Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Chuyển dịch lao động
lượt xem 25
download
Nhằm giúp sinh viên có thêm tư liệu học tập. Dưới đây là bài thuyết trình Kinh tế lao động chương 9: Chuyển dịch lao động trình bày nội dung về cân bằng thị trường lao động, lợi ích kinh tế từ nhập cư, chuyển đổi việc làm. Mời các bạn tham khảo
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Chuyển dịch lao động
- CHƯƠNG 9 CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Nhóm trình bày Phạm Thị Hà Giang Hòang Thị Hồng Lan Kiều Công Minh Võ Văn Mạnh 24-6-2007
- CHƯƠNG 9 : CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Cân bằng thị trường lao động có tính cạnh tranh phân bổ người lao động đến những doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị sản phẩm của họ; Người lao động tiếp tục tìm kiếm những việc làm tốt hơn. Do những họat động tìm kiếm này, giá trị sản phẩm biên của lao động cân bằng giữa doanh nghiệp và thị trường lao động. Sự phân bổ cân bằng của doanh nghiệp và người lao động mang tính hiệu quả. Thị trường lao động thật sự không hòan hảo. Người lao động không biết rõ CM, NL của họ và lờ mờ về cơ hội việc làm khác. Doanh nghiệp cũng không biết năng suất thực của lao động mình thuê mướn. Do đó sự phân bổ lao động và doanh nghiệp hiện nay khó đạt hiệu quả.
- Chủ đề chính của chương Trình bày cơ chế thị trường lao động sử dụng để cải thiện sự phân bổ lao động cho doanh nghiệp. Tất cả những đặc điểm của chuyển dịch lao động đều cùng xuất phát từ những yếu tố cơ bản: Doanh nghiệp muốn thuê mướn những lao động có năng suất cao hơn. Người lao động muốn cải thiện tình hình kinh tế của họ
- Các vấn đề được trình bày 1. Di cư 1.1.Di cư theo vùng như là đầu tư vốn con người + Tác động của những đặc điểm vùng đối với di cư + Tác động của những đặc điểm của người lao động đối với di cư 1.2 Di cư theo gia đình + Những người ở lại và ra đi bắt buộc 2. Nhập cư 2.1.Vai trò của nhập cư trên thị trường lao động + Những người nhập cư có phải là gánh nặng?
- Các vấn đề được trình bày (tt) 2.2.Quyết định nhập cư + Mô hình Roy 2.3.Lợi ích kinh tế từ nhập cư 3. Chuyển đổi việc làm 3.1.Kết hợp việc làm 3.2.Tương quan việc làm và tính không đồng nhất 3.3.Chuyển đổi việc làm và thu nhập
- 1. Di cư (Di dân)- Đưa dân dời đến nơi khác để sinh sống. Di dân là một quá trình kinh tế-xã hội chứ không chỉ là sự hợp lại các hoạt động cá nhân. Sự di chuyển lao động là một hiện tượng toàn cầu cũng như sự trao đổi nguyên liệu, hàng hoá. 1.1 Di cư theo vùng như là đầu tư vốn con người Năm 1932, Laureate John cho rằng “ những khác biệt trong lợi th ế thuần kinh tế chủ yếu là khác biệt tiền lương, là nguyên nhân chính của di cư” Người lao động tính tóan giá trị của những cơ hội làm việc trên mỗi thị trường khác nhau, trừ đi chi phí di chuyển và lựa chọn giải pháp nào tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập trong đời. Lợi tức thuần do di cư là hiệu số của giá trị hiện tại nguồn thu nhập ở hai nơi ( nơi đến – hiện tại) trừ đi chi phí di chuyển ( vé tàu xe, chi phí vận chuyển đồ dùng gia đình).
- 1. DI CƯ (tt) 60 1 60 0 w w Lợi tức thuần từ di cư = ∑j (1 + r )t− j − ∑j (1 + r )t− j − M t= t t= t Người lao động sẽ di cư nếu lợi tức thuần này có trị số dương.Di cư theo vùng góp phần cải thiện “ chất lượng” của việc kết hợp giữa người lao động và doanh nghiệp.Di dân trong nước cũng làm giảm khác biệt tiền lương giữa các vùng. Có thể kiểm định thực nghiệm của lý di cư là đầu tư vốn con người 1. Việc cải thiện những cơ hội kinh tế có được ở nơi di cư đến làm tăng lợi tức thuần do di cư và tăng cường khả năng di cư của người lao động. 2. Việc cải thiện cơ hội làm việc tại nơi cư trú hiện tại làm giảm lợi tức thuần từ di cư và hạ thấp khả năng di cư của người lao động. 3. Chi phí di chuyển sẽ làm giảm lợi tức thuần từ di cư và làm gảm khả năng di cư.
- 1. DI CƯ (tt) Tác động của những đặc điểm vùng đối với di cư -Khả năng di cư tương ứng với khác biệt trong thu nhập giữa nơi đến và nơi đi. Khác biệt tiền lương tăng 10% giữa tiểu ban sẽ đến và tiểu ban đang ở sẽ làm tăng khả năng di cư khỏang 7% (+)>> đóng vai trò chủ yếu trong quyết định di cư. Tỷ lệ tăng trưởng việc làm tăng 10% tại tiểu bang đang ở sẽ làm giảm khả năng di cư khỏang 2% (+). Khỏang cách giữa nơi đến và nơi đi tăng lên gấp đôi sẽ làm giảm tỷ lệ di cư khỏang 50% (-). Phù hợp giả thiết cho rằng người lao động di cư đến những vùng tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập trong đời
- 1. Di CƯ (tt) Tác động của những đặc điểm của người lao động đối với di cư -tuổi tác và học vấn có vai trò quan trọng trong quyết định . Tuổi càng cao thì khả năng di cư giảm dần trong đời người. Vì di cư là đầu tư vốn con người; người lớn tuổi sẽ được hưởng lợi tức từ việc đầu tư vào di cư trong thời gian ngắn, giảm lợi tức thuần từ di cư do đó hạ thấp khả năng di cư. Học vấn cao khả năng di cư nhiều hơn do có khả năng hiểu biết nhiều những cơ hội làm việc trên những thị trường lao động khác nhau( người trè tốt nghiệp đại học di cư sang bang khác gần gấp đôi số người trẻ tốt nghiệp trung học).
- 1. Di cư (tt) 1.2. Di cư theo gia đình Phần lớn việc di cư không do một mình người lao động quyết định, nhưng do gia đình. Vì thế, quyết định di cư căn cứ vào điều kiện sinh sống ở nơi đến có tốt hơn đối vói cả gia đình chứ không riêng một người nào trong gia đình. Gia đình sẽ di cư nếu tổng các lợi tức cá nhân của người chồng và người vợ có trị số dương. PVchồng1 + PVVợï1 > PVchồng0 + PVVợï0 ∆ PVchồng + ∆ PVVợï > 0 Quyết định tối ưu của một hộ gia đình không nhất thiết giống quyết định tối ưu của 1 người độc thân. Người ra đi bắt buộc và người ở lại bắt buộc
- 1. Di cư (tt) Lợi tức cá nhân của người chồng (∆PVH) B 10.000 Y C A Lợi tức cá nhân của người vợ (∆PVw) -10.000 10.000 D F E -10.000 X Những người ra đi và những người ở lại bắt buộc
- 1. Di cư (tt) Không phải tất cả những người trong gia đình đều có lợi tức từ di cư. Thu hhập trước và sau của người di cư bắt buộc bị thiệt mất từ di cư. Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động tăng nhanh, cơ hội tìm được việc làm thích hợp cho cả hai ở nơi mới sẽ khó hơn. Gia đình có vợ đi làm sẽ ít di cư hơn những gia đình có người vợ ở nhà. Sự gia tăng những gia đình cả chồng và vợ cùng đi làm dẫn đến những điều chỉnh sáng tạo trên thị trường lao động. Mâu thuẫn giữa quyết định di cư tốt nhất cho cá nhân và quyết định di cư tốt nhất cho cả gia đình làm cho hộ gia đình không ổn định.
- 2. NHẬP CƯ Trong bối cảnh kinh tế phát triển và hội nhập thị trường lao động bị tác động bởi nhiều yếu tố làm dịch chuyển lao động tạo nên luồng di cư từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị và từ quốc gia này sang một qu ốc gia khác ( xuất khẩu lao dộng). Di cư mang tính quy luật do lực đẩy và phải có một nơi nào đó là đích đến nhập cư có lực hút hấp dẫn. Khỏang 1,2% dân số thế giới ( hơn 60tr) hiện đang sống tại một nước không phải nơi họ sinh ra. Tại Mỹ,những năm 1930s , chỉ có 500 ngàn người nhập cư / năm. Những năm 1990s tăng lên khỏang 800 ngàn người nhập cư vào Mỹ. Có lực hút; một phần do chính sách nhập cư của Mỹ theo chiều hướng nới rộng hơn.
- 2. NHẬP CƯ (tt) 2.1. Vai trò của nhập cư trong thị trường lao động Những người nhập cư thành công trong việc làm mới của họ có thể đóng góp tốt cho tăng trưởng kinh tế. Nhập cư có làm tăng chi phí phúc lợi của nhà nước từ nguồn thuế hay không còn tùy thuộc vào trình độ chuyên môn và khả năng thích nghi công việc mới của người nhập cư. Nếu thiếu chuyên môn, khó thích nghi>> có thể làm tăng chi phí phúc lợi. Những người nhập cư có phải là gánh nặng không? Câu trả lời hầu như tùy thuộc vào quan niệm của chúng ta đối với người nhập cư đối với chi phí của những dịch vụ khác nhau của nhà nước cho hàng hóa công cộng. Những người nhập cư có thể làm tăng tình trạng quá tải trong dịch vụ những hàng hóa công cộng: trường học, bệnh viện, công viên, đường xá… Tại Mỹ , trợ cấp của nhà nước cho dân nhập cư tăng nhanh (5,9% 1970 tăng lên 9,1% 1990); khỏan thuế đóng góp của dân nhập cư cũng tăng dần>>> khó xác định là gánh nặng hay không.
- 2. NHẬP CƯ (tt) 2.2. Quyết định nhập cư Có sự chênh lệch lớn trong tiền lương của những người nhập cư có quê gốc khác nhau. Có tương quan đồng biến giữa thu nhập của nhóm nhập cư và GNP đầu người của nước nguyên quán. Tại Mỹ tiền lương người nhập cư đến từ Anh, Canada, Đức …cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển. Thu nhập của người Anh cao hơn 37% so với dân bản xứ; trong khi Haiti hay Mexico thu nhập ít hơn 30-40% dân Mỹ.
- 2. NHẬP CƯ (tt) Mô hình ROY: Cách thức người lao động tự chọn những cơ hội làm việc Giả sử những người đang sinh sống ở một nứơc đang quyết định có nên nhập cư vào Mỹ không. Giả định thu nhập ở Mỹ chỉ tùy thuộc vào Kỹ năng-có thể chấp nhận hòan tòan ở nước này. So sánh thu nhập ở nước nguyên quán và Mỹ để ra quyếtđịnh.Cơ hội thu nhập của người lao động có s đơn vị hiệu năng cho bởi : W0 =α0 +δ0 s Trong đó : W0 là thu nhập củ gười LĐ tại nguyên quán, WUS là thu nhập của người lao động ở Mỹ; và là mức thu nhập đối với một người có 0 đơn vị hiệu năng tại nước WUS = αUS + δUS s nguyên quán và Mỹ; hệ số gốc và là thu nhập tính bằng đô la cho mỗi đơn vị hiệu năng tăng thêm ở nước nguyên quán và nước Mỹ
- 2. NHẬP CƯ (tt) US$ US$ US Nước nguyên quán Nước nguyên quán US α0 α US α US Không di cư α0 Di cư Không di cư Di cư Sp Kỹ năng SN Kỹ năng Tự lựa chọn nhập cư
- 2. NHẬP CƯ (tt) Ý nghĩa cơ bản của mô hình Roy: thu nhập tương ứng đối với kỹ năng ở những nước xác định kỹ năng của những người di cư. Nếu một đơn vị hiệu năng của vốn con người có giá trị cao tại Mỹ, những người nhập cư sẽ có kỹ năng cao hơn mức trung bình. Ngược lại, nếu nước nguyên quán có thu nhập cao hơn, những người di cư sẽ là những những người có kỹ năng dưới trung bình. >> Cả người lao động và hàng hóa đều đến những thị trường họ có giá cao nhất. Mô hình Roy có ý nghĩa những người nhập cư xuất phát từ những nước có mức lợi tức thấp từ vốn con người sẽ thu nhập cao hơn những người xuất phát từ những nước có mức lợi tức cao.
- 2. Nhập cư (tt) US$ A S S’ B W0 C W1 F D 0 N M Việc làm Xác định thu nhập thặng dư do nhập cư
- 2. Nhập cư (tt) 2.3. Lợi ích kinh tế từ nhập cư Tam giác BCF là thu nhập thặng dư do nhập cư và đo được phần trăm tăng thêm của thu nhập quốc dân do dân nhập cư và người bản xứ được hưởng phần trăm tăng thêm này. Có thu nhập thặng dư do nhập cư vì tiền lương trên thị trường bằng với sản lượng của người nhập cư mới được mướn thêm. Do đó, những người nhập cư làm tăng thu nhập quốc dân nhiều hơn chi phí thuê mướn họ. Phân tích hình trên có nghĩa nếu đường cầu hòan tòan co dãn( nên người nhập cư không có tác động gì đối với tiền lương của người bản xứ), người nhập cư sẽ được trả tòan bộ giá trị sản phẩm biên của họ, và người bản xứ không được lợi ích gì từ nhập cư . Do đó thu nhập thặng dư do nhập cư chỉ xuất hiện nếu mức lương của người bản xứ giảm khi có nhập cư. Mặc dù người bản xứ bị giảm lương, những thiệt hại này sẽ được đền bù nhiều hơn do phần thu nhập tăng thêm dành cho những doanh nghiệp bản xứ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Thống kê doanh nghiệp: Thống kê lao động và tiền lương trong doanh nghiệp
19 p | 377 | 41
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Cân bằng thị trường lao động
34 p | 235 | 30
-
Bài thuyết trình Địa lý chăn nuôi
28 p | 356 | 29
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Cầu về lao động
42 p | 264 | 27
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Hợp đồng lao động và động cơ làm việc
15 p | 225 | 26
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Cung lao động
32 p | 199 | 25
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Phân biệt đối xử trên thị trường lao động
21 p | 173 | 24
-
Bài thuyết trình Thống kê doanh nghiệp: Thống kê về lao động và tiền lương của doanh nghiệp
30 p | 139 | 18
-
Bài thuyết trình: Nghiên cứu tình hình an toàn và vệ sinh lao động trong một số ngành nghề - Ngành sản xuất hóa chất
38 p | 159 | 17
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Khác biệt lương đền bù
32 p | 205 | 17
-
Bài thuyết trình Kinh tế học lao động
23 p | 190 | 16
-
Bài thuyết trình Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
41 p | 100 | 14
-
Bài thuyết trình Thống kê doanh nghiệp: Tiền lương và lao động trong doanh nghiệp
14 p | 134 | 10
-
Thuyết trình: Phân tích yếu tố pháp luật và năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ lao động
12 p | 153 | 9
-
Bài thuyết trình: Kinh tế lao động - Nghiệp đoàn
20 p | 122 | 8
-
Bài thuyết trình: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển - Tác động và biện pháp ứng phó
11 p | 121 | 6
-
Bài thuyết trình: Sản phẩm thâm dụng
10 p | 93 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn