CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SỞ GIAO DUC VA ĐAO TÂY NINH<br />
́ ̣ ̀ ̀<br />
̣ ̣<br />
PHÒNG GIAO DUC VA ĐAO TAO TÂN CHÂU<br />
́ ̀ ̀<br />
TRƯƠNG THCS & LÊ L<br />
̀ ỢI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI<br />
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
MÔN SINH HỌC LỚP 9<br />
<br />
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 60 tiết<br />
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Cẩm Nhung<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
̣<br />
Năm hoc: 2017 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 1<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn chuyên đề: <br />
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi, ngoài việc <br />
trang bị cho các em hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, bên cạnh đó cần hướng dẫn <br />
các em tiếp xúc với các kiến thức nâng cao, vận dụng linh hoạt trong giải thích các hiện <br />
tượng thực tế, giúp các em hiểu sâu sắc bản chất, đặc thù của bộ môn.<br />
Đã có một số tài liệu viết về phần sinh vật và môi trường tuy nhiên không nhiều, <br />
qua một số năm tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhận thấy đây là phần <br />
kiến thức nhiều năm có trong các đề thi HSG tỉnh, đề thi GVG tỉnh, đề thi vào lớp 10 <br />
khối chuyên sinh. <br />
Việc hệ thống hóa kiến thức và đưa ra hệ thống các dạng câu hỏi lí thuyết và bài <br />
tập vận dụng về sinh vật và môi trường một cách khoa học là việc làm cần thiết trong <br />
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9. Trên tinh thần đó, tôi xin mạnh dạn <br />
trình bày chuyên đề: “Bồi dưỡng HSG Sinh học lớp 9 phần sinh vật và môi trường” để <br />
phục vụ giảng dạy của bản thân, đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi <br />
các cấp và bồi dưỡng học sinh thi vào các trường chuyên…Trong chuyên đề này do thời <br />
gian có hạn tôi chỉ mới đề cập đến một số câu hỏi lí thuyết và một số bài tập thường <br />
gặp trong các đề thi cấp tỉnh, đề thi vào lớp 10 các trường khối chuyên chứ chưa đi sâu <br />
được nhiều dạng rất mong muốn được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề <br />
được hoàn thiện hơn.<br />
II. Phạm vi và mục đích của chuyên đề:<br />
1. Phạm vi của chuyên đề:<br />
Hệ thống hóa kiến thức lí thuyết và hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng về sinh vật và môi <br />
trường trong chương trình sinh học 9.<br />
Áp dụng với đối tượng học sinh giỏi môn sinh lớp 9.<br />
Số tiết thực hiện: Tổng số tiết: 16 tiết<br />
+ Hệ thống lí thuyết, câu hỏi, bài tập vận dụng về sinh vật và môi trường: 4 tiết <br />
+ Hệ thống lí thuyết, câu hỏi, bài tập vận dụng về hệ sinh thái: 4 tiết<br />
+ Hệ thống lí thuyết, câu hỏi vận dụng về con người và môi trường: 4 tiết <br />
+ Các câu hỏi, bài tập tổng hợp trong các đề thi về sinh vật và môi trường: 4 tiết<br />
2. Mục đích chuyên đề:<br />
Trao đổi với đồng nghiệp về hệ thống hóa kiến thức cơ bản, câu hỏi và một số dạng <br />
bài tập nâng cao ở phần sinh vật và môi trường trong ch ương trình bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi lớp 9. <br />
Giúp HS tránh nhầm lẫn trong một số dạng bài tập nâng cao về sinh vật và môi trường <br />
như giới hạn sinh thái, mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, chuỗi thức ăn và lưới <br />
thức ăn trong hệ sinh thái. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 2<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ<br />
PHẦN I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN<br />
<br />
Chương 1 : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
1.1 Môi trường và các nhân tố sinh thái<br />
1.1.1 Môi trường sống của sinh vật<br />
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.<br />
Có 4 loại môi trường sống chủ yếu:+ Môi trường nước.<br />
+ Môi trường trên mặt đất, không khí.<br />
+ Môi trường trong đất.<br />
+ Môi trường sinh vật.<br />
1.1.2 Các nhân tố sinh thái của môi trường<br />
Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.<br />
Có 2 nhóm nhân tố sinh thái<br />
Nhân tố vô sinh: + Khí hậu gồm : nhiệt độ, ánh sáng, gió…<br />
+ Nước : Nước ngọt, mặn, lợ…<br />
+ Địa hình : Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất…<br />
Nhân tố hữu sinh :<br />
+ Nhân tố sinh vật : Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật<br />
+ Nhân tố con người :Tác động tích cực : cải tạo, nuôi dưỡng, lai <br />
ghép…<br />
Tác động tiêu cực : Săn bắn, đốt phá…<br />
Mở rộng: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tác động tới sinh vật tùy thuộc vào mức <br />
độ và thay đổi theo từng môi trường và thời <br />
gian. Ví dụ: Ánh sáng mạnh hay yếu thay đổi trong ngày từ sáng tới tối. Nhiệt độ thay <br />
đổi trong một năm…<br />
1.1.3 Giới hạn sinh thái<br />
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái <br />
nhất định. VD: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Cá rô phi ở VN sống và phát triển ở nhiệt độ từ 5o C 420 C. Ngoài khoảng nhiệt độ <br />
này thì cá rô phi sẽ chết vì quá giới hạn chịu đựng.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 3<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
+ Nhiệt độ từ 200 C350 C cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi( khoảng cực <br />
thuận )<br />
Mở rộng : Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì <br />
khả năng phân bố rộng, dễ thích nghi.<br />
* Liên hệ : Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa đối với <br />
sản xuất nông nghiệp: Gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện sống tốt cho vật nuôi và <br />
cây trồng.<br />
1.2 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật<br />
1.2.1 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật<br />
<br />
Những đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang Khi cây sống trong bóng râm, <br />
đãng dưới tán cây khác, trong nhà…<br />
Đặc điểm hình thái<br />
Lá Tán lá rộng Tán lá rộng vừa phải<br />
Số lượng cành cây Phân cành nhiều Ít<br />
Thân Thấp Cao hoặc cao trung bình<br />
Đặc điểm sinh lý<br />
Quang hợp Cao hơn Yếu hơn<br />
Hô hấp Cao hơn Yếu hơn<br />
Thoát hơi nước Cao hơn Yếu hơn<br />
<br />
Ánh sáng có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.<br />
Hình thành 2 nhóm thực vật:<br />
+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.<br />
+ Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. <br />
* Mở rộng:<br />
Cây lá lốt lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng, cây lúa lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu <br />
thẳng góc Giúp thực vật thích nghi với môi trường<br />
Hiện tượng tỉa cành tự nhiên: <br />
+ Các cây sống trong rừng có thân cao, thẳng, cành tập trung ở ngọn, các cành dưới sớm <br />
bị rụng (vì thiếu ánh sáng để quang hợp).<br />
* Liên hệ: Trong nông nghiệp người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản xuất: Trồng <br />
xen kẽ cây tăng năng suất và tiết kiệm đất. Ví dụ : trồng đậu dưới cây ngô.<br />
Trồng cây lấy gỗ: mật độ dày. Thường tỉa cành phía dưới.<br />
Trồng cây ăn quả: ngắt ngọn để cây phát triển nhiều cành, chồi nụ, chồi hoa.<br />
1.2.2 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật<br />
Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng di chuyển <br />
trong không gian, sinh trưởng, sinh sản…<br />
Nhóm động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày:...<br />
Nhóm động vật ưa tối : những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, hốc <br />
đất:...<br />
* Mở rộng:<br />
Ánh sáng và nhiệt độ thay đổi có tính chu kì:<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 4<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
+ Chu kì ngày, đêm => sinh vật hoạt động theo chu kì ngày, đêm: Ví dụ : Gà thường đẻ <br />
trứng vào ban ngày. Vịt đẻ trứng ban đêm<br />
+ Chu kì mùa => sinh vật hoạt động theo chu kì mùa: Ví dụ: Cuối mùa xuân, đầu mùa hè <br />
ếch, nhái sinh sản( sinh vật biến nhiệt hoạt động mạnh). <br />
* Liên hệ: Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất: Chiếu sáng <br />
để cá đẻ, tạo ngày nhân tạo để gà đẻ nhiều trứng. <br />
1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật<br />
1.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái và đặc điểm sinh lí của thực vật:<br />
Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái thực vật:<br />
+ Thực vật vùng nhiệt đới: bề mặt lá có tầng cuticun dày để hạn chế thoát hơi nước khi <br />
nhiệt độ cao.<br />
+ Thực vật vùng ôn đới: rụng lá mùa đông giảm diện tích tiếp xúc không khí lạnh và <br />
giảm thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có lớp bần dày cách <br />
nhiệt.<br />
Nhiệt độ ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí thực vật:<br />
+ Cây chỉ quang hợp và hô hấp tốt ở nhiệt độ 20 – 30 0C . Cây ngừng quang hợp và hô <br />
hấp ở nhiệt độ quá thấp (00C) hoặc quá cao ( hơn 400C)<br />
Lưu ý: Cường độ quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước tăng khi nhiệt độ tăng đến mức độ <br />
nhất định. Cường độ quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước giảm khi nhiệt độ giảm đến <br />
mức độ nhất định. <br />
1.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái và đặc điểm sinh lí của động vật:<br />
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của động vật:<br />
+ Động vật vùng lạnh: lông dày, dài, kích thước lớn, có tập tính ngủ đông.<br />
+ Động vật vùng nóng: lông ngắn, thưa, kích thước nhỏ hơn, có tập tính ngủ hè.<br />
* Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh vật chia thành 2 nhóm:<br />
+ Sinh vật biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường : Vi sinh <br />
vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát.<br />
+ Sinh vật hằng nhiệt : Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: <br />
Chim, thú, người<br />
Mở rộng : Nhiệt độ môi trường thay đổi sinh vật sẽ phát sinh biến dị để thích nghi và <br />
hình thành tập tính.<br />
+ Sinh vật hằng nhiệt : Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi tr ường nên có <br />
khu phân bố rộng hơn sinh vật biến nhiệt<br />
1.4 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật<br />
1.4.1 Độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật:<br />
Thực vật sống nơi ẩm ướt: + Nơi thiếu ánh sáng có phiến lá mỏng, bản rộng, mô <br />
giậu kém phát triển như cây lá lốt… + Nơi nhiều ánh sáng có phiến lá hẹp, mô giậu phát <br />
triển như lúa, ngô…<br />
Thực vật sống nơi khô hạn có cơ thể mọng nước hoặc lá và thân tiêu giảm, biến thành <br />
gai. Ví dụ : cây bỏng, xương rồng, cây xương cá…<br />
1.4.2 Độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật:<br />
Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau. <br />
Hình thành các nhóm sinh vật :+ Thực vật : Nhóm ưa ẩm, nhóm chịu hạn.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 5<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
+ Động vật : Nhóm ưa ẩm, nhóm ưa khô.<br />
* Mở rộng: Ếch, nhái sống nơi ẩm ướt da trần, ẩm ướt, khi gặp điều kiện khô hạn cơ <br />
thể mất nước nhanh. Bò sát thích nghi với môi trường khô, hạn: da phủ vảy sừng chống <br />
mất nước có hiệu quả.<br />
* Liên hệ : Trong sản xuất người ta có biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng và <br />
vật nuôi. Đảm bảo đúng thời vụ để cung cấp điều kiện sống thích hợp.<br />
1.5 Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật<br />
1.5.1. Quan hệ cùng loài<br />
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.<br />
Ví dụ: nhóm cây thông, đàn trâu, bầy kiến…<br />
Mối quan hệ cùng loài:<br />
+ Hỗ trợ : Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn, chống lại kẻ thù. <br />
+ Cạnh tranh : thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái… <br />
* Mở rộng:<br />
+ Khi có gió bão thực vật sống cùng nhóm có lợi: giảm bớt sức thổi của gió giúp cây <br />
không bị đổ.<br />
+ Động vật sống thành bầy đàn: Có lợi trong tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù nhanh <br />
hơn và tự vệ tốt hơn.<br />
+ Khi gặp điều kiện sống thuận lợi: nguồn thức ăn phong phú, nơi ở rộng rãi… sinh vật <br />
có hiện tượng quần tụ làm số lượng cá thể tăng cao. <br />
+ Khi gặp điều kiện sống bất lợi, số lượng cá thể tăng quá cao, thiếu thức ăn, nơi ở chật <br />
chội, con đực tranh giành con cái…, các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới <br />
một số cá thể yếu phải tách ra khỏi nhóm( Ý nghĩa: làm giảm nhẹ sự cạnh tranh ngăn <br />
ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng).<br />
1.5.2. Quan hệ khác loài<br />
Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ và đối địch<br />
Hỗ trợ:+ Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ví dụ: Ở địa y: sợi <br />
nấm hút nước, muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thụ nước, muối khoáng và năng <br />
lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ cho nấm và tảo.<br />
+ Hội sinh: Sự hợp tác giữa 2 loài SV, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không <br />
có lợi và cũng không có hại. Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.<br />
Đối địch:+ Cạnh tranh: Các SV khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều <br />
kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Ví dụ: Trên 1 <br />
cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm<br />
+ Kí sinh, nửa kí sinh: SV sống nhờ trên cơ thể của SV khác, lấy các chất <br />
dinh dưỡng, máu…từ sinh vật đó. Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột người. <br />
+ SV ăn SV khác: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật <br />
bắt sâu bọ... Ví dụ: Hươu, nai, hổ cùng sống chung 1 cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị <br />
khống chế bởi số lượng hổ.<br />
* Mở rộng: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh <br />
vậy khác loài là quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất <br />
cả các sinh vật. Quan hệ đối địch là mối quan hệ trong đó một bên sinh vật có lợi còn bên <br />
kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 6<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
* Liên hệ : Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa <br />
các SV khác loài để làm gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? Sử dụng SV có ích(thiên <br />
địch) tiêu diệt SV gây hại. Ví dụ : mèo ăn chuột, kiến vàng ăn kiến đen, cá diệt lăng <br />
quăng, ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa… còn gọi là biện pháp đấu tranh sinh học <br />
(không gây ô nhiễm môi trường).<br />
* Chú ý: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật bao gồm:<br />
Các thực vật cùng loài khi mật độ quá dày thì một số cây bị chết do cạnh tranh nhau <br />
nguồn sống (nước, muối khoáng, ánh sáng...) rất gay gắt vì chúng có chung nhu cầu sống.<br />
Các thực vật khác loài khi mật độ quá dày thì một số cây bị chết do cạnh tranh nhau <br />
nguồn sống (nước, muối khoáng, ánh sáng…), nhưng không gay gắt bằng quan hệ cùng <br />
lòai.<br />
Vậy hiện tượng tự tỉa ở thực vật là hiện tượng khi sống gần nhau 1 số cây bị chết do <br />
mật độ quá cao.<br />
* Liên hệ: Trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt cần đảm bảo mật độ vật nuôi, cây trồng <br />
phù hợp để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 7<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Chương 2: HỆ SINH THÁI<br />
2.1 Quần thể sinh vật <br />
2.1.1. Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống <br />
trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, nh ững cá thể trong <br />
quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.<br />
Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én…<br />
* Mở rộng: Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể hay không?( Không phải <br />
là quần thể vì nó chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể)<br />
* Chú ý: Để nhận biết 1 quần thể cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong<br />
2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của quần thể :<br />
2.1.2.1 Tỷ lệ giới tính : Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.<br />
Ý nghĩa: Tỷ lệ này đảm bảo hiệu quả sinh sản (thay đổi theo thành phần nhóm tuổi và <br />
phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái)<br />
* Mở rộng: Cấu trúc giới tính phụ thuộc vào cách tham gia sinh sản của cá thể :<br />
Sống đôi: bồ câu, chim yến, cánh cụt.<br />
Đa thê, đa phu: gà, vịt, dê, bò.<br />
* Liên hệ: Trong chăn nuôi người ta áp dụng tuỳ từng loài mà điều chỉnh tỷ lệ đực cái <br />
cho phù hợp với mụ đích. Ví dụ: ở gà, vịt số lượng con đực ít hơn con mái rất nhiều<br />
2.1.2.2 Thành phần nhóm tuổi<br />
+ Trong quần thể có 3 nhóm tuổi liên quan đến số lượng cá thể Sự tồn tại của quần <br />
thể.<br />
<br />
Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái<br />
Nhóm tuổi trước Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng <br />
sinh sản trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.<br />
Nhóm tuổi sinh Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của <br />
sản quần thể.<br />
Nhóm tuổi sau Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới <br />
sinh sản sự phát triển của quần thể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có 3 dạng tháp tuổi: <br />
+ Hình A: tỷ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh( Dạng phát triển)<br />
+ Hình B: Tỷ lệ sinh. số lượng cá thể ổn định( Dạng ổn định)<br />
+ Hình C: Tỷ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm. ( Dạng giảm sút)<br />
* Mở rộng: Cấu trúc thành phần nhóm tuổi cũng luôn thay đổi theo điều kiện của môi <br />
trường:<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 8<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
+ Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch <br />
bệnh… các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình<br />
+ Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, <br />
sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.<br />
+ Ngoài ra các nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể thay đổi phụ thuộc vào một <br />
số yếu tố khác như mùa sinh sản, tập tính di cư..<br />
2.1.2.3 Mật độ quần thể<br />
Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.<br />
Ví dụ : Mật độ muỗi: 10 con/ 1m2 ; mật độ rau cải 40 cây/ 1m2<br />
Mật độ quần thể phụ thuộc vào :<br />
+ Chu kì sống của sinh vật.<br />
+ Nguồn thức ăn của quần thể.<br />
+ Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội.<br />
* Nâng cao: Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng mật độ quần thể là cơ bản nhất vì <br />
mật độ quần thể quyết định các đặc trưng khác.<br />
* Liên hệ : Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật để luôn giữ mật độ <br />
thích hợp: Trồng dày hợp lý, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn, điều kiện <br />
chăm sóc…<br />
2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật<br />
Môi trường ( nhân tố sinh thái ) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.<br />
+ Số lượng muỗi nhiều khi thời tiết ẩm<br />
+ Mùa mưa ếch nhái tăng<br />
+ Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều<br />
+ Số lượng ếch nhái giảm nhiều vào mùa khô hạn<br />
+ Số lượng cá thể biến đổi lớn<br />
Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng<br />
*Liên hệ : Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể : Trồng dày hợp lý; thả cá vừa <br />
phải phù hợp với diện tích<br />
2.1.3.1 Tr<br />
ạng thái cân bằng của quần thể : <br />
Mỗi quần thể sống trong một môi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh ở <br />
một trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng. Đôi khi quần thể có <br />
biến động mạnh, ví dụ, tăng số lượng cá thể do nguồn thức ăn phong phú, vượt khỏi <br />
mức bình thường. Số lượng cá thể vọt lên cao khiến cho sau một thời gian nguồn thức ăn <br />
trở nên thiếu hụt (cây bị phá hại mạnh, con mồi hiếm hoi), nơi đẻ và nơi ở không đủ, do <br />
đó nhiều cá thể bị chết. Quần thể lại được điều chỉnh về mức trạng thái cân bằng.<br />
* Điều kiện và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể<br />
Điều kiện duy trì trạng thái cân bằng của quần thể: Nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng <br />
rãi, khí hậu thuận lợi, tỉ lệ đực : cái...<br />
Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể: là sự thay đổi chỉ số sinh sản, tử <br />
vong, và phát tán của các cá thể trong quần thể, nhờ đó mà tốc độ sinh trưởng của quần <br />
thể được điều chỉnh( Cơ chế điều hoà mật độ )<br />
2.1.3.2 S<br />
ự biến động số lượng của quần thể .<br />
* Hình thức biến động số lượng cá thể trong quần thể:<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 9<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Biến động do sự cố bất thường: là những biến động do thiên tai (bão, lụt, hạn hán...), <br />
dịch hoạ (chiến tranh, dịch bệnh...) gây ra làm giảm số lượng cá thể một cách đột ngột.<br />
Biến động theo mùa: khi gặp điều kiện thời tiết, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, <br />
phát triển của quần thể thì quần thể tăng nhanh (ếch nhái phát triển mạnh vào mùa mưa) <br />
và ngược lại.<br />
Biến động theo chu kỳ nhiều năm: những thay đổi điều kiện sống có tính chất chu kì <br />
nhiều năm làm cho số lượng cá thể của quần thể cũng biến đổi theo.<br />
* Nguyên nhân gây biến động.<br />
Do những thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường (khí hậu, thổ <br />
nhưỡng…) và các nhân tố sinh thái hữu sinh trong quần thể (sự cạnh tranh giữa các cá <br />
thể trong 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt…) đã tác động đến tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong và <br />
sự phát tán của quần thể( mùa đông sinh vật sinh sản kém, các cá thể non dễ bị chết).<br />
Nhân tố quyết định sự biến động số lượng có thể khác nhau tuỳ từng quần thể và tuỳ <br />
từng giai đoạn trong chu kỳ sống( sâu bọ thì nhiệt độ có vai trò quyết định, với các loài <br />
chim thì nhân tố quyết định lại là thức ăn về mùa đông và nơi làm tổ về mùa hè)<br />
2.2 Quần thể người<br />
2.2.1 Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác<br />
Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể các sinh vật khác (giới <br />
tính, nhóm tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong…)<br />
Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác : kinh tế, văn hoá, <br />
pháp luật, hôn nhân, giáo dục …<br />
* Mở rộng: sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác là do con người <br />
có lao động và tư duy nên có khả năng cải tạo thiên nhiên, điều chỉnh các đặc điểm sinh <br />
thái trong quần thể Sự khác nhau đó thể hiện sự tiến hoá và hoàn thiện trong quần thể <br />
người.<br />
2.2.2 Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người .<br />
Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi : nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và <br />
lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng .<br />
Ý nghĩa: Thấy được thành phần nhóm tuổi trong quần thể người liên quan đến dân số và <br />
kinh tế chính trị của quốc gia.<br />
Đặc trưng nhóm tuổi liên quan đến tỷ lệ sinh, tử, nguồn nhân lực, lao động sản xuất.<br />
Tháp dân số ( tháp tuổi ) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 10<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
* Liên hệ: Nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng, <br />
giảm dân số: + Tháp dân số trẻ: Tỷ lệ tăng trưởng dân số cao. <br />
+ Tháp dân số già: Tỷ lệ người già nhiều, tỷ lệ sơ sinh ít.<br />
2.2.3 Tăng dân số và phát triển xã hội.<br />
Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.<br />
+ Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống ? (Phát triển dân số <br />
hợp lý tạo được sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, <br />
gia đình và xã hội)<br />
* Liên hệ: Việt Nam đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất <br />
lượng cuộc sống ?( Thực hiện pháp lệnh dân số. Tuyên truyền, giáo duc sinh sản vị thành <br />
niên…)<br />
2.3. Quần xã sinh vật<br />
2.3.1 Khái niệm: Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng <br />
sống trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất <br />
nên quần xã có cấu trúc ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường <br />
sống của chúng.<br />
Ví dụ : Ao cá tự nhiên, rừng nhiệt đới…<br />
+ Các quần thể có mối quan : Quan hệ cùng loài, quan hệ khác loài.<br />
*Mở rộng: Nhận biết quần xã cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong<br />
*Liên hệ: Trong sản xuất mô hình VAC là quần xã nhân tạo.<br />
2.3.2 Những dấu hiệu điển hình của một quần xã<br />
Mỗi quần xã sinh vật đều đặc trưng bởi số lượng và thành phần loài:<br />
* Số lượng loài: Mỗi quần xã sinh vật có một độ đa dạng nhất định. Quần xã sinh vật ở <br />
những môi trường thuận lợi có độ đa dạng cao (rừng nhiệt đới), ở nơi có điều kiện sống <br />
khắc nghiệt thì có độ đa dạng thấp (rừng thông phương Bắc).<br />
* Thành phần loài: <br />
+ Quần thể ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Ví dụ: thực vật có hạt <br />
là những quần thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở cạn.<br />
+ Quần thể đặc trưng của quần xã sinh vật: Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn <br />
hẳn các loài khác. Ví dụ: Quần thể cây cọ tiêu biểu đặc trưng nhất cho quần xã SV đồi <br />
núi trung du Phú Thọ.<br />
* Mở rộng: Cấu trúc đặc trưng của quần xã được đánh giá qua chỉ số loài đặc trưng.<br />
2.3.3 Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã<br />
Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn luôn tác động và tạo nên tính chất thay đổi theo <br />
chu kì của quần xã.<br />
Ví dụ: Các quần xã ở vùng nhiệt đới thay đổi theo chu kỳ ngày đêm rất rõ: phần lớn <br />
động vật hoạt động vào ban ngày, nhưng ếch, nhái, chim cú, vạc, muỗi... hoạt động <br />
mạnh về ban đêm. <br />
Các quần xã ở vùng lạnh thay đổi chu kỳ theo mùa rõ hơn (chim và nhiều động <br />
vật di trú vào mùa đông lạnh giá, rừng cây lá rộng ở vùng ôn đới rụng lá vào mùa khô...).<br />
Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển động vật cũng phát triển.( Nếu cây phát triển <br />
sâu ăn lá tăng chim ăn sâu tăng sâu ăn lá lại giảm)<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 11<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
+ Nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì?( Nếu số lượng sâu bị giảm do <br />
chim ăn sâu thì cây lại phát triển và sâu lại phát triển) Số lượng loài động vật này khống <br />
chế số lượng loài động vật khác<br />
* Quần xã luôn có cấu trúc ổn định: Do có sự cân bằng các quần thể trong quần xã.<br />
Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được <br />
khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường. Giữa các quần thể trong quần xã thường <br />
xuyên diễn ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch hoặc kìm hãm lẫn nhau gọi là hiện tượng <br />
khống chế sinh học.<br />
Tất cả những quan hệ đó, làm cho quần xã luôn luôn dao động trong một thế cân bằng, <br />
tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. <br />
Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao <br />
động<br />
quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học<br />
*Quần xã có cấu trúc động vì:<br />
Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật được hình thành trong quá trình lịch sử lâu <br />
dài.<br />
Quần xã luôn có mối qua hệ tác động qua lại với môi trường, thể hiên mối quan hệ gữa <br />
các quần thể với nhau và với môi trường. Vì vậy quần xã làm thay đổi môi trường và <br />
môi trường bị thay đổi sẽ tác động trở lại làm thay đổi cấu trúc quần xã.<br />
* Liên hệ:+ Tác động nào của con người làm mất cân bằng sinh học trong quần xã ?<br />
( Săn bắt bừa bãi, phá rừng, cháy rừng, hoá chất, thuốc trừ sâu…)<br />
+ Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?(Tuyên truyền mọi người <br />
cùng tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên hoang dã.)<br />
2.4. Hệ sinh thái.<br />
2.4.1. Khái niệm. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống( sinh cảnh ), <br />
trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh <br />
của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ : Rừng <br />
nhiệt đới.<br />
* Các thành phần của hệ sinh thái hoàn chỉnh:<br />
* Thành phần của hệ sinh thái: Gồm có 2 thành phần:<br />
Thành phần vô sinh: Bao gồm các yếu tố không sống trong môi trường như nhiệt độ, độ <br />
ẩm, nước, chế độ khí hậu, thành phần không khí...<br />
Thành phần hữu sinh:<br />
+ Sinh vật sản xuất: Có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên <br />
các hợp chất hữu cơ. Sinh vật sản xuát chủ yếu là thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.<br />
+ Sinh vật tiêu thụ: Gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.<br />
+ Sinh vật phân giải: Gồm vi khuẩn, nấm, giun...có khả năng phân giải xác động, <br />
thực vật chết thành các chất vô cơ.<br />
*Hệ sinh thái không hoàn chỉnh : Ví dụ: Hệ sinh thái đáy biển sâu: thiếu thành phần <br />
sinh vật sản xuất vì ở đáy biển sâu ánh sáng không thể chiếu tới nên không có thực vật, <br />
các sinh vật tiêu thụ chủ yếu là động vật ăn thịt hoặc ăn xác chết của thực vật hoặc <br />
động vật trôi nổi chìm xuống.<br />
* Các thành phần trong hệ sinh thái có mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lượng:<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 12<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Một phần năng lượng ánh sáng mặt trời, chất vô cơ trong hệ sinh thái được cây xanh <br />
(SVSX) hấp thụ để tạo chất hữu cơ.<br />
Động vật ăn thực vật: (SVTT bậc 1) tiêu thụ 1 phần chất hữu cơ của sinh vật sản xuất. <br />
Động vật ăn thịt (SVTT bậc 2, 3, 4…) tiêu thụ 1 phần SVTT bậc 1.<br />
Khi các SVSX và SVTT chết đi, xác của chúng được SV phân giải, phân giải thành chất <br />
vô cơ để cung cấp cho SVSX tổng hợp chất hữu cơ<br />
* Các kiểu hệ sinh thái: thuộc 3 nhóm:<br />
Các hệ sinh thái trên cạn gồm có rừng nhiệt đới, cây bụi cỏ nhiệt đới (savan), hoang <br />
mạc nhiệt đới và ôn đới, thảo nguyên, rừng lá ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu <br />
đới lạnh,...<br />
Các hệ sinh thái nước mặn gồm có hệ sinh thái vùng ven bờ và vùng khơi.<br />
Các hệ sinh thái nước ngọt gồm có hệ sinh thái nước đứng (ao, đầm, hồ) và hệ sinh <br />
thái nước chảy (sông, suối).<br />
2.4.2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn<br />
2.4.2.1 Chuỗi thức ăn<br />
Chuỗi thức ăn : Là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là <br />
1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở <br />
phía sau tiêu thụ<br />
Có 2 loại chuỗi thức ăn:<br />
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất:<br />
Cây ngô sâu ăn lá ngô ếch rắn hổ mang diều hâu SV phân hủy<br />
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải các chất hữu cơ:<br />
Lá mục mối gà đại bàng SV phân hủy<br />
* Chuỗi thức ăn đầy đủ gồm 3 loại SV:<br />
SV sản xuất: Cây<br />
SV tiêu thụ( SV tiêu thụ bậc 1, 2, 3 đều gọi là SV tiêu thụ ): Sâu, cầy, đại bàng<br />
SV phân hủy: nấm, vi khuẩn.<br />
* Mở rộng :<br />
+ Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu từ thực vật hay từ SV bị phân giải(chất mùn).<br />
+ Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái tạo thành chu trình kín nghĩa là: Thực vật <br />
Động vật Mùn, muối khoáng Thực vật <br />
+ Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái tức là dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn bị <br />
tiêu hao rất nhiều thể hiện qua hiệu suất sinh thái.<br />
2.4.2.2 Lưới thức ăn<br />
Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời <br />
tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. <br />
Lưới thức ăn : Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 13<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Mắt xích chung: Châu chấu, chuột, ếch, rắn chim ăn sâu, cú mèo.<br />
Mở rộng: Bậc dinh dưỡng bao gồm những mắt xích thức ăn thuộc một nhóm, sắp xếp <br />
theo thành phần của nhóm thức ăn như sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc I, II, III…<br />
Cây ngô sâu ăn lá ngô nhái rắn hổ mang diều hâu <br />
Bậc 1 bậc 2 bậc 3 bậc 4 bậc 5<br />
<br />
* Liên hệ: Trong thực tiễn sản xuất người nông dân có biện pháp kĩ thuật để tận dụng <br />
nguồn thức ăn của Sinh vật: Thả nhiều cá trong ao. Dự trữ thức ăn cho động vật trong <br />
mùa khô hạn.<br />
<br />
Chương 3: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
3.1 Tác động của con người tới môi trường<br />
3.1.1 Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội<br />
* Tác động của con người:<br />
Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ giảm diện tích rừng.<br />
Xã hội nông nghiệp: <br />
+ Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.<br />
+ Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất, nước tầng mặt làm cho nhiều vùng bị khô cằn <br />
và suy giảm độ màu mỡ.<br />
+ Con người địnhcư và hình thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp.<br />
+ Nhiều giống vật nuôi, cây trồng hình thành.<br />
Xã hội công nghiệp:<br />
+ Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khai thác tài nguyên bừa bãi làm chodiện tích đất <br />
càng thu hẹp, rác thải lớn.<br />
+ Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm cho sản lượng lương <br />
thực tăng, khống chế dịch bệnh, nhưng cũng gây ra hậu quả lớn cho môi trường.<br />
+ Nhiều giống vật nuôi, cây trồng quý.<br />
3.1.2 Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên<br />
Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói <br />
mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch <br />
nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.<br />
3.2 Ô nhiễm môi trường <br />
3.2.1 khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng <br />
thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời <br />
sống của con người và các sinh vật khác.<br />
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường do:<br />
+ Hoạt động của con người.<br />
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...<br />
3.2.2 Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm<br />
3.2.2.1 Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:<br />
Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt <br />
cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh <br />
hoạt...<br />
3.2.2.2 Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhung 14<br />
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9 PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước <br />
ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.<br />
Con đường phát tán:<br />
+ Hoá chất (dạng hơi) nước mưa đất (tích tụ) Ô nhiễm mạch nước ngầm.<br />
+ Hoá chất nước mưa ao hồ, sông, biển (tích tụ) bốc hơi vào không khí.<br />
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.<br />
3.2.2.3 Ô nhiễm do các chất phóng xạ<br />
Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện <br />
nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...<br />
Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.<br />
3.2.2.4 Ô nhiễm do các chất thải rắn:<br />
Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y <br />
tế...<br />
3.2.2.5 Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:<br />
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, <br />
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...<br />
Sinh vật gây bệng vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh <br />
môi trường kém...<br />
3.2.3 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:<br />
Hạn chế ô nhiễm không khí : Phải có qui hoạch tốt và bố trí hợp lí khi xây dựng khu <br />
công nghiệp, khu dân cư tránh ô nhiễm không khí ở khu dân cư.<br />
Tăng cường việc xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn. Cần <br />
lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển <br />
công nghệ để sử dụng các nguyên liệu không gây khói bụi.<br />
Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, <br />
khu công nghiệp để nguồn nước thải ra không làm ô nhiễm nguồn sạch , xây dựng hệ <br />
thống xử lí nước thải hạn chế chất độc hại ra nguồn nước.<br />
Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc trong việc bảo vệ <br />
thực vật, tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học trong việc tiêu diệt sinh vật có hại.<br />
Các biện pháp hạn chế chất thải rắn: Cần quản lí chặt chẽ chất thải rắn, cần chú ý <br />
phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất<br />
Chương 4: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG<br />
4.1 Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên<br />
4.1.1 Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu<br />
+ Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi (tài <br />
nguyên sinh vật, đất, nước…)<br />
+ Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt <br />
(than đá, dầu mỏ…)<br />
+ Tài nguyên vĩnh cửu là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường <br />
(năng lượng mặt trời, gió, nắng…)<br />
4.1.2 Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên<br />
4.1.2.1 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Huỳnh Thị Cẩm Nhu