intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn nên làm gì khi bắt đầu một công việc mới?

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

110
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày đầu tiên đi làm, bạn lo lắng không biết môi trường mới có phù hợp với mình hay không? Hay đó có phải là môi trường mà bạn mong muốn không? Hoặc có thế bạn lo lắng khi đồng nghiệp của bạn là người khó tính? Hãy theo những bước sau để giúp bạn có thể điều khiển và chuẩn bị thành công cho công việc mới của bạn: .Bạn nên làm gì khi bắt đầu một công việc mới? 1. Hãy chuẩn bị thay đổi thói quen thường ngày Có lẽ bạn đã có những hoạt động thường ngày từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn nên làm gì khi bắt đầu một công việc mới?

  1. Bạn nên làm gì khi bắt đầu một công việc mới?
  2. Ngày đầu tiên đi làm, bạn lo lắng không biết môi trường mới có phù hợp với mình hay không? Hay đ ó có phải là môi trường mà bạn mong muốn không? Hoặc có thế bạn lo lắng khi đồng nghiệp của bạn là người khó tính? Hãy theo những b ước sau để giúp bạn có thể điều khiển và chuẩn bị thành công cho công việc mới của bạn:
  3. Bạn nên làm gì khi bắt đầu một công việc mới? 1. Hãy chuẩn bị thay đổi thói quen thường ngày Có lẽ bạn đã có những hoạt động thường ngày từ khi rời bỏ công việc trước, ho ặc bạn không có những ho ạt động thường ngày theo nhất định nào. Nếu bạn là người linh hoạt, hãy tự đặt thời gian trước 1 tuần, hoặc ít nhất vài ngày để chuẩn bị cho những thay đổi này.Hãy bắt đầu tập dậy sớm hơn bình thường để tập cho quen với thời gian biểu mới. 2. Nghiên cứu kỹ về công ty Bạn có thể đã nghiên cứu về công ty trước đây khi tham gia phỏng vấn cho vị trí này. Tuy nhiên, bây giờ bạn đã là ứng viên thành công, hãy tìm thêm nhiều thông tin hơn về công ty bạn sẽ làm trên web và hỏi sếp bạn về những tài liệu, các brochures của công ty để giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc mới, chẳng hạn hỏi về những quyển điều lệ dành cho nhân viên của công ty nếu có hoặc những thông tin cơ bản về những dự án mới bạn sắp tham gia. Thêm vào đó, hãy nghiên cứu về những đồng nghiệp nào, những đội nhóm nào bạn sẽ làm việc chung. 3. Hãy chuẩn bị ngay cả những chi tiết nhỏ nhất Trước khi bắt đầu công việc mới, hãy quan tâm đến tất cả mọi việc dù là những việc nhỏ nhất như chuẩn bị trang phục mà bạn sẽ dự định mặc vào ngày đi làm đầu tiên. Hãy đến chỗ làm trước vài ngày để xem khoảng thời gian sẽ mất bao lâu từ nhà bạn đến công ty mới,…..Những điều nhỏ nhặt này
  4. sẽ góp phần quan trọng giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong ngày làm việc đầu tiên. 4. Trao đổi với sếp Điều cần thiết là bạn và sếp trực tiếp phải hiểu nhau khi bắt đầu công việc mới. Hãy lên kế hoạch gặp gỡ người quản lý trực tiếp trong vài ngày đầu tiên để thảo luận về những trách nhiệm và vị trí của bạn sẽ làm. Hỏi về những việc nào bạn nên ưu tiên làm trước và năng lực của bạn sẽ đuợc đánh giá như thế nào. 5. Đánh giá văn hoá công ty Trong công việc mới, hãy dành thời gian để học hỏi thói quen làm việc từ các đồng nghiệp. Hãy đ ể ý thời gian khi họ đến và rời khỏi công ty, tham khảo phong cách giao tiếp và xem họ có thường đem việc về nhà làm không. Từ đó điều chỉnh thói quen riêng của bạn một cách thích hợp. 6. Tạo mối quan hệ với đồng nghiệp Hãy biết được những đồng nghiệp bạn sẽ làm việc chung, điều này nghĩa là hãy dành thời gian trao đổi với họ nhiều hơn vào ngày đầu tiên khi tự giới thiệu. Ví dụ, bạn hãy mời những đồng nghiệp sẽ làm việc cùng nhau đi café ho ặc ăn trưa để trao đổi nhiều hơn. Qua đó, bạn sẽ hiểu rõ được công việc của họ, hiểu được trách nhiệm của anh ấy/cô ấy ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào và làm thế nào có thể cùng nhau làm việc hiệu quả hơn.Ngoài ra, cũng sẽ tạo được tình đồng nghiệp tốt vì bạn sẽ làm việc với họ hàng ngày.
  5. 7. Đừng ôm đồm quá nhiều việc Bắt đầu công việc mới với quan điểm “mọi việc đều có thể làm”, nhưng đừng nên ôm đồm quá nhiều công việc vượt khả năng của bạn. Bạn cần thời gian để thích nghi với công ty và với vị trí mới. Hãy để cho sếp quản lý trực tiếp biết khi nào bạn sẵn sàng nhận nhiều việc hơn, nhưng đừng tình nguyện tham gia vào các dự án mới khi không hoàn toàn tự tin có thể giải quyết thêm nhiều việc. Mặc dù bạn được đánh giá là một người dám nghĩ dám làm, nhưng nếu thất bại trong kết quả công việc sẽ tạo nên một ảnh hưởng trái ngược. Khi bắt đầu công việc mới, ấn tượng đầu tiên là quan trọng nhất, và bằng cách luôn chuẩn bị tốt cho sự chuyển đổi, bạn sẽ luôn sẵn sàng thực hiện công việc mới một cách tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1