Bài thảo luận: Phân tích các vai trò của tài chính công, liên hệ việc phát huy các vai trò đó ở VN hiện nay
lượt xem 920
download
Để có thể đánh giá được vai trò của tài chính công ta căn cứ vào những tác động của nó đối với toàn bộ nền kinh tế chính trị và xã hội của quốc gia trên nhiều góc độ khác nhau, đó cũng là căn cứ từ chức năng mà tài chính công đảm nhiệm.
Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận: Phân tích các vai trò của tài chính công, liên hệ việc phát huy các vai trò đó ở VN hiện nay
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công ĐỀ TÀI II: “Phân tích các vai trò của tài chính công, liên hệ việc phát huy các vai trò đó ở VN hiện nay” Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức tiền tệ trong quá trình tổng phân phối tổng nguồn lực tài chính quốc gia biểu hiện thông qua các hoạt động thu, chi tiền để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước và các chủ thể công quyền( quỹ công) nhằm thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hội không vì mục đích lợi nhuận. I: VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG Để có thể đánh giá được vai trò của tài chính công ta căn cứ vào những tác động của nó đối với toàn bộ nền kinh tế chính trị và xã hội của quốc gia trên nhiều góc độ khác nhau, đó cũng là căn cứ từ chức năng mà tài chính công đảm nhiệm. Vai trò tổng quát của tài chính công đó là: Là công cụ tập trung nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước , là công cụ của Nhà nước nhăm quản lý kinh tế thị trường. Cụ thể như sau: THỨ NHẤT: TÀI CHÍNH CÔNG LÀ CÔNG CỤ BẢO ĐẢM NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆC DUY TRÌ SỰ TỒN TẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC. 1 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công Tài chính công là công cụ đặc lực trong tay nhà nước để có thể huy động các nguồn lực của quốc gia, và từ những nguồn lực huy động được sử dụng cho các hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của mình. Có thể nói rằng đây là vai trò lịch sử của tài chính công xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chính. Một nhà nước ra đời, để có thể tồn tại duy trì hoạt động và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu, thực thi các kế hoạch hành động. Đặc biệt trong thời đại kinh tế xã hội phát triển, vai trò của nhà nước ngày càng chở nên quản trọng thì hoạt động của nhà nước càng thêm phong phú, đa dạng, nhu cầu chi tiêu của chính phủ do đó mà không ngừng tăng lên cả về quy mô và phạm vi. Nguồn để phục vụ cho các hoạt động chi tiêu đó ở đâu? Chính là từ thu nhập công. Nhà nước tập trung các nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn tập trung vào các quỹ tài chính khác của nhà nước. Sau đó thực hiện chức năng phân phối và sử dụng nhằm duy trì một cách hiệu quả hoạt động của mình và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội. Tài chính công là công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để thực hiện huy động, tập trung các nguồn lực tài chính quốc gia ( thu nhập công) nhằm duy trì hoạt động của mình trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Vai trò này được thể hiện cụ thể qua các ý đó tài chính công huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động của nhà nước, nhà nước sử dụng nguồn lực đó trong hoạt động như thế nào?, việc huy động và phân phối nguồn tài chính đó hợp lý hay chưa? Tài chính công là công cụ đắc lực để khai thác, động viên và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chi tiêu mà nhà nước đã dự tính và phát sinh. Bất cứ nhà nước nào cũng sử 2 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công dụng tài chính công trong mọi mô hình tài chính công để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội. Tài chính công được sử dụng để huy động một phần nguồn tài chính của quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập quỹ tài chính công. Các nguồn lực tài chính này được nhà nước huy động từ trong nội bộ nền kinh tế quốc dân và từ nước ngoài, từ mọi hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức huy động khác nhau( thuế, phí, lệ phí bắt buộc, công trái..) trong đó thuế là công cụ chủ yếu nhất. Những khoản huy động này có thể mang tính bắt buộc hoặc tự nguyện hoàn trả hoặc không hoàn trả, tuy nhiên tính không hoàn trả và bắt buộc là chủ yếu. • Tài chính công phân phối các nguồn lực tài chính đã được huy động và tập trung hình thành quỹ công cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý. Phân phối sản phẩm quốc dân theo hướng tích lũy để ổn định và phát triển kinh tế đồng thời cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân không thể thực hiện được do một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa công. Ngoài ra phân phối của tài chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. Như vậy các quỹ tài chính công vừa đảm bảo duy trì, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, vừa đảm bảo thúc đầy phát triển kinh tế, thực hiện chức năng xã hội của nhà nước đối với các lĩnh vực, các đối tượng trong nển kinh tế. Tài chính công là công cụ để kiểm tra giám sát để bảo đảm cho • các nguồn tài chính đã được huy động một cách hợp lý hay chưa, việc phân phối và sử dụng đã tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất không? Từ 3 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công đó nhà nước sẽ có những biện pháp điều chỉnh, quỹ tài chính của nhà nước luôn được huy động nhanh nhất, chính xác hợp lý nhất, đảm bảo nguồn lực cho việc duy trì tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước. THỨ II: TÀI CHÍNH CÔNG LÀ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI. Vai trò này được thể hiện thông qua việc nhà nước đã khai thác, vận dụng các công cụ tài chính để điều hành nền kinh tế- xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nền kinh tế đặc biệt là kinh tế thị trường với những ưu điểm về khả năng sáng tạo ra hàng hoá, dịch vụ phong phú, thực hiện được sự phát triển thịnh vượng. Về kinh tế, khuyến khích lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung. Song bên cạnh đó cũng chứa đựng hàng loạt các khuyết tật mà bản thân nó không tự giải quyết được như: mất cân đối cung cầu giữa sản xuất và tiêu dùng gây ra lạm phát, huỷ hoại môi trường tự nhiên, chênh lệch giàu nghèo ngày càng sâu sắc…chính vì vậy cần thiết phải có sự quản lý điều tiết của nhà nước bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong các công cụ quản lý điều tiết của nhà nước thì công cụ tài chính đóng vai trò quan trọng chủ yếu. Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đầy * chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Với chức năng phân bổ nguồn lực tài chính thông qua quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công, tài chính công tác động đến việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế. Công cụ thuế với các mức thuế suất và ưu đãi khác nhau đối với 4 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công từng loại sản phẩm ngành nghề vùng lãnh thổ … tài chính công có vai trò định hướng đầu tư điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế kích thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm. Với việc phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư vào các ngành nghề then chốt các công trình mũi nhọn hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong các trường hợp cần thiết như trợ giá trợ cấp … tài chính công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tài chính công còn có vai trò quan trọng trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô như : đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, hạn chế sự tăng giá đột ngột đồng loạt và kéo dài … Vai trò này được thực hiện thông qua các biện pháp như tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ việc làm điều chỉnh thuế điều chỉnh chi tiêu chính phủ, phát hành trái phiếu … * Về mặt xã hội : Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò này được thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ thu, chi của tài chính công để điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng được những vấn đề xã hội của nền kinh tế vĩ mô. Một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế xã hội đó là mức sống của dân cư, mặt bằng về văn hoá , phúc lợi xã hội. Nhu cầu về các hàng hoá dịch vụ công với chất lượng cao như: giáo dục, y tế, văn hoá và các dịch vụ xã hội khác ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế, văn minh của xã hội đòi hỏi nhà nước phải tăng 5 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công cường đầu tư công. Hằng năm, phân bổ nguồn lực tài chính công để thực hiện các biện pháp trong sự nghiệp giáo dục đào tạo((phổ cập giáo dục), sự nghiệp y tê( chương trình y tế cộng đồng), sự nghiệp văn hoá, xã hội được thực hiện thông qua các khoản chi tiêu công. Ngoài ra nhà nước còn có những khoản chi tiêu công liên quan đến phúc lợi, an sinh xã hội..nhằm nâng cao mức sống của nhân dân. Kinh tế phát triển tăng trưởng kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, vùng dân cư càng gia tăng. Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo chính phủ sử dụng những chính sách tài chính công thông qua công cụ thuế và chi tài chính công. Thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần có vai trò điều tiết mạnh thu nhập của những người có thu nhập cao và điều tiết ở mức hợp lý đối với các cá nhân có thu nhập trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thuế xuất nhập khẩu có vai trò điều tiết thu nhập thực tế có khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao với hàng hóa dịch vụ cao cấp, đánh thuế thấp với các mặt hàng dịch vụ thiết yếu đảm bảo đời sống dân cư.Với các chính sách trợ cấp trợ giá chi các chương trình mục tiêu sẽ làm giảm bớt khó khăn của người nghèo những người thuộc diện chính sách đối tượng khó khăn… thường phát huy tác dụng cao vì đối tượng xác được hưởng rất dễ xách định. Tuy nhiên điều tiết thu nhập của dân cư cần chú ý duy trì mức độ chênh lệch vừa phải để tạo điều kiện cho các cá nhân có thu nhập chính đáng được hưởng thu nhập của mình, không cao bằng thu nhập thông qua phân phối tài chính. Như vậy, về mặt xã hội, tài chính công là một công cụ quan trọng được nhà nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế 6 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công thị trường, hướng tới việc xây dựng một xã hội tiến bộ phát triển, văn minh và lành mạnh. • Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô. Sự ổn định của một nền kinh tế được đánh giá từ nhiều chỉ tiêu như: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý và bền vững, duy trì lao động ở tỷ lệ cao, thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế, bình ổn thị trường và kiểm soát lạm phát. Để có thể đảm bảo được các yếu tố trên nhà nước cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó biện pháp về tài chính là thực hiện các công cụ là tài chính công cụ thể: tạo lập các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước và sử dụng nó một các linh hoạt nhằm ứng phó với những biến động của nền kinh tế, Quỹ dự trữ nhà nước, quỹ bình ổn giá là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả. Quỹ dự trữ xuất nhậop khẩu, quỹ dự trữ ngoại tệ là công cụ nhằm góp phần duy trì sự cân đối của cán cân thanh toán quốc tế , bình ổn tỷ giá hối đoái. Song song với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính công, các biện pháp tài chính khác như : Cắt giảm chi tiêu ngân sách, điều tiết tiêu dùng và đầu tư qua thuế, sử dụng công cụ tín dụng nhà nước và lãi suất…được sử dụng một cách đồng bộ để kiểm soát một cách chặt chẽ lạm phát, ổn định nề kinh tế vĩ mô. Từ những phân tích kể trên cho thấy, trong nền kinh tế thị trường, những sự mất ổn định trong quá trình phát triển nền kinh tế- xã hội là điều không thể tránh khỏi. Do đó nhà nước cần tăng cường can thiệp , quản lý và điều tiết của mình là cần thiết và tất yếu nhằm giữ vững sự ổn định của quá trình phát triển. Trong bối cảnh đó, vai trò của tài chình công càng trở nên quan trọng giúp nhà nước đạt được các mục tiêu đã đề ra. 7 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công II: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Nội dung của tài chính công ở nước ta hiện nay bao gồm: ngân sách nhà nước (NSNN) từ trung ương đến địa phương; dự trữ nhà nước; tín dụng nhà nước; ngân hàng nhà nước; tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước (đối với nước ta). Trong đó, NSNN được xem là bộ phận quan trọng nhất, chi phối đến các thành tố khác. Ở đây cần đề cập đến 3 thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và liên quan trực tiếp tới tài chính công hiện nay. Đó là: NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tài chính công với những chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế nước ta trong suốt thời gian vừa qua. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, nền kinh tế thị trường luôn cần có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, và tài chính công tại Việt Nam đang phát huy vai trò của mình cùng với những bước tiến của nền kinh tế thể hiện trên các góc độ: Tài Chính Công chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta , nó là một công cụ quản lý vĩ mô gắn liền với hoạt động nhà nước về các tài chính của nhà nước nhưng được thực thi theo khuôn khổ của pháp luật nhằm ổn định kinh tế và sự hài hòa xã hội, nó luôn tác động đến các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc dân, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực kinh tế và thị trường tài chính. Và nó càng có vai trò cực kỳ quan trọng hơn khi nước ta càng hội nhập sâu vào Kinh Tế Thế Giới. Tài chính công huy động nguồn tài chính bảo đảm nhu cầu chi tiêu của nhà nước: khi nói đến tài chính công là nói 8 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công đến các quỹ NSNN mà để có được quỹ này thì đòi hỏi tài chính công phải phát huy khả năng bằng cách sử dụng các công cụ tài chính nhằm thu hút các nguồn thu ngân sách nhà nước như: thuế, tín dụng nhà nước, nguồn thu từ các hoạt động nhà nước. Nhưng việc thực hiện phải được thông qua với tỷ lệ phù hợp và có hiệu quả, cụ thể như: Nước ta có được khoảng 28% đến 32 % GDP từ thuế. Tuy nhiên chính sách thuế luôn được điều chỉnh phù hợp, sau gần 8 năm thực hiện cải cách, chính sách thuế đã được đổi mới theo hướng thích ứng dần với cơ chế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thuế đã bảo đảm nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Trong hệ thống chính sách thuế đã từng bước giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ví dụ năm 2009 giảm thuế thu nhập DN từ 28% xuống 25%, tạm hoãn thuế TNDN… nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu; thủ tục hành chính trong thu nộp thuế được đơn giản hóa, công tác quản lý thuế được đổi mới và dần được hiện đại hóa. Chính sách thuế tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo hướng áp dụng thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp và bước đầu phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh nguồn thu chủ yếu từ thuế nước ta có các khoản thu nhập, lợi tức cổ phần nhà nước thu qua việc đầu tư, các khoảng thu từ phí và lệ phí của công dân như phí cầu đường, lệ phí trước bạ, học phí…Các khoản thu tín dụng nhà nước: hoạt động cho vay nhưng với mục đích có lợi cho người dân. tất cả các hoạt đông này luôn đảm bảo tỷ lệ phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Tóm lại thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước ở Vn hiện nay. Ngoài vai trò là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước,Vai trò của thuế 9 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay còn được thể hiện trong việc : điều chỉnh thu nhập của dân cư. Vai trò này được thể hiện ở những mặt cụ thể sau: Thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân với thuế suất lũy - tiến từng phần có vai trò điều tiết mạnh của những người có thu nhập cao và điều tiết ở mức hợp lý đối với các cá nhân có thu nhập trung bình. Việc thu thuế này vừa tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước lại vừa thực hiện được công bằng xã hội và giảm bớt được một phần nào đó(không lớn lắm) khoảng cách giàu nghèo. Nhưng do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 nhà nước ta quyết định tạm hoãn thuế thu nhập cá nhân, để có thể đảm bảo lợi ích cho người dân trong điều kiện kinh tế khó khăn. Với việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành, vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh tế mũi nhọn, then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích CDCCKT theo bước CNH – HĐH. T ạo công bằng giữa các ngành kinh tế như việc đánh thuế cao các mặt hàng xa xỉ như: bia, rượu, thuốc lá,.. nhưng lại miễm giảm thuế với mặt hàng thủ công truyền thống, Thuế gián thu (thuế tiêu dùng, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK…) là những loại thuế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến tiêu dùng xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, thu nhập và quan hệ cung cầu trên thị trường. Thông qua thuế gián thu, Nhà nước có thể chi phối đến việc lựa chọn và quyết định sản xuất “cái gì”, sản xuất “như thế nào”, “sản xuất cho ai…”. Dựa vào công cụ thuế gián thu, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích luỹ, đầu tư và tiêu dùng. Từ chính sách thuế phân biệt theo thuế suất cao, thấp khác nhau 10 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đối với từng sản phẩm, dịch vụ, tuỳ thuộc vào sự cần thiết của sản xuất và đời sống xã hội, tự nó đã có tác dụng điều chỉnh việc phân bổ lại nguồn vốn đầu tư trong xã hội. Tuy nhiên việc xác định ngành nghề mũi nhọn tại nước ta hiện nay chưa thực sự rõ rệt, các mức thuế suất đối với các mặt hàng, loại hình kinh doanh vẫn chưa thực sự khác biệt, ví dụ đầu năm 2009 bộ tài chính quyết định giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ thuộc nhóm áp dụng thuế suất 10% mà nhữg mặt hàng này nằm trong cà ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Vai trò của tài chính công ở nước ta hiện nay còn được biểu hiện rất rõ qua việc thực hiện có kết quả việc bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách, những vùng khó khăn; các lĩnh vực văn hoá, xã hội có bước phát triển mới. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, khả năng kiếm sống ở một số người là rất hạn chế, trong khi đó, số khác lại có nguồn thu nhập rất lớn. Nguồn thu nhập đó có thể do thừa hưởng gia tài, có thể do tài năng hoặc sự thành đạt trong kinh doanh hay trong các quan hệ chính trị, xã hội... Do vậy, vai trò của Nhà nước là không thể thiếu được trong việc phân phối lại thu nhập để trong chừng mực cho phép, có thể thu hẹp lại khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Trên thực tế, các chính phủ đều luôn thực hiện điều đó thông qua chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập nhằm tạo ra sự công bằng hơn trong phân phối. Đánh thuế cao đối với những người có thu nhập cao rồi hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp thông qua các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,… Đặc biệt coi trọng an sinh xã hôi và quan tâm chăm lo cho người ngheo, cac đôi ̣ ̀ ́ ́ tượng chinh sach và những vùng khó khăn. Nôi bật nhất là trong năm ́ ́ ̉ 11 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công 2009, cùng với việc bảo đảm đủ nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đã có, đã sửa đổi bổ sung và ban hành nhiều chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội mới như: hỗ trợ người nghèo ăn Tết và người lao động mất việc; trợ cấp khó khăn cho cán bộ công chức có thu nhập thấp trong 4 tháng đầu năm; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; triển khai chương trình giảm nghèo ở 62 huyện; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn; xây dựng các công trình cấp nước trên các đảo có đông dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ lãi suất vay mua vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; xây dựng ký túc xá cho sinh viên; chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp ở đô thị điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp... Tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008. Chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng. Trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo. Hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ được đầu tư phát triển đồng bộ hơn. Các khu công nghệ cao được xây dựng. Hạ tầng mạng được mở rộng và nâng cấp tạo điều kiện phủ sóng đến các vùng 12 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công sâu, vùng xa, biển Đông và hải đảo. Ví dụ trong năm 2007 huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN, chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 40,4% GDP, tăng 16,1% so với năm 2006. Vai trò của tài chính công tại VN trong công tác quản lý, điều hành giá cả thị trường xã hội: Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán đối với một số hàng hoá dịch vụ Nhà nước còn quản lý giá (điện, xăng dầu,...), tiến dần tới quản lý giá theo cơ chế thị trường, Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh giá bán điện cho các hộ tiêu dùng lớn (tăng bình quân 7,6%); giá bán than cho sản xuất giấy, phân bón, xi măng (tăng 20%) và điện (tăng 10%); và thực hiện trao quyền tự quyết định giá xăng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường từ ngày 01/5/2007. Trong quá trình điều hành, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý giá, sử dụng hợp lý các công cụ tài chính và tiền tệ nhằm giảm chi phí đầu vào cho nền kinh tế, kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, chống đầu cơ tăng giá ảo... để đảm bảo kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội; trong đó các giải 13 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công pháp quan trọng đã được thực hiện là: thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB; tổ chức phát hành tín phiếu, trái phiếu để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư; đảm bảo cấp phát đầy đủ, kịp thời kinh phí mua vắc-xin và các chi phí khác liên quan đến công tác phòng chống, dập dịch (tiêm phòng, tiêu huỷ vật nuôi...); thực hiện giảm ngay thuế nhập khẩu đối với 18 nhóm mặt hàng (thịt bò, thịt lợn, trứng gia cầm, nguyên liệu sữa, sữa thành phẩm, dầu thực vật, thức ăn chăn nuôi.....); tổ chức các đoàn kiểm tra các yếu tố cấu thành giá của một số mặt hàng thiết yếu (gas, thép và phôi thép..). Nhờ vậy, trong điều kiện kinh tế phát triển, sức mua có khả năng thanh toán của các tầng lớp dân cư tăng. hướng CDCCKT thường sẽ làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ đó giảm xuống. Khi giá cả hàng hoá, dịch vụ giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Để đáp ứng cho sự gia tăng về cầu hàng hoá, các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn. Ngược lại, khi áp dụng thuế suất cao, giá tăng sẽ có giảm sút về cầu, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tìm lĩnh vực đầu tư mới để CDCCKT với mục đích sản xuất mặt hàng khác có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn. Với sự điều chỉnh công cụ TC thông qua thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt…, Nhà nước có thể điều tiết, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất sẵn có trong nước theo mức độ tỷ lệ nội địa hoá, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước, đặc biệt trong tiến trình hội nhập hiện nay, làm cho hàng hoá trong nước có sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Khi đánh thuế hàng nhập cao, giá hàng nhập đắt sẽ khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước. Với điều kiện 14 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công đó, hàng sản xuất trong nước có thế cạnh tranh hơn, giá thành hạ so với hàng nhập khẩu. Hiện nay, thuế GTGT với hàng xuất khẩu là 0% khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, phát triển kinh tế bền vũng. Thuế trực thu (thuế TNDN, thuế TNCN) là những loại thuế mà Nhà nước có thể sử dụng để khuyến khích mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ. Với chính sách ưu đãi qua thuế suất, thời gian miễn giảm của thuế TNDN, Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài vào những ngành, những lĩnh vực và những vùng cần khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn áp dụng mức thuế sất thấp và miễn giảm hấp dẫn đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư như các cơ sở sản xuất mới thành lập; đầu tư ở miền núi, hải đảo, các vùng có nhiều khó khăn. để khuyến khích thực hiện định hướng CDCCKT của Đảng và Nhà nước. Với tầm quan trọng và tầm quản lý vĩ mô thì tài chính công nắm vai trò chủ đạo để dẫn dắt và điều khiển nền kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy khi nước ta gia nhập vào nền Kinh tế Thế Giới (WTO) thì nhiệm vụ của tài chính công như vị “ thuyền trưởng” để dẫn dắt cả đội tàu đi vào cửa biển lớn là nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên tài chính công tại VN chưa thực sự phát huy hết vai trò của nó trong nền kinh tế xã hội do tài chính công Việt Nam còn mờ nhạt, chính sách vẫn còn lỏng lẻo, chưa kiểm soát được thị trường trong nước đã làm cho giá cả của một số mặt hàng vẫn chưa ổn định như: giá sữa cao gấp 5 lần và giá ô tô cao gấp 3 lần so với giá của các nước khác trên thế giới hoặc khi giá xăng dầu thế giới tăng lên thì giá trong nước cũng tăng theo, nhưng khi đã giảm thì giá trong nước vẫn chưa được bình ổn.…Điều này là do tổ chức tài chính nước ta vẫn chưa thực hiện tốt, 15 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công không kiễm soát chặt chẽ được giá cả trên thị trường nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung làm cho có sự phân hóa nghiêm trọng giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế hay giữa các doanh nghiệp sản xuất… làm cho kinh tế mất ổn định, rối loạn và mất ổn định, nền kinh tế sẽ bị lũng đoạn và trì trệ., việc điều hành NSNN vẫn còn khó khăn, hạn chế, do đó chưa phát huy hết vai trò của tài chính công như: chất lượng công tác dự báo chưa cao; việc triển khai đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm gia tăng áp lực lạm phát vào năm 2008; mức dư nợ Chính phủ và dư nợ Quốc gia tăng nhanh (tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn). gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, Nếu tài chính công không vững mạnh sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề về kinh tế sẽ không được giải quyết và dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống tài chính quốc gia, nền kinh tế của ta sẽ bị mất tự chủ trên thị trường quốc tế và ngày càng trở nên trì trệ,rối loạn và suy thoái. Chung ta có thể thây vai trò cua tai chinh công trong xã hôi là không ́ ́ ̉̀ ́ ̣ thể phủ nhân dù đôi khi nó có mang lai môt số chưa tich cực trong xã hôi ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ( đôc quyên giá điên, nước…). Nhưng tai chinh công là cai đam bao lợi ich ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ̉ ̉ ́ cho tât cả moi người đêu được công băng như nhau. ́ ̣ ̀ ̀ Vì vậy, ta có thể thấy tài chính công có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế vì nói đến tài chính công là nói đến trách nhiệm đối với xã hội đứng ở góc độ vững vàng là trụ sở vững chắc để điều tiết và tác động đến các cấu trúc tài chính khác trong nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 16 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công 17 GVHD:Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5 HK8B
- Bài Thảo luận Môn: Tài Chính Công 18 GVHD: Phạm Xuân Thuỷ SVTH: Nhóm 5HK8B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận: Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác động, ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến tổng sản phẩm trong nước GDP
7 p | 1558 | 588
-
BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
16 p | 610 | 197
-
Phân tích những giá trị cần kế thừa của Hiến pháp năm 1946
12 p | 715 | 90
-
Bài thảo luận nhóm kinh tế công cộng
13 p | 377 | 78
-
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 1 Tình trạng bất ổn vĩ mô: Nguyên nhân và phản ứng chính sách
14 p | 227 | 68
-
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 21 Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách
20 p | 200 | 61
-
Bài giảng Phân tích và lập dự án đầu tư: Chương 2 - ThS.Trần Thùy Linh
12 p | 174 | 36
-
Chương 1: Những thay đổi trong môi trường kinh tế toàn cầu
7 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Đề cương môn học
10 p | 87 | 3
-
Bài giảng Phân tích kinh tế khu vực công - Chương 0: Giới thiệu môn học
7 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kinh tế nguồn nhân lực - Chương 0: Giới thiệu về học phần
8 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn