intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình Tính chất quang của vật rắn

Chia sẻ: Phạm Tùng Lâm | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

239
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng nắm kiến thức trong bài thuyết trình "Tính chất quang của vật rắn" về exciton thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: khái niệm exciton, exciton tự do, exciton tự do trong trường ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ hơn kiến thức cần thiết được trình bày trong bài thuyết trình này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình Tính chất quang của vật rắn

  1. GVHD: PGS.TS.Đinh Như Thảo HVTH: Phạm Tùng Lâm
  2. NỘI DUNG 4.1. KHÁI NIỆM EXCITON 4.2. EXCITON TỰ DO 4.3. EXCITON TỰ DO TRONG TRƯỜNG NGOÀI
  3. MỞ ĐẦU ► Ở chương 3 chúng ta đã biết: quá trình hấp thụ một photon bởi sự dịch chuyển liên vùng sẽ tạo ra một điện tử ở vùng dẫn và một lỗ trống ở vùng hóa trị. Trong trường hợp này chúng ta không chú ý đến tương tác Coulomb giữa chúng (tương tác đẩy giữa điện tử-điện tử, lỗ trống-lỗ trống và tương tác hút giữa điện tử-lỗ trống). ► Khi chú ý đến tương tác hút giữa điện tử-lỗ trống thì sẽ gia tăng sự hình thành các kích thích mới trong tinh thể gọi là exciton.
  4. 4.1 KHÁI NIỆM EXCITON ► Sự hấp thụ một photon bởi sự chuyển dời khác vùng (xảy ra trong chất bán dẫn hoặc điện môi) tạo ra một điện tử ở vùng dẫn và một lỗ trống ở vùng hóa trị. Nếu những điều kiện thích hợp được thỏa mãn thì cặp liên kết điện tử-lỗ trống có thể được hình thành, trạng thái liên kết này được gọi là Exciton. ► Exciton có thể được xem như hệ thống nguyên tử hydro gồm có 1 positron và 1 điện tử trên quỹ đạo dừng chuyển động xung quanh lẫn nhau. ► Exciton có 2 dạng: - Exciton Wannier-Mott (exciton tự do) - Exciton Frenkel (exciton liên kết chặt)
  5. 4.1 KHÁI NIỆM EXCITON Exciton Wannier-Mott Exciton Frankel (exciton tự do) (exciton liên kết chặt) ► Exciton Wannier-Mott có bán kính lớn. Chúng không cố định mà tự do chuyển động trong toàn tinh thể. ► Exciton Frenkel có bán kính cỡ kích thước ô cơ sở. Chúng liên kết chặt với các nguyên tử hoặc phân tử. Exciton Frenkel có thể dịch chuyển trong tinh thể bằng cách nhảy từ nguyên tử (phân tử) này sang nguyên tử (phân tử) khác
  6. 4.1 KHÁI NIỆM EXCITON ► Tại nhiệt độ T nào đó, exciton muốn tồn tại thì thế năng tương tác hút Coulomb phải lớn hơn năng lượng phonon (vào cỡ kBT). ► Ở nhiệt độ phòng năng lượng của phonon có giá trị cỡ kBT≈0,025eV ► Ở nhiệt độ phòng, exciton tự do có bán kính lớn nên năng lượng liên kết bé cỡ 0,01eV. Như vậy, rõ ràng exciton tự do không thể tồn tại ở nhiệt độ phòng. Chúng chỉ được tìm thấy ở nhiệt độ rất thấp. ► Ở nhiệt độ phòng, exciton liên kết chặt có bán kính bé, năng lượng cỡ 0,1÷1eV. Do đó, ở nhiệt độ phòng thì exciton liên kết chặt vẫn bền vững.
  7. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Đối với exciton tự do, bán kính lớn nên năng lượng liên kết điện tử-lỗ trống bé nên ta có thể xem exciton tự do là hệ liên kết yếu. ► Chúng ta có thể mô hình hóa exciton tự do như là hệ nguyên tử hydro. ► Bài toán chuyển động của nguyên tử hydro được tách thành chuyển động của khối tâm và chuyển động tương đối. Chuyển động của khối tâm mô tả động năng của nguyên tử, chuyển động tương đối mô tả cấu trúc bên trong của hệ.
  8. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Năng lượng liên kết giữa điện tử-lỗ trống có thể được xác định bằng những cách sau: - Tìm trị riêng của phương trình Schrodinger cho chuyển động tương đối. - Sử dụng phương pháp gần đúng - Mô hình của Bohr đối với nguyên tử hydro
  9. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Khi áp dụng mô hình Bohr cho exciton, cần chú ý điện tử và lỗ trống chuyển động trong môi trường có hằng số điện môi cao và khối lượng rút gọn của exciton được cho bởi công thức (3.22): 1 1 1 = *+ * µ me mh
  10. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Như vậy với việc xác định như trên, ta chỉ có thể sử dụng kết quả chuẩn của mô hình Bohr. ► Các trạng thái liên kết được đặc trưng bởi số lượng tử chính n. Biểu thức năng lượng ở mức thứ n cho bởi công thức: µ 1 RH RX E (n) = − 2 2 =− 2 ( 4.1) m0 ￲r n n RH là hằng số Rydberg của nguyên tử hydro, RX = ( µ / m0￲r2 ) RH là hằng số Rydberg của exciton.
  11. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Bán kính của exciton được xác định bởi công thức m0 2 rn = ￲r n aH = n a X 2 (4.2) µ aH là bán kính Bohr của nguyên tử hydro, a X = (m0￲r / µ )aH là bán kính Bohr của exciton. ► Trạng thái ứng với n = 1 sẽ có năng lượng liên kết lớn nhất, bán kính bé nhất và được gọi là trạng thái cơ bản. Các trạng thái ứng với n > 1 có năng lượng liên kết giảm dần, bán kính tăng dần và được gọi là các trạng thái kích thích.
  12. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Bảng 4.1 Liệt kê các hằng số Rydberg và bán kính Bohr của exciton của một số chất bán dẫn vùng cấm thẳng
  13. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Nhìn vào bảng số liệu, đi theo chiều vùng cấm Eg tăng ta có nhận xét: + RX tăng dần + aX giảm dần
  14. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.1 Năng lượng liên kết và bán kính liên kết ► Kết quả này được giải thích như sau: khi Eg tăng thì hằng số điện môi ￲r có xu hướng giảm, còn khối lượng rút gọn µ có xu hướng tăng. Điều này làm tăng năng lượng liên kết và bán kính exciton giảm. ► Đối với chất điện môi, Eg > 5eV, khi đó aX có giá trị cỡ kích thước ô cơ sở, khi đó mô hình exciton tự do không còn phù hợp. Mặt khác đối với các chất bán dẫn vùng cấm hẹp, lúc này RX quá nhỏ dẫn đến việc khó quan sát được exciton tự do. ► Trạng thái exciton tự do quan sát tốt trong các chất bán dẫn có bề rộng vùng cấm cỡ 1÷3eV.
  15. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.2 Sự hấp thụ exciton ► Các exciton tự do thường quan sát được trong các bán dẫn vùng cấm thẳng như GaAs. Chúng được tạo ra trong suốt quá trình chuyển dời quang học trực tiếp giữa vùng hóa trị và vùng dẫn. Trong mục 3.2 ta đã biết trong trường r hợp này thì cặp điện tử-lỗ trống có cùng vectơ sóng k ► Các exciton này chỉ có thể được tạo ra nếu như vận tốc nhóm của điện tử bằng vận tốc nhóm của lỗ trống ► Vận tốc nhóm của một điện tử được cho bởi công thức r 1 E vg = r (4.3) h k
  16. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.2 Sự hấp thụ exciton ► Điều kiện ve = vh chỉ được thỏa mãn khi c ực tr ị vùng dẫn và vùng hóa trị là như nhau tại một điểm trong vùng Brillouin mà tại đó xảy ra sự chuyển dời. ►Tất cả các vùng có cực trị bằng không tại tâm vùng. Do đó ta có thể xem exciton tự do được tạo ra trong r r suốt sự chuyển dời trực tiếp tại k = 0
  17. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.2 Sự hấp thụ exciton ► Khi xảy ra sự chuyển dời khác vùng trong bán dẫn vùng cấm thẳng, rõ ràng năng lượng của exciton tự do được tính bởi công thức RX En = Eg − 2 (4.4) n trong đó Eg là năng lượng cần thiết để tạo cặp điện tử-lỗ trống, RX − 2 là năng lượng liên kết do tương tác Coulomb. n
  18. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.2 Sự hấp thụ exciton RX En = Eg − 2  Nhận xét: n  Khi năng lượng photon bằng En thì exciton đều có thể được tạo ra.  Xác suất tạo thành exciton được dự đoán là cao.  Hy vọng sẽ quan sát được các vạch hấp thụ quang học mạnh tại các mức năng lượng bằng với En.  Trong phổ quang học, các vạch này sẽ xuất hiện tại các mức năng lượng ngay dưới vùng cấm cơ bản.
  19. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.2 Sự hấp thụ exciton ► Phổ hấp thụ biên vùng bao gồm các hiệu ứng exciton dự kiến được minh họa trong hình 4.2 Hình 4.2. Phổ hấp thụ của các bán dẫn vùng cấm thẳng
  20. 4.2 EXCITON TỰ DO 4.2.2 Sự hấp thụ exciton Các exciton tự do chỉ có thể quan sát được trong phổ hấp thụ trong các mẫu tinh khiết mà thôi. Bởi vì các mẫu có tạp chất, sẽ tạo ra các điện tử, lỗ trống tự do làm ngăn cản tương tác Coulomb trong exciton, do đó là giảm mạnh lực liên kết. Vì vậy các hiệu ứng exciton thường không quan sát được trong kim loại hay các bán dẫn pha tạp. Ngoài ra, các tạp chất tích điện cũng tạo ra điện trường, điều này có xu hướng ion hóa các exciton.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2