BÀI TẬP ÔN TẬP TÍNH CHẤT SÓNG ÁNH SÁNG
lượt xem 8
download
Tham khảo tài liệu 'bài tập ôn tập tính chất sóng ánh sáng', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TẬP ÔN TẬP TÍNH CHẤT SÓNG ÁNH SÁNG
- BÀI TẬP ÔN TẬP TÍNH CHẤT SÓNG ÁNH SÁNG Câu 1. Chọn câu đúng. A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng. B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng. C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. Câu 2. Chọn câu sai A. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào khe máy quang phổ. B. Tất cả các vật rắn, lỏng và các khối khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục. C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng màu tím) của quang phổ liên tục. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ. B. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng. C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối. D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối. Câu 4. Quang phổ vạch phát xạ. Chọn câu sai : A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối. B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng. C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và độ sáng của các vạch đó.Thí dụ: Quang phổ hơi Natri có 2 vạch vàng sát nhau. D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. Câu 5. Quang phổ vạch hấp thụ. Chọn câu sai : A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục. B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. C. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó. D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép phân t ích bằng quang phổ. Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng ? A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ phát xạ của nguyên tố đó. B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau. C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau. D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hoá học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ. Câu 7. Chọn câu sai: A. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng và được ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng. B. Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau. C. Những vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ nằm đúng vị trí những vạch màu trong quang phổ vạch phát xạ. D.Một vật khi bị nung nóng có thể phát sinh ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Câu 8. Quang phổ mặt trời được máy quang phổ ghi được là A. Quang phổ liên tục. B. Quang phổ vạch hấp thụ. C. Quang phổ vạch phát xạ D. Một loại quang phổ khác. Câu 9. Chọn trả lời đúng. Phép phân tích quang phổ. A. Có thể phân tích được từ xa. B. Thực hiện đơn giản, cho kết quả nhanh hơn phép phân tích hóa học và có độ nhạy rất cao. C. Là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của chúng. D. Cả 3 đều đúng. Câu 10. Ứng dụng của quang phổ liên tục:
- A. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, mặt trời, các ngôi sao v.v... B. Xác định bước sóng của các nguồn sáng . C. Xác định màu sắc của các nguồn sáng . D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng. B.Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 m . C. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra. D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76m. C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh. D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh. B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang. C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C. D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Vật có nhiệt độ trên 3000oC phát ra tia tử ngoại rất mạnh. B. Tia tử ngoại không bị thuỷ tinh hấp thụ. C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt Câu 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lí. B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang. C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh. D. Tia tử ngoại có không khả năng đâm xuyên. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra. B. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được. C. tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ. D. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn. Câu 17. Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây? A. Cho một chùm êlectron nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn. B. Cho một chùm êlectron chậm bắn vào một kim loại. C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn. D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại. Câu 18. Chọn câu đúng. A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện. D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật. Câu 19. Chọn câu không đúng? A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng. B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh. C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang. D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khoẻ con người. Câu 20. Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10 – 8 m đến 10 – 7 m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây? B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại. A. Tia X. Câu 21. Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây? B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại. A. Tia X. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ. B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt. Câu 23. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ. B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh. C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang. D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.
- Câu 24. Thí nghiệm I-âng ánh sáng đơn sắc có =540nm, khoảng vân đo được là 0,36mm. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng ’=600nm, thì khoảng vân i’ là A. 0,4mm B. 0,324mm C. 0,45 mm D. 0,6mm Câu 25. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng có bước sóng λ, với hai khe Iâng cách nhau 3mm. Hiện t ượng giao thoa được quan sát trên một màn ảnh song song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu ta dời màn ra xa thêm 0,6m thì khoảng vân tăng thêm 0,12mm. Bước sóng λ bằng: A. 0,4µm B. 0,6µm C. 0,75µm D. Một giá trị khác Câu 26. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc. Nếu dịch màn quan sát đi một đoạn 0,2m theo phương song song với mặt phẳng hai khe thì khoảng vân thay đổi một lượng bằng 500 lần bước sóng. Khoảng cách giữa hai khe là A. 0,40cm B. 0,20cm C. 0,20mm D. 0,40mm Câu 27. Trong thí nghiệm Young , khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là L. Dịch chuyển màn 36cm theo phương vuông góc với màn thì khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp cũng là L. Khoảng cách giữa màn và hai khe lúc đầu là: A. 1,8m B. 2m C. 2,5m D. 1,5m C©u 28Trong thí nghiệm Young , khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm. Chiếu vào hai khe một bức xạ điện từ có bước sóng 500nm thì tại điểm M cách vân trung tâm 0,48cm có vâ n sáng bậc 4. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là A. 1,5m B. 2m C. 2,4m D. 1,8m C©u 29Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Khoảng vân là A. i = 4,0 mm B. i= 0,4 mm C. i= 6,0 mm D. i=0,6 mm C©u 30: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2,5m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên trái đến vân sáng bậc 3 bên phải so với vân trung tâm là 9mm. Bước sóng dùng trong thí nghiệm là : A. λ = 0,4μm B. λ = 0,5μm C. λ = 0,7μm D. λ = 0,6μm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập trắc nghiệm: Tính chất sóng của ánh sáng
11 p | 400 | 136
-
SKKN: Thiết kế bài tập ôn tập với Hot Potatoes
20 p | 330 | 73
-
Giáo án Hóa học 11 bài 13: Luyện tập - Tính chất của nito, photpho, và các hợp chất của chúng
11 p | 678 | 60
-
Bài giảng Hóa học 11 bài 13: Luyện tập - Tính chất của nito, photpho, và các hợp chất của chúng
11 p | 360 | 48
-
Bài giảng Toán 5 chương 1 bài 2: Ôn tập Tính chất cơ bản của phân số
18 p | 218 | 25
-
Giáo án Toán 5 chương 1 bài 2: Ôn tập Tính chất cơ bản của phân số
6 p | 313 | 19
-
Bộ bài tập ôn tập kỹ năng giải toán môn Hóa học THCS
14 p | 187 | 17
-
Tiết 17 : MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
4 p | 249 | 15
-
Giáo án toán lớp 5 - Tiết 2 ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
5 p | 294 | 13
-
Giải bài tập Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng SGK Hóa học 12
5 p | 150 | 8
-
ÔN TẬP : TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
8 p | 155 | 6
-
Giải bài tập Luyện tập tính chất cơ bản của phép cộng phân số SGK Đại số 6 tập 2
5 p | 156 | 6
-
Giải bài tập ôn tập tính chất cơ bản của phân số SGK Toán 5
3 p | 121 | 5
-
Bài giảng Hóa học lớp 11 bài 3: Luyện tập Tính chất của nitơ, photpho và hợp chất của chúng - Trường THPT Bình Chánh
22 p | 11 | 5
-
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II1
8 p | 66 | 3
-
Ôn tập Tính chất sóng của ánh sáng
9 p | 52 | 2
-
Giải bài tập Ôn tập về phép cộng và phép trừ SGK Toán 2
4 p | 84 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn