intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế Lý luận chính trị - hành chính: Tìm hiểu sự phát triển lực lượng sản xuất qua việc nghe báo cáo, tham quan thực tế tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân

Chia sẻ: Trần Thanh Tài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

117
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thu hoạch có nội dung trình bày về cơ sở lý luận; mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; sự phát triển lực lượng sản xuất của Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 2; cảm nhận về chuyến tham quan thực tế tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 2;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế Lý luận chính trị - hành chính: Tìm hiểu sự phát triển lực lượng sản xuất qua việc nghe báo cáo, tham quan thực tế tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân

  1. THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CÁN BỘ TP.HCM LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH H.839 BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT QUA VIỆC NGHE BÁO CÁO, THAM QUAN THỰC TẾ TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN HỌC VIÊN: TRẦN THANH TÀI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: CTY CP VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s ĐÀO XUÂN THỦY Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2021
  2. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập với các Thầy, Cô Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân tôi nhận thấy đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới và thật bổ ích từ các Thầy, Cô của Học viện. Tôi được tiếp thu và được trang bị thêm nhiều kiến thức liên quan đến chuyên môn hơn, khả năng phân tích lý luận vững vàng hơn, hoàn thiện nhiều kỹ năng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Từ đó, tôi thấy ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn trên công việc mình quản lý. Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân để đạt được kết quả tốt như hôm nay là nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các Quý Thầy, Cô giảng dạy trong suốt khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy, Cô Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Thầy chủ nhiệm lớp H.838-H.839 đã tận tâm hướng dẫn và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình tôi theo học để tôi bổ sung và hoàn thiện kiến thức chuyên môn áp dụng trong công việc và trong cuộc sống. Đặc biệt, cảm ơn thầy Ths. Đào Xuân Thuỷ, giảng viên Khoa Lý luận Cơ Sở, thầy đã tận tình hướng dẫn lớp chúng tôi trong suốt chuyến đi nghiên cứu thực tế tại Công ty Nhiệt Điện Vĩnh Tân vào thời gian từ ngày 11.03.2021 đến 13.03.2021. Xin chân thành cảm ơn Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2021 Học viên ii
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn Ths. Đào Xuân Thủy iii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM ĐIỂM THỨ NHẤT …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………… Tp.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2021 GIÁO VIÊN CHẤM THỨ NHẤT NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM ĐIỂM THỨ HAI …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… Tp.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2021 GIÁO VIÊN CHẤM ĐIỂM THỨ HAI iv
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................. iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM ĐIỂM .................................................. iv MỤC LỤC ............................................................................................................. v I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 1 1. Lực Lượng Sản Xuất...................................................................................... 1 2. Quan Hệ Sản Xuất ......................................................................................... 2 3. Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Lực Lượng Sản Xuất Và Quan Hệ Sản Xuất. ................................................................................................................... 4 II. SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2 .............................................................................................. 6 1. Vài Nét Về Bình Thuận Nơi Đoàn Đến Thực Tế .......................................... 6 1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 6 1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 6 1.3. Đơn vị hành chính ................................................................................... 7 1.4. Dân cư ..................................................................................................... 8 1.5. Tiềm năng kinh tế .................................................................................... 9 1.5.1. Ngành kinh tế biển ............................................................................. 9 1.5.2. Ngành du lịch ..................................................................................... 9 1.5.3. Ngành năng lượng............................................................................ 10 1.5.4. Ngành khai thác khoáng sản ............................................................ 12 1.5.5. Ngành nông - lâm nghiệp ................................................................ 12 2. Tổng Quan Nhà Máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 ............................................. 12 2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế .......................................................................... 14 2.2. Công tác quản lý môi trường ................................................................. 15 3. Công Tác Đào Tạo – Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Nhà Máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 ....................................................................................................... 17 3.1. Kết quả thực hiện giai đoạn 2017 - 2019 .............................................. 17 v
  6. 3.1.1. Kết quả đạt được trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2017 – 2019................................................................................ 17 3.1.2. Đánh giá chung ................................................................................ 19 3.2. Kế Hoạch Đào Tạo, Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Nhà Máy Giai Đoạn 2021 - 2025, Định Hướng Đến Năm 2030 ......................................... 20 III. CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN VỀ CHUYẾN THAM QUAN THỰC TẾ TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2..................................................... 21 IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỪ CHUYẾN ĐI ..................................................... 23 vi
  7. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lực Lượng Sản Xuất - Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh khả năng con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được khái quát thành lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện của trình độ chinh phục tự nhiên của con người, lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội bảo đảm nhu cầu của con người. - Về mặt kết cấu, lực lượng sản xuất gồm hai thành tố là Người lao động và Tư liệu sản xuất: + Người lao động là con người có sức khỏe, có kỹ năng lao động. + Tư liệu sản xuất là những đối tượng được con người sử dụng, khai thác trong quá trình sản xuất, gồm: * Tư liệu lao động. Ví dụ: những công cụ lao động như cày, cuốc, máy kéo, dệt, máy, xe tải…; những nhiên liệu sản xuất như xăng, dầu, điện… * Đối tượng lao động. Ví dụ: sắt, thép, xi măng, sỏi, bông, len, sợi vải… Đó là những vật liệu, nguyên liệu “thô” để làm đầu vào của sản xuất. – Do tầm quan trọng của nhân tố con người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động”. Do đặc trưng sinh học – xã hội riêng có của mình, con người có sức mạnh và kỹ năng lao động cả về chân tay, cơ bắp, lẫn trí óc. Trong lao động, sức mạnh và kỹ năng ấy đã được nhân lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng trong lao động của con người. Do đó, con người chính là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận cua nền sản xuất trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) hiện nay. 1
  8. – Cùng với con người, công cụ lao động cũng là một thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động chính là “khí quan của bộ óc con người”, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, có tác động “nối dài bàn tay” và nhân lên sức mạnh trí tuệ con người. Bởi vậy, khi công cụ lao động đã đạt tới trình độ tin học hóa, số hóa, tự động hóa… một cách phổ biến như hiện nay, thì hiệu năng của nó thật sự rất kỳ diệu. Trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động nhất (tức là dễ biến đổi, tiến hóa lên mức cao hơn nhất) của lực lượng sản xuất. Điều này biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày càng tăng thêm, bởi công cụ sản xuất là do chính con người chế tạo ra. Chính sự chuyển đổi, cải tiến, hoàn thiện không ngừng của công cụ lao động đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét cho cùng, đó chính là nguyên nhân sâu xa của mọi biến cải xã hội. – Trong quá trình chinh phục tự nhiên, con người sáng tạo ra khoa học, đến lượt mình, khoa học lại đóng vai trò là công cụ lao động đắc lực của con người. Ngày nay, khoa học đã phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống. Cách thức mà khoa học thâm nhập và thể hiện trong hiện thực ngày càng phong phú, đa dạng theo cấp số nhân. Khoa học đã phát triển đến mức độ mà chỉ vài chục năm trước con người cũng khó tưởng tượng ra. Ví dụ tiêu biểu là công nghệ Internet, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G, các mạng xã hội Facebook, Youtube… đã làm thay đổi to lớn nhiều mắt khâu trong quá trình sản xuất của con người. Những công nghệ hiện đại này chính là đặc trưng mang tính thời đại cho lực lượng sản xuất hiện nay. 2. Quan Hệ Sản Xuất - Để tiến hành quá trình sản xuất, nhất định con người phải có mối quan hệ với nhau. Tổng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất. Nói cách khác quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất. 2
  9. - Trong đời sống xã hội của mình con người dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổi hoạt động sản xuất cũng như kết quả lao động những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu. Như vậy quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã hội. - Với tính chất là những quan hệ kinh tế khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất của đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở của đời sống xã hội. - Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt: + Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất – Biểu hiện thành chế độ sở hữu. trong hệ thống các quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác. + Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất: Tức là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất các quan hệ về mặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể đi ngược lại các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội. + Quan hệ phân phối sản xuất sản phẩm: tức là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của 3
  10. toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãm sự phát triển của xã hội - Nếu xét riêng trong phạm vi một quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất sở hữu quyết định tính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trong mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất định quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các quan hệ sản xuất khác, ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chúng không đối lập mà phục vụ đắc lực cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế xã hội mới. 3. Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Lực Lượng Sản Xuất Và Quan Hệ Sản Xuất. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nội dung cốt lõi của mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như sau: - Một là, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai thành tố cơ bản cấu thành nên phương thức sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất xã hội. Mỗi phương thức sản xuất hay quá trình sản xuất xã hội không thể tiến hành được nếu thiếu một trong hai thành tố trên. Trong đó, lực lượng sản xuất chính là nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ của quá trình này còn quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình đó. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi quan hệ sản xuất phải được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp, thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ có sự thích ứng, phù hợp đó của quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất mới có thể tiếp tục phát triển. - Hai là, trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Tính quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện trên hai mặt thống nhất với nhau: lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó và cũng do đó mà khi lực lượng sản xuất thay đổi thì cũng tất yếu đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định đối với quan hệ sản xuất. 4
  11. - Ba là, quan hệ sản xuất luôn có khả năng tác động ngược trở lại, đối với việc bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất có thể diễn ra với hai khả năng: tác động tích cực hoặc tiêu cực. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với nhu cầu khách quan bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển của lực lượng sản xuất thì có tác động tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu trái với nhu cầu khách quan đó thì nhất định sẽ diễn ra quá trình tác động tiêu cực. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, trong khi đó quan hệ sản xuất lại có tính ổn định tương đối, vì nó gắn với các thiết chế xã hội, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội của nó. Chính vì thế mà Các Mác đã khẳng định: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ sản xuất, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”[16]. Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thúc đẩy xã hội loài người phát triển không ngừng như một quá trình lịch sử - tự nhiên. - Bốn là, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai mặt đối lập. Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống nhất đến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết thì tái thiết lập sự thống nhất mới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận động phát triển của phương thức sản xuất. 5
  12. II. SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2 1. Vài Nét Về Bình Thuận Nơi Đoàn Đến Thực Tế 1.1. Vị trí địa lý Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía nam, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía bắc. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Với vị trí trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật. 1.2. Điều kiện tự nhiên Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tê mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khô thực tế thường kéo dài. 6
  13. Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp. Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Tỉnh có bốn sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty. Sông Lòng Sông phát nguyên từ dãy núi ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận, chảy theo chiều Bắc-Nam dọc theo ranh giới hai quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Sông này dài khoảng 40 cây số (từ nguồn ra đến cửa biển). Sông Lũy phát nguyên từ cao nguyên Tuyên Đức.Từ nguồn đến ranh giới quận Hòa Đa, sông chảy theo hướng Bắc-Nam, dài 40 cây số; rồi rẽ ra đến biển, sông chảy theo hướng Tây-Đông và dài hơn 20 cây số, lòng sông hẹp, quanh co, vào mùa mưa thường gây lụt lội. Sông Cái phát nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng chảy qua địa phận Thiện Giáo, rồi chảy theo hướng Bắc-Nam và dài khoảng 40 cây số. Sông Cà Ty phát nguồn từ cao nguyên phía Tây và chảy theo hướng Đông- Nam, dài 27 cây số. 1.3. Đơn vị hành chính Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (Phan Thiết), 1 thị xã (La Gi) và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý). 7
  14. 1.4. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của tỉnh đạt 1.230.808 người. 38,1% dân số sống ở đô thị và 61,9% dân số sống ở nông thôn. Dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số (2015): 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phan Rí Cửa, Thị xã La Gi. Thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân. Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết, Xã Hải Ninh và xã Sông Lũy- huyện Bắc Bình), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 386.223 người, nhiều nhất là Công giáo có 188.996 người, tiếp theo là Phật giáo có 130.016 người, Hồi giáo có 29.550 người, Bà La Môn có 25.110 người, đạo Tin Lành có 9.956 người, đạo Cao Đài có 2.403 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 90 người, Baha'i giáo có 63 người, Minh Sư đạo có 17 người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 13 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có sáu người và Minh Lý đạo có 03 người. 8
  15. 1.5. Tiềm năng kinh tế 1.5.1. Ngành kinh tế biển Với đề án “Phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” nhằm mục đích định hướng chính là phát triển kinh tế biển. Ngành kinh tế biển Bình Thuận phát triển đồng bộ các khâu: Khai thác, chế biến, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, công nghiệp khai thác, xây dựng huyện đảo Phú Quý trở thành trung tâm khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, căn cứ chi viện hậu cần, kỹ thuật cho khu vực quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 và thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Từ tháng 10-2015 đến nay, Bình Thuận đã xây dựng đội tàu hậu cần hải sản; ký duyệt, đóng mới 109 tàu vỏ sắt; phối hợp với tập đoàn Yanmar (Nhật Bản) đóng 20 tàu bằng vật liệu composite. Từ đầu năm 2016 đến nay, năng suất khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 50.000 tấn, nhiều sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới. 1.5.2. Ngành du lịch Với các đề án "Xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm văn hóa, thể thao, du lịch biển mang tầm quốc gia", "Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2015-2020", “Bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm mục đích định hướng chính là khai thác tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh. Ngành du lịch Bình Thuận đã tạo một bước đột phá trong tăng trưởng doanh thu, bình quân hàng năm lượng khách đến tăng từ 12-20%, doanh thu tăng khoảng 30%, trong đó năm 2015 đạt 4,25 triệu lượt du khách đến, doanh thu đạt 7.640 tỷ đồng. Quý I-2016, Bình Thuận đón hơn 1,5 triệu du khách, tăng 15,7% so với cùng kì năm 2015. Trong quý I-2016, tại tỉnh Bình Thuận đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, như Hội thảo "Liên kết phát triển du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia"; "Giải Billiards và Snooker vô địch quốc gia"; "Giải lướt ván buồm mở rộng MuiNe fan Cup lần thứ 17 năm 2016"; "Giải đua thuyền truyền thống"… kịp thời tuyên truyền, quảng bá, thu 9
  16. hút doanh nghiệp, du khách đến tìm hiểu đầu tư, tham quan. Đến nay đã có 436 dự án với tổng số vốn 63.738 tỷ đồng đầu tư vào Bình Thuận. Du lịch cáp treo Tà Cú - Tỉnh Bình Thuận 1.5.3. Ngành năng lượng Trong thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt một số dự án năng lượng lớn triển khai đầu tư tại Bình Thuận với tổng vốn đầu tư dự kiến là 18.696 triệu USD (kể cả phần vốn đã đầu tư của nhiệt điện Vĩnh Tân 2), trong đó có 2 trung tâm điện lực là Vĩnh Tân và Sơn Mỹ. Theo quy hoạch trên lĩnh vực điện lực, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm sản xuất điện với quy mô lớn bao gồm: Trung tâm điện lực Vĩnh Tân 6.224MW, Trung tâm điện lực Sơn Mỹ 3.900MW, các nhà máy điện gió với tổng công suất 700MW; đồng bộ là các tuyến đường dây và các trạm biến áp 500kV, 220 kV, 110 kV để thực hiện truyền tải và phân phối điện. Và khi các trung tâm điện lực, các nhà máy điện bắt đầu vận hành hết công suất giai đoạn 2020-2030, tổng điện năng sản xuất của tỉnh Bình Thuận sẽ tăng mạnh đột biến không chỉ cung cấp nhu cầu về điện cho nhân dân trong tỉnh, một phần lớn nhu cầu về điện của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ mà 10
  17. còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năng lượng điện gió Năng lượng điện mặt trời 11
  18. 1.5.4. Ngành khai thác khoáng sản Bình Thuận có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, đáng chú ý là nước khoáng thiên niên Bicarbonat, với 10 mỏ trữ lượng cao và chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm và hiện có 2 mỏ (Vĩnh Hảo và Đa Kai) đang được khai thác và kinh doanh. Cát thủy tinh có 4 mỏ lớn ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Tân và La Gi trữ lượng trên 500 triệu m3; chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh. Đá Granít có trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi. Sét Bentonit dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất Titan, Zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Dầu khí là nguồn tài nguyên gần bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ trữ lượng lớn như Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Sư Tử Vàng, Rubi... Đây là tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản cho tỉnh nhà. 1.5.5. Ngành nông - lâm nghiệp Ngành nông - lâm nghiệp Bình Thuận phát triển đa dạng, toàn tỉnh có hơn 200 ngàn ha đất nông nghiệp, đang hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả như thanh long, điều, bông vải, cao su, tiêu, nho, thanh long... trong đó thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng hàng năm khoảng 140 ngàn tấn. Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã gieo trồng được 33.829 ha cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày có khả năng chịu hạn, vượt 114% kế hoạch; trồng 18.748 ha lúa;... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến và trữ lượng xuất khẩu hàng nông sản. Ngoài ra, với diện tích 390.745 ha rừng và đất lâm nghiệp là tiền đề thuận lợi để hình thành các nhà máy, xí nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. 2. Tổng Quan Nhà Máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 Nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 là một dự án trọng điểm của Việt Nam thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 12
  19. năm 2025 (Tổng sơ đồ VI) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là một dự án nhiệt điện than lớn đầu tiên được xây dựng ở khu vực miền Nam, đánh dấu bước phát triển mới của ngành điện lực Việt Nam. Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do EVN làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng vào tháng 8/2010, gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.244MW (2x622MW), sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 7,2 tỷ kWh. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 nằm trong TTĐL Vĩnh Tân trên địa bàn xã Vĩnh Tân , huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km, cách Thành Phố Hồ Chí Minh gần 250km và cách tỉnh Ninh Thuận khoảng 15km. - Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 1A - Phía Nam giáp biển Đông - Phía Đông Bắc giáp Xã Phước Diêm, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận - Phía Tây Nam giáp xã Vĩnh Hảo Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, công nghệ đốt hiện đại, sử dụng nhiên liệu chính là than Antraxit cám 6A được lấy từ Hòn Gai - Cẩm Phả - Quảng Ninh và dầu FO làm nhiên liệu đốt khởi động và phụ trợ khi phụ tải dưới 70%. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thiết kế và xây dựng nhà máy nhằm đảm bảo các chỉ tiêu cao về độ sẵn sàng, hiệu suất, tính ổn định, an toàn và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường do áp dụng các phương pháp lọc bụi, khử NOx và SOx thông qua các thiết bị hiện đại và tiên tiến hiện nay. Than sẽ được vận chuyển đến nhà máy bằng phương tiện vận tải thuỷ có tải trọng đến 30.000DWT. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được nối với hệ thống điện Quốc gia thông qua trạm 220kV/500kV bằng tuyến cáp ngầm. Nguồn nước vận hành cho nhà máy được lấy từ hồ Đá Bạc và sông Lòng Sông. 13
  20. 2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 sẽ được thiết kế lắp đặt và chạy thử theo các quy phạm, các tiêu chuẩn, quy định phòng ngừa tai nạn, các quy định luật pháp có liên quan mới nhất. Tất cả các loại vật liệu, thiết bị cũng như hạng mục xây dựng được thực hiện bao gồm cả các bảng tính toán, các bản vẽ, chất lượng, chuẩn loại hàng hóa, phương thức kiểm tra, tính chất riêng biệt về mặt xây dựng của các thiết bị cũng như của các hạng mục và nghiệm thu nhà máy theo từng phần khi nó không còn nằm trong các yêu cầu đặc biệt của đặc tính kỹ thuật thì nó sẽ được áp dụng các quy phạm kỹ thuật tương ứng với từng khía cạnh. Được áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO và IFC, các tiêu chuẩn xây dựng cấp quốc gia và các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Úc … phù hợp với các quy định trong Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 7/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng (i). Các tiêu chuẩn quy phạm của hiệp hội, tổ chức được quốc tế công nhận như ASTM, ASME, API, NFPA vv… Buộc phải thực hiện các quy định hiện hành về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, đặc biệt phải áp dụng các tiêu chuẩn áp dụng bắt buộc có liên quan đến phòng chống cháy nổ, đến vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho thiết bị, công trình, liên quan đến môi trường, các tiêu chuẩn liên quan đến các điều kiện đặc thù Việt Nam. Cho phép áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật khác với tiêu chuẩn như quy định tại điểm (i) nêu trên, với điều kiện các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho mức tiên tiến tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn tương ứng thuộc các hệ thống tiêu chuẩn quy định tại điểm (i). Đối với các trường hợp tiêu chuẩn Việt Nam có mức tiên tiến thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài; trong trường hợp ngược lại, áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2