Bài tiểu luận: Tinh dầu và dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam
lượt xem 82
download
Bài tiểu luận "Tinh dầu và dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam" giới thiệu đến các bạn những nội dung đại cương về tinh dầu, những dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam. Với các bạn chuyên ngành Hóa học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Tinh dầu và dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI **************** Tinh dầu và dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam Học Viên: Nguyễn Thị Hằng Mã học viên: 1411029 Lớp: Cao học 19 1
- Mục lục Lời mở đầu .............................................................................................................................................. 2 Phần I. Đại cương về tinh dầu .............................................................................................................................................. 3 1. Định nghĩa.................................................................................................................. 2. Thành phần cấu tạo.................................................................................................. 3. Chế tạo tinh dầu....................................................................................................... 4. Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu trong y học .............................................................................................................................................. 4 Phần II. Một số dược liệu chứa tinh dầu có tiềm năng khai thác ở Việt Nam .............................................................................................................................................. .5 1. Cây quế Việt Nam .5 2. Cây Hồi .7 3. Cây Dó bầu .9 2
- 4. Cây Tràm gió 13 5. Cây Gừng 14 6. Cây sả chanh 15 Phần III. Kết luận và đề xuất .............................................................................................................................................. 17 1. Kết luận .............................................................................................................................................. 17 2. Đề xuất .............................................................................................................................................. 17 Tài liệu tham khảo .............................................................................................................................................. .18 3
- Lời mở đầu Nằm tại một vị trí tự nhiên hiếm có, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, Việt Nam được ưu đãi với hệ thống sinh thái phong phú, đa dạng về chủng loại các cây dược liệu với hơn 12 nghìn loài thực vật, trong đó có gần 4 nghìn loài có công dụng làm thuốc được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú… Theo số liệu thống kê được từ năm 2001, số loài có chứa tinh dầu trong hệ thực vật nước ta gồm 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi, 37,8% tổng số họ). Do vậy Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu rất tiềm năng. Mặc dù tồn tại trong thực vật với hàm lượng rất ít nhưng do được sử dụng rộng rãi trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ sản xuất nước hoa… nên tinh dầu có giá trị kinh tế khá lớn. Ở nhiều địa phương, do đặc điểm hệ thực vật mà việc trồng và chiết xuất tinh dầu cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trở thành tiềm lực phát triển kinh tế chủ đạo. Tuy nhiên, hiện nay một số khu vực có tiềm năng Bài tiểu luận xin được đề cập đến 2 vấn đề chính như sau: Đại cương về tinh dầu. Những dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam. 4
- Phần I. Đại cương về tinh dầu 1. Định nghĩa Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước. 2. Phân loại tinh dầu theo cấu trúc hóa học Theo cấu trúc hóa học, có thể chia làm 4 loại tinh dầu: Các dẫn chất của monoterpen: Myrcen, lymonen, α pinen, βpinen, geraniol, linanol, nerol… Các dẫn chất của sesquiterpen: zingiberen, curcumen, nerolidol,… Các dẫn chất có nhân thơm: eugenol, pcymen, thymol… Các hợp chất có chứa nitơ (N) và lưu huỳnh (S): mythyl isothiocyanat, alicin…. 3. Các phương pháp thu tinh dầu Phương pháp cất kéo hơi nước. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi. Phương pháp ướp. Phương pháp ép. 4. Tính chất lý hóa của tinh dầu * Thể chất: Đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn: Menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin. * Màu sắc: Không màu hoặc vàng nhạt. Do hiện tượng oxy hóa màu có thể sẫm lại. Một số có màu đặc biệt: Các hợp chất azulen có màu xanh mực 5
- * Mùi: Đặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một só có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu giun). * Vị: cay, một số có vị ngọt: Tinh dầu quế, hồi. * Bay hơi được ở nhiệt độ thường. * Tỷ trọng: Đa số nhỏ hơn 1. Một số lớn hơn 1: Quế, đinh hương, hương nhu. Tỷ lệ thành phần chính (aldehyd cinnamic, eugenol) quyết định tỷ trọng tinh dầu. Nếu hàm lượng các thành phần chính thấp, những tinh dầu này có thể trở thành nhẹ hơn nước. * Độ tan: Không tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung môi hữu cơ khác. * Độ sôi: Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu. * Năng suất quay cực cao, tả tuyền hoặc hữu tuyền. * Chỉ số khúc xạ: 1,4500 1,5600 * Rất dễ oxy hoá, sự oxy hoá thường xảy ra cùng với sự trùng hiệp hoá, tinh dầu sẽ chuyển thành chất nhựa. * Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc hiệu của nhóm chức, tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho màu, dựa vào đặc tính này để định tính và định lượng các thành phần chính trong tinh dầu. 5. Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu trong y học Tác dụng trên đường tiêu hoá Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn Tác dụng kích thích thần kinh trung ương Tác dụng diệt ký sinh trùng: Trị giun, sán, diệt ký sinh trùng sốt rét Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ v.v.. khi sử dụng ngoài da. Ngoài ra tinh dầu còn được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, qua các bài thuốc từ rất lâu đời. 6
- Phần II. Những dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam Do đặc trưng khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau, hệ thực vật ở Việt Nam phân bố rất phong phú và đa dạng. Trong đó, nhiều cây cho tinh dầu phân bố tập trung theo vị trí địa lý như: Hồi (phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng), quế (Yên Bái, …. Phần này, tôi xin trình bày một số dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam 1. Cây Quế Việt Nam Tên khoa học: Cinnamomum cassia J. S. Presl, 1825, thuộc họ Long não – Lauraceae. * Đặc điểm thực vật: Cây gỗ, cao 10 – 20m. Lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù,có ba gân hình cung. Hoa trắng. Quả hạch hình trứng. * Phân bố: Quế phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà RịaVũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá Nghệ An và Quảng Nam Quảng Ngãi. Yên Bái là tỉnh có diện tích quế khá lớn, gần 30.000 ha, tập trung chủ yếu ở một số huyện như Văn Yên (16.000 ha), Trấn Yên (6.600 ha), Văn Chấn (gần 7
- 5.000 ha). Định hướng đến năm 2015, diện tích quế toàn tỉnh đạt khoảng 40.000 ha, được quy hoạch ở các huyện Văn Yên (24.700 ha), Trấn Yên (8.500 ha), Văn Chấn (6.600 ha). Chất lượng tinh dầu quế Yên Bái thuộc loại tốt nhất cả nước. * Trồng trọt và khai thác: Trồng bằng hạt. Thu hoạch vào hai vụ tháng 45 và 9 10. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 08 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn với tổng công suất 700 tấn/năm đặt ở các huyện có diện tích quế tập trung như: Công ty TNHH Hương liệu Việt Trung đặt tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên xây dựng bằng vốn nước ngoài, công suất 100 tấn sản phẩm/năm; Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Đạt Thành có 02 nhà máy đặt tại xã Đông Cuông và Hoàng Thắng, huyện Văn Yên, tổng công suất 100 tấn/năm; Công ty cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái đặt nhà máy tại xã Sơn Lương, công suất 60 tấn/năm; Công ty TNHH Trường An có 02 nhà máy đặt tại xã Phong Du Hạ, công suất 170 tấn/năm,... Ngoài ra còn có hơn 200 cơ sở chưng cất tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, sản lượng mỗi năm từ 300 800 kg/01 cơ sở. 8
- Ảnh 1. Thu hoạch Quế ở Yên Bái * Thành phần hoá học: Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế khá cao (1,04,0%), còn trong lá và cành non thường thấp (0,30,8%). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặng hơn nước; với thành phần chính là (E)cinnamaldehyd (7095%); ngoài ra còn khoảng 100 hợp chất khác. Tinh dầu từ lá quế thường có màu nâu đậm và thành phần chủ yếu cũng là(E) cinnamaldehyd (6090%). Hàm lượng (E)cinnamaldehyd quyết định chất lượng của tinh dầu quế. Tinh dầu quế thương phẩm trên thị trường thế giới đòi hỏi hàm lượng (E)cinnamaldehyd trong khoảng 7595% (ISO: >80% (E)cinnamaldehyd). Ngoài tinh dầu, trong vỏ quế còn chứa tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, coumarin và chất nhầy… * Công dụng của tinh dầu quế: • Giảm lượng đường trong máu và điều trị bệnh tiểu đường loại 2. • Giảm cholesterol. • Trợ giúp tiêu hóa. • Điều trị tiêu chảy. • Chữa cảm lạnh thông thường. • Giảm đau viêm khớp. • Tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức. 9
- • Điều trị đau răng. • Loại bỏ hơi thở hôi. • Chữa đau đầu và chứng đau nửa đầu. Theo số liệu khảo sát của Hoàng Cầu (2005) về 75 hộ gia đình trồng quế tại bản Khe Lơ (xã Yên Sơn – Văn Yên – Yên Bái), trong thời gian từ 19931994 thu nhập trung bình từ quế đạt 10 triệu đồng/hộ/năm (bình quân hộ thu nhập cao: 20 triệu đồng/năm, bình quân hộ thu nhập thấp: 6 triệu đồng/năm). Đến năm 1998, diện tích rừng quế ở nước ta đạt khoảng 61.820 ha (trong đó có 19.743 ha có thể khai thác) với trữ lượng ước tính khoảng 29.00030.000 tấn vỏ. Cũng năm 1998, sản lượng quế vỏ đã khai thác đạt 2.867 tấn. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.5002.000 tấn vỏ và 57 tấn tinh dầu quế. Cây quế không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý của cây bản địa, đồng thời góp phần quan trọng giúp nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. 2. Cây Hồi * Tên khoa học: Illicium verum. Họ Hồi: Illiciaceae * Đặc điểm thực vật: cây cao 6 – 10m. Cành mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc sole nhưng thường mọc sít vào nhau tạo vòng giả, từ 4 – 6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục. Hoa có thể nhiều màu: trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng. Quả đại, thường có 8 đại dính vào một trục và tỏa tròn thành hình sao. Ảnh 2. Cây hồi * Phân b ố: Hồi được coi là đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra còn trồng ở Bắc Kan, Quảng 10
- Ninh, Lào Cai… * Trồng trọt và thu hái: Hồi được trồng bằng hạt, được khi thác 2 vụ: vụ chính vào tháng 89, vụ phụ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Sản lượng khoảng 5000 – 6000 tấn Hồi khô/năm. Ảnh 3. Hoa hồi khô * Thành phần hóa học: Quả có chứa tinh dầu 8 9%. Quả mới thu hoạch có thể chứa 10 – 15%. Tinh dầu quả Hồi, tên thương phẩm Star anis oil, là chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi đặc biệt, vị ngọt. Thành phần chính chủ yếu là trans anethol (8590%) Lá có chứa tinh dầu 0,561,73%. Tinh dầu lá có hàm lượng anethol xấp xỉ tinh dầu quả. Hạt chứa chất béo. * Công dụng: Quả Hồi có tác dụng giúp tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm có bóp nhu động ruột, dùng để trị ỉa chảy, nôn mửa… Tinh dầu Hồi có tác dụng tương tự như dược liệu. Ngoài ra tinh dầu còn dùng để tổng hợp hormone estrogen. Dùng làm gia vị và hương liệu cho rất nhiều sản phẩm trong kỹ nghệ thực phẩm màu. Hiện nay tinh dầu Hồi còn được sử dụng để chiết xuất acid Shikimic là nguyên liệu để tổng hợp Tamiflu, là thuốc đặc trị các bệnh cúm, nhất là cúm A/H1N1, H5N1, H3N2; Chế biến các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hóa. 11
- Hồi là một trong những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh Lạng Sơn. Cây Hồi phân bố trong một vùng sinh thái hẹp của thế giới, chỉ trồng được ở một phần diện tích của tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc và một phần diện tích của tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh của Việt Nam. Hồi ở Lạng Sơn có chất lượng tinh dầu tốt nhất thế giới và nổi tiếng với tên gọi “Hồi xứ Lạng”. Lạng Sơn đã trồng được 33.400 ha rừng Hồi chiếm 71% tổng diện tích rừng Hồi của cả nước. Sản lượng quả Hồi (hoa Hồi) khô đạt trên 6.500 tấn trong năm 2010, đem lại giá trị xuất khẩu khoảng 600 650 tỷ đồng/năm, đây là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Lạng Sơn. Người dân trồng Hồi luôn ý thức được giá trị kinh tế của cây Hồi hơn hẳn nhiều cây trồng khác. Giá của 1 kg hoa Hồi hiện nay gấp khoảng 10 lần gạo và gấp 15 lần ngô. Mặt khác, vốn đầu tư ít, chỉ phải trồng một lần nhưng thu hoạch cả trăm năm, ít bị sâu bệnh phá hoại, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Hồi. Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn đã hợp tác với Viện Khoa học lâm nghiệp Quảng Tây Trung Quốc trong 3 năm (2010 2012) để nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng sản lượng hoa hồi của tỉnh Lạng Sơn lên gấp 3 lần sản lượng hiện nay. 3. Cây Dó bầu Những năm trước đây, người dân không rõ hiệu quả kinh tế từ cây dó bầu (cây dó) như thế nào, chỉ thấy nhiều lái buôn thường về một số địa phương để thu mua vỏ cây với giá rẻ từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kg để xuất bán sang Trung Quốc. Việc bà con khai thác ồ ạt đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, diện tích cây dó giảm sút. Sau khi công nghệ chiết xuất tinh dầu từ cây dó bầu được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất thử nghiệm ở một số tỉnh, cùng với sự phổ biến, tuyên truyền rộng rãi việc phát triển cây dó theo chủ trương của Chính phủ, người dân đã dần hiểu ra giá trị kinh tế của cây dó. Từ đó, trên khắp các tỉnh, người dân đã đầu tư trồng và khôi phục diện tích cây dó. Cây dó có nhiều tác dụng như: tạo trầm; chiết suất tinh dầu; làm đồ gỗ mỹ nghệ, phong thủy; lá cây làm trà. Trong đó, việc chiết xuất tinh dầu là cho hiệu quả kinh tế cao và thiết thực nhất. 12
- Ảnh 4. Cây dó bầu non. * Tên khoa học: A. agallocha Roxb. Họ: Trầm Thymelaeaceae * Tên khác: Trầm, kỳ nam, rà hương. * Đặc điểm thực vật: Dó bầu là một loại cây gỗ thường xanh, cao 20 – 30 m, đường kính thân đạt 60 – 80 cm, thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; bạch gốc cao tới 2 m; vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (celluloz), nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên; cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa. Lá đơn, mọc cách (so le); cuống lá dài 4 – 6 mm; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đến mác thuôn, kích thước 8 – 15 x 2,5 – 9 cm, mỏng như giấy hoặc dai gần như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn; gốc lá thon nhọn dần hay tù. * Phân bố: Trầm hương sinh trưởng rải rác trong rừng thường xanh ẩm nhiệt đới, nguyên sinh hoặc thứ sinh trên đỉnh dông, trên sườn núi hoặc trên đất bằng ở độ cao 50 – 1.000 m (1.200 m) so với mặt biển. Ở nước ta, Tr ầm h ương thường phân bố rải rác trên sườn núi có độ dốc nhỏ, thoát nước. Trong quần xã của Trầm hương thường gặp các cây gỗ lớn: Táu ( Hopeaspp.), Huỳnh (Tarrieta sp.), Gụ mật (Sindora siamensis Teysm. Ex Miq.)… Đôi khi cũng gặp Trầm hương mọc trong rừng thứ sinh cùng các loài Thánh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alst.), Mò lưng bạc (Cryptocarya metcalfiana Allen), Bưởi bung (Acronychia laurifolia Blume), Mít nài (Artocarpus asperula) và Ràng ràng (Ormosia sp.)… * Trồng trọt và thu hái: Cho đến nay việc nhân giống vẫn chủ yếu bằng hạt. Cây dó bầu sau khi trồng khoảng 4 – 5 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa kết trái. Tùy 13
- vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa có khác nhau. Ở miền Trung Việt Nam, cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 và trái chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở miền Nam, thời gian ra hoa là tháng 2, trái chín tháng 5 – 6 dương lịch. * Nguồn gốc tạo trầm hương từ cây dó bầu: Gỗ cây dó bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là Trầm hương, do cây bị một loại bệnh gây ra bởi tác động bên ngoài. Loại gỗ này tỏa ra mùi thơm và khi thả xuống nước thì chìm vì vậy mà có tên là trầm hương. Vì “trầm” theo chữ Hán có nghĩa là chìm, còn “hương” có nghĩa là mùi thơm. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có những sản phẩm như: Tóc, Trầm hương và Kỳ nam. a./ Tóc: có nguồn gốc từ chữ “tok” của người Campuchia, đó là do sự biến đổi chất gỗ bên ngoài, thường dùng để làm nhang. b./ Trầm hương: do sự phân hóa không trọn vẹn của các phần tử gỗ, gỗ ít tẩm nhựa hơn, màu nâu hay có sọc đen, nhẹ, nổi được trong nước, dùng để chưng cất tinh dầu. c./ Kỳ nam: (nghĩa là điều kỳ diệu của phương nam); do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ – Các phần tử gỗ thoái hoá, biến dạng, mất mộc tố chứa một chất nhựa thơm – có màu nâu đậm hay đen, nặng chìm trong nước, vị đắng. Thường hình thành ở phần lõi gỗ. * Tính chất lý hóa của tinh dầu trầm hương Tinh dầu trầm hương là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo, có màu vàng hoặc màu hổ phách đậm, mùi thơm dịu của trầm. Bằng khứu giác ta cảm thấy tinh dầu trầm có mùi thơm tương tự như mùi tinh dầu hương lau và tinh dầu đinh hương. Nó được dùng làm chất định hương, giữ cho hương thơm lâu và dậy mùi trong công nghiệp hương liệu. Một số kết quả phân tích của Thụy Sỹ đã cho biết, thành phần chủ yếu của tinh dầu trầm hương gồm các agarofuranoid, các sesquiterpenoid của nhóm chất eudesman, eremophilan, valencan và vetispiran. Khi chưng cất, các thành phần chính của tinh dầu thường bốc hơi ở nhiệt độ cao (khoảng 200oC). Nghiên cứu các mẫu trầm hương thương phẩm khác nhau từ Ấn Độ đã cho thấy thành phần hóa học của chúng cũng rất khác nhau. Nhóm nghiên cứu của Ishihara và cộng sự năm 1993 đã nghiên cứu phân tích 4 mẫu trầm hương lấy từ 4 khu vực khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các mẫu tinh dầu thu được khi được phân tích bằng phổ GC/MS đều cho thấy chúng có chứa rất nhiều các sesquiterpen và chromon. 14
- * Công dụng của tinh dầu trầm hương Tinh dầu trầm có giá trị đặc biệt, được dùng trong công nghệ chế biến các loại chất thơm, các loại nước hoa cao cấp, đắt tiền. Mùi của trầm vừa phản phất mùi của tinh dầu đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Các hoá mỹ phẩm có chứa tinh dầu trầm rất được ưa chuộng, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Ấn Độ. Lớp vỏ trong ánh bạc ở thân cây có thể bóc được từng mảng lớn, phẳng và bền. Đây cũng là sản phẩm quý mà trước đây các tín đồ tôn giáo ở Ấn Độ, Sumatra (Indonesia) đã dùng làm giấy sao chép kinh thánh hoặc may các bộ quần áo sang trọng và gói bọc thi hài. Trong y học cổ truyền ở nước ta, Trầm hương được coi là vị thuốc quý, hiếm, có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận; có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng nguyên dương; được dùng chủ yếu để chữa các bệnh đau ngực, bụng, nôn mửa, bổ dạ dãy, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu và khó thở. Trong y học ở phương Tây, ở Ấn Độ và Trung Quốc, hương trầm được sử dụng để điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là với bệnh ung thư tuyến giáp trạng. Y học cổ truyền Trung Quốc coi Trầm là vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh đau bụng, tiêu chảy, hoen suyễn, kích dục, tráng dương và tiêu hoá tốt. Nền y học dân tộc Thái Lan lại dùng Trầm để điều trị các bệnh tiêu chảy, lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn, bổ huyết và trợ tim. Hương trầm được dùng để thắp xua muỗi và côn trùng có hại. Dăm gỗ trầm cũng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là chữa bệnh thấp khớp, bệnh đậu mùa, bệnh đau bụng và dùng cho phụ nữ sau khi sinh con. Nước sắc từ gỗ trầm nghe nói là có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là với các loại khuẩn Mycobacterium tuberculosis và Shigella flexneri. Gỗ từ những cây trầm hương không bị bệnh thường nhẹ, có thể dùng là đóng gỗ, làm gỗ dán và làm cánh cửa ở trường hợp chịu tải nhẹ. * Giá trị kinh tế của trầm hương Trầm hương là sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, trên thế giới Trầm luôn là loại hàng quý, hiếm và đắt giá. Giá mua bán Trầm hương được tính theo kg tùy thuộc vào chất lượng, trầm hương loại 1 từ 800 1.200 USD, lên 7.000 8.000 USD; các loại khác cũng có mức tăng từ 10 đến 15 lần. Tinh dầu trầm hương hiện nay tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất, có mức chào bán từ 5.000 đến 80.000 USD/lít. Theo ước tính của Liên hiệp Khoa học sản xuất tinh dầu – hương liệu – mỹ phẩm Việt Nam thì trong những năm từ 15
- 1980 đến 1990, khối lượng Trầm hương các loại đã bị khai thác và xuất khẩu từ nước ta cũng vào khoảng 300 tấn. Trong đó có 2.000 kg Trầm từ loại 1 – 4, trị giá chừng 1,5 triệu đô la Mỹ và 300.000 kg Trầm loại 5 – 9, trị giá khoảng 4,5 triệu đô la Mỹ; đặc biệt là 200 kg Kỳ nam loại 1 – 3, trị giá 0,5 triệu đô la Mỹ và tới 2.800 kg Kỳ nam loại 4 – 8, trị giá 2,52 triệu đô la Mỹ. 4. Cây tràm gió * Tên khoa học: Melaleuca cajuputi. Họ Sim: Myrtacaea ặc điểm thực vật: Cây gỗ cao * Đ 2 – 3m. Vỏ màu trắng dễ róc. Lá mọc so le, phiến lá dày, gân hình cung. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nang, tròn, có nhiều hạt. * Phân b ố: Tập trung niều ở các tỉnh phía Nam: Quảng Bình, Long An, Hậu Giang… * Trồng trọt và khai thác: Tràm trồng bằng hạt, có khả năng tái sinh cao. Khai thác quanh năm nhưng vào mùa mưa hàm lượng tinh dầu ít hơn mùa khô. ộ phận dùng: Cành mang lá B Ảnh 5. Tràm gió * Thành phần hóa học: Lá có chứa tinh dầu. Dược điển VN III quy định hàm lượng tinh dầu không dưới 1%. Tinh dầu Tràm là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi dễ chịu, thành phần chính bao gồm 2 loại sau: α Terpineol ……. …………… 5% – 12% Eucalyptol……………………42% – 52% * Công dụng của tinh dầu tràm 16
- Hoạt chất α Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, do đó α terpineol là một nguyên liệu quý để bào chế nhiều loại thuốc bôi xức trực tiếp hoặc dầu khí dung bay hơi. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy α Terpineol có rất nhiều ưu điểm: Không độc với con người ở liều có tác dụng kháng khuẩn, Có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh, Có tác dụng sát trùng khá rộng trên vi khuẩn, nấm và siêu vi, Theo nghiên cứu cấp Bộ Y tế, thực hiện tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, 2008 của Hãng dược phẩm OPDIS PHARMA thì hoạt chất αterpineol có tác dụng ức chế diệt cả hai vi rút cúm A H5N1 và A H1N1. Nguyên liệu α Terpineol (Tiêu chuẩn dược điển Anh) dùng làm thuốc đã được Bộ Y tế cấp mã số đăng ký sản xuất VNA268699 . Từ năm 2008, Bộ Y tế đã cho phép đưa dầu tràm vào Danh mục thuốc thiết yếu để Kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control) trong chương trình Chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Cây tràm có khá nhiều ở nước ta, dầu tràm quá quen thuộc với người Việt Nam từ nông thôn đến tỉnh thị. Trong dầu tràm có chứa dược chất α Terpineol, đặc biệt trong tràm hoang dại vùng Thừa Thiên Huế hàm lượng chất này rất rất cao đến 1214%. Đây là một dược liệu quý để bào chế rất nhiều dược phẩm tốt, thích hợp cho nhiều căn bệnh và lại có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều độ tuổi, người lớn, trẻ em. Thiết nghĩ, nếu được khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả thì đây là một nguồn dược liệu dồi dào, một nguồn thu nhập tốt cho nông dân những vùng đồi rú đất bạc màu cằn cỗi. 5. Cây Gừng * Tên khoa h ọc: Zingiber officinale. Họ Gừng: Zingiberaceae 17
- ặc điểm thực vật: Cây thảo, sống lâu * Đ năm, cao 0,6 – 1m. Lá mọc so le, không cuống, hình mác dài, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20cm. Hoa màu vàng, thân rễ mập, phồng lên thành củ. * Phân bố: Gừng được trồng khắp nơi ở Ảnh 6. Cây gừng và củ Việt Nam gừng * Trồng trọt và thu hoạch: Gừng được trồng bằng các nhánh của thân rễ có mang mầm. Trồng vào mua xuân, thu hoạch khi cây bắt đầu lụi. * Bộ phận dùng: Toàn thân. Gừng tươi, Gừng khô, gừng đã chế biến, tinh dầu gừng, nhựa dầu gừng. * Thành phần hóa học: Gừng chứa tinh dầu (23%), nhựa dầu (4,2 6,5%), Chất béo (3%) và chất cay: Zingerol, Zingeron… Tinh dầu gừng là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: Zingiberen (35,6%), arcurcumen (17,7%) … Nhựa dầu gừng có chứa khoảng 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay. * Công dụng: 18
- Gừng khô, tinh dầu gừng và nhựa gừng dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ uống. Hàng năm toàn thế giới sản xuất khoảng 30 tấn tinh dầu gừng và 150 300 tấn nhựa dầu gừng. Các nước sản xuất tinh dầu và nhựa dầu chính: Ấn Độ và Trung Quốc. Các nước tiêu thu chính: USA, Canada, Anh, Đức. 6. Cây sả chanh * Tên khoa học: Cymbopogon citratus Stapf. * Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo sống nhiều năm, thân rễ sinh nhiều chồi bên tạo thành bụi xoè đều ra xung quanh, mỗi bụi có thể gồm 50 – 200 tép. Cây cao 1 – 2m, bẹ lá và chồi thân thường có màu tía đến trắng xanh. Phiến lá thuôn dài, kích thước 50 – 100 x 0,5 – 2 cm. Cụm hoa to dài đến 60 cm, có 4 – 9 đôt, gồm nhiều bông nhỏ. Sả Chanh được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ như Achentina, Brazin, Honduras, Guatemala, Liên Bang Nga, Bắc Australia, Ấn Độ, Bănglades, Việt Nam và các nước Đông Nam Á. * Trồng trọt và thu hoạch Sả Chanh được nhân giống bằng các tép sả, được chọn lọc từ các bụi sả 1,5 – 2,5 năm tuổi. Có thể trồng xen với cây cao su hoặc cà phê. Sáu tháng sau khi trồng có thể thu hoạch. Hiệu suất tinh dầu tính trên lá tươi khoảng 0,20 – 0,28%. Ở Việt Nam hiệu suất đạt đến 0,45 – 0,55% trong mùa khô, nếu tính trên nguyên liệu để khô có thể đạt 0,8 – 0,9%. Năng xuất tinh dầu năm đầu 75 kg/ha, những năm sau tăng dần, có thể đạt đến 200kg/ha. Có thể khai thác 4 – 6 năm, sau đó phải trồng lại. Sản lượng hàng năm khoảng 650 tấn (1986). Các nước sản xuất chính là Achentina, Brazin, Guatemala, Honduras. * Thành phần hoá học Hàm lượng tinh dầu: 0,46 – 0,55% 19
- Tinh dầu sả Chanh là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm của sả, với các hằng số: d20: 0,8986, nD20: 1,4910, D20: 620. Thành phần chính của tinh dầu là citral (bao gồm citral a và citral b) 65 86%. Sả C. citratus trồng ở Trảng Bôm (Việt Nam) có hàm lượng citral trong tinh dầu là 80%. Một điểm đặc trưng cho tất cả các loài sả là trong tinh dầu có chứa methytheptenon với hàm lượng 1 2% làm cho tinh dầu sả có mùi rất đặc trưng của sả. Công dụng Tinh dầu sả chanh dùng chủ yếu để chiết xuất citral, là nguyên liệu để tổng hợp vitamin A, một lượng nhỏ dùng trong kỹ nghệ xà phòng, nước hoa, chất thơm cho thực phẩm. Sả vốn là một cây dễ trồng và nhanh cho thu hoạch. Một ha trồng sả thâm canh cao từ năm thứ hai trở đi có thể thu được 320350 tấn lá/năm, chưng cất được từ 280 –300 kg tinh dầu sả, giá bán bình quân 80 000 90 000 đ/kg. Hiện nay, rất nhiều địa phương đã nhân rộng mô hình trồng sả giúp tăng thu nhập và cung cấp nguyên liệu cho thị trường xuất khẩu tinh dầu sả chanh ra thế giới, tuy nhiên vẫn còn ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể. 7. Một số dược liệu khác Ngoài các dược liệu đã được phân tích ở trên, Việt Nam có thế mạnh phát triển rất nhiều dược liệu chứa tinh dầu khác như hương nhu, bạc hà, hoắc hương, thanh cao… Với điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, thuận tiện cho việc trồng trọt và thu hoạch với năng suất cao. Tuy nhiên cần có chính sách khuyến khích nông dân từng địa phương phát triển trồng cây dược liệu, hướng dẫn cách chăm sóc, nhân giống và tìm được đầu ra ổn định. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phương án xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng nhà ở không tuân thủ theo đúng trình tự thủ tục hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
14 p | 1208 | 149
-
Tiểu luận Kinh tế vĩ mô: Chính sách tài khóa và tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay
24 p | 598 | 118
-
TIỂU LUẬN:Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập.Mở đầu --------* Tính cấp thiết của đề tàiKhác với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây, trong nền kinh tế
66 p | 286 | 78
-
Bài tiểu luận: Các kỹ thuật phát hiện và tổng hợp các yêu cầu phần mềm. Sử dụng EA trong phát hiện và tổng hợp các yêu cầu phần mềm
56 p | 417 | 70
-
Bài tiểu luận: Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc
37 p | 593 | 62
-
Tiểu luận: Dự án sân cỏ nhân tạo, sân bóng đá mini - Phạm Bảo Thạch
23 p | 324 | 61
-
Tiểu luận tình huống lãnh đạo cấp phòng: Giải quyết sai phạm trong chỉ định thầu mua sắm tài sản, thiết bị văn phòng (máy vi tính) tại tổng cục
20 p | 214 | 45
-
Bài tiểu luận: Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt
65 p | 61 | 33
-
Tiểu luận: Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới
36 p | 310 | 33
-
Tiểu luận: Tình hình chế biến và tiêu thụ điều của Việt Nam
42 p | 219 | 31
-
Bài tiểu luận: Phân tích rủi ro của một danh mục đầu tư chứng khoán
15 p | 252 | 29
-
Tiểu luận: Phát triển các khu công nghiệp-khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, thực trạng và những vấn đề đặt ra
13 p | 314 | 25
-
Tiểu luận môn Quản trị dự án: Lập dự án đầu tư cơ sở sản xuất giấy viết, văn phòng phẩm của Công ty CP Giấy Bãi Bằng
56 p | 149 | 25
-
Bài tiểu luận: Cấu trúc tổ hợp hương và xây dựng tổ hợp hương hồng
40 p | 241 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phương pháp giải bài toán tối ưu đa mục tiêu tuyến tính
23 p | 107 | 19
-
Bài tiểu luận học phần Thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt
63 p | 87 | 18
-
Bài tiểu luận: Mục tiêu, nhiệm vụ, và tư tưởng chỉ đạo công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
26 p | 149 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn