CHUYÊN ĐỀ<br />
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 6<br />
Nội dung chuyên đề gồm 5 phần:<br />
- Phần 1: Cấu trúc đề thi chọn HSG môn Ngữ văn 6 trong10 năm gần đây.<br />
- Phần 2: Yêu cầu chung<br />
- Phần 3: Khái quát nội dung kiến thức cần bồi giỏi<br />
- Phần 4: Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
- Phần 5: Một số suy nghĩ, đề xuất.<br />
<br />
PHẦN I: CẤU TRÚC ĐỀ THI 10 NĂM GẦN ĐÂY<br />
1. Thống kê<br />
Câu 1 Câu 2<br />
Năm học Câu 3: Làm văn<br />
( nội dung - điểm) (nội dung - điểm)<br />
Trắc nghiệm 2,0 Cảm thụ: 4 câu đoạn 6,0 Miêu tả hình ảnh Thánh<br />
2008- 2009 giữa bài thơ Tre Việt Gióng “Cưỡi ...diệt giặc<br />
Nam Ân”<br />
TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ có gợi ý: 4 4,0 Miêu tả + Kể lại chuyến đi<br />
2009- 2010 từ, nêu tác dụng dòng cuối trong bài liên lạc cuối cùng và sự hi<br />
trong ĐT thơ Mưa sinh anh dũng của Lượm<br />
TV:chỉ ra phép tu 2,0 Cảm thụ 1 đoạn 6,0 Bằng lời người chiến sĩ kể<br />
từ, nêu tác dụng trong bài thơ Hạt về kỉ niệm một đêm được ở<br />
2010-2011<br />
trong ĐV gạo làng ta bên Bác Hồ khi đi chiến<br />
dịch<br />
Viết đoạn cảm 4,0 Ghi ra nhưng câu thơ 6,0 Tưởng tượng và viết thành<br />
nhận về nv Kiều có hình ảnh ngọn lửa câu chuyện có các nhân vật:<br />
2011- 2012 Phương, có dùng & cảm nhận về ý Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già<br />
bp so sánh, nhân nghĩa hình ảnh ngọn Mùa Đông, nàng tiên Mùa<br />
hóa lửa trong ĐNBKN Xuân…<br />
TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ: Đoạn đầu 6,0 Thay lời Dế Mèn kể lại bài<br />
2012- 2013 từ, nêu tác dụng bài thơ Tre Việt Nam học đường đời đầu tiên<br />
trong ĐT<br />
Đọc - Hiểu văn 5,0 Cảm thụ khổ cuối 3,0 Tủ sách của bạn học sinh<br />
2013 - 2014 bản bài thơ Đêm nay Bác giổi tự kể chuyện mình.<br />
không ngủ<br />
Đọc hiểu:Hiểu 8,0 a. Em hiểu “Những điều vô<br />
biết về tác giả và giá ” trong câu chuyện<br />
kiến thức về tiếng “Những điều vô giá”là gì?<br />
2014- 2015 Việt b. Tưởng tượng mình là cậu<br />
bé trong câu chuyện, em hãy<br />
viết một bài văn miêu tả lại<br />
những cảm xúc của mình….<br />
TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ khổ “Anh 4,0 Bằng lời người anh trong<br />
từ, nêu tác dụng đội viên mơ màng...” truyện “Bức tranh của em<br />
2015- 2016<br />
trong ĐV trong bài thơ Đêm gái tôi”, thuật lại tâm trạng<br />
nay Bác không ngủ người anh khi đứng trước<br />
1<br />
bức tranh đạt giải nhất của<br />
em gái.<br />
Cảm thụ: 6 câu đoạn 8,0 Đóng vai nhân vật Dế mèn,<br />
giữa bài thơ Tre Việt tưởng tượng và kể lại cuộc<br />
Nam nói chuyện của Dế Mèn và<br />
2016- 2017<br />
Dế Choắt nhân một ngày Dế<br />
Mèn đến thăm mộ Dế<br />
Choắt.<br />
TV:chỉ ra phép tu 4,0 Cảm thụ có gợi ý bài 4,0 Đóng vai cây tre làng kể lại<br />
2017- 2018 từ, nêu tác dụng thơ Sang năm con sự gắn bó khăng khít của tre<br />
trong BT lên bảy với người dân Việt Nam.<br />
<br />
2. Nhận xét:<br />
+ Về cấu trúc, cơ bản đề thi chọn HSG Văn 6 trong 10 năm gần đây đều có từ 2, 3<br />
câu, trong đó kiểm tra kiến thức về: Tiếng Việt; Cảm thụ và Làm văn.<br />
+ Về nội dung:<br />
- Phần Tiếng Việt: trừ 2 năm có phần Đọc-Hiểu, còn lại đa số yêu cầu phát hiện và<br />
chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong 1 đoạn thơ, (đoạn văn hoặc 1 bài thơ<br />
ngắn) có trong SGK Ngữ văn 6 hoặc ngoài chương trình.<br />
- Cảm thụ: Có gợi ý (hoặc không có gợi ý) về 1 đoạn thơ, đoạn văn trong SGK lớp<br />
6 hoặc ngoài chương trình (trong: 3/9; ngoài 6/9).<br />
- Làm văn: Chủ yếu 3 dạng bài: Kể sáng tạo truyện đã học; Kể chuyện tưởng tượng<br />
về tâm tình số phận của đồ vật, cây cối và Miêu tả tái hiện;<br />
-> Các nội dung chính mà chúng tôi xây dựng, đề cập đến trong chuyên đề này là<br />
căn cứ vào đặc điểm thực tế cấu trúc, nội dung đề thi chọn HSG Ngữ văn lớp 6 trong<br />
10 năm gần (như đã thống kê nhận xét ở trên) và từ thực tiễn 1 số năm dạy Bồi dưỡng<br />
HSG Ngữ văn lớp 6.<br />
PHẦN II: YÊU CẦU CHUNG<br />
1. Phần Văn<br />
- Yêu cầu học sinh: Phải nhớ nhân vật, tóm tắt được cốt truyện (với các văn bản tự<br />
sự), phải thuộc văn bản (với các văn bản trữ tình) và nắm được giá trị nội dung, nghệ<br />
thuật của văn bản; biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập làm văn miêu tả, kể<br />
chuyện.<br />
- Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật của từng văn bản, trên cơ sở đó nắm<br />
được nội dung khái quát của nhiều văn bản cùng chủ đề, nội dung, thể loại,..có sự liên<br />
hệ, so sánh với các văn bản khác để mở rộng và nâng cao.<br />
2. Phần tiếng Việt<br />
- Ngoài việc nắm vững các khái niệm, học sinh còn phải xác định đúng các yếu tố<br />
đó trong các ngữ liệu cụ thể.<br />
<br />
2<br />
- Thấy rõ tác dụng và giá trị của các yếu tố đó.<br />
- Biết vận dụng để viết bài cảm thụ.<br />
3. Phần tập làm văn<br />
- Biết cách vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để làm tốt bài văn kể chuyện,<br />
miêu tả. Chú ý tính sáng tạo trong kể chuyện như: Nhập vai nhân vật để kể lại truyện<br />
đã học, tưởng tưởng để viết tiếp truyện hoặc thay kết thúc mới cho truyện; chuyển thể<br />
hình thức truyện (từ thơ sang văn xuôi)... Chú ý tính sáng tạo trong miêu tả, kết hợp<br />
yếu tố miêu tả với tự sự, biểu cảm như: kể chuyện kết hợp với dựng lại 1 cảnh trong<br />
truyện đã học...<br />
- Luyện cho học sinh thao tác đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu đề bài, lập dàn ý, sau<br />
đó viết đoạn văn ngắn -> viết bài hoàn chỉnh.<br />
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt.<br />
PHẦN III: NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN BỒI GIỎI<br />
1. Phần Văn:<br />
- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Hồ<br />
Gươm (HDĐT), Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh.<br />
- Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh.<br />
- Truyện trung đại Việt Nam: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Con hổ có<br />
nghĩa; Mẹ hiền dạy con (HDDT).<br />
- Truyện hiện đại: Bài học đường đời đầu tiên; Bức tranh của em gái tôi; Sông<br />
nước Cà Mau; Vượt thác.<br />
- Kí hiện đại Việt Nam: Cô Tô; Cây tre Việt Nam, Lao xao (HDĐT).<br />
- Thơ hiện đại VN: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa (HDĐT).<br />
- Văn bản nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Cầu Long Biên chứng nhân<br />
lịch sử; Động Phong Nha (HDĐT).<br />
2. Phần tiếng Việt:<br />
a. Từ vựng: Từ và cấu tạo từ; Từ mượn; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện<br />
tượng chuyển nghĩa của từ.<br />
b. Ngữ pháp: Danh từ và cụm danh từ; Động từ và cụm động từ; Tính từ và cụm<br />
tính từ; Phó từ; chỉ từ.<br />
c. Các phép tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ...<br />
3. Phần tập làm văn:<br />
3.1. Văn tự sự:<br />
Kiến thức cần nhớ:<br />
Khái niệm tự sự; Sự việc và nhân vật trong văn tự sự; Ngôi kể và lời kể trong văn<br />
tự sự; Thứ tự kể trong văn tự sự.<br />
3<br />
Các kiểu bài tự sự:<br />
a. Kể lại một truyện đã biết, đã học, đã đọc (dạng này SGK trước 2002 gọi là<br />
văn “trần thuật”, “trần” là “lại”, “thuật” là “kể”, trần thuật = kể lại).<br />
Kiểu bài này có 5 dạng nhỏ sau đây:<br />
Dạng 1: Kể lại truyện bằng hình thức tóm tắt truyện đã học, đã đọc (dạng này<br />
đơn giản nhất).<br />
VD đề: Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con Rồng cháu Tiên”.<br />
Dạng 2: Kể lại một truyện em đã biết bằng lời văn của em (cao hơn dạng trên<br />
một bước nhưng cũng vẫn là thuật đơn giản).<br />
VD đề: Hãy kể lại truyện Bánh chưng bánh dày bằng lời kể của em.<br />
Dạng 3: Kể sáng tạo một đoạn, hoặc một sự việc trong truyện (dạng này tương<br />
đối khó, đòi hòi học sinh trên cơ sở những chi tiết đã có trong sự việc, trong đoạn<br />
truyện đó còn phải biết hình dung tưởng tượng thêm thắt các sự việc, các hành động<br />
của nhân vật sao cho phù hợp với ý nghĩa của chi tiết, của đoạn truyện đó trong văn<br />
bản, đặc biệt phải biết kết hợp với các yếu tố miêu tả cảnh, miêu tả tâm trạng nhân vật,<br />
yếu tố biểu cảm...)<br />
VD đề1: Từ những chi tiết đã có trong đoạn cuối văn bản Sự tích thuyết Hồ Gươm,<br />
kết hợp với hình dung tưởng tưởng, em hãy miêu tả và kể lại sự việc Rùa vàng đòi<br />
gươm trên hồ Tả Vọng.<br />
VD đề 2: Hãy kể một cách sáng tạo về cuộc giao chiến giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh<br />
trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.<br />
VD đề 3: Truyền thuyết Thành Gióng kể rằng: Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm<br />
đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một<br />
mình một ngựa, trang sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ<br />
bay lên trời”.<br />
Bằng hình dung tưởng tưởng của mình, kết hợp với những chi tiết đã đó trong<br />
truyện, em hãy kể sáng tạo lại đoạn truyện này.<br />
Dạng 4: Kể lại truyện bằng cách nhập vai một nhân vật trong truyện để kể<br />
(dạng này yếu tố sáng tạo nhiều hơn, hs phải biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức về<br />
ngôi kể, lời kể, thứ tự kể và nhân vật trong văn tự sự để kể).<br />
VD đề 1: Hãy nhập vai nhân vật Mị Nương để kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh<br />
VD đề 2: Hãy kể lại truyện Mẹ hiền dạy con bằng lời kể của thầy Mạnh Tử.<br />
VD đề 3: Kể lại truyện Con hổ có nghĩa bằng lời kể của bà đỡ Trần.<br />
VD đề 4: Em hãy kể lại truyện Bức tranh của em gái tôi bằng lời kể của cô bé Kiều<br />
Phương.<br />
<br />
4<br />
Dạng 5: Kể lại truyện bằng cách chuyển thể hình thức truyện (từ thơ sang văn<br />
xuôi hoặc ngược lại)<br />
VD đề 1: Từ nhân vật bé Mây, Mèo con và các sự việc trong bài thơ Sa bẫy, em hãy<br />
kể lại câu chuyện trong bài thơ đó bằng một bài văn xuôi.<br />
b. Kể chuyện đời thường:<br />
Đây là kiểu bài tự sự đã quá quen thuộc với học sinh lớp 6 vì các em đã được học<br />
rất kĩ ở lớp 5, đầu lớp 7 có ôn lại và lại học tiếp trong ½ học kỳ I lớp 8. Và thông<br />
thường, thi chọn HSG các lớp 6,7,8 đều không ra kiểu bài này nên chúng tôi không đề<br />
cập nhiều trong chuyên đề này.<br />
c. Kể chuyện tưởng tượng<br />
Kiểu bài này đòi hỏi yếu tố tưởng tượng khá nhiều, có thể hoàn toàn không có<br />
sách vở hay trong thực tế, cũng có thể từ những điều có thật nhưng phải tưởng tượng<br />
sao cho câu chuyện mình kể thật thú vị, hợp lí, lô gich hấp dẫn và có ý nghĩa.<br />
Kiểu bài tự sự này có 4 dạng nhỏ:<br />
Dạng 1: Kể chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật, sự việc trong<br />
các truyện đã học (thường là truyền thuyết, cổ tích).<br />
VD đề 1: Có một đêm, em nằm mơ thấy mình được gặp và trò truyện với nhân vật<br />
Sọ Dừa, chàng đã kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ kỳ thú<br />
đó.<br />
VD đề 2: Sau khi vua chết, câu chuyện về Mã Lương và Cây bút thần được truyền<br />
tụng khắp nước. Mã Lương đi đâu, làm gì? Em hãy hình dung, tưởng tượng và viết tiếp<br />
truyện.<br />
VD đề 3: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều<br />
kiện hiện nay với máy xúc, máy ủi, xi măng, cốt thép, máy bay, xe tăng , điện thoại...<br />
(Đề 3 trong SGK Ngữ văn 6, tập I, trang 134).<br />
Dạng 2: Kể chuyện tưởng tượng về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.<br />
VD đề: Hãy tưởng tượng mười lăm năm sau, em về thăm lại mái trường này.<br />
Dạng 3: Kể chuyện tưởng tượng<br />
không có trong thực tế .<br />
VD đề 1: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật<br />
trong thời hạn một ngày. Trong ngày đó em đã gặp những điều gì thú vị và rắc rối.<br />
Hãy kể lại tâm trạng và những gì mà em đã gặp trong khoảng thời gian đó.<br />
VD 2: Là câu chuyện trong Văn bản: Tay, Chân, Tai, Mắt, Mũi, Miệng<br />
(2 ví dụ trên đều có trong SGK Ngữ văn 6, tập I)<br />
Dạng 4: Kể chuyện tưởng tưởng về tâm tình, số phận của loài vật, cây cối, đồ<br />
vật.<br />
5<br />
VD đề 1: Cuối thu, trên sân trường những cây bàng, cây phượng khẳng khiu trơ<br />
trụi lá, chỉ còn cây sữa tươi tốt trong màu lá xanh và hương thơm nồng nàn xao xuyến.<br />
Chúng thì thầm trò chuyện với nhau…<br />
Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy.<br />
VD đề 2: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô.<br />
Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau<br />
đó và sẽ dàn xếp như thế nào.<br />
VD đề 3: Mùa xuân xinh đẹp tự kể chuyện về mình!<br />
3.2. Văn miêu tả:<br />
Kiến thức cần nhớ:<br />
Kĩ năng quan sát, liên tưởng tưởng tượng, so sánh, nhận xét.<br />
Các kiểu bài miêu tả:<br />
a. Miêu tả cảnh thiên nhiên thông thường hoặc cảnh sinh hoạt đời thường:<br />
Kiểu bài này học sinh đã rất quen thuộc trong chương trỉnh tiểu học, và cũng<br />
thường không xuất hiện trong đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 6 nên sẽ không đề cập<br />
kĩ.<br />
b. Miêu tả người:<br />
Kiểu này hs cũng đã được học kĩ ở lớp 5 và cũng thường không xuất hiện trong đề<br />
thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 6 nên cũng không đề cập kĩ.<br />
c. Miêu tả tái hiện hay còn gọi là Văn dựng cảnh.<br />
Đây là một kiểu bài miêu tả sáng tạo, không chính thức có trong chương trình sách<br />
giáo khoa lớp 6 nhưng lại rất hay xuất hiện trong các đề thi chọn Học sinh giỏi văn 6<br />
bởi với kiểu đề này, là “đất” để học sinh có năng khiếu về môn văn thể hiện và kết quả<br />
chọn HSG sẽ chính xác hơn. Đây cũng là kiểu bài kết hợp rất chặt chẽ giữa tự sự và<br />
miêu tả (có thể kết hợp cả biểu cảm), vì thế tùy từng đề có thể xếp vào kiểu bài Tự sự<br />
(dạng Kể chuyện sáng tạo) hay Miêu tả đều được.<br />
VD đề 1: Hãy dựng lại cảnh Gióng bay về trời bằng hình dung tưởng tượng của<br />
em.<br />
VD đề 2: Hãy dựng lại cảnh trong năm khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không<br />
ngủ bằng một bài văn miêu tả.<br />
VD đề 3: Hãy dựng lại cảnh trong bài thơ sau đây:<br />
Ghi ở bờ ao<br />
Chim hót rung rinh cành khế<br />
Hoa rơi tím cả cầu ao<br />
Mấy chú rô ron ngơ ngác<br />
Tưởng trời đang đổ mưa sao<br />
6<br />
(Trần Đăng Khoa)<br />
VD đề 4: Em hãy hình dung tưởng tượng và miêu tả lại quang cảnh của buổi sáng<br />
trả gươm trên hồ Tả Vọng và nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó.<br />
VD đề 5: Từ những chi tiết đã có, kết hợp với hình dung tưởng tượng em hãy miêu<br />
tả lại cảnh tượng trong đoạn cuối văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, từ chỗ “Biết<br />
chị Cốc đi rồi...” cho đến hết.<br />
3.3. Cảm thụ văn học.<br />
Kiến thức hs cần hiểu:<br />
Cảm thụ văn học: là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị<br />
và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm.<br />
Nôm na với học sinh lớp 6, làm cho hs hiểu: Cảm thụ 1 đoạn văn, 1 đọan thơ, 1 bài<br />
thơ là đọc bài văn bài thơ đó để tìm ra những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, thú vị của<br />
đoạn thơ bài thơ đó và chỉ ra, nói ra để cho người khác nghe, chia sẻ với mọi người<br />
những điều mình đã cảm nhận được.<br />
Các dạng bài cảm thụ:<br />
Dạng 1: Cảm thụ có gợi ý (hoặc định hướng) dưới dạng trả lời câu hỏi<br />
VD đề 1: Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:<br />
“Nắng mưa từ những ngày xưa<br />
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”<br />
1. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào?<br />
2. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc dùng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai.<br />
3. Qua hai dòng thơ, em cảm nhận được điều gì về tình mẫu tử?<br />
VD đề 2: Đọc bài thơ sau đây:<br />
Cõng<br />
Con phà thì cõng ô tô<br />
Chú bộ đội cõng ba lô lên phà<br />
Bố cõng con...kịp tới nhà<br />
Nhỡ sông không cõng con phà thì sao?<br />
(Quang Khải)<br />
1. Trong bài thơ, từ “cõng” nào được dùng với nghĩa chính?<br />
2. Theo em, câu thơ nào đặc sắc nhất, làm nên cái thú vị, độc đáo của bài thơ? Vì<br />
sao?<br />
VD đề 3: Theo em, điều gì đã làm nên cái hay cái đẹp của bài thơ sau:<br />
Gà mẹ, gà con<br />
Gà mẹ hỏi gà con:<br />
- Đã ngủ chưa đấy hả?<br />
7<br />
Cả đàn gà nhao nhau:<br />
- Ngủ cả rồi đấy ạ!!!<br />
(Phạm Hổ)<br />
Dạng 2: Cảm thụ không có gợi ý<br />
VD đề : Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau (vd về 1 số bài thơ)<br />
Bông hoa nở<br />
Chiều qua còn là cái nụ<br />
Nở bông hồng đỏ sáng nay<br />
Thương cây suốt đêm không ngủ<br />
Mải làm màu đẹp hương say<br />
(Mai Ngọc Uyển)<br />
<br />
Cây bàng mùa đông<br />
Suốt mùa hè chịu nắng<br />
Che mát các em chơi<br />
Đến đêm đông lạnh giá<br />
Lá còn cháy đỏ trời<br />
(Trần Đăng Khoa)<br />
Dòng sông mặc áo<br />
Dòng sông mới điệu làm sao<br />
Sáng ra mặc áo lụa đào thiết tha<br />
Trưa về trời rộng bao la<br />
Áo xanh sông mặc như là mới may<br />
Chiều chiều thơ thần áng mây<br />
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng<br />
Khuya rồi sông mặc áo đen<br />
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...<br />
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ<br />
Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa?<br />
(Nguyễn Trong Tạo)<br />
<br />
(Hoặc một số đoạn, khổ trong các văn bản: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm,<br />
Cây tre Việt Nam, Cô Tô... trong chương trình Văn 6)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
PHẦN IV: CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI<br />
Chuyên đề 1: Cảm thụ văn học.<br />
Chuyên đề 2: Văn tự sự.<br />
Chuyên đề 3: Văn miêu tả<br />
Cụ thể hóa các chuyên đề.<br />
Chuyên đề 1: Cảm thụ văn học<br />
I. Thế nào là cảm thụ văn học ?<br />
Cảm thụ văn học là cảm nhận cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của đoạn<br />
văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ.<br />
Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế cần có sự say mê, hứng<br />
thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và<br />
văn học nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.<br />
Năng lực cảm thụ văn học và hứng thú khi tiếp xúc với văn học của hs có thể có<br />
từ “khiếu, tố chất” văn chương bẩm sinh, nhưng số lượng này không nhiều mà chủ yếu<br />
có được từ nguồn truyền cảm hứng ở giáo viên dạy văn. Trước hết giáo viên phải<br />
truyền cảm hứng văn chương tới hs sao cho hs yêu thích môn Văn, mong đến giờ học<br />
Văn, thích đọc những tác phẩm Văn học, biết rung cảm trước một nhành hoa, một áng<br />
mây hay một khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa... Từ đó mới có năng lực cảm nhận<br />
văn học.<br />
II. Các bước để làm một bài văn cảm thụ văn học nói chung.<br />
Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, bài văn, bài thơ, đoạn thơ cần cảm thụ, đọc kết hợp với<br />
suy nghĩ, hình dung tưởng tượng, liên tưởng để làm sống dậy những hình ảnh, những<br />
tâm trạng mà bài thơ, đoạn thơ thể hiện.<br />
Bước 2: Xác định nội dung của đoạn văn, bài văn, đoạn thơ xem: Nói về ai? Về vấn<br />
đề gì hoặc Miêu tả cảnh gì hoặc tâm trạng gì?...<br />
Bước 3: Phát hiện và phân tích giá trị của những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc trong<br />
đoạn thơ, bài thơ (có những bài thơ độc đáo ngay ở nhan đề, hoặc ở cách dùng từ ngữ<br />
mộc mạc giản dị, hoặc cách dùng từ gợi tả gợi cảm, hoặc độc đáo ở cách sử dụng<br />
nhiều biện pháp tu từ...)<br />
Bước 4: Diễn đạt lời văn và trình bày bài viết cảm thụ<br />
Lời văn cảm thụ phải ngắn gọn, rõ ý, tránh sáo rỗng, liệt kê, kể lể, diễn xuôi.<br />
Diễn đạt phải chân thực, tự nhiên, hồn nhiên và giáu cảm xúc.<br />
Trình bày bài viết cảm thụ theo 2 cách:<br />
Với dạng đề Cảm thụ có gợi ý: bám sát vào từng câu hỏi để trình bày lượt từng ý<br />
yêu cầu nhưng không nên gạch đầu dòng theo kiểu trả lời câu hỏi đơn thuần.<br />
<br />
9<br />
Với dạng đề Cảm thụ không gợi ý có thể trình bày theo kiểu Tổng - Phân -<br />
Hợp: Gọi tên nội dung bài thơ, đoạn thơ -> Tìm và phân tích các tín hiệu nghệ thuật<br />
-> Khái quát, đánh giá nâng cao giá trị của đoạn, bài thơ. Có thể trình bày theo kiểu<br />
Quy nạp: Phân tích các tín hiệu nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ -> Gọi tên nội dung<br />
bài thơ, đoạn thơ -> Khái quát, đánh giá nâng cao giá trị của đoạn, bài thơ<br />
III. Gợi ý cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu và làm 1 số đề cảm thụ cụ thể.<br />
1. Dạng bài cảm thụ không có gợi ý<br />
Cảm nhận của em về bài thơ sau:<br />
Tháng ba<br />
Sau làn mưa bụi tháng ba<br />
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu<br />
Nến trời hừng hực sáng treo<br />
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.<br />
1972<br />
Trần Đăng Khoa<br />
Gợi ý<br />
Với dạng bài này giáo viên cần hướng dẫn theo các bước sau:<br />
Bước 1: Đọc kĩ bài thơ, chú ý thời gian sáng tác, hiểu biết về tác giả Trần Đăng<br />
Khoa...<br />
Bước 2: Nêu nội dung bài thơ : Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của Trần Đăng Khoa<br />
trước một buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở một làng quê Việt Nam.<br />
Bước 3: Tìm những biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật<br />
ấy trong bài thơ?<br />
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh “lá tre đỏ - lửa thiêu” gợi ta hình dung sau những làn<br />
mưa xuân cuối cùng, lá tre từ màu vàng đã chuyển sang màu đỏ ối, thắp lên những<br />
đốm lửa nhỏ báo hiệu hè về.<br />
- Trước cảnh vật buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở làng quê, tác giả có liên tưởng gì?<br />
+ Tác giả liên tưởng đến câu chuyện về người anh hùng nhỏ tuổi làng Gióng, về bụi<br />
tre đằng ngà, .hình dung khí phách của dân tộc ta trong buổi đầu đấu tranh giữ nước<br />
thời các vua Hùng và niềm tự hào về không khí hào hùng của thời đại chống Mĩ.<br />
- Qua bài thơ cho thấy tác giả là người như thế nào?<br />
+ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.<br />
- Bước 4: Nhìn vào dàn ý viết bài văn cảm thụ.<br />
2. Dạng bài cảm thụ có gợi ý.<br />
VD1:<br />
Kết thúc bài thơ Mưa, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:<br />
10<br />
Bố em đi cày về<br />
Đội sấm<br />
Đội chớp<br />
Đội cả trời mưa…<br />
Theo em, hình ảnh con người trong khổ thơ hiện lên với tư thế, sức mạnh như<br />
thế nào ?<br />
Gợi ý<br />
Với dạng bài này giáo viên cần hướng dẫn theo các bước sau:<br />
Bước 1: Đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu thông tin về tác giả Trần Đăng Khoa<br />
Bước 2: - Nêu vị trí của đoạn thơ, nội dung đoạn thơ? (Dựa vào kĩ gợi ý để trả lời)<br />
+ Nằm ở cuối bài thơ Mưa,.<br />
+ Nội dung đoạn thơ: những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người cha đi cày về dưới<br />
cơn mưa bất ngờ ở làng quê.<br />
Bước 3: - Tìm và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong<br />
đoạn thơ?<br />
+ Biện pháp ẩn dụ khoa trương giúp người đọc liên tưởng hình ảnh người cha đi cày<br />
về dưới cơn mưa thật đẹp với dáng vẻ lớn lao, tư thế vững vàng trước khung cảnh dữ<br />
dội đầy sấm, đầy chớp.<br />
- Hình ảnh người cha khiến tác giả liên tưởng đến ai?<br />
+ Hình ảnh người lao động bình dị nhưng tầm vóc, tư thế có thể sánh với thiên nhiên,<br />
vũ trụ.<br />
- Ý nghĩa của đoạn thơ?<br />
+ Đoạn thơ làm cho mỗi chúng ta thêm yêu quý, biết ơn và trân trọng người lao động,<br />
cảm thông hơn với những nỗi vất vả nhọc nhằn của họ…<br />
- Bước 4: Nhìn vào dàn ý viết bài văn cảm thụ.<br />
VD 2: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới bài thơ:<br />
Cõng<br />
Con phà thì cõng ô tô<br />
Chú bộ đội cõng ba lô qua phà<br />
Bố cõng con... kịp tới nhà<br />
Nhỡ sông không cõng con phà thì sao?<br />
Quang Khải<br />
1. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào, hãy chỉ ra tác dụng<br />
của những biện pháp tu từ đó?<br />
2. Từ “cõng” trong dòng nào được dùng với nghĩa gốc?<br />
<br />
11<br />
3. Theo em, câu thơ nào làm nên sự độc đáo, hấp dẫn, thú vị nhất cho bài thơ, vì<br />
sao?<br />
Với đề bài Cảm thụ này giáo viên cần gợi ý hướng dẫn để sao cho các em phát hiện,<br />
cảm thụ và trình bày được các nội dung cần cảm nhận như sau:<br />
Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như: điệp từ “cõng”<br />
được nhắc lại 4 lần sau nhan đề của bài thơ có tác dụng nhấn mạnh hành động cõng, hình<br />
ảnh nhân hóa “con phà cõng ô tô”, “sông cõng con phà” làm cho cảnh vật trở nên sống<br />
động nhộn nhịp, khẩn trương, câu hỏi tu từ ở dòng thơ cuối bài tạo nên một sự bất ngờ,<br />
thú vị đặc biệt.<br />
Từ “cõng” trong dòng thơ “Bố cõng con...kịp tới nhà” được dùng theo nghĩa gốc,<br />
còn lại là được dùng theo nghĩa chuyển.<br />
Câu thơ cuối cùng “ Nhỡ sông không cõng con phà thì sao?” làm nên sự độc đáo, hấp<br />
dẫn và thú vị nhất cho bài thơ. Bởi vì bài thơ rất ngắn gọn, nhan đề bài thơ là “Cõng”, cả<br />
4 câu thơ đều miêu tả hành động “cõng”, khi thì là hình ảnh nhân hóa “Con phà thì cõng<br />
ô tô”, khi là hình ảnh thực “Bố cõng con...kịp tời nhà” giúp người đọc hình dung ra cảnh<br />
mọi người, xe cộ đang hối hả lên phà để sang bên kia sông, về nhà. Cảnh tượng ấy trong<br />
tầm quan sát, suy nghĩ của em bé đang ngồi trên lưng bố qua phà. Vì thế, bài thơ thú vị ở<br />
chỗ bỗng nhiên bé chợt lo lắng một cách rất hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu: Nếu dòng<br />
sông không “cõng” con phà thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ô tô có sang bờ được không? Chú bộ<br />
đội cõng ba lô có sang bờ được không? Và cả bố với em nữa...<br />
Bài thơ ngắn gọn nhưng thể hiện sự quan sát suy nghĩ rất chân thực và trí tưởng tượng<br />
liên tưởng hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ. Qua đó, ta hiểu, nhà thơ Quang Khải có lẽ rất<br />
gần gũi và am hiểu tầm lí trẻ thơ và yêu trẻ thơ.<br />
<br />
<br />
Chuyên đề 2: Văn tự sự<br />
1. Kiểu bài kể lại truyện đã đọc, đã học.<br />
Như đã giới thiệu ở trên, kiểu bài tự sự này có 5 dạng đề nhỏ, tuy nhiên Dạng 1&2<br />
đơn giản, chúng tôi không lấy VD.<br />
Sẽ lấy VD thuộc 3 dạng: 3,4,5 mỗi dạng 1 đề. Trong từng kiểu bài, chúng tôi sẽ<br />
trình bày các nội dung : Đặc điểm; Phương pháp làm; Lập dàn ý để gợi ý giáo viên khi<br />
hướng dẫn hs ôn luyện bồi giỏi.<br />
a. Kiểu bài Kể lại sáng tạo một đoạn (một chi tiết) trong truyện<br />
Đề bài: Truyền thuyết Thành Gióng kể rằng: Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp<br />
lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình<br />
một ngựa, trang sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên<br />
trời”.<br />
12<br />
Bằng hình dung tưởng tưởng của mình, kết hợp với những chi tiết đã đó trong<br />
truyện, em hãy kể sáng tạo lại đoạn truyện này.<br />
* Đặc điểm.<br />
- Đối tượng cần kể lại không phải là cả truyện mà chỉ là một sự việc hoặc một đoạn<br />
trong truyện. Vì thế mức độ sáng tạo, tưởng tượng đòi hỏi phải rất nhiều và phải phù<br />
với tinh thần ý nghĩa của cả truyện, của hình tượng nhân vật Thánh Gióng.<br />
* Phướng pháp làm bài.<br />
- Nhớ lại cốt truyện.<br />
- Xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa của sự việc (đoạn) cần thuật.<br />
- Xác định sự việc trên, dưới liền nó (tóm tắt bằng hai đến ba dòng để làm sự<br />
việc mở bài, kết bài).<br />
- Suy nghĩ để chia đoạn (sự việc) cần thuật thành những sự việc nhỏ.<br />
* Hướng dẫn lập dàn ý.<br />
- Với dạng bài này, từ sự việc chính đã cho, người viết phải biết tưởng tượng, sắp<br />
xếp, xây dựng thành hệ thống các sự việc nhỏ:<br />
+ Không khí cư dân nước Văn Lang khi tan giặc.<br />
+ Cảnh dân làng đi đón người anh hùng trở về trong chiến thắng.<br />
+ Cảnh ngựa sắt dừng chân ở núi Sóc.<br />
+ Việc làm, dáng vẻ của tráng sĩ khi dừng chân ở chân núi.<br />
+ Tráng sĩ và ngựa từ từ bay về trời.<br />
+ Cảnh dân làng lúc đó.<br />
+ Đưa ra lời bình về cảnh đó của người viết.<br />
- Nhìn vào mỗi sự việc nhỏ suy nghĩ xem cần sáng tạo những chi tiết nào về cảnh vật,<br />
màu sắc, âm thanh; về hình dáng, lời nói, hành động, tâm trạng của nhân vật.<br />
- Từ dàn ý sơ lược lựa chọn lời văn diễn đạt.<br />
b. Kiểu bài Nhập vai nhân vật trong truyện để kể lại truyện<br />
Đề bài: Mỗi truyện ở dân gian đều lung linh vẻ đẹp toát ra từ trí thông minh, sự công<br />
bằng và thể hiện ước mơ niềm tin về công lí xã hội của các tác giả dân gian.<br />
Em hãy thay lời Thạch Sanh kể lại truyện “Thạch Sanh” (từ đoạn Thạch Sanh bắn<br />
đại bàng cứu công chúa đến kết thúc truyện) để làm sáng tỏ ý nghĩa trên.<br />
* Đặc điểm.<br />
Đây là một trong những dạng bài thuật truyện khó, đòi hỏi phải sáng tạo nhiều.<br />
* Phương pháp làm bài<br />
- Phải hiểu vai trò, vị trí, ý nghĩa của nhân vật mình nhập vai.<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
- Hình dung tưởng tượng trên cơ sở những chi tiết đã có trong truyện và thể hiện<br />
được những suy nghĩ, tình cảm, hành động, lời nói, thái độ,…của nhân vật mình<br />
nhập vai.<br />
- Xem lại các sự việc trong truyện xem cần bỏ sự việc nào, cần sắp xếp lại sự<br />
việc nào cho hợp lí.<br />
- Đối với nhân vật là thần thánh thì phải tạo hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện và<br />
kể chuyện,tạo hoàn cảnh để nhân vật biến mất sao cho tương ứng với sự xuất<br />
hiện.<br />
* Hướng dẫn lập dàn ý<br />
+ Yêu cầu: Thay ngôi kể để kể lại sáng tạo truyện cổ tích Thạch Sanh (từ đoạn<br />
Thạch Sanh bắn đại bàng cứu công chúa đến kết thúc truyện). Khi kể không nhất thiết<br />
phải tuân thủ đúng trật tự các tình tiết trong truyện nhưng vẫn phải bám sát các tình tiết<br />
ấy. Có thể kết hợp với miêu tả, biểu cảm.<br />
+ Bố cục:<br />
- Mở bài: Thạch Sanh tự giới thiệu về mình; giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu<br />
chuyện: công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi, Thạch Sanh bắn đại bàng cứu công<br />
chúa…<br />
- Thân bài: Kể sáng tạo các tình tiết chính:<br />
+ Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn đại bàng, tìm được chỗ ở của đại bàng.<br />
+ Lí Thông nhờ Thạch Sanh dẫn đường đến hang đại bàng cứu công chúa, Lí<br />
Thông lấp cửa hang hại Thạch sanh.<br />
+Thách Sanh cứu con vua Thủy Tề, Thạch Sanh trở về gốc đa rồi lại bị hồn chằn<br />
tinh và đại bàng hại, tiếng đàn của Thạch Sanh từ trong ngục đến tai công chúa,<br />
nhà vua hiểu rõ sự thật gả công chúa cho Thạch Sanh….<br />
Cái chết của mẹ con Lí Thông; Thạch Sanh dùng tiếng đàn để thu phục quân<br />
giặc, niêu cơm Thạch Sanh…(trong khi kể kết hợp miêu tả, biểu cảm để lời văn<br />
hấp dẫn)<br />
- Kết bài: Quân sĩ mười tám nước chư hầu lạy tạ Thạch Sanh rồi kéo quân về<br />
nước, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh….<br />
c. Kể chuyển bằng cách chuyển thể hình thức truyện.<br />
Đề bài:<br />
Từ nhân vật bé Mây, Mèo con và các sự việc trong bài thơ Sa bẫy, em hãy kể lại<br />
câu chuyện trong bài thơ đó bằng một bài văn xuôi.<br />
* Đặc điểm.<br />
Từ một câu chuyện dưới dạng văn vần chúng ta kể lại nó dưới dạng văn xuôi hoặc<br />
ngược lại.<br />
14<br />
* Phương pháp làm bài (chuyển từ thơ sang văn xuôi)<br />
- Nhớ cốt truyện, liệt kê các sự việc chính.<br />
- Suy nghĩ xem giữa các sự việc đó cần sáng tạo thêm những sự việc, chi tiết<br />
nào.<br />
- Nhìn vào các sự việc lựa chọn lời văn diễn đạt.<br />
* Hướng dẫn lập dàn ý<br />
+ Liệt kê các sự việc chính, chi tiết quan trọng.<br />
- Vì sao phải bẫy chuột?<br />
- Nhà có nhiều chuột phá phách, cắn thóc. Miu chưa biết bắt chuột, Mây lo,<br />
buồn.<br />
- Bé Mây và Mèo con rủ nhau bẫy chuột<br />
+ Miu nghĩ ra khi ngửi thấy mùi cá nướng.<br />
+ Nhà có sẵn bẫy<br />
+ Bé Mây xin mẹ cá, nướng rồi cất đi.<br />
+ Tối khuya, Mây và Miu bí mật khiêng bẫy xuống bếp.<br />
- Suy nghĩ của Mây và Miu<br />
+ Cả hai sung sướng thì thầm khi nghĩ tới kết quả<br />
+ Giấc mơ của Mây<br />
+ Mây lên giường đặt mình ngủ ngay.<br />
+ Mơ thấy âm thanh rúc rích, chít chít, một, hai, ba,…gần chục con chuột nối<br />
đuôi nhau tiến về phía lồng sắt<br />
+ Mây nghĩ đến cảnh sáng mai hai đứa hỏi tội lũ chuột.<br />
- Hành động của Miu khi Mây ngủ<br />
+ Miu thao thức không ngủ được, muốn trực tiếp chứng kiến…<br />
+ Vô tình để lộ nên chuột không dám vào.<br />
+ Mệt quá, Miu tặc lưỡi làm liều.<br />
- Kết quả của việc đánh bẫy.<br />
+ Mây xuống bếp thấy giữa lồng Miu đang nằm ngủ…<br />
2. Kể chuyện tưởng tượng<br />
a. Kể chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật, sự việc trong các<br />
truyện đã học.<br />
Đề bài: Có một đêm, em nằm mơ thấy mình được gặp và trò truyện với nhân vật Sọ<br />
Dừa, chàng đã kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ kỳ thú đó.<br />
* Đặc điểm:<br />
- Dạng bài này có một phần giống với dạng nhập vai nhân vật để kể lại truyện<br />
nhưng nó vẫn là kể chuyện tưởng tượng vì:<br />
15<br />
+ Cuộc gặp gỡ ấy không thể xảy ra trong hiện tại.<br />
+ Là cuộc trò chuyện tâm sự giữa mình với một nhân vật trong truyện cổ chứ<br />
không phải là nhân vật trong truyện cổ kể lại truyện. Vì thế phải làm theo<br />
phương pháp dạng bài kể chuyện tưởng tượng.<br />
* Phương pháp làm bài:<br />
- Phải hiểu vai trò, ý nghĩa nhân vật mà mình gặp gỡ (nhân vật ấy xuất hiện<br />
trong truyện nào? Nguồn gốc, lai lịch, đức tính, việc làm, tầm quan trọng,....của<br />
nhân vật ấy. Tính chất, thái độ của nhân dân dành cho nhân vật.)<br />
- Tạo hoàn cảnh cuộc gặp gỡ, kết thúc tương ứng.<br />
- Xây dựng nội dung, diễn biến cuộc trò chuyện sẽ có hai nội dung lớn:<br />
+ Nhân vật kể cho em nghe - em hỏi về những điều trong truyện chưa nói hết,<br />
em chưa hiểu hết.<br />
+ Nhân vật ấy sẽ tâm sự với em về những thay đổi, những nguy cơ hiện nay<br />
(vấn đề thời sự).<br />
* Hướng dẫn lập dàn ý<br />
Với đề bài này gv cần hướng dẫn học sinh:<br />
- Xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của nhân vật Sọ Dừa<br />
+ Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, về hình dáng: xấu xí, dị dạng mang lót vật<br />
nhưng có tài năng đặc biệt.<br />
+ Sọ Dừa thương mẹ, yêu lao động, thông minh, ham học khao khát hòa đồng với<br />
xã hội.<br />
Sọ Dừa là điển hình cho quan niệm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Là một tấm<br />
gương về sự vượt khó vươn lên, là kết quả của niềm tin, ước mơ về một cuộc tốt<br />
đẹp ở đời.<br />
- Xác định nội dung cuộc trò chuyện.<br />
+ Em kể cho Sọ Dừa nghe về cuộc sống, việc học tập.<br />
+ Sọ Dừa hiểu những khó khăn của em, chàng kể cho em nghe nguồn gốc, hình<br />
dạng và những khó khăn của chàng.<br />
+ Em nghe, suy nghĩ liên hệ với bản thân và hỏi chàng những điều kì lạ về chàng.<br />
Chàng cho biết bản thân cũng không hề biết điều đó.<br />
+ Lại hỏi chàng vì sao không dùng khả năng siêu phàm để thi cử. Chàng kể với em<br />
sau khi bỏ lốt vật chàng không còn khả năng ấy nữa.<br />
+ Sọ Dừa tâm sự với em nhiều học sinh hiện nay chưa chăm chỉ học tập còn trông<br />
chờ vào sự may mắn, kì diệu trong học tập. Sọ Dừa khuyên nhủ, động viên và chỉ<br />
ra cho em thấy việc học là vô cùng cần thiết. Chàng còn kể ra những tấm gương<br />
vượt khó vươn lên trong học tập để em noi theo….<br />
16<br />
b. Kể chuyện tưởng tượng về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.<br />
Đề bài: Hãy tưởng tượng mười năm sau, em về thăm lại mái trường này.<br />
* Đặc điểm:<br />
- Đây là dạng bài kể chuyện về tương lai, là cái chưa xảy ra nhưng có thể sẽ xảy ra.<br />
* Phương pháp làm bài:<br />
- Xác định điểm thời gian tương lai.<br />
- Hình dung tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.<br />
* Hướng dẫn lập dàn ý<br />
- Xác định điểm thời gian: Có thể hai mốc:<br />
+ Mười năm xa trường kể từ ngày lớp 6<br />
+ Mười năm xa trường kể từ ngày xa lớp 9<br />
- Những đổi thay :<br />
+ Về bản thân: Có thể em đang học đại học năm thứ tư; hay bắt đầu ra trường<br />
nhận công tác; đang du học tại nước ngoài,…<br />
+ Về mái trường:<br />
Cảnh xung quanh trường: Tường bao quanh<br />
Cảnh bên trong trường: dãy phòng học, nhà hiệu bộ, khu nội trú, bãi tập, sân<br />
chơi, cảnh quan,…. Kể xen bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.<br />
+ Về con người: Những đổi thay trong đội ngũ các thầy cô giáo (kể kĩ vài thầy<br />
cô mình đã từng học, bác bảo vệ,…). Kể về lớp học trò hôm nay.(dừng lại ở phòng học<br />
ngày xưa, gắn với những kỉ niệm cụ thể).<br />
+ Cảm xúc và dự định của mình sau chuyến thăm ấy.<br />
c. Kể chuyện tưởng tượng hoàn toàn không có trong thực tế.<br />
Đề bài:<br />
Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời<br />
hạn một ngày. Trong ngày đó em đã gặp những điều gì thú vị và rắc rối. Hãy kể lại<br />
tâm trạng và những gì mà em đã gặp trong khoảng thời gian đó.<br />
* Đặc điểm:<br />
- Người kể tưởng tượng ra cuộc phiêu lưu của chính mình.<br />
- Gần với kể chuyện tưởng tượng về tâm tình, số phận của loài vật vừa như nhập<br />
vai nhân vật kể chuyện.<br />
* Phương pháp làm bài:<br />
- Người kể phải hình dung, tưởng tượng ra lộ trình của mình. Những địa danh, địa<br />
điểm mà mình đến, những nhân vật, những chuyện mà mình gặp... tất cả những cái đó<br />
phải mang màu sắc huyền bí của cổ tích.<br />
<br />
17<br />
- Người kể phải hiểu được đặc điểm sống (thói quen, sở trường, thế mạnh và hạn<br />
chế) của loài vật mà mình nhập vai. Phải suy nghĩ, hành động ở tư thế so sánh cuộc<br />
sống của loài vật và cuộc sống của con người để thấy được sự thú vị và rắc rối khi làm<br />
vật. Người kể phải luôn ở trạng thái vừa là mình vừa là vật, tạo hoàn cảnh biến hóa và<br />
kết thúc tương ứng.<br />
* Hướng dẫn lập dàn ý.<br />
- Để viết được bài văn này gv cần hướng dẫn học sinh vân dụng trí tưởng tượng của<br />
mình hình dung ra một câu chuyện kể về việc vì sao mình lại biến thành con vật, trong<br />
một ngày đội lốt vật có những sự việc nào khác thường xảy ra, mình trở lại làm người<br />
như thế nào, cảm nghĩ về sự việc đó.<br />
- Ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”<br />
- Xây dựng cốt truyện:<br />
+ Dẫn dắt để kể lỗi lầm của mình (có thể lỗi lầm đó là trốn học, nói dối bố mẹ, thầy<br />
cô,…)<br />
+ Kể diễn biến của việc bị biến thành con vật trong một ngày (có thể là con mèo,<br />
chuột, gà,…), phải kể được cái cách biến thành con vật (gặp ông tiên trong giấc mơ,<br />
ông tiên đã giúp mình biến thành con vật để thoát khỏi lỗi lầm). Sự việc xảy ra với<br />
mình trong ngày đầu tiên mang lốt vật là sự việc gì, cụ thể ra sao, sự việc đó ảnh<br />
hưởng tới tính cách của mình như thế nào?<br />
+ Kể về lí do mình được giải thoát và suy nghĩ về giấc mơ.<br />
d. Kể chuyện tưởng tưởng về tâm tình, số phận của cây cối, đồ vật<br />
Đề bài: Cuối thu, trên sân trường những cây bàng, cây phượng khẳng khiu trơ trụi lá,<br />
chỉ còn cây sữa tươi tốt trong màu lá xanh và hương thơm nồng nàn xao xuyến. Chúng<br />
thì thầm trò chuyện với nhau…<br />
Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy.<br />
* Đặc điểm:<br />
- Dạng bài này đòi hỏi yếu tố tưởng tượng nhiều, gần với miêu tả đòi hỏi yếu tố miêu<br />
tả nhiều.<br />
- Kể ở ngôi thứ nhất khi đề yêu cầu sự vật, cây cối tự kể về mình.<br />
- Kể ở ngôi thứ 3 khi đề yêu cầu ghi lại cuộc trò chuyện.<br />
* Phương pháp làm bài:<br />
- Người kể phải hiểu được đặc điểm của đồ vật, cây cối, loài vật...<br />
+ Nguồn gốc, họ hàng, quá trình sinh trưởng và phát triển<br />
+ Môi trường sống, tác dụng và quan hệ của nó đối với môi trường tự nhiên, đối với<br />
cuộc sống con người.<br />
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong quá trình xây dựng tính cách nhân vật.<br />
18<br />
* Hướng dẫn lập dàn ý.<br />
- Xác định ngôi kể: Ngôi 3<br />
- Phải hiểu được đặc điểm các nhân vật: Bàng, Phượng Vĩ và Sữa<br />
+ Hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển.<br />
+ Tác dụng của từng loài đối với tuổi học trò nói riêng và đối với con người nói chung.<br />
- Xác định chủ đề của cuộc trò chuyện:<br />
+ Chủ đề của cuộc trò chuyện là những tâm sự buồn vui, sự so sánh về đặc điểm, cuộc<br />
sống của mỗi loài cây (họ nhìn thấy vẻ đẹp, thế mạnh riêng của bạn và sự hạn chế của<br />
mình. Vì thế họ sẽ khao khát, an ủi và chỉ ra cho nhau biết những vẻ đẹp, giá trị riêng<br />
của mỗi loài trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, cùng nhau tô điểm, làm đẹp cho thiên<br />
nhiên và cuộc sống con người).<br />
- Xây dựng cốt truyện<br />
+ Sự việc mở truyện<br />
Cách 1: Có hình ảnh một cô bé đang dạo chơi trên sân trường và cô bé nghe thây tiếng<br />
thì thầm….<br />
Cách 2: Tả vài nét về cảnh sân trường dưới cái nhìn của một trong ba nhân vật.<br />
+ Diễn biến truyện.<br />
Nếu mở truyện theo cách 1 thì một trong ba nhân vật sẽ bắt truyện với cô bé và các<br />
nhân vật còn lại sẽ tham gia theo hướng nhân vật đầu tiên sẽ than thở với cô bé, các<br />
nhân vật khác an ủi rồi lại tự buồn…<br />
Nếu mở truyện theo cách 2 thì nhân vật thứ nhất nhìn cảnh sân trường thấy buồn và<br />
khao khát được như bạn. Nhân vật thứ hai biết nên vỗ về an ủi và chỉ ra cho bạn thấy<br />
điều tuyệt vời của bạn, nhân vật thứ ba tiếp tục tham gia câu chuyện.<br />
+ Kết truyện: Tương ứng với mở bài.<br />
<br />
<br />
Chuyên đề 3: Văn miêu tả<br />
Trong nội dung trình bày hôm nay, chúng tôi chỉ đi sâu vào Kiểu bài: Miêu tả tái<br />
hiện (hay còn gọi là Văn dựng cảnh).<br />
* Khái niệm.<br />
- Dựng cảnh là dùng ngôn ngữ của mình, cách diễn đạt của mình làm tái hiện<br />
một cảnh nào đó đã có trong tác phẩm sao cho cảnh đó hiện ra trước mắt người đọc cụ<br />
thể hơn, sinh động hơn và mang cảm xúc chủ quan của người dựng.<br />
- Dựng cảnh về cơ bản giống với trần thuật sáng tạo một cảnh, một chi tiết nhưng<br />
lời văn, giọng văn nặng về yếu tố tả (gợi tả, gợi cảm).<br />
* Phương pháp làm bài.<br />
<br />
<br />
19<br />
- Xác định được cảnh cần dựng là cảnh nào? Từ đâu đến đâu? Cảnh cần dựng có<br />
vai trò, vị trí như thế nào đối với tác phẩm.<br />
- Tìm xem trong cảnh có những ý nào, chi tiết nào rồi? cần phải liệt kê ra, suy<br />
nghĩ, tưởng tượng, hình dung để tìm thêm những cảnh, chi tiết khác.<br />
- Sắp xếp các ý theo một trật tự nhất định.<br />
- Tránh diễn xuôi, tuyệt đối không nhắc đến tên tác giả, tác phẩm (nếu dựng lại<br />
cảnh trong một tác phẩm).<br />
* Lưu ý: Dựng cảnh trong truyện cổ dân gian phải lưu ý ngôn ngữ, cảnh sao cho gợi<br />
được không khí của truyện cổ.<br />
Đề bài 1:<br />
Em hãy hình dung tưởng tượng và miêu tả lại quang cảnh của buổi sáng trả<br />
gươm trên Hồ tả Vọng và nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó.<br />
Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý:<br />
+ Đây là kiểu bài miêu tả quang cảnh kết hợp với nêu cảm nghĩ gv cần hướng dẫn<br />
học sinh thực hiện từng yêu cầu của đề bài.<br />
+ Bố cục:<br />
* Mở bài: giới thiệu cảnh đất nước thanh bình Lê Lợi lên làm vua…<br />
* Thân bài.<br />
Miêu tả quang cảnh trả gươm<br />
- Quang cảnh xung quanh hồ Tả Vọng.<br />
+ Bầu trời mùa thu trong xanh…<br />
+ Chim chóc ca hót líu lo<br />
+ Những rặng liễu bên hồ duyên dáng soi mình<br />
+ Cuộc sống yên ả, thanh bình…<br />
- Quang cảnh trên hồ Tả Vọng<br />
+ Mặt hồ trong xanh phẳng lặng.<br />
+ Chiếc cầu Thê Húc cong cong<br />
+ Thuyền rồng nhè nhẹ trôi, mặt hồ lăn tăn gợn sóng.<br />
- Tả thuyền rồng: hình dáng, màu sắc, hoa văn<br />
- Tả Lê Lợi: Trang phục, nét mặt, tư thế, điệu bộ.<br />
- Sự xuất hiện của Rùa Vàng<br />
+ Mặt nước nổi sóng, dưới đáy hồ xuất hiện một cái mai rùa lớn.<br />
+ Con rùa nổi lên khỏi mặt nước cất tiếng nói:…<br />
- Thái độ của mọi người trên thuyền…<br />
- Tâm trạng, suy nghĩ của Lê lợi…<br />
- Sự việc trả gươm<br />
20<br />
Cảm nghĩ về cảnh<br />
+ Cảnh trả gươm có ý nghĩa giải thích ten hồ<br />
+ Bài học tự cường, giữ nước, thái độ yêu chuộng hòa bình.<br />
* Kết bài: Từ cảnh đã miêu tả thấy tự hào, xúc động về lịch sử nước nhà.<br />
Đề bài 2:<br />
Từ những chi tiết đã có, kết hợp với hình dung tưởng tượng em hãy miêu tả lại<br />
cảnh trong đoạn cuối văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, từ chỗ “Biết chị Cốc đi<br />
rồi...” cho đến hết.<br />
Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý:<br />
+ Với đề bài này trước hết gv cần hướng dẫn học sinh xác định cảnh cần dựng là<br />
cảnh trong đoạn cuối văn bản, sau khi Dế Mèn trêu chị Cốc đến cuối truyện; cảnh này<br />
có vai trò quan trọng trong tác phẩm cho ta thấy được sự ăn năn hối lỗi của Dế Mèn.<br />
Ngoài ra có thể tưởng tượng, hình dung thêm về cảnh, tâm trạng, suy nghĩ của nhân<br />
vật.<br />
+ Bố cục:<br />
* Mở bài.<br />
- Tâm trạng của Dế Mèn khi ở trong hang nghe tiếng bước chân của chị Cốc…<br />
* Thân bài.<br />
- Quang cảnh trước mắt Mèn: Từ vùng đầm lầy đến trước cửa hang…<br />
- Tả hình ảnh Choắt trong cơn đau đớn.<br />
- Lồng tả tâm trạng, việc làm, lời nói, dáng vẻ của Dế Mèn và Dế Choắt.<br />
- Tả kĩ tâm trạng, ý nghĩ của Mèn trước những lời trăng trối của Choắt.<br />
- Tả Choắt khi trút hơi thở cuối cùng, cảnh vật, không gian, thời gian lúc đó.<br />
- Hành động, tình cảm, tâm trạng của Dế Mèn lúc Dế Choắt chết.<br />
- Cảnh Dế Mèn chôn Dế Choắt, cảnh Mèn đứng trước mộ Choắt.<br />
* Kết bài: Cảm nghĩ của người tả về cảnh đó.<br />
Đề bài 3:<br />
Em hãy hình dung và miêu tả lại cảnh: Cô bé Kiều Phương vẽ bức tranh “Anh<br />
trai tôi”.<br />
Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý:<br />
+ Đề này đòi hỏi phải có kiến thức về hội họa, biết vận dụng kiến thức hội họa<br />
trọng miêu tả. Trọng tâm của đề là yêu cầu tả người cụ thể là tả chân dung, hành động,<br />
tâm trạng của Kiều Phương khi vẽ bức tranh “Anh trai tôi ” nhưng vẵn được coi là<br />
dựng cảnh vì cảnh đó có trong văn bản. Bởi vậy gv cần hướng dẫn học sinh xác định<br />
cảnh được tả là cảnh nằm ở giữa tác phẩm; qua cảnh này giúp chúng ta hiểu hơn về<br />
Kiều Phương ham mê hội họa có tấm lòng nhân hậu chính điều này đã thức tỉnh người<br />
<br />
21<br />
anh trai, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm. Học sinh có thể tưởng tượng, hình dung khi<br />
miêu tả trang phục, nét mặt, tâm trạng,…của nhân vật.<br />
+ Bố cuc:<br />
* Mở bài.<br />
Giới thiệu một chút về phòng vẽ tranh quốc tế, về cô bé Kiều Phương.<br />
* Thân bài.<br />
- Tả kĩ về trang phục, dáng vẻ, khuôn mặt của cô bé.<br />
- Tả hoạt động, nét mặt, tâm trạng, tình cảm của Kiều Phương theo từng mảng<br />
vẽ.<br />
+ Mảng chính (vẽ thô) theo trình tự khuôn mặt, cổ, bờ vai<br />
+ Mảng phụ: Khung cửa sổ, chiếc bàn học, bầu trời,…<br />
+ Giai đoạn tô màu.<br />
- Tả nét mặt, tâm trạng của Kiều Phương khi bức tranh đã hoàn thiện.<br />
* Kết bài.<br />
Cảm nghĩ của người tả về hình ảnh cô bé Kiều Phương lúc đó.<br />
<br />
PHẦN V. MỘT SỐ SUY NGHĨ, ĐỀ XUẤT<br />
1. Thực tế công tác Bồi dưỡng HSG ngữ văn 6 và kết quả thi chọn HSG ngữ văn 6<br />
Thực tế công tác Bồi dưỡng HSG nói chung và HSG Ngữ văn 6 nói riêng trong<br />
nhiều năm qua còn gặp nhiều khó khăn bởi chưa có một Văn bản hướng dẫn chung<br />
nào của cấp trên định hướng cụ thể về nội dung này (cách đây 2-3 năm có một Văn<br />
bản Hướng dẫn nhưng còn sơ sài, mang tính chung chung, liệt kê các nội dung cần tập<br />
trung ôn luyện.<br />
Giáo viên tham gia công tác bồi giỏi hiện nay phần lớn là giáo viên trẻ, thời gian<br />
bồi giỏi chưa nhiều nên chưa có cái nhìn khái quát về chương trình, nội dung bồi còn<br />
dàn trải. Đặc biệt là chưa chú trọng dạy phương pháp làm các dạng bài, kiểu bài và rèn<br />
kĩ năng làm bài cho học sinh mà mới chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức, chưa<br />
chú ý đến việc khơi gợi cho học sinh yêu thích môn học, vì thế năng lực cảm thụ và<br />
tưởng tượng sáng tạo của các em chưa cao. Do vậy, đề thi cơ bản là không khó nhưng<br />
kết quả khảo sát môn Văn còn thường rất thấp, điểm trên 10 chỉ đạt 25- 35%, hầu như<br />
rất ít điểm cao.<br />
2. Như đã nói ở trên, các nội dung chính mà chúng tôi xây dựng, đề cập đến trong<br />
chuyên đề này là căn cứ vào đặc điểm thực tế cấu trúc, nội dung đề thi chọn HSG Ngữ<br />
văn lớp 6 trong 10 năm gần (qua bảng thống kê) và từ thực tiễn 1 số năm dạy Bồi<br />
dưỡng HSG Ngữ văn lớp 6 của cá nhân, xin trình bày (và trình bày khá chi tiết về các<br />
dạng cũng như phương pháp) để các đ/c cùng thảo luận chứ chưa phải là định hướng.<br />
<br />
22<br />
3. Đề nghị, sau thảo luận nội dung chuyên đề này, cấp trên nên có sự chỉ đạo thống<br />
nhất về định hướng giới hạn nội dung kiến thức cũng như cấu trúc đề thi chọn HSG (2<br />
hay 3 câu?), các ngữ liệu trong đề thi chọn HSG ở phần Tiếng Việt và Cảm thụ sao<br />
gần gũi với lứa tuổi, lạ mà không xa (đặc biệt là cảm thụ, không nhất thiết và không<br />
nên lấy những đoạn thơ đã có ở chương trình ngữ văn 6) để các em có thể tự phát hiện<br />
một cách hồn nhiên chân thực nhất những cảm nhận của mình (chứ không phải thuộc<br />
và nhớ lại, viết lại những điều đã được nghe giảng). Phần Làm văn nên chọn các kiểu<br />
bài, dạng bài tự sự và miêu tả sao cho học sinh bộc lộ được năng lực sáng tạo của<br />
mình.<br />
4. Cuối cùng xin cảm ơn các đồng chí đã theo dõi, lắng nghe và cùng thảo luận!<br />
<br />
Thái Thụy, ngày 18 tháng 10 năm 2018<br />
Người thực hiện<br />
Lê Thị Thu Hà<br />
GV Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />