 140 hạt các loại, trong đó số hạt mang điện chiếm 65,714%. Số khối của M lớn hơn của X là 23. Xác định công thức phân tử của A? Bài tập Nguyên tử 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa lớp 8 - Tính chất hóa học của các chất
15 p | 2066 | 393
-
Tuyển tập các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 12: Phần 2
250 p | 463 | 116
-
Tuyển tập các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 12: Phần 1
326 p | 339 | 106
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 614 | 95
-
Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 4 - Hoàng Thái Việt
29 p | 393 | 87
-
Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán THCS
0 p | 373 | 65
-
thực hành giải toán tiểu học và chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: phần 1
74 p | 508 | 64
-
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi thcs môn hóa học: phần 1
100 p | 278 | 49
-
thực hành giải toán tiểu học và chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: phần 2
50 p | 263 | 44
-
Tổng hợp các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán
108 p | 216 | 44
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi môn Sinh học vào Đại học - Cao đẳng (Tập 3): Phần 1
252 p | 118 | 19
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi môn Sinh học vào Đại học - Cao đẳng (Tập 4): Phần 1
93 p | 124 | 15
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi môn Sinh học vào Đại học - Cao đẳng (Tập 2): Phần 1
323 p | 101 | 14
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi môn Sinh học vào Đại học - Cao đẳng (Tập 3): Phần 2
192 p | 140 | 14
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi môn Sinh học vào Đại học - Cao đẳng (Tập 2): Phần 2
201 p | 121 | 13
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi môn Sinh học vào Đại học - Cao đẳng (Tập 4): Phần 2
355 p | 103 | 11
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Một số phương pháp giải phương trình và hệ phương trình - Trần Hoài Vũ
59 p | 23 | 4
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Ứng dụng của định lí Lagrang
5 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn