intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch thực tế công nghệ hóa học (20/4-27/4/2013)

Chia sẻ: Hoàng Hải Hậu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:97

236
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hóa kỹ thuật hay còn gọi là hóa học công nghệ, chuyên nghiên cứu các quá trình sản xuất để tạo các sản phẩm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Quá trình sản xuất hóa học ở quy mô công nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, bao gồm việc nghiên cứu động học các chuyển hóa hóa học cơ bản để lựa chọn các cấu tạo thiết bị, lựa chọn nguyên liệu và tổ chức một lực lượng lao động phù hợp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch thực tế công nghệ hóa học (20/4-27/4/2013)

  1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: Nhà máy Cao su Mina Hooc Môn 1.1. Tổng quan về nhà máy 1.2. Dây chuyền sản xuất lốp và xăm xe máy 1.3. Công nghệ xử lý chất thải 1.4. Môi trường tại nhà máy CHƯƠNG 2: Xí nghiệp Ắc quy Sài Gòn 2.1. Tổng quan về nhà máy 2.2. Dây chuyền sản xuất các loại ắc quy 2.3. Sơ đồ sản xuất 2.4.Công nghệ xử lý chất thải 2.5. Môi trường tại nhà máy CHƯƠNG 3: Nhà máy hóa chất Biên Hòa 3.1. Tổng quan về nhà máy 3.2. Dây chuyền sản xuất NaOH và Clo, Các sản phẩm phụ - Sơ đồ sản xuất 3.3. Công nghệ xử lý chất thải 3.4. Môi trường tại nhà máy CHƯƠNG 4: Nhà máy hóa chất Tân Bình II 4.1. Tổng quan về nhà máy 4.2. Dây chuyền sản xuất H2SO4, phèn nhôm và các sản phẩm phụ - Sơ đồ sản xuất 4.3. công nghệ xử lý chất thải 4.4. Môi trường tại nhà máy CHƯƠNG 5: Nhà máy hóa chất Đồng Nai 5.1. Tổng quan về nhà máy 5.2. Dây chuyền sản xuất H3PO4 và các sản phẩm phụ - Sơ đồ sản xuất 5.3. Công nghệ xử lý chất thải 5.4. Môi trường tại nhà máy CHƯƠNG 6: Nhà máy Phân bón Việt Nhật 6.1. Tổng quan về nhà máy 6.2. Dây chuyền sản xuất các loại phân bón NPK - Sơ đò sản xuất 6.3. Công nghệ xử lý chất thải SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 1
  2. 6.4. Môi trường tại nhà máy CHƯƠNG 7: Lò phản ứng Hạt nhân Đà Lạt 7.1. Tổng quan về lò phản ứng hạt nhân 7.2. Dây chuyền sản xuất các đồng vị phóng xạ và ứng dụng 7.3. Công nghệ xử lý chất thải 7.4. Môi trường tại nhà máy CHƯƠNG 8: Cảnh quan, môi trường từ Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Biên Hòa, Tp Hồ Chí Minh, Đà Lạt … 8.1. Cảnh quan môi trường đô thị, đường sá, phố phường… 8.2. Cảnh quan khí quyển, khu dân cư và khu công nghiệp 8.3. Cảm nhận của bản thân về môi trường đô thị, nhà máy và danh lam thắng cảnh. Kết luận - Bài học về thực tế các nhà máy. - Bài học về khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh. - Cảm tưởng của chuyến đi thực tế. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Hóa kỹ thuật hay còn gọi là hóa học công nghệ, chuyên nghiên cứu các quá trình sản xuất để tạo các sản phẩm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Quá trình sản xuất hóa học ở quy mô công nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, bao gồm việc nghiên cứu động học các chuyển hóa hóa học cơ bản đ ể lựa chọn các cấu tạo thiết bị, lựa chọn nguyên liệu và tổ chức một lực lượng lao động phù hợp. Tổ chức một quá trình sản xuất phải tính đến yếu tố kinh tế. Tính kinh tế phụ thuộc vào chất lượng và giá thành của nguyên liệu, năng lượng tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm, và trình độ cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất. Tính kinh tế còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý các sản phẩm ph ụ và chất phế thải. Hiện nay các ngành khoa học tự nhiên phát triển rất mạnh như toán học, vật lý, hóa học, sinh học...có tác động rất hiệu quả vào quá trình sản xuất hóa học, đặc biệt trong các quá trình tự động hóa ứng dụng tin học để ki ểm tra các thông s ố k ỹ thuật trong sản xuất có một ý nghĩa rất lớn. Trên cơ sở những thành tựu về khoa học và kỹ thuật, con người đã ứng dụng những thành tựu của hóa học vào thực tiễn sản xuất và phục vụ đời sống con người. Nhiều ngành mới ra đời lấy hoá học làm nền tảng, nhằm phục vụ cho nhu cầu hằng ngày như: phân bón, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, dược liệu...và hơn thế nữa là công nghiệp hoá học cũng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí quan trong trong h ệ thống công nghiệp hoá ở nước ta, ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành khác, tạo ra những nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới ...những thành tựu có tính đ ột phá, làm rút ngắn khoảng cách giữa con người với thế giới vật chất xung quanh, giữa lý thuyết và ứng dụng. Vì thế, hoá học và đời sống trở thành hai vấn đề song hành tồn tại, hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy cho nhau cùng phát triển. Một cách tổng quát nhiệm vụ chủ yếu của công nghệ hóa học là: - Từ nguyên liệu ban đầu, có thể là chất tự nhiên hoặc chất hóa học điều chế, tổng hợp thành một hợp chất khác có giá trị trong từng lĩnh vực. - Nghiên cứu quy trình sản xuất hoàn chỉnh để đạt hiệu quả cao, không ngừng cải tiến thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản phẩm. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 3
  4. - Xác định các chế độ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm được ổn định. - Xác định hiệu quả kinh tế và giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế kỹ thuật. - Những chỉ tiêu quan trọng nhất đặc trưng cho hiệu quả kinh tế các quá trình công nghệ hóa học đó là: + Tiêu hao nguyên, nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất. + Hiệu suất và chất lượng sản phẩm cao. + Giá thành sản phẩm hạ. - Phương hướng hiện nay của ngành hóa học trên thế giới là giải quyết, phát triển các mối liên quan. + Đạt tối đa năng suất với một thiết bị sản xuất. + Cơ khí hóa các quá trình lao động. + Tự động hóa và điều khiển từ xa. + Thay các quá trình gián đoạn thành các quá trình liên tục. + Sử dụng tổng hợp nguyên liệu. + Liên hiệp các xí nghiệp sản xuất có liên quan. Sản phẩm của công nghệ hóa học đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Từ những sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt đ ến sản phẩm công nghệ cao đều được sản xuất từ các nhà máy hóa học. Với trọng trách nặng nề đó đòi hỏi mỗi chúng ta với tư cách là sinh viên ngành hóa học cần có những kiến thức chắc chắn về lý thuyết công nghệ các quá trình sản xuất, đó chính là Hóa ứng dụng. Để từ đó thâm nhập vào thực tế, chính việc thâm nhập vào thực tế đã khơi nguồn cảm hứng, đã làm thay đổi thái độ, cách nghĩ, phá bỏ sự tôn th ờ lí thuyết cứng nhắc trong sách vở. Mỗi một chuyến đi thực tế nhà máy là một dịp để mỗi người được chứng kiến quy trình sản xuất một cách trực quan, được chiêm nghiệm những gì không chỉ còn là trong sách vở. Và hơn hết, tự ai cũng thấy được môi trường làm việc thực tế sau này, được ứng dụng bao điều lý luận để đi vào thực tế. Học và hành - chuyện tưởng như "biết rồi" mà đi vào thực tiễn sản xuất mới thấy thực tế công nghệ và các thi ết bị ph ức tạp hơn nhiều. Học tập bộ môn Hóa ứng dụng và việc đi thực tế của công nghệ là hai hoạt động gắn bó mật thiết với nhau, thể hiện rõ lí thuyết và thực tiễn. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 4
  5. Chính vì thế, những chuyến thực tế tham quan các nhà máy, các công trình nghiên cứu hóa học sẽ góp phần giúp ích cho sinh viên có cách nhìn khách quan hơn về những gì đã học qua sách vở, có sự so sánh, đánh giá một cách chính xác nhất sự khác nhau giữa lý thuyết và thực nghiệm. Đồng thời qua đó sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về vai trò, phạm vi ảnh hưởng của hoá học đến cuộc sống cũng như khám phá sâu hơn nhưng thành tựu mà hoá học mang lại trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Những bài học thực tiễn đó sẽ là hành trang không thể thiếu trên con đường đi đến thành công trong sự nghiệp giáo dục của những thầy, cô giáo tương lai. Xây dựng được một nền tảng kiến thức vững chắc hơn cho mình. Để có được những hành trang đó, sáng 20/4/2013, toàn đoàn gồm 89 SV của 2 lớp Hóa 3A, 3B cùng với sự hướng dẫn của 2 thầy giáo là PGS.TS.Võ Văn Tân và ThS. Lê Thanh, giảng viên bộ môn Hóa Vô cơ - Ứng dụng, đã bắt đầu chuyến hành trình của mình. Quãng đường hơn 1000 cây số làm một số SV cảm thấy mệt mỏi nhưng khi đến nơi ai cũng hồ hởi, mọi mệt nhọc đều tan biến để bước vào những ngày thực tế nhà máy đầy thú vị. Với sự say mê, hứng thú, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao của toàn đoàn mà đặc biệt là dưới sự quan tâm, hướng dẫn tận tình, chu đáo của 2 th ầy hướng dẫn, chúng em đã được đi thực tế ở 7 nhà máy, xí nghiệp sau: 1. Nhà máy CASUMINA HOOC MÔN. 2. Xí nghiệp Ắc quy Sài Gòn. 3. Nhà máy Hoá chất Biên Hòa. 4. Nhà máy Hoá chất Tân Bình II. 5. Nhà máy Hoá chất Đồng Nai. 6. Nhà máy Phân bón Việt Nhật. 7. Lò phản ứng Hạt nhân Đà Lạt. Được tham gia học tập tại các nhà máy, đó là niềm vinh hạnh lớn lao của chúng em, tuy chỉ được học tập trong vòng một thời gian ngắn nhưng cũng đ ủ cho chúng em có thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích và lý thú về công nghệ sản xuất hoá chất và những ảnh hưởng của chúng đến môi trường sống của chúng ta. Có lẽ đây sẽ là một chuyến thực tế, một thời gian học tập và vui chơi mà chúng em sẽ không bao giờ quên được. Chúng em xin chân thành cảm ơn hai thầy SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 5
  6. hướng dẫn đã tận tình quan tâm giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học t ập, đ ể chúng em có thể thu được những kết quả tốt sau chuyến thực tế này. CHƯƠNG 1: NHÀ MÁY CASUMINA HOOC MÔN 1.1. Tổng quan về nhà máy. - Nhà máy có khoảng 170 công nhân, kĩ sư, cán bộ quản lí nhưng mỗi tháng nhà máy sản xuất ra 1.000.000 săm bánh xe. - Năm 2010 nhà máy đạt được 30 triệu USD, phân phối chủ yếu trong nước, nước ngoài (Mỹ, Ustralia,..). - Trong nhiều năm qua, mặc dù chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm săm lốp trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực của mình Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) đã duy trì được vai trò hàng đầu của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu săm lốp của nước ngoài. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 6
  7. - Với doanh thu tăng trung bình hàng năm khoảng 25%, Casumina là một trong 30 doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2008, đồng thời là công ty nằm trong danh sách “Thương hiệu hạt giống” của thành phố Hồ Chí Minh, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu topten Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 12 năm liền (từ 1997 đến 2009). Hiện nay, Casumina là nhà sản xuất săm lốp lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần cao nhất trên hầu hết các dòng sản phẩm, trong đó săm lốp ôtô chiếm 25%, săm lốp xe máy chiếm 35% và săm lốp xe đạp chiếm 25%. Trên thế giới, theo đánh giá của các tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới về ngành công nghi ệp nhựa và cao su, năm 2007 Casumina xếp hạng thứ 59, năm 2008 xếp hạng thứ 60 trong số 75 công ty sản xuất săm lốp hàng đầu thế giới, đồng thời là công ty duy nhất tại Việt Nam được lọt vào danh sách này. - Casumina được thành lập vào ngày 19/04/1976. Khi bước vào thời kỳ đổi mới, Công ty đã đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đào tạo và tái đào tạo các nguồn nhân lực..., trong đó có việc nâng cao mọi mặt về chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm,... Hệ thống thiết bị sản xuất được đầu tư mới và nhập khẩu đồng bộ từ Đức, Nhật, Nga, Ấn Độ, quy trình sản xuất khép kín và đa số tự động từ đ ầu vào đến đầu ra. Khi gia nhập AFTA và WTO, Casumina đã chú trọng đầu tư chiều sâu vào công nghệ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất của Nhật Bản và hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, DOT, E-Mark, SNI,... Năm 2000, Casumina đã xuất khẩu lốp ôtô và được thị trường nước ngoài chấp nhận. - Hiện tại, Công ty đang tiến hành đầu tư nhà máy sản xuất 300 nghìn lốp radian toàn thép/năm với tổng vốn đầu tư là 884 tỉ đồng. Lốp ôtô radian toàn thép đang chiếm lĩnh đại đa số thị phần tại thị trường các nước phát tri ển, một ph ần l ớn tại các nước đang phát triển, khoảng gần 10% thị trường Việt Nam và đang dần gia tăng. Việc đầu tư sản xuất lốp radian toàn thép theo tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới sẽ đảm bảo tăng năng lực sản xuất sản phẩm mới và là sự cần thi ết cho quá trình phát triển của Công ty, tạo thế mạnh cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành về năng lực sản xuất lốp radian toàn thép. - Một trong những bí quyết thành công của Casumina là nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, nhu cầu sản phẩm để có được những chiến lược phù hợp trong hoạt động marketing. Bên cạnh đó, Casumina đã xây dựng một hệ thống mạng lưới SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 7
  8. đại lý phân phối rộng khắp cả nước với trên 200 đại lý cấp I, đồng thời cũng không ngừng phát triển xuất khẩu ra nước ngoài. Với những thị trường khắt khe như châu Âu, Casumina đã liên kết sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu của tập đoàn Continental – Đức và JK - Ấn Độ để xuất khẩu lốp ôtô và lốp scooter. Sức mạnh cạnh tranh cốt lõi của Casumina chính là nguồn nhân lực có tay nghề cao, cùng đội ngũ chuyên môn kỹ thuật bài bản đã giúp Công ty vừa đi tr ước trong nước vừa hội nhập và bắt nhịp nhanh với các doanh nghiệp trên thế giới. Đ ể xây dựng thương hiệu Casumina lớn mạnh như ngày nay, Công ty luôn coi đ ội ngũ cán bộ, khoa học kỹ thuật và cán bộ nhân viên là vốn quý, là tài s ản ph ải ưu tiên chăm lo và phát triển. Do đó, ngoài chế độ đãi ngộ thỏa đáng, Công ty còn tạo ra môi trường làm việc thân thiện, gắn bó, tin tưởng và tự hào đối với người lao động. Điều quan trọng mà Casumina rút ra là phải tạo được sự thích thú, hài lòng trong công việc và sự đam mê cống hiến của mỗi người cho sự phát triển chung của Công ty. - Để vững bước trong tiến trình hội nhập, Casumina đã có những chiến lược phát triển trong thời gian tới. Cụ thể là, 7 xí nghiệp thành viên sẽ được chuyên môn hóa, đưa sản phẩm cùng loại về một nhà máy để quản lý thống nhất nhằm đạt hiệu quả cao trong đầu tư; Công ty sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ, thiết bị mới, tăng năng suất lao động, phấn đấu giảm 5% chi phí sản xuất để hạ giá thành nhằm cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan AFTA. Cùng với việc giữ vững thị trường trong nước, Casumina luôn đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. - Mục tiêu của Casumina trong 3 năm tới là doanh thu xuất khẩu phải chi ếm 25-30% trên tổng doanh thu so với mức hiện nay. Chiến lược sản phẩm cũng đã được điều chỉnh, như tăng mặt hàng có giá trị cao và giảm dần mặt hàng giá trị thấp. Ngoài phần dành cho xuất khẩu, thị trường nội địa vẫn là nơi mà Casumina nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn, đối với vỏ ruột cho xe máy Công ty sẽ chú trọng đầu tư để phục vụ các loại xe máy cao cấp hiện đang đ ược tiêu dùng ngày càng nhiều ở thị trường Việt Nam. Do đó, cơ cấu sản phẩm sẽ thay đổi theo xu hướng tăng hơn về vỏ ruột xe ô tô, xe máy cao cấp. - Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất các sản phẩm cao su hàng đầu tại Việt Nam và giữ vững vị trí đó, Casumina đang có kế hoạch tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm cao su kỹ thuật nội địa và xuất khẩu, áp dụng tiến bộ trong công nghệ thông SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 8
  9. tin, tiếp tục đổi mới cách quản lý, điều hành sản xuất và bán hàng, đ ồng thời đ ảm bảo yêu cầu về hiện đại hóa thiết bị, công nghệ, tạo môi trường sản xuất “xanh hơn, sạch hơn”. - Bên cạnh việc tập trung phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vỏ ruột xe, Công ty cũng thực hiện việc đa dạng hoạt động kinh doanh bằng cách đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng, căn hộ trên cơ sở tận dụng lợi th ế mặt bằng s ẵn có trong nội thành, tham gia thành lập công ty liên doanh sản xuất nguyên vật li ệu phục v ụ ngành sản xuất săm lốp và tham gia góp vốn, đầu tư chiến lược vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng cao su, khu công nghiệp. - Để thực hiện tốt các chiến lược trên, trong thời gian tới Công ty sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: + Đối với công tác tiếp thị và bán hàng: Công ty sẽ tăng cường chiếm lĩnh thị trường nội địa; từng bước mở rộng thị trường nước ngoài, xây dựng và giữ vững hình ảnh thương hiệu; tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, chăm sóc các nhà lắp ráp trong nước, theo dõi và thực hiện chế độ khuyến mãi, hỗ trợ đến các đại lý cấp 2. + Đối với công tác quản lý và điều hành sản xuất: Công ty sẽ tiếp tục duy trì hệ thống quản lý ISO 9001-2000 và ISO 14001-2004, hoàn thiện chương trình quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP), cho tất cả các khâu trong bán hàng, kế hoạch, vật tư, sản xuất, kho, thiết bị, định mức và tài chính kế toán, v.v... nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Công ty sẽ th ường xuyên đẩy mạnh việc hoàn thành các công việc thuộc dự án mở rộng nhà xưởng tại Xí nghiệp Bình Dương; đầu tư dây chuyền luyện kín A4 270 lít mới; tiếp tục thi ết kế, sản xuất và đưa ra thị trường lốp ôtô tải nặng chuyên dụng; thực hiện dự án đ ầu tư sản xuất 300 nghìn chiếc/năm lốp ôtô radian toàn thép. + Đối với công tác phát triển sản phẩm: Công ty sẽ đưa ra thị trường chủng loại lốp ôtô tải nặng vành 24 inch; tiếp tục sản xuất, đưa ra thị trường chủng loại lốp xe máy tay ga mới (scooter) mang thương hiệu EUROMINA. - Bề dày kinh nghiệm cùng với nhiều thành tích đã đạt được trong hơn 30 năm qua là cơ sở vững chắc để Công ty Casumina hoàn thành tốt đẹp kế hoạch đ ề ra cho những năm tới và xây dựng thương hiệu Casumina ngày càng mạnh hơn trên thương trường trong nước cũng như trên thế giới. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 9
  10. 1.2. Dây chuyền sản xuất lốp và săm xe máy. 1.2.1. Nguyên liệu. - Tuỳ yêu cầu chủng loại, khách hàng mà có 2 loại cao su khác nhau: * Cao su thiên nhiên, than đen nhập từ nước ngoài. Cao su thiên nhiên thu được dưới dạng latex từ cây cao su heva, mọc ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Khi người ta rạch vỏ cây cao su, latex ứa ra từ các vết cắt. Nó có màu trắng sữa và ở dạng nhũ tương của 1,4 poly- isopren (đồng phân Cis). Thêm axit axetic vào latex, cao su đông lại và được tách ra để ép thành từng tấm lớn, các tấm cao su được làm khô bằng cách xông khói. Chất lượng cao su phụ thuộc vào mùa, loại cây trồng. Chẳng hạn: vào mùa mưa cây cao su có mũ tốt và nhiều hơn mùa nắng,... * Cao su tổng hợp: trộn vào cao su thiên nhiên từ 30 - 40%. - Cao su butyl chính là trộn lẫn của 60%-70% Isopren và 40%-30% Isobutylen. - Cao su tốt là ngăn cản sự thấm khí, nó được dùng làm lốp xe ô tô, xe có trọng lượng lớn. 1.2.2. Quy trình sản xuất. - Cao su = > cán dẻo (nhiệt độ 80oC) => trộn cao su, than đen , S để gia công lưu hoá => Các giai đoạn trung gian = > Sản phẩm. - Tẩy màu cao su: Cao su thiên nhiên nhập về có màu vàng, vì vậy cần ph ải tẩy màu trong quá trình nghiệt luyện, sau đó cho phẩm màu vào. - Lưu hoá cao su: Cao su sau khi được tẩy màu trộn với than đen và bột S, l ưu hoá ở nhiệt độ trên 110oC, trong quá trình lưu hoá giữ cho nhiệt độ không đổi trong khoảng 80o-110oC bằng hệ thống nước giải nhiệt trong ống cán để S không hoạt động. Kết quả tạo ra hình dạng ban đầu của xăm lốp: 2 mặt ghép l ại với nhau, do đó phải qua giai đoạn tiếp theo. - Tạo hình dạng sản phẩm: Từ hình dạng ban đầu được đưa qua hệ thống tạm gọi là thổi lốp lên thành dạng tròn, miệng tạo hình, cốt tạo lõi. Từ đó sẽ có băng chuyền di chuyển dạng ống này đi đến máy ép đùn, đùn ra dạng ống, công đoạn cắt thành từng đoạn để ghép thành lốp, tuỳ từng loại xe mà cắt đồng thời 3 sản phẩm. Tiếp đó, đưa qua bộ phận đục lỗ (làm van). Có hệ thống làm van riêng, sau đó kết hợp cho van vào lỗ dựa vào lúc ruột còn nóng chưa phủ bột ch ống dính dán van vào sẽ được van kín, tại đây có người túc trực để dán van vào ruột. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 10
  11. Hệ thống tạo ống sản phẩm - Thiết bị nối: gia nhiệt nối vòng. - Gia công sản phẩm: in ngày sản xuất, logo công ty sản xuất CASUMINA. Quá trình này có người luôn đứng bên để in lên khi lốp vẫn còn nóng. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sau khi hoàn thành các công đoạn chuyển sang kiểm tra sản phẩm. Nếu sản phẩm không đạt yêu cầu như hỏng, nhiều lỗ khí,.. sẽ được loại ra ngoài. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 11
  12. Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm - Ta thấy bên ngoài sản phẩm lốp xe có hệ thống những tua nhỏ có chức năng thoát khí cho lốp xe. - Những ruột hỏng, kém chất lượng được công ty khác tái chế, nhà máy CASUMINA không tái chế. 1.3. Công nghệ xử lý chất thải. - Hệ thống nước thải (chủ yếu nước giải nhiệt) được đưa xuống những hầm chứa phía dưới đất ngay trong quy mô sản xuất. Nước này được tái sử dụng lại sau khi làm được nhà máy sử lí. - Cao su, sản phẩm hư hỏng được dự trữ sau đó được đưa đi tái chế. * Xử lý nhiệt ồn và nóng - Công tác này công ty vẫn làm chưa được tốt, có thể do qua trình làm việc này cần nhiệt độ nên công ty không chú trọng công tác xử lý nhiệt và cũng có th ể do dây chuyền của công ty là một dây chuyền tự động cao và có hệ thông giải nhiệt tốt (nếu không thì sản phẩm sẽ bị lưu hóa bất kì lúc nào). 1.4. Môi trường tại nhà máy. Dù nhà máy ở ngay trong khu dân cư nhưng không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, bảo đảm sức khoẻ nhân dân. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 12
  13. CHƯƠNG 2: XÍ NGHIỆP ACQUY SÀI GÒN 2.1. Tổng quan về nhà máy. - Công ty Cổ phần Pin Acquy Miền Nam luôn hướng tới thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải tiến thường xuyên của hệ thống quản lý chất lượng vói các tiêu chí sau: • Đảm bảo cam kết cải tiến liên tục và hiệu quả. • Thị trường nội địa là sống còn, thị trường xuất khẩu là phát triển. • Luôn hướng tới khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cung cấp sản phẩm có chất lượng ổn định, giá cả phù hợp. • Liên tục nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý. • Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hài hòa lợi ích giữa Cổ đông, Người lao động, Doanh nghiệp, Khách hàng và Cộng đồng. - Nhờ những nổ lực không ngừng, Pin Con Ó ngày càng lớn mạnh cả về sản lượng và chất lượng chiếm 70% thị phần nội địa đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận như Trung Đông, Brunei…. - Với tôn chỉ "Uy tín và chất lượng" Pinaco đã tập trung các nguồn lực để phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo hướng toàn diện. Năm 2002, Pinaco đã đ ạt chứng chỉ ISO 9001 : 2000 do tổ chức BVQI - Vương Quốc Anh chứng nhận. Sản phẩm của công ty được người tiêu đánh giá cao về chất lượng (Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 11 năm liền) và sự an toàn khi sử dụng từ nhiều năm. - Bên cạnh đó công ty còn đạt được nhiều danh hiệu do nhà nước phong tặng như:  1986 - 1995: - Huân chương Lao động Hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất cho toàn Công ty. - Cờ thi đua của Chính phủ tặng đơn vị xuất sắc nhiều năm liền.  1996 - 2005: - Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huân chương Độc Lập hạng Ba cho XN ắc quy Đồng Nai. - Huân chương Lao động Hạng Ba cho XN pin Con Ó, Xí nghiệp ắc quy Sài Gòn. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 13
  14. - Cờ thi đua & Bằng khen “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền (1995-1999)” của Thành ủy TP.HCM. - Cờ thi đua của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam. - Đặc biệt được phong tặng "Đơn vị Anh hùng Lao động" trong thời kỳ đổi mới vào năm 2000 và Huân chương Độc Lập hạng II vào năm 2005.. * Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban: * Nhiệm vụ của các phòng ban: a. Ban giám đốc.  Giám đốc là người có quyền hành cao nhất, quản lý đi ều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh, đầu tư, ký kết hợp đồng kinh doanh và chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty cũng như trước pháp luật.  Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý và điều hành chung các phòng ban. b. Các phòng ban. • Phòng kỹ thuật: là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động của nhà máy, chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật gồm:  Phòng cơ điện (gồm tổ cơ khí và tổ điện): chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, thiết kế, bảo trì thiết bị, theo dõi hệ thống điện nước, kịp thời sữa chữa các sự cố nhằm đảm bảo cho nhà máy sản xuất liên tục.  Phòng công nghệ KCS: kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và đ ầu ra, giám sát dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm ở từng khâu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, giảm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. • Phòng nghiệp vụ gồm có: - Phòng tổ chức hành chánh: có nhiệm vụ thực hiện các chính sách đ ối nội, đối ngoại của nhà máy như:  Công tác văn thư, lưu trữ, quản lí công văn đến và đi, quản lí con dấu.  Quản lí văn phòng phẩm, các thiết bị văn phòng, tài sản công ty.  Quản lí hồ sơ nhân sự, theo dõi ngày công, ngày phép.  Giải quyết các chế độ phúc lợi, bảo hiểm, lương thưởng. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 14
  15.  Tìm hiểu, tiếp xúc, quản lí thông tin về khách hàng, các phản hồi của khách hàng với xí nghiệp. - Phòng vật tư: chịu trách nhiệm đặt hàng, mua nguyên liệu, thực hiện các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm. - Phòng kế toán: thực hiện các hoạt động kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán công nợ, thu, chi…. - Phòng nhân sự, tiền lương: thực hiện các báo cáo tài chính, báo cáo thu ế, chịu trách nhiệm về tài chính của công ty, thanh toán vật tư, lương thưởng, tr ực ti ếp phân công, tuyển dụng lao động, xây dựng các chính sách duy trì và phát tri ển nguồn nhân lực. • Xưởng sản xuất là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo chỉ tiêu đ ề ra, là bộ phận quan trọng của xí nghiệp gồm: - Xưởng tạo cực dương. - Xưởng cắt lon. - Xưởng pha trộn dịch điện giải. - Xưởng trộn bột cực dương. - Phân xưởng sản xuất R6 sắt tây và R03. - Phân xưởng sản xuất R6 thông thường. * Công tác quản trị nguồn nhân lực: Với số lao động khoảng 370 người chia thành các nhóm sau: - Lao động tay nghề đơn giản – không cần tay nghề. - Lao động cần tay nghề. - Quản lý. - Kỹ thuật, công nghệ.. Chính sự đa dạng trong phân cấp lao động là tiền đề cho công tác xây dựng và phân công nguồn lao động hợp lý. * Công tác tuyển dụng: - Hiện nay chính sách thu hút nhân lực của xí nghiệp thông qua các hoạt đ ộng như nhận sinh viên thực tập và tiến hành tuyển dụng khi có nhu cầu về nhân sự. - Khi đáp ứng được yêu cầu của xí nghiệpng]ời lao động tiến hành kí kết hợp đồng lao động với xí nghiệp dưới một trong ba hình thức sau: + Hợp đồng không xác định thời hạn với những người trước đây theo biên chế cũ hay có chuyên môn mà nhà máy cần. SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 15
  16. + Hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm đối với lao động có trình độ trung cấp hay có chuyên môn nhưng không quan trọng. + Hợp đồng ngắn hạn áp dụng với những lao động có tính thời vụ và ngắn hạn. * Công tác đào tạo và phát triển: nhà máy vừa tiến hành đào tạo sơ cấp cho lao động phổ thông đơn giản, vừa tiến hành đào tạo trung cấp và cao cấp cho các dạng lao động còn lại tạo đội ngũ lao động mạnh cả về chất và lượng. * Bên cạnh đó nhà máy còn có những chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đ ể người lao động yên tâm công tác, hoàn thành mọi nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao. Khuyến khích các sáng tạo, sáng kiến cải tiến máy móc dây chuy ền, đổi mới công nghệ bằng chính sách bồi dưỡng, thưởng, và tuyên dương. * Năng lượng sử dụng: - Dùng hệ thống điện 3 pha công nghiệp. - Khí nén. - Dầu đốt. 2.2. Dây chuyền sản xuất các loại ắc quy. Nguyên vật liêu: Bao gồm những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất ac quy. a. Công đoạn Đúc: Stt Các bước công nghệ Nội dung thực hiện 1 Nhận kế hoạch sản xuất Sử dụng đúng khuôn mẫu theo quy định phân loại thiết bị và nguyên liệu 2 Đốt lò, nấu chảy nguyên Nấu chảy ở nhiệt độ cho phép liệu 3 Gia nhiệt cho khuôn đúc Nhiệt phân bổ dều trên bề mặt khuôn 4 Ra sản phẩm Kiểm tra sản phẩm có đảm bảo chất lượng hay không 5 Hoàn chỉnh sản phẩm Tấm xương không có ba via, nhẵn mịn, không nứt vỡ, không mất tăm xương 6 Nhập kho Đếm đủ số lượng, trọng lượng 7 Vệ sinh, kiểm tra thiết bị Sạch sẽ nhà xưởng, thiết bị hoàn hảo SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 16
  17. Máy đúc tấm cực b. Công đoạn trát tấm cực: STT Các bước công nghệ Nội dung thực hiện 1 Xương thô Tấm (+)=0.11 kg, (-) =0.09 kg. Độ dẻo cao không nứt vỡ 2 Đập xương Đập từng tấm xương một không gãy dập 3 Trát bột Bột trát phải đạt độ dẻo cao, trát đúng theo chủng loại bột theo từng loại tấm 4 Quay ép tấm cực Ép mặt lá phẳng không lồi lõm, mặt lá đều bột 5 Nhúng Axit Nhúng theo nồng độ dung dịch quy định, xếp tấm cực ra cáng phơi 6 Xấy tấm cực Tấm cực phải khô đều, không nứt vỡ cong vênh 7 Vệ sinh, kiểm tra thiết bị Nhà xường sạch sẽ, thiết bị đảm bảo SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 17
  18. c. Công đoạn hóa: STT Các bước công nghệ Nội dung thực hiện 1 Cho tấm cực xuống ngâm nước Lá phải đều 2 Đổ cầu hàn cụm cực Theo tiêu chuẩn 3 Vào cụm cực và hàn Đúng (-)(+), mối hàn ngắn 4 Kiểm tra nồng độ axit Nồng độ theo quy định 5 Thả cụm cực vào thùng hóa Thẳng đều, không xô lệch 6 Hàn nối cần các thùng hóa lại Hàn đấu nối tiếp 7 Khởi động máy phân cực Kiểm tra đúng theo chế độ 8 Ra tấm cực và rửa lá Rửa sạch axit bám bề mặt 9 Lá dương đem xấy khô Theo tiêu chuẩn 10 Lá âm đem ngâm tẩm hóa chất Hóa chất phải đều bề mặt cực 11 Chuyển vào hệ thống xấy khô Tấm cực cách đều nhau 12 Vệ sinh, kiểm tra thiết bị Nhà xường sạch sẽ, thiết bị đảm bảo d. Công đoạn lắp bình khô: STT Các bước công nghệ Nội dung thực hiện 1 Nhập lá cách, gấp lá cách Tấm cách phải bằng, không rách 2 Nhận vỏ và đầu chì Vỏ không nứt vỡ, đầu chì không biến dạng 3 Nhận lá cực để vệ sinh Các cạnh lá phải vát đều khoong có via, tai lá phải sạch không có bụi chì 4 Xếp tấm lá cực vào cùng lá cách Tấm cực phải nằm giữa tấm cách 5 Nhận tai chì và que hàn Tai chì thẳng không cong vênh 6 Vào hộc cài giăng lược Không để tai lá thấp hơn mặt giăng lược SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 18
  19. 7 Hàn cụm cực Mối hàn ngắn đều không nứt vỡ 8 Cho cụm cực vào hộc bình Tất cả cụm lá nằm trong hộc vỏ 9 Kiểm tra bằng máy Không được chạm chập đúng quy định 10 Hàn nối cần Mối hàn ngắn không rạn nứt 11 Chỉnh đầu trụ cực với nắp Hai đầu cực phải đều 12 Pha keo Trộn đều 13 Bơm keo vào nắp Keo được phủ đều vào các khe nắp 14 Dán thân vào nắp Nắp và thân phải khít 15 Nhỏ keo đầu trụ cực Keo đỏ là (+), đen là (-) 16 Bơm axit vào bình Các ngăn phải đều 17 Đưa bình vào hệ thống nạp Theo chế độ từng loại 18 Rửa bình Rửa sạch axit bám ngoài bề mặt vỏ 19 Đóng gói dán tem mác 20 Vệ sinh, kiểm tra thiết bị Nhà xưởng sạch sẽ, trang thiết bị đảm bảo e. Công đoạn lắp bình nước: STT Các bước công nghệ Nội dung thực hiện 1 Nhập lá cực từ tổ hóa Lá cực phải khô đều 2 Cắt tấm cực Cắt đúng theo khuôn lá 3 Giũa, đánh bóng tấm cực Tấm cực phải sạch không có ba via răng cưa 4 Đột vỏ Theo quy định 5 Xếp lá cách cùng tấm bản cực Lá phải thẳng, đúng chủng loại theo tấm (-) (+) SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 19
  20. 6 Vào hộc vỏ Đúng theo (-)(+) 7 Đưa cụm lá vào vỏ bình Căn chỉnh chính xác tránh nhầm đầu cực 8 Chuyển hộc bình sang tổ dập dán Hoàn thiện đóng gói sản phẩm 9 Dọn vệ sinh, kiểm tra trang thiết Nhà xưởng sạch sẽ, trang thiết bị đảm bị sản xuất bảo SVTH: Ngô Kim Nhân Lớp Hóa 3A 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2