Bài thuyết trình: Đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam, tại sao và bằng cách nào?
lượt xem 9
download
Bài thuyết trình "Đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam, tại sao và bằng cách nào" giới thiệu về đánh giá dự báo tác động pháp luật, đánh giá dự báo tác động pháp luật liên quan tới những vấn đề gì, các vấn đề về thực hiện, kinh nghiệm của Australia về cải cách pháp lý,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) tại Việt Nam, tại sao và bằng cách nào?
- Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật (RIA) tại Việt Nam: Tại sao và Bằng cách nào? “.. Các cải cách [pháp lý] nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh, và có xu hướng làm tăng cả đầu tư và tăng năng suất [và] tốc độ tăng trưởng về bình quân GDP tính trên đầu người (OECD 2005). “ Bài trình bày của Raymond Mallon (Chuyên gia Tư vấn của GTZ) Tại Tọa Đàm về RIA với Bộ Tư pháp 21 tháng 12, 2005 raymond@raymondmallon.com
- Đề cương bài trình bày Giớithiệu về Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật (Lý do) Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật liên quan tới những vấn đề gì (Nội dung) Các vấn đề về thực hiện (Phương pháp) Các bước tiếp theo (Tiếp theo) Kinh nghiệm của Australia về cải cách pháp lý
- Lý do. Văn bản pháp luật là gì Văn bản pháp luật là công cụ qua đó chính phủ đưa ra các các yêu cầu mà các doanh nghiệp và công dân cần tuân thủ. Văn bản pháp luật bao gồm luật, các lệnh, sắc lệnh chính thức và không chính thức, các quy định dưới luật được ban hành bởi các cấp chính quyền. Văn bản pháp luật bao gồm các quy định gần dưới hình thức văn bản [(quy tắc, các tiêu chuẩn được sử dụng nhằm ảnh hưởng tới hành vi của doanh nghiệp, song không được thể hiện trong các văn bản pháp luật chính thức (tức là không được in trên Công Báo)].
- Lý do. Cải cách Pháp luật là Gì? OECD định nghĩa cải cách pháp luật là: – “Những thay đổi làm cải thiện chất lượng pháp luật, có nghĩa là nâng cao khả năng hiệu lực, tính hiệu quả chi phí, chất lượng của văn bản pháp luật và của các thủ tục liên quan của chính phủ”. Đạt được thông qua một tập hợp các văn bản pháp luật, và qua quá trình giảm quy chế và xây dựng lại quy chế. Thực hiện các cải cách pháp luật yêu cầu – Phải có văn bản đánh giá – Khẳng định ở cấp cao về nguyên tắc/ chính sách – Thể chế – Động cơ (ở mọi cấp độ) – Công cụ (RIA, tham vấn, phổ biến, đánh giá định kỳ…)
- Vì sao? Tính phức tạp về Thủ tục và Tham nhũng
- Lý do. Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật (RIA) là gì? Là một quá trình nhằm đánh giá các tác động tiềm năng của một thay đổi về chính sách và đưa ra một loạt các phương án thay thế. Nó có thể được sử dụng nhằm đánh giá: – Tất cả các tác động tiềm tàng – về mặt xã hội, môi trường, tài chính và kinh tế. – Tất cả các loại hình văn bản pháp luật: văn bản chính thức và bán chính thức (ví dụ như hướng dẫn về thông lệ, các chương trình nâng cao nhận thức…) – Sự phân bổ tác động đối với các đối tượng khác nhau bao gồm người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhân viên, khu vực nông thôn – thành thị và các đối tượng khác.
- Lý do. Mục tiêu và Sử dụng RIA? Văn bản pháp luật có chất lượng cao hơn => nền kinh tế có tính cạnh tranh hơn (minh chứng từ OECD) RIA => văn bản pháp luật có chất lượng cao hơn => một xã hội công bằng hơn. Được thừa nhận rộng rãi là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng của văn bản pháp luật (ví dụ như tại OECD). Hiện giờ là yêu cầu bắt buộc tại hầu hết cá nước OECD. Một số quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi ( như Hungary, Hàn Quốc, và Peru) giờ đây cũng biến RIA là một quy trình bắt buộc. Không phải là phương thuốc bách bệnh. Đồng thời cần phải có cam kết cao về phương diện chính trị (ví dụ như tăng năng suất chậm tại Hà Lan)
- Lý do. Giảm bớt rủi ro các lỗi về chính sách: Giúp xác định các mục tiêu của các thay đổi chính sách dự kiến Đánh giá tác động đầy đủ cả sự thay đổi dự kiến, bao gồm cả các tác động không dự kiến đối với các nhóm không nằm trong đối tượng mục tiêu của chính sách. Xác định và đánh giá các phương án lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Đảm bảo tính thống nhất với các công cụ chính sách khác. Đánh giá liệu lợi ích có lớn hơn chi phí hay không. Đảm bảo một quá trình tham vấn được thực hiện minh bạch và hiệu quả Đảm bảo tuân thủ các thỏa thuận quốc tế.
- Tại sao? Cải thiện tình trạng lạm phát về văn bản pháp luật Nếu không có cơ chế trách nhiệm, sẽ xuất hiện xu hướng là sản sinh ra quá nhiều văn bản pháp luật. Việt Nam vẫn còn có một hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo, phức tạp. Có thể cần phải thiết lập một văn phòng độc lập có trách nhiệm cải thiện chất lượng pháp luật. Các nhà tài trợ có thể làm vấn đề trở nên phức tạp hơn do yêu cầu các văn bản pháp luật mang tính tạm thời trong khuôn khổ các chương trình, dự án cho vay có điều kiện. RIA yêu cầu rằng tất cả mọi đối tượng đều phải giải trình yêu cầu đối với văn bản pháp luật nếu muốn giữ hoặc ban hành.
- Nội dung. Quá trình Xây dựng một Báo cáo về Đánh giá Dự báo Tác động Pháp luật (RIAS) Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn: – Đầu tiên là phải đánh giá dự báo tác động pháp luật đối với một đề xuất về văn bản pháp luật, xác định rằng liệu có tiếp tục xây dựng văn bản đó hay không. – Tiếp đó là đánh giá sơ bộ dự báo tác động, trước khi tiến hành tham vấn với các đối tượng liên quan và đưa kết quả đánh giá vào nội dung tham vấn. – Sau đó sẽ tiến hành một đánh giá đầy đủ, trong đó thể hiện nội dung và kết quả của quá trình tham vấn. Không nhất thiết phải là các báo cáo quá phức tạp
- Nội dung. Một số loại câu hỏi khi tiến hành đánh giá và xây dựng báo cáo Bản chất của vấn đề Văn bản pháp luật và điểm yếu của văn bản pháp luật Biện pháp xử lý thay thế Lợi ích của việc quản lý văn bản pháp luật Chi phí của việc quản lý bằng văn bản pháp luật Tham vấn với công chúng Hỗ trợ văn bản pháp luật Tác động đối với cạnh tranh
- Nội dung. Ai nên tiến hành RIA? Cơ quan chịu trách nhiệm đối với thay đổi chính sách dự kiến phải tiến hành RIA (song có thể thuê một cơ quan/ công ty chuyên môn tiến hành công việc này). Một cơ quan độc lập có thể giám sát việc thực hiện yêu cầu về RIA và đảm bảo chất lượng của các đánh giá được tiến hành. Biến RIA thành một phần của quá trình ra quyết định đòi hỏi phải có sự hỗ trợ về mặt chính trị, hành chính và của công chúng.
- Nội dung. Làm cách nào để đảm báo chất lượng của RIA? Một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm về chất lượng của RIA. Tại hầu hết các nước, cơ quan này KHÔNG THAM GIA TRỰC TIẾP vào việc xây dựng và tiến hành RIA. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nhiều đối tượng – bao gồm việc đảm bảo ranừg RIA có khả năng được công chúng tiếp cận dễ dàng (ví dụ như tóm tắt nội dung cho báo chí, báo cáo đầy đủ về RIA trên Internet) – có thể làm tăng áp lực đối với các cơ quan chính phủ nhằm nâng cao chất lượng của các báo cáo RIA.
- Phương pháp. Các bước cơ bản trong quá trình RIA Nhận biết/ Đánh giá vấn đề Xây dựng Báo cáo RIA sơ bộ Tham vấn với các đối tác có liên quan Thu thập và phân tích số liệu Chuẩn bị báo cáo RIA đầy đủ Phê duyệt báo cáo RIA
- Phương pháp. Một số gợi ý về nội dung của Báo cáo Đánh giá Tác động Pháp luật (RIA) Giới thiệu Mục đích và bản chất của thay đổi pháp luật dự kiến Quá trình tham vấn ý kiến Đánh giá các phương án lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề Lợi ích và chi phí của thay đổi dự kiến Tuân thủ và giám sát Tóm tắt và khuyến nghị
- Phương pháp. Đánh giá lợi ích và chi phí Đánh giá lợi ích, chi phí và tác động của từng phương án, bao gồm cả phương án “không làm gì”. Trong trường hợp có thể, các lợi ích và chi phí cơ bản cần được định lượng hóa. RIA cần bao gồm các đánh giá đầy đủ về lợi ích và chi phí (ví dụ như về xã hội, môi trường, y tế và an toàn). Mức độ tuân thủ cũng cần được đánh giá nhằm đánh giá các lợi ích tiềm năng. Tuy nhiên, định lượng đầy đủ là điều không phải lúc nào cũng thực hiện được, thậm chí tại các nước phát triển. (Tại các báo cáo RIA của Anh và Úc, thường không có các đánh giá lợi ích và chi phí đầy đủ).
- Phương pháp. Phân tích vấn đề với RIA Có thể áp dụng các phương pháp thay thế, song không phải tất cả chúng đều là hoàn thiện Thường thiếu dữ liệu Những bên đề xuất cải cách thường tỏ ra rất lạc quan về đánh giá lợi ích của cải cách. RIA không phải dành cho việc “điều chỉnh cho tốt hơn – fine-tuning” chính sách, mà chủ yếu là xác định phương án tốt và không tốt.
- Phương pháp. Vấn đề, song không lo; quá trình thực hiện tự nó đã có tác dụng Các lợi ích chính của RIA là từ việc tiến hành một quá trình tư duy và tham vấn có cấu trúc rõ ràng. Cần phải đảm bảo quá trình này được thực hiện đúng và phân tích nguồn lực phân tích vào các vấn đề chính. Không nên phân bổ nguồn lực hạn chế vào các phương pháp quá phức tạp và không cần thiết. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam do tình trạng thiếu nguồn lực tại nhiều cơ quan quốc gia.
- Phương pháp. Ma trận tóm tắt đối với Báo cáo RIA Vấn đề/ Mục tiêu của thay đổi dự kiến Các phương án dự kiến Các tác động dự báo của thay đổi dự kiến Các lợi ích mục tiêu Chi phí Phân bổ tác động Tóm tắt các quan ngại chính được đưa ra trong quá trình tham vấn
- Tiếp theo: Thông lệ ưu việt của OECD trong quá trình thực hiện RIA 1. Tối đa hóa cam kết chính trị đối với đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) 2. Phân công trách nhiệm về RIA một cách cẩn trọng 3. Đào tạo các nhà quản lý pháp luật 4. Sử dụng một phương pháp phân tích thống nhất song linh hoạt 5. Xây dựng và thực hiện chiến lược thu thập dữ liệu 6. Xác định mục tiêu RIA 7. Đưa RIA thành một phần của quá trình ra quyết định 8. Huy động sự tham gia rộng rãi của công chúng 9. Thông báo và phổ biến kết quả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo dự án: Xây dựng khu du lịch sinh thái hồ đá tại đại học Quốc gia TP.HCM
41 p | 481 | 118
-
Bài thuyết trình: Quản lý dự án đầu tư
42 p | 625 | 88
-
Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
49 p | 402 | 87
-
Bài thuyết trình: Đánh giá tác động môi trường - Dự án tổ hợp bauxit Tân Rai
33 p | 429 | 82
-
Bài thuyết trình: Các tiêu chuẩn hoạch định ngân sách vốn đầu tư & vận dụng phương pháp thẩm định dự án trong thực tiễn
50 p | 274 | 46
-
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA NĂNG LƯỢNG GIÓ
7 p | 187 | 36
-
Thuyết trình: Các nguồn đo lường giá trị tài sản thương hiệu
38 p | 239 | 31
-
Đề tài: GIỚI THIỆU MỘT SỐ KỸ THUẬT PHỎNG VẤN TUYỂN CHỌN. MINH HỌA Ở MỘT ĐƠN VỊ CỤ THỂ
0 p | 145 | 29
-
Bài thuyết trình: Mặt cứng của quản trị sự thay đổi
22 p | 167 | 27
-
Báo cáo Du lịch sinh thái: Công cụ đánh giá tính bền vững trong du lịch sinh thái
20 p | 167 | 19
-
Đánh giá tác động di dời nhà máy xi măng hà tiên về khu công nghiệp Đức Hòa Long An
24 p | 128 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT DỰ ÁN HOẶC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN: PHƯƠNG PHÁP "
5 p | 120 | 15
-
Báo cáo chuyên đề Du lịch sinh thái rừng amazon ở Brazil
32 p | 179 | 15
-
Báo cáo "KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT MỜ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG "
4 p | 133 | 14
-
Báo cáo Du lịch sinh thái: Thay đổi, tác động và cơ hội
20 p | 155 | 12
-
Bài thuyết trình Giới thiệu một số công cụ QLMT trong du lịch bền vững
27 p | 110 | 11
-
Bài thuyết trình Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
20 p | 81 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn