BÀI THẢO LUẬN : KINH TẾ LẠC HẬU THÌ VĂN HÓA CŨNG LẠC HẬU THEO
lượt xem 9
download
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, và tinh thần mà loài người tạo ra trong lịch sử. Trong một xã hội, văn hóa đóng vai trò vai trò điều tiết và và dẫn dắt sự phát triển của toàn Xã điều này dược thể hiện trong mọi mặt của đời sống : chính trị, hành chính nhà nước, phát triển KT, giáo dục , ngoại giao,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI THẢO LUẬN : KINH TẾ LẠC HẬU THÌ VĂN HÓA CŨNG LẠC HẬU THEO
- BÀI THẢO LUẬN Môn : VĂN HÓA KINH DOANH GVHD : Nguyễn Tiến Mạnh Lớp : DHQT5A5 Nhóm : I Tổ : 1 Danh sách sinh viên 1. Đoàn Thị Ngọc Anh 2. Lương Thị Dịu 3. Vũ Trường Giang 4. Lê Thị Thu Hà 5. Lưu Thị Thu Hăng 6. Nguyễn Thị Thu Hải 7. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 8. Đỗ Thị Hạnh 9. Nguyễn Thị Thu Hiền 10. Bùi Thúy Lan 11. Hồ Thị Len 12. Nguyễn Thị Diệu Linh KINH TẾ LẠC HẬU THÌ VĂN HÓA CŨNG LẠC HẬU THEO Kinh tế và văn hóa có một mối quan hệ biện chứng sâu sắc. Đầu tiên, ta cần hiểu văn hóa là gì? Kinh tế là gì? Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, và tinh thần mà loài người tạo ra trong lịch sử. Trong một xã hội, văn hóa đóng vai trò vai trò điều tiết và và dẫn dắt sự phát triển của toàn Xã điều này dược thể hiện trong mọi mặt của đời sống : chính trị, hành chính nhà nước, phát triển KT, giáo dục , ngoại giao,...
- Kinh tế là tổng thể các yếu tố SX, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình SX, và tái SX trong XH. Kinh tế là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội. Trong xã hội hiện nay đây là vấn đề có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong mọi lĩnh vực đời sống. Như vậy có thể thấy kinh tế và văn hóa là hai y ếu t ố chính quy định sự tồn tại của một xã hội. Mối quan hệ giữa KT và văn hóa : Kinh tế là nền tảng vật chất và văn hóa là nền tảng tinh th ần củ a xã hội. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh t ế và phát triển văn hóa là mối quan hệ nội tại, mang tính bản chất, phải được giải quyết một cách đúng đắn, hài hòa, sao cho tăng trưởng kinh tế thật sự là tiền đề và điều kiện để phát triển văn hóa; phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật thực sự là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế. Vì những mối tương quan sâu sắc ấy,ta có thể khẳng định chắc chắn trình độ phát triển của kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của năn hoá Vì sao “kinh tế lạc hậu thì văn hóa cũng lạc hậu theo”? Một đất nước tồn tại và phát triển dựa vào rất nhiều yếu tố . Trong đó 2 yếu tố tiên quyết là KT và Văn hóa. Như chúng ta đã biết KT là nền tảng của vật chất, văn hóa là nền tảng của XH. Một nền KT lạc hậu thể hiện ở nhiều điểm như : - Một nền KT dễ bị tổn thương từ các tác động bên ngoài - GDP ở mức thấp và giảm liên tục qua các năm, lạm phát tăng cao với tốc độ nhanh chóng. - Các chỉ số phát triển về KT, XH, con người,... đều ở mức thấp - Hoạt động KT diễn ra không ổn định ( hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chính sách quản lý thiếu chặt chẽ,...) Nền KT lạc hậu như trên sẽ dẫn đến một loạt các ảnh hưởng không tốt,điển hình kéo theo một nền Văn hóa lạc hậu:
- - KT lạc hậu sẽ không có nguồn đầu tư đầy đủ và đích đáng cho các hoạt động của đất nước : An ninh , quốc phòng, giáo dục , y tế, phúc lợi XH,... - Khi nền kinh không thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển của con người sẽ tạo ra trở ngại lớn cho sự phát triển nguồn nhân lực cho XH ........ Có thể xét một ví dụ sau để thấy rõ nhận định trên: Trong giai đoạn nền KT Việt Nam trước thời kỳ đổi mới hay còn gọi là nền KT bao cấp của Vệt Nam. Đó là một nền KT tập trung, quan liêu bao cấp, hết sức lạc hậu, ... Từ đó kéo theo một nền Văn hóa cũng lạc hậu không kém : - Những mất cân đói và nguy cơ bất ổn tiềm tàng trong đời sống KT – XH bị tích nén lại - Tình trạng thiếu hụt KT làm gia tăng các căng thẳng trong đời sống XH - SX công nghiệp bị đình đốn - Lưu thông, phân phối ách tắc - Lạm phát ở mức ba con số - Đời sống của các tầng lớp Nhân dân sa sút chưa từng thấy Có thể nói giai đoạn này đã dược các nhà KT học nhận định rằng : Nó đã kéo lùi của VIệt Nam so với Thế giới hàng thập kỷ, từ sự lạc hậu của nền KT đã kéo theo sự lạc hậu trong nền Văn hóa. Ngược lại một nền KT phát triển thì văn hóa cũng phong phú và đa dạng : Một nền kinh tế phát triển là nền kinh tế có đầy đủ các y ếu t ố để đầu tư cho sự phát triển của 1 xã hội. Là nền móng quan trọng góp phần hoàn thiện nền văn hóa. Người ta kính trọng một quốc gia hay một con người không chỉ do một yếu tố duy nhất là “giàu” mà còn nhiều yếu tố khác: nước đó có bao nhiêu Nobel về khoa học hay văn chương, hiện có bao nhiêu nhà làm phim, bao nhiêu nhà nghệ thuật, bao nhiêu
- nhà trí thức có tiếng nói ảnh hưởng đến dân chúng, có nhà chính trị kinh tế nào làm thay đổi vận mệnh của một đất nước?,nhưng để làm được những điều trên thì thật là thiếu sót nếu không nói đến vai trò mà nền kinh tế phát triển của đất nước đó “hỗ trợ”. Ta có thể xem ví dụ sau: Những cái nhất của Thụy Điển Thứ Bảy 23, Tháng Sáu 2007 Kinh tế thành công nhất Hiện nay kinh tế Thụy Điển phát triển tốt nhất châu Âu, tăng tr ưởng năm 2005 đạt 2,7%; dự tính đến năm 1010 có thể đạt mức 15%. Thụy Điển được Diễn đàn kinh tế thế giới xếp thứ 3 trong số các nước có sức cạnh tranh nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Phần Lan. Xét theo chỉ tiêu do Trung tâm dữ liệu IDC Canada điều tra công bố, Thụy Điển xếp thứ nhất ba năm liền trong bảng xếp hạng của IDC, vì họ có nền kinh tế ổn định, thực lực mạnh, nhiều nhân tài cao cấp và cơ sở hạ tầng rất tốt. Họ rất coi trọng mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với giáo dục, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu hàng năm cao nhất thế giới, do đó nhiều công ty hàng đầu thế giới về thông tin, điện tử đều lập trung tâm nghiên cứu tại Thụy Điển. GDP Thụy Điển năm 2005 bằng khoảng hơn 268 tỷ USD, trong đó dịch vụ chiếm hơn 70%; GDP đầu người 29800 USD. Ngân sách nhà nước: thu hơn 210 tỷ USD, chi gần 206 tỷ USD. Tỷ lệ thất nghiệp 5,8%, tỷ lệ lạm phát 0,5%. Bình quân 2 người dân có 1 ô tô, 1 ti vi. 9 triệu dân mà có gần 6,5 triệu máy điện thoại cố định và hơn 8,4 triệu điện thoại di động, gần 5,2 triệu người sử dụng Internet. Tuy giàu có nhưng thủ đô Stockholm của Thụy Điển chẳng phải là nơi xa hoa phung phí. Trong bảng xếp hạng về chỉ số tiêu dùng sinh hoạt của 141 thành phố lớn công bố đầu năm nay, Stockholm xếp thứ 36, sau thủ đô các nước Bắc Âu khác như Copenhaghen (8), Oslo (10). Phúc lợi xã hội tốt nhất Thụy Điển thi hành chính sách phúc lợi bảo đảm mỗi người dân từ lúc lọt lòng cho tới lúc chết đều có cuộc sống đầy đủ. Người lao động về hưu đều có lương hưu đủ sống; người già yếu nếu thích có thể vào viện dưỡng lão của nhà nước, được chăm sóc y tế miễn phí, điều
- kiện sống tương đương khách sạn 3 sao. Người thất nghiệp được định kỳ lĩnh tiền cứu tế, được nhà nước miễn phí giới thiệu việc làm trong phạm vi toàn quốc; nếu nơi làm việc mới cách xa chỗ ở, nhà nước có thể giúp một phần kinh phí dọn nhà. Toàn dân được đi học không mất tiền suốt đời; luật qui định từ nhà trẻ cho đến bậc trung học, nếu trong lớp có một học sinh nước ngoài, thì nhà trường phải bố trí một giáo viên biết tiếng mẹ đẻ của em đó, mỗi tháng phải lên lớp một số giờ bằng tiếng mẹ đẻ cho em này. Sinh viên t ốt nghi ệp chưa có việc làm và chưa muốn rời trường thì có thể học tiếp miễn phí. Phụ nữ được nghỉ đẻ 18 tháng, 12 tháng đầu hưởng 100% lương, 6 tháng cuối 90%; nếu đến tháng thứ 18 lại có thai sẽ đ ược nghỉ ti ếp hưởng 90% lương; khi sinh con lại được hưởng chế độ nghỉ đẻ 18 tháng. Nếu vợ làm công việc quan trọng không thể hoặc không muốn nghỉ đẻ lâu, thì chồng có thể nghỉ thay vợ. Người bị tạm giam hoặc bị tù được nuôi ăn ở không mất tiền, mỗi tháng được lĩnh một khoản tiền mặt trợ cấp không nhỏ... Nhờ phúc lợi xã hội tốt, đời sống cơ bản của mỗi người dân bao giờ cũng đều có sự bảo đảm cần thiết. Vì thế xã hội yên ổn, trật tự kỷ cương. Tuổi thọ bình quân nam giới đạt 77,3 tuổi; nữ 82,8 tuổi. Công bằng, bình đẳng, ít tham nhũng nhất Đây là đặc điểm nổi bật của đất nước rộng gần gấp rưỡi Việt Nam và chỉ có gần 9 triệu dân này. Tuy rất giàu và có các công ty nổi ti ếng như ô tô Volvo, may mặc H&M (lớn nhất châu Âu), nhưng các nhà tư bản ở đây không tham lam vơ tiền của vào túi họ mà thực hiện sự phân phối công bằng nhất thế giới. Truyền thống dân tộc 5000 năm lịch sử và luật pháp Thụy Điển không cho phép tồn tại bất công và tham nhũng. Cả nước chỉ có một số cực ít doanh nhân xuất sắc, như Tổng Giám đốc Volvo mới có thu nhập trên 1 triệu Krona/năm (7,47 Krona = 1 USD). Nhìn chung chênh lệch về thu nhập thực tế của tuyệt đại đa số là nhỏ. Tiền lương đã trừ thuế của Thủ tướng chỉ bằng 2-3 lần lương công chức bình thường. Ngoài lương ra, người lãnh đạo không có bất kỳ phụ cấp nào. 10% người giàu nhất nước chiếm có 20,1% của cải xã hội (ở Mỹ là 28,5, Trung Quốc 30,9%).
- Luật pháp quy định: chỉ Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng mới được cấp ô tô công vụ, còn tất cả các quan chức khác đều đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe riêng tự lái; Bộ trưởng chỉ được phép nhận quà tặng có giá trị không quá 1500 Krona (khoảng 180 USD); cao hơn thì quà tặng thuộc về nhà nước. Thuế thu nhập lũy tiến có thuế suất rất cao; thậm chí tới 70% đối với người có thu nhập cao. Nhờ đó nhà nước nắm được 2/3 thu nhập quốc dân và có nguồn để thực hiện sự phân phối công bằng trong xã hội. Diễn đàn kinh tế thế giới năm ngoái bình chọn Thụy Điển là quốc gia thực hiện nam nữ bình đẳng nhất thế giới – 80% phụ nữ đi làm; nữ chiếm 40% số nghị viên quốc hội; một nửa thành viên chính phủ là nữ. Năm nay, một đoàn thể phụ nữ Thụy Điển ra tuyên bố phải “đánh đổ tình trạng nam giới nắm chính trị”; họ giành được sự ủng hộ của ít nhất ¼ số dân Thụy Điển. Tuy đoàn thể đó cuối cùng phải giải tán vì nội bộ bất đồng về các chính sách như đề xướng hủy bỏ hôn nhân, sử dụng họ tên không phân biệt nam nữ, dù sao sự việc này cũng cho thấy trào lưu tư tưởng bình đẳng ở Thụy Điển rất mạnh. Một nữ giáo sư trường đại học Stockholm nói: “Trong lịch sử, vì Thụy Điển là một nước nhỏ yếu, nghèo khổ nên nam nữ đều phải chung sức cố gắng làm việc; mọi người không để ý tới sự phân biệt nam nữ.” Sạch nhất Mới đây chính phủ Thụy Điển tuyên bố: trong vòng 15 năm họ s ẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không dùng xăng d ầu. Trong khi các nước khác lo ngại trước việc giá dầu mỏ tăng lên thì người Thụy Điển chẳng có gì phải lo. Năng lượng hạt nhân và thủy đi ện hi ện dùng sẽ bị thay thế bằng “khí mê tan sinh vật” (biogas) lấy từ phân, rác ... Để khuyến khích, chính phủ tuyên bố các l ọai ô tô dùng biogas được miễn nộp thuế cầu đường, tiền đỗ xe v.v…. Nhờ đó năm ngoái số xe “sạch” ấy tăng 4 lần; dự kiến đến cuối năm nay sẽ chiếm 20% tổng số xe bán được. Tốt bụng nhất So với các nước khác, Thụy Điển dành tỷ lệ cao nhất trong thu nh ập quốc dân của mình để giúp các nước nghèo; viện trợ chính thức cho
- nước ngoài (ODA) năm 1997 đạt 1,7 tỷ USD. Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm, rất vô t ư và viện trợ rất lớn cho tới ngày nay. Người Thụy Điển có thái độ thân thiện hơn (so với các nước châu Âu khác) đối với người nhập cư, gọi họ là “người Thụy Điển mới”. Dân nhập cư từ nước ngoài hiện chiếm 12% số dân nước này, tương đương mức của Mỹ, cao hơn Anh và Pháp. Ông Nobel, một nhà phát minh đại tài người Thụy Điển trước khi chết đã di chúc dùng tiền lãi từ gia tài khổng lồ ông để lại vào việc tặng thưởng cho bất cứ ai làm lợi nhiều nhất cho nhân loại. Giải thưởng Nobel được trao cho hàng trăm nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội, văn học trên toàn thế giới suốt từ năm 1911 tới nay là một thí d ụ cho thấy lòng tốt vô tư của người Thụy Điển. Như vậy , từ những điều trên có thể kết luân nhận định “ Kinh t ế lạc hậu thì văn hóa cũng lạc hậu theo” là hoàn toàn đúng đắn. Liên hệ ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến văn hóa của Việt Nam như thế nào? Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là những xu thế khách quan, tất yếu đối với thời đại chúng ta. Là khách quan, tất yếu, nên các xu th ế đó đều có tác động nhiều chiều đối với sự phát triển của xã hội, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vực sản xuất tinh thần. Với cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta đã dần dần xóa bỏ cái tâm lý thụ động, ỷ lại của người dân đối với Nhà nước và xã hội. Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là một nét mới trong đ ạo đức xã hội do cơ chế kinh tế mới đưa lại. Trước đây, khi chưa mở cửa, sự hiểu biết của chúng ta về thế giới quá ít ỏi, đã làm nẩy sinh hai khuynh hướng: hoặc tự kiêu về những thành tựu và giá trị của dân tộc mình, coi thường các giá trị và thành tựu của các nước, ho ặc xu hướng ngược lại, tự ti, mặc cảm về dân tộc mình. Hai khuynh hướng đó đều để lại những khuyết tật về đạo đức. Từ khi mở cửa và tham gia hội nhập quốc tế, chúng ta có các đánh giá khách quan hơn v ề bản thân chúng ta và về các nước khác. Cái tâm lý ngờ vực và thù đ ịch l ẫn
- nhau giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, đã được thay thế bằng thái độ hiểu biết, thông cảm, hợp tác với nhau. Đó cũng là một bước tiến trong đạo đức xã hội. Tuy vậy, trong khi ta chưa chú ý tập trung phát huy những khía cạnh tích cực về mặt đạo đức mà kinh tế thị trường và toàn cầu hóa có thể mang lại, thì chúng ta lại chậm nhận thức ra mặt trái của kinh t ế thị trường và của toàn cầu hóa về phương diện sản xuất tinh thần, đặc biệt về đạo đức và lối sống, do đó chưa có những đối sách cần thi ết và hữu hiệu. Để xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống có văn hóa trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cần trở về với những bài học lớn của cha ông ta, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết, khái quát và nâng lên một tầm cao mới. Bài học đầu tiên là giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, bởi vì xã hội là gồm nhiều người hợp lại. Mỗi người có đời sống riêng, có lợi ích riêng, có sở thích riêng, nhưng xã hội không phải là bầy ong, vì vậy không phải hành động, sở thích của ai ai cũng giống nhau. Xã hội cũng không thể bao gồm những người thích gì thì làm nấy, không hề lo nghĩ đến ai. Về phương diện này, việc giáo dục tính cộng đồng là một câu trả lời cần thiết đối với điều kiện sống lúc bấy giờ. Từ tinh thần cộng đồng, làm nảy sinh sự quan tâm, thương yêu đùm bọc nhau. Nhờ phát huy cao độ tính cộng đồng truyền thống, ở Việt Nam trước đây, chủ nghĩa cá nhân hầu như khó xuất hiện. Cố nhiên do sự phát triển của lực lượng sản xuất lúc đó còn thấp kém, khái niệm cá nhân hầu như không được quan tâm trong xã hội, thậm chí rất ít người dám khẳng định cái tôi của cá nhân mình. Tình hình hiện nay thì khác. Không chỉ cái tôi cá nhân được đề cao mà chủ nghĩa cá nhân đang có nguy cơ trở thành lối sống phổ biến trong xã hội. Những năm 60 thế kỷ XX trở về trước, lúc Bác Hồ còn sống, tuy chủ nghĩa tập thể còn được xã hội đề cao, Bác Hồ đã cảnh báo s ự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân trong một số người, đặc biệt trong một số cán bộ, đảng viên. Bài báo của Người lúc đó có nhan đề “Nâng
- cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đáng tiếc, chúng ta đã chưa thực hiện có kết quả lời dạy đó. Tình hình đang di ễn ra hiện nay đã hoàn toàn chứng thực lời cảnh báo của Người. Nếu trước đây, khi bài báo của Bác ra đời, chủ nghĩa cá nhân mới chỉ là s ự tham lam, ích kỷ, sự kiêu ngạo, sự kèn cựa, đố kỵ… trong một số rất ít cán bộ, đảng viên, thì ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, nó đang trở thành một lối sống, một triết lý sống trong một bộ phận xã hội, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên… Để làm theo lời dạy của Bác, cần làm trong sạch b ộ máy của Đ ảng, c ủa Nhà nước bằng những cơ chế chính sách chặt chẽ, nhằm ngăn chặn nguy cơ tha hóa của bộ máy công quyền. Việc tạo ra những cơ chế, chính sách buộc mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành hạt nhân trong các phong trào quần chúng, và phải thường xuyên tiếp nhận s ự ki ểm tra giám sát của quần chúng, sẽ là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng và quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa thôi thúc con người chạy theo những lợi ích trước mắt, những lợi ích vật chất, từ đó bỏ qua hoặc coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh thần. Nước ta trong vài chục năm lại đây, xu hướng chạy theo các l ợi ích vật chất, bỏ qua hay coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh th ần đã di ễn ra trong một bộ phận xã hội, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Bậc thang các giá trị xã hội đang có chiều hướng biến động, và điều đó tác động trực tiếp đến sự xuống cấp về đạo đức và lối sống. Về phương diện này, những lời dạy và những tấm gương sáng của cha ông sẽ có sức cảm hóa nếu được khai thác, phát huy một cách đúng lúc, đúng chỗ. Nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần đều là những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Khi đời sống vật chất nghèo nàn và thiếu thốn thì điều kiện phát triển của con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhu cầu vật chất, theo lẽ thường tình, thường có giới hạn của nó. Nhu cầu ăn, uống chỉ xuất hiện khi chúng ta đói và khát. Khi đã đ ủ no, thì dù ăn cao lương mỹ vị cũng không thấy ngon miệng. Mặt khác, khi nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất vượt quá khả năng lao động và
- đóng góp của mỗi người cho xã hội, thì sẽ nảy sinh hàng loạt những thói hư, tật xấu như thói tham lam, sự giả dối, lừa lọc,… Đến với các nhu cầu và giá trị tinh thần thì khác. Đây là các nhu cầu hướng t ới s ự hoàn thiện nhân cách, làm đẹp cho đời. Một xã hội mà mọi người chỉ nghĩ đến các nhu cầu vật chất, chỉ lo làm giàu, mà không lo trau dồi đạo đức, lối sống tình nghĩa, thì đó sẽ là một xã hội b ất an, một xã hội chứa đựng những nguy cơ tan vỡ. Về phương diện này, lịch sử dân tộc để lại cho ta nhiều bài học vô giá. Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, cách nhau hơn 500 năm, thuộc các ý thức hệ khác nhau, nhưng đều cùng là những đỉnh cao c ủa chung một cội nguồn văn hóa. Cũng như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh có một tấm lòng nhân ái bao la, một tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào nhân dân, một đức hy sinh cao cả. Tất cả sự phong phú cao đ ẹp v ề tâm h ồn đó càng được tỏa sáng hơn nhờ lối sống khiêm nhường, giản dị. Từ Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều khẳng định một chân lý: Sự thật vốn không ưa trang trí Đời thanh cao quen dáng đơn sơ (Thơ Tố Hữu) Khi con người quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa cuộc đ ời, đ ến đ ạo lý làm người, đến các phạm trù lẽ phải, tình thương và trách nhi ệm, thì sự đam mê những nhu cầu và tiện nghi vật chất chắc chắn sẽ bị đ ẩy lùi và khắc phục. Đó sẽ là một bước tiến quan trọng trong quá trình giải phóng con người khỏi xiềng xích nô lệ vào hàng hóa mà kinh tế thị trường thường tạo ra. Tăng cường vai trò của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội đối với việc xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa là một quá trình có ý thức, có chủ đích của toàn xã hội, trước hết của những người lãnh đạo và quản lý xã hội. Đảng ta đã sớm phát hiện ra vấn đề về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Dư luận xã hội cũng góp nhiều ý kiến về một s ố dự án, chương trình, mà nếu được triển khai sẽ gây tổn thương về văn hóa và xã hội (trong đó có vấn đề đạo đức và lối sống).
- Luận điểm mà từ Hội nghị Trung ương 10 khóa IX đề ra: gắn nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, nhiệm vụ then chốt là xây dựng chỉnh đốn Đảng với xây dựng nền tảng tinh thần là văn hóa, là luận điểm cực kỳ quan trọng, tạo nên cái thế 3 chân kiềng v ững chắc cho sự nghiệp đổi mới. Cố nhiên cho đến nay, chưa thể nói r ằng lu ận điểm quan trọng đó đã được triển khai sâu sắc trong toàn xã hội. Việc chạy theo những lợi ích kinh tế trước mắt mà không suy nghĩ gì đến những hậu quả về văn hóa, đạo đức, xã hội… hình như đang tồn tại khá sâu sắc trong một số cán bộ các cấp, các ngành. Vì v ậy việc thể chế hóa luận điểm quan trọng đó bằng các chủ trương, chính sách, bằng luật pháp là điều không thể thiếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: văn hóa không nằm ngoài kinh tế và chính trị. Đó là một chân lý. Vậy đạo đức lối sống có nằm ngoài kinh tế và chính trị không? Chắc chắn là không, vì đạo đức, lối s ống là những thành tố cơ bản của văn hóa. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay là xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới như thế nào. Chuyển sang kinh tế thị trường là đúng quy luật. Nhưng hiểu quy luật kinh tế thị trường, tính tích cực và tiêu cực của nó đối với các lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, thì không đơn giản. Vì sao Các-Mác khẳng định: kinh tế thị trường thù nghịch với một số lĩnh vực sản xuất tinh thần, đặc biệt nghệ thuật, thơ ca. Câu hỏi đ ược đ ặt ra đối với nhiều quốc gia hiện nay là: chúng ta điều khi ển, qu ản lý nền kinh tế thị trường, hay để kinh tế thị trường lôi kéo chúng ta? Bài học về sự khủng hoảng kinh tế hiện nay có phải cũng là ở chỗ nền tài chính ngân hàng ở một số nước lớn đã lũng đoạn nền kinh tế đó không? Và bao hệ lụy xã hội đã được đặt ra. Theo nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài, kinh tế thị trường hiện đại, giống như con ngựa bất kham. Ngựa chạy nhanh, khỏe, nhưng người điều khiển phải khéo, giỏi. Nếu không, ngựa sẽ quật đổ người. Nhà báo nổi tiếng Mỹ T.Friedman đã từng đưa ra hình ảnh: chiếc xe Lexus (kinh tế thị trường toàn cầu) đi đến đâu thì rừng ôliu (các giá trị văn hóa của các dân tộc) sẽ bị tàn phá đến đó.
- Kinh tế thị trường của nước ta vừa mới hình thành, chưa vươn tới nền đại thương nghiệp. Những thói hư tật xấu của lối kinh doanh tiểu thương còn khá phổ biến. Thêm vào đó xu hướng thương mại hóa các lĩnh vực đời sống tinh thần đang có nguy cơ phát triển. Đó là cơ sở trực tiếp làm nảy sinh hàng loạt sự xuống cấp về đời sống văn hóa, đặc biệt trên lĩnh vực đạo đức, lối sống. Việc quản lý tốt nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nội dung cơ bản là xác định những chuẩn mực văn hóa của nền kinh tế thị trường, là gắn tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, thu hẹp dần các khoảng cách về thu nhập, về thụ hưởng các thành quả của công cuộc đổi mới, giữa các ngành nghề, các vùng miền, sẽ là điều kiện quan trọng để xây dựng văn hóa đạo đức, lối sống văn hóa ở nước ta hiện nay. Cùng với việc quản lý tốt nền kinh tế thị trường là quản lý t ốt quá trình hội nhập thế giới. Hội nhập thế giới cũng là xu thế tất yếu của thời đại, ở đây có cả thời cơ lẫn nguy cơ. Trong số những nguy cơ tác động trực tiếp tới đạo đức, lối sống của con người (đặc biệt đối với thế hệ trẻ) là mặt trái của công nghệ thông tin viễn thông. Ai cũng thừa nhận, công nghệ thông tin viễn thông nhân lên rất nhiều sức mạnh trí tuệ của con người, có thể giúp con người hiểu biết về nhau, thông cảm với nhau và hỗ trợ cho nhau. Nhưng sức công phá của công nghệ thông tin cũng thật ghê gớm. Ngoài những thông tin rác r ưởi làm vẩn đục tâm trí con người, các trò chơi điện tử đang lôi kéo th ế h ệ tr ẻ vào thế giới hư ảo, bạo lực, phi nhân tính. Đã xuất hiện nhiều lời kêu cứu từ các phụ huynh, các thầy cô giáo và cả các đại biểu trên các diễn đàn Quốc hội, trong các hội thảo,… Câu hỏi được đặt ra là chúng ta có khả năng kiểm soát các hoạt động này không? Kiểm soát như thế nào? Và ai sẽ là những người chịu trách nhiệm chính? Vai trò to lớn của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội còn là ở chỗ tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý, vừa nêu gương sáng cho toàn xã hội. Đảng ta đã coi công tác xây dựng ch ỉnh đ ốn Đ ảng là công tác then chốt. Sự tồn tại của một bộ phận không nhỏ các cán bộ, đảng viên, đặc biệt những người có chức có quyền, bị suy thoái biến chất về đạo đức, về lối sống, đang làm suy giảm niềm tin của nhân
- dân, đặc biệt của thế hệ trẻ, vào những giá trị đạo đức truy ền thống của cha ông và của cách mạng mà Bác Hồ và Đảng đã dầy công vun đắp. Gắn cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác xây dựng chỉnh đốn Đ ảng, c ải cách bộ máy hành chính, thực hiện nghiêm túc quy chế công chức của Nhà nước… đều mang theo ý nghĩa giáo dục văn hóa đ ạo đ ức, l ối sống văn hóa cho toàn xã hội. Hơn bao giờ hết, sự nghiệp xây dựng đạo đức và lối sống đang đòi hỏi hành động nêu gương, trước hết từ trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước, từ những người có trọng trách trong xã hội (bao gồm những người lãnh đạo quản lý ở mọi cấp mọi ngành, những thầy cô giáo, các bậc cha mẹ). Nhân dân ta từ lâu đã tổng kết: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: một tấm gương sáng còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn hoa mỹ. Những thành tựu trong xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống trước đây, suy đ ến cùng, đều có liên quan đến sự hình thành những cá nhân, những lớp người nêu gương sáng. Những đấng vua hiền tôi sáng, những quan lại thanh liêm, những gia phong trong các gia đình có truyền thống, trong các thời kỳ phong kiến thịnh trị trước đây, cũng như tấm gương đạo đức tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của đội ngũ các học trò và chiến hữu của Người, đều là những nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa của dân t ộc ta qua các thời đại./. Quá trình xây dựng nếp sống văn minh ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, văn minh, đời sống là hình thức biểu hiện c ủa văn hóa, là một đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay , để xây dựng con người, đất nước thì không thể coi nhẹ nếp sống văn minh. Văn minh đô thị Trong những năm qua việc triển khai thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh ở Việt Nam luôn được
- chính quyền các cấp và người dân thành phố quan tâm v ới mong muốn góp sức mình xây dựng thành phố văn minh hiện đại xanh-sạch-đẹp. Tất nhiên vấn đề xây dựng nếp sống văn minh là 1 câu chuyện lâu dài cần phải duy trì thường xuyên và phải làm quyết liệt. Có thể lấy thủ đô hà Nội làm ví dụ. Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố, sự quan tâm phối hợp của các ban ngành địa phương và được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Như vậy nó đã phản ánh những hiệu quả đạt được khá cao tạo bước chuyển về những chiều sâu và có chất lượng. Điều dẽ nhìn thấy nhất là sự thay đổi về điều kiện sống của người dân như: nhà ở, giao thông đi lại, các dịch vụ điện nước, vệ sinh môi trường, điều kiện học tập, vui chơi giải trí và khám chữa bệnh. Đặc biệt ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ công nhân viên được nâng lên rõ r ệt. Điều đó thể hiện qua cách ứng xử, giao tiếp nơi công sở, trên xe bus... Tuân thủ quy định của nhà nước trong xây dựng và chỉnh trang đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường. Đây được xem là những điều cơ bản, cốt lõi ban đầu để xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Thực tế nhiều nơi chưa vận động được người dân, tích cực tham gia vệ sinh môi trường, làm đẹp đô thị. Công tác tuyên truyền, giáo dục được tổ chức với nhiều hình thức phong phú đa dạng nhưng ý thức, nhận thức của người dân chưa thực sự đổi mới. Nhiều mong trào mang nặng tính hình thức, chiều sâu. Nhiều khu phố vẫn còn hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đất công để buôn bán nhỏ, bán hàng rong, đỗ xe ko đúng nơi quy định. - Văn minh nông thôn Ở vùng nông thôn cơ bản, các địa phương đã xây dựng bản quy ước nông thôn. Công tác vệ sinh môi trường được chú trọng, thành lập các đội thu gom và tập kết rác thải. Xây dựng đời sống văn hóa thực hiện theo pháp luật và hiến pháp nhà nước. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng
- nâng lên. Cảnh quan đường làng ngõ xóm khang trang, các thôn đã cứng hóa đường giao thông, xây dựng mối quan hệ tình làng nghĩa xóm đoàn kết, xây dựng đời sống tiến bộ văn minh, xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia. Thành lập câu lạc bộ vui khỏe có ích: câu lạc bộ xe đạp, cầu lông, cờ vua... Việc cưới xin luôn tuân thủ luật hôn nhân và gia đình, duy trì thực hiện theo quy ước làng văn hóa. Đám ma chay luôn được sự giúp đỡ tận tình của ban tang lễ, thôn xóm cùng gia đình tổ chức chu đáo, trang nghiêm, không tổ chức linh đình, tốn kém, không thuê không mướn. Tổ chức lễ hội trang trọng, đảm bảo được thuần phong mỹ tục của làng quê, không còn hiện tượng mê tín dị đoan, không còn buôn bán thần thánh trong các lễ hội nữa. Để cổ vũ, khích lệ tinh thần con cháu tiếp tục phát huy truyền thống và nêu rõ trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc giáo dục con cái, địa phương tổ chức phong trào khuyến học rất nhiệt tình và hiệu quả. Việc thực hiện phong trào nếp sống văn minh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Góp phần tích cực, phát triển mọi mặt đời sống xã hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội, thúc đấy tăng trưởng kinh tế, phát huy truyền thống văn hóa của quê hương đến từng bước đem lại cho con người cuộc sống ấm no hạnh phúc, tiến bộ và văn minh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập kinh tế vi mô
8 p | 3263 | 1263
-
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH (ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN) KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
9 p | 2340 | 290
-
BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
16 p | 620 | 197
-
Bài thảo luận nhóm kinh tế công cộng
13 p | 378 | 78
-
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 1 Tình trạng bất ổn vĩ mô: Nguyên nhân và phản ứng chính sách
14 p | 227 | 68
-
Bài thảo luận về môn Kinh tế vĩ mô
19 p | 391 | 66
-
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 21 Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách
20 p | 202 | 61
-
Bài thào luận Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
20 p | 355 | 60
-
Hướng dẫn thực hiện bài tập nhóm môn Kinh tế học quản lý
14 p | 385 | 58
-
Bài thảo luận kinh tế vĩ mô về lạm phát
30 p | 315 | 49
-
Ôn tập bài tập Kinh tế lượng - Bài tập số 5: Tương quan chuỗi
1 p | 214 | 34
-
Ôn tập bài tập Kinh tế lượng (32)
1 p | 213 | 30
-
Kinh tế Fulbright - Công nghệ và tài sản trí tuệ
6 p | 109 | 20
-
Bài giảng môn Kinh tế phát triển - Lê Phương Thảo
143 p | 120 | 19
-
Câu hỏi và bài tập thực hành (ôn tập và thảo luận) Kinh tế học vĩ mô I
9 p | 375 | 18
-
BÀI THẢO LUẬN: KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
13 p | 110 | 7
-
Chương 1: Những thay đổi trong môi trường kinh tế toàn cầu
7 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Bài 5 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
31 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn