intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong việc thu giữ tài sản bảo đảm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích quy định pháp luật về thu giữ tài sản bảo đảm và so sánh với thực tiễn về sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm nhằm đưa ra một số đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong việc thu giữ tài sản bảo đảm

  1. Nguyễn Minh Kha. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 199-205 199 Bàn về sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong việc thu giữ tài sản bảo đảm Discuss the support of state agencies in seizing collateral Nguyễn Minh Kha1* 1 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam *Tác giả liên hệ, Email: khanm.208l@ou.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Thu giữ tài sản bảo đảm với vai trò là một giải pháp tối ưu proc.vi.17.3.2506.2022 giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, chi phí, tăng chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương Ngày nhận: 30/09/2022 mại. Bài viết phân tích quy định pháp luật về thu giữ tài sản bảo đảm và so sánh với thực tiễn về sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong Ngày nhận lại: 08/11/2022 việc thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm nhằm đưa ra một số đề xuất Duyệt đăng: 10/11/2022 hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này ở Việt Nam. Việc này là cần thiết trong hoạt động xử lý tài sản vốn có nhiều rủi ro, từ đó góp phần đảm bảo hành lang an toàn cho hoạt động ngân Từ khóa: hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp; hỗ trợ thu giữ tài sản ABSTRACT bảo đảm; thu giữ tài sản bảo Seizing collateral is an optimal solution to save time, đảm; thế chấp tài sản resources, costs, and improve the quality of credit contract dispute resolution for the commercial banking system. The article analyzes the legal provisions for seizing secured assets and compares them Keywords: with the reality of the support of the authorities in the credit agreement; mortgage implementation of seizing collateral in order to make a number of contracts; assist in seizing proposals to improve the provisions of the law governing this issue secured assets; seizing in Vietnam. This is necessary for handling risky assets, thereby collateral; mortgage property contributing to ensuring a safe corridor for banking activities in the current market economy. 1. Giới thiệu Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành có hai văn bản pháp luật điều chỉnh về cơ chế hỗ trợ của các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề thu giữ tài sản bảo đảm đó là Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội, 2017), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06 tháng 06 năm 2014 (Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014). Tuy nhiên đây chỉ là các quy định mang tính tổng quát, không chi tiết về mặt phương án, cách thức hỗ trợ, chi phí hỗ trợ và các chế tài nếu không thực hiện việc phối hợp thu giữ tài sản bảo đảm. Thật vậy, thu giữ tài sản bảo đảm là một trong các bước quan trọng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Quá trình xử lý tài sản bảo đảm có nhanh chóng, kịp thời, mang lại hiệu quả tối ưu hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và hiệu quả về sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan chức năng nói riêng, từ đó quyết định sự thành công của việc thu giữ tài sản bảo đảm và các bước khác của việc xử lý tài sản bảo đảm của hệ thống ngân hàng. 2. Cơ sở lý thuyết Thu giữ tài sản thế chấp do vi phạm hợp đồng tín dụng là vấn đề khá nổi trội cần phải xem xét. Việc thu giữ tài sản bảo đảm phải được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật cụ thể, dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia hợp
  2. 200 Nguyễn Minh Kha. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 199-205 đồng, tránh việc một hoặc các bên trong hợp đồng lợi dụng vấn đề phát sinh nhưng pháp luật chưa điều chỉnh một cách cụ thể nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã cam kết. Trong đó, việc luật hóa các nội dung liên quan đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng vốn cần thiết trong việc triển khai và thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng. Vấn đề này đã được từng được đề cập trong một số văn bản như Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Chính phủ, 2006) và Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội, 2017), tuy nhiên chưa được khai thác triệt để dẫn đến việc thực hiện thiếu sự đồng nhất và hiệu quả trong việc triển khai. Các nghiên cứu đã được thực hiện gần đây với nội dung pháp luật chủ yếu về thế chấp tài sản và xử lý tài sản bảo đảm, chưa đi sâu vào phân tích lý luận, thực trạng và giải pháp đối với thực quyền thu giữ tài sản bảo đảm, cũng như chưa thể hiện các ý chí liên quan đến vấn đề cơ chế hỗ trợ của cơ quan nhà nước chức năng trong việc xử lý tài sản nói chung và thu giữ tài sản bảo đảm nói riêng. Về quy định pháp luật, Khoản 5 Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Chính phủ, 2006) có quy định về sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhưng chưa cụ thể khó khăn trong việc áp dụng, hiện tại đã hết hiệu lực, Nghị định 21/2021/NĐ-CP (Chính phủ, 2021) ra đời không có quy định về thu giữ tài sản bảo đảm mà mang tới định hướng mở về sự thỏa thuận của các bên. Song song đó là việc duy trì Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội, 2017) và xây dựng văn bản pháp luật chuyên biệt về xử lý nợ xấu, trên cơ sở này tác giả tiếp tục nghiên cứu, xem xét dưới góc độ thực tiễn áp dụng để đưa ra hiện trạng tồn tại và một số kiến nghị liên quan cơ chế hỗ trợ của chính quyền địa phương trong thu giữ tài sản bảo đảm. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và bình luận được sử dụng với trọng điểm là các vấn đề lý luận và quy định pháp luật về thu giữ tài sản bảo đảm, những thực trạng tồn tại khi áp dụng pháp luật về thu giữ tài sản bảo đảm vào thực tiễn thông qua các vụ việc đã giải quyết. Phương pháp so sánh sử dụng để đánh giá, đối chiếu giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, phương pháp lịch sử nhằm chỉ ra sự tương đồng khác biệt luật dân sự qua các thời kỳ, sự thay đổi quy định về thu giữ tài sản bảo đảm của các nghị định, nghị quyết qua từng giai đoạn đồng thời chỉ ra ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thay đổi. Trên cơ sở áp dụng các phương pháp trên để đưa ra các nhận định, đánh giá tính hợp lý, sự khả thi và sự phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn, từ đó có nhận định cá nhân, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung hướng tới hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật liên quan việc hỗ trợ thu giữ tài sản bảo đảm. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Khái quát về thu giữ tài sản bảo đảm Là một trong các bước của xử lý tài sản bảo đảm nên khi nói đến thu giữ tài sản thì phải thuộc các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về dân sự, theo Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 (Quốc hội, 2015) các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật, trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. Về định nghĩa, thông qua nội dung các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam có thể nhận thấy thu giữ tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm vẫn chưa được định nghĩa bằng một điều luật cụ thể mặc dù Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 (Quốc hội, 2015) quy định về xử lý tài sản bảo đảm nhưng đây được xem là sự liệt kê các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm hơn là định nghĩa về xử lý tài sản bảo đảm. Thu giữ tài sản bảo đảm, cụ thể là thu giữ tài sản thế chấp là được hiểu là một hành động của bên nhận thế chấp thể hiện quyền chủ nợ của mình, được quyền thực hiện thu hồi tài sản thế chấp từ bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đang nắm giữ tài sản thế chấp để xử lý thu hồi nợ.
  3. Nguyễn Minh Kha. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 199-205 201 Đây là một bước công việc trong quá trình xử lý tài sản thế chấp và không cần thông qua các thủ tục tố tụng thông thường, cho thấy tính chủ động của chủ nợ, nhằm nắm bắt được các cơ hội về giá trị, về thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả. Từ các nội dung liên quan đến việc nhận dạng đặc điểm, cụ thể nội hàm thuật ngữ thu giữ tài sản bảo đảm có thể thấy đây cũng là một trong các căn cứ để hình thành, xây dựng pháp luật về nguyên tắc, trình tự thủ tục thực hiện thu giữ, biện pháp thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm thu giữ và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Ngân hàng đóng vai trò cột sống của các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội, nghiệp vụ xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh chung của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Thu giữ tài sản bảo đảm là một trong các bước công việc quan trọng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Xử lý có nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả tối ưu được hay không phụ thuộc nhiều vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan nói chung và pháp luật về thu giữ tài sản nói riêng, và không thể không kể đến đó là sự hỗ trợ của cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm. Việc Nghị định 21/2021/NĐ-CP (Chính phủ, 2021) không có quy định về thu giữ, nhà nước chủ trương xây dựng văn bản pháp luật chuyên biệt về xử lý nợ xấu thì cơ chế hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong thu giữ tài sản là vấn đề đáng quan tâm. 4.2. Thực trạng về sự hỗ trợ của cơ quan chức năng trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm tại Việt Nam Khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội, 2017) do Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2017 quy định chính quyền địa phương các cấp và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ phải thực hiện bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trong quá trình thu giữ, nếu bên có nghĩa vụ không hợp tác, không có mặt theo thông báo thì các cơ quan trên tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản. Khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP- BTNMT-NHNN 2014 (Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014) ngày 06 tháng 06 năm 2014 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Công an và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi quản lý của mình tích cực phối hợp, hỗ trợ bên nhận bảo đảm thực hiện việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm và nghiêm túc quán triệt, thi hành Thông tư. Tuy trách nhiệm hỗ trợ đã được quy định, nhưng vẫn chưa được luật hóa các trách nhiệm khi không hỗ trợ gây thiếu sót về mặt quy trình hoặc không hỗ trợ, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng của các cá nhân tham gia cũng như về an ninh trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ. Các cơ quan trung ương thiếu sót trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ đến các cơ quan các cấp dù Quốc hội đã quy định Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ đối với vấn đề thu giữ (Khoản 7 Điều 7 trong Quốc hội, 2017). Tuy đã được thay thế bằng Nghị định 21/2021/NĐ-CP (Chính phủ, 2021) nhưng tầm ảnh hưởng của Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Chính phủ, 2006) là không thể phủ nhận, theo Nghị định này thì Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cấp xã nơi tiến hành thu giữ trong phạm vi quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp để giữ gìn an ninh trật tự bảo đảm cho người xử lý tài sản khi thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm nếu bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản có dấu hiệu cản trở, gây mất an ninh trật tự hoặc có hành vi vi phạm pháp luật (Khoản 5 Điều 63 trong Chính phủ, 2006). Có thể nói một cách ngắn gọn, sự hỗ trợ của cơ quan chức năng chỉ phát sinh khi có hành vi chống đối gây hậu quả của bên có nghĩa vụ. Thống đốc Ngân hàng nhà nước cũng đã nhận định sự lúng túng, chưa thống nhất của Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội, 2017) về sự phối hợp, trao đổi thông tin tồn tại ở cả vị trí của ngân hàng và vị trí của các cơ quan có thẩm quyền (Minh Hung & Pham, 2022). Nghị quyết mang tính thí điểm cũng là một trong các khó khăn mà quá trình áp dụng của các đơn vị liên quan gặp phải. Việc áp dụng Nghị quyết và quy định pháp luật chuyên ngành còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của cơ quan có thẩm quyền, sự kết nối giữa các đơn vị trong vụ việc, dẫn đến việc áp dụng
  4. 202 Nguyễn Minh Kha. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 199-205 chưa thống nhất và hiệu quả thực thi không cao, cần phải kịp thời tháo gỡ. Về mặt an ninh trật tự, an toàn xã hội khi tiến hành các hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm mang tính chất cứng rắn khó tránh khỏi các hành vi chống đối, xung đột xảy ra trên địa bàn thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an cấp xã mà không có sự can thiệp của các cơ quan này là không hợp lý. Chưa kể đến việc các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương chưa tích cực hỗ trợ theo đề nghị của ngân hàng, gây khó khăn, bất hợp tác trong quá trình ngân hàng thực hiện quyền thu giữ. Thực trạng trên có thể nhìn nhận dưới góc độ nguyên nhân kết quả, cần phải có nội dung chế tài được luật hóa thành điều khoản về sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về vấn đề thu giữ như chế tài nếu không phối hợp hỗ trợ, không quy định về chi phí chỗ trợ, cách thức hỗ trợ, cũng như các phương án hỗ trợ cụ thể. 4.3. Luật hóa cơ chế hỗ trợ, phối hợp của Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an cấp xã trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm Khi thực hiện một công việc với nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản, quy trình thủ tục, cơ chế áp dụng thì sự tham gia của các cơ quan tổ chức của nhà nước không những có sự chia sẻ trong nỗ lực xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi hiệu quả đầy đủ các chính sách này và còn thể hiện sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu của chính sách của Chính phủ, của Quốc hội, kể cả việc đảm bảo những hoạt động trong lĩnh vực này không gây ảnh hưởng tiêu cực cho các lĩnh vực khác. Để nâng cao hiệu quả của thu giữ tài sản bảo đảm, không thể không kể đến sự hỗ trợ, phối hợp của chính quyền địa phương, cơ quan Công an và các cơ quan công quyền, các tổ chức cá nhân khác, đặt biệt là sự phối hợp của Ủy ban nhân dân và Công an nhân dân. Việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại không chỉ là công việc mang tính chất nội bộ ngân hàng mà còn là gánh nặng chung của hệ thống tài chính ngân hàng của nước nhà. Tuy nhiên, công tác này gặp không ít khó khăn phải kể đến về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương như trốn tránh, không phối hợp hỗ trợ, một bộ phận cán bộ chưa cập nhật đầy đủ thông tin, quy định của pháp luật trong lĩnh vực liên quan, dẫn đến nhận thức không đúng đắn về công việc thu giữ tài sản bảo đảm. Vấn đề kể trên mặc dù đã có rất nhiều phản ánh từ các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng và các cơ quan có liên quan, gần đây nhất tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đề nghị chính phủ chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội, 2017; Van Linh, 2022). Tuy nhiên, với tinh thần tăng cường chỉ đạo, đốc thúc sự phối hợp làm việc vẫn chưa mang tính cứng rắn, thể hiện sự bắt buộc đối với các cơ quan này. Cần thiết phải quy định rõ cơ chế hoạt động hỗ trợ, phương thức hỗ trợ phù hợp, bộ hồ sơ chứng từ liên quan đến quan hệ hợp đồng và tài sản đề nghị hỗ trợ, chế tài để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan này đồng thời cần quan tâm đến vấn đề chi phí hỗ trợ phù hợp vừa nằm trong khuôn khổ pháp luật vừa được xem là bù đắp kinh phí của nhà nước chi trả cho hoạt động của các cơ quan công quyền. Các đề xuất giới hạn ở Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an như sau. Thứ nhất, khi ngân hàng hoặc người đại diện tiến hành thu giữ tài sản phải gửi “Thông báo thu giữ tài sản bảo đảm” và “Công văn đề nghị hỗ trợ thu giữ tài sản bảo đảm” kèm theo hồ sơ liên quan đến quan hệ hợp đồng và tài sản dự kiến thu giữ cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã nơi có tài sản bảo đảm đối với bất động sản và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng và Công an cấp xã nơi có tài sản bảo đảm đối với động sản. Việc gửi thông báo và cung cấp hồ sơ nói trên phải được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện có báo phát. Dựa trên cơ sở Điểm b Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội, 2017). Đây là cơ sở để giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi, các cá nhân thiếu trách nhiệm gây hậu quả, thiệt hại cho các bên liên quan, đồng thời ghi nhận sự tuân thủ của bên có thực thu giữ trong quá trình thực hiện thu giữ của bên thế chấp. Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận
  5. Nguyễn Minh Kha. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 199-205 203 thông tin, ghi nhận thông tin công văn đến. Báo cáo thủ trưởng đơn vị và lập kế hoạch phối hợp hỗ trợ thu giữ với thời gian giới hạn cụ thể để tránh trường hợp chậm trễ, sai sót thông tin, vận hành bộ máy cơ quan công quyền kém hiệu quả. Việc không quy định trách nhiệm, quy trình giải quyết, hỗ trợ việc thu giữ gây khó khăn trong việc xác định vi phạm của nội bộ các cơ quan có chức năng hỗ trợ công tác thu giữ. Thứ ba, hoạt động hỗ trợ bắt buộc: Tại thời điểm thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an trong phạm vi quyền hạn của mình, hỗ trợ bên thực hiện quyền thu giữ với các nội dung như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia hoạt động thu giữ, kiểm kê tài sản bảo đảm, chứng kiến quá trình thu giữ và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm (Khoản 5 Điều 63 trong Chính phủ, 2006; Chính phủ, 2013). Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm tham gia hoạt động thu giữ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm. Hoạt động hỗ trợ của các cơ quan trên nhằm góp phần thể hiện sự minh bạch, công khai, giảm thiểu rủi ro và các tranh chấp về sau, đồng thời hạn chế tối đa sự xung đột về mặt lợi ích, các tác động tiêu cực về vật chất lẫn tinh thần cho các bên liên quan. Đề xuất này thừa hưởng quy định của Khoản 5 Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (Chính phủ, 2006), khoản 1 Điều 30 Nghị định 53/2013 (Chính phủ, 2013). Thứ tư, cần phải quy định chi phí hỗ trợ thu giữ cho các cơ quan công quyền. Mỗi lần tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp xã ra thông báo chi phí hỗ trợ thu giữ gửi lại ngay cho bên có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để nộp tạm ứng theo quy định. Quy định về chi phí hỗ trợ thu giữ cũng là vấn đề nhà làm luật cần quan tâm, tham khảo dựa trên nền tảng, tinh thần của pháp luật về thi hành án dân sự về mức phí thi hành án. Thực tế, khi thực hiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thông qua Tòa án và cơ quan Thi hành án, các bên phải thực hiện tạm ứng, thanh toán các chi phí liên quan như án phí, phí xem xét thẩm định tại chỗ, phí đo đạc, chi phí kê biên, phí thi hành án. Có thể thấy, thu giữ tài sản sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, nguồn lực cũng như đơn giản hóa các thủ tục so với thủ tục tố tụng, nên việc quy định chi phí hỗ trợ thu giữ dựa trên quy định về phí thi hành án là phương án phù hợp. Đây được xem như hỗ trợ một phần ngân sách nhà nước đã chi cho hoạt động của các cơ quan trên. Thứ năm, trong trường hợp bên có quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy trình thu giữ tài sản bảo đảm mà Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an cấp xã không tiếp nhận, không phối hợp, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, hoặc thực hiện các hành vi vượt quá quyền hạn, trách nhiệm của mình cần có chế tài phù hợp đối với cá nhân hoặc tổ chức liên quan và trách nhiệm phải chịu khi có thiệt hại xảy ra theo quy định. Đối với các trường hợp vi phạm liên quan có thể xem xét áp dụng tương tự hoặc quy định cụ thể tại văn bản mới quy định về nội dung thu giữ tài sản bảo đảm. Các quy định tương tự có thể tham khảo tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020. Để đảm bảo sự cứng rắn trong việc áp dụng quy định pháp luật thì các quy định về chế tài xử lý là điều không thể thiếu. Thu giữ tài sản bảo đảm là hệ quả các trường hợp xử lý tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, mà chủ yếu đến từ vi phạm hợp đồng. Một khi ngân hàng quyết định áp dụng biện pháp thu giữ tài sản thì việc các bên không thỏa thuận được là điều đương nhiên, nên khi tiến hành thu giữ, việc xảy ra mâu thuẫn, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy sự tham gia của các cơ quan công quyền, trong quyền hạn của mình sẽ có sự hỗ trợ nhất định về mặt tinh thần cũng như thực hiện các công việc, hoàn thiện chứng từ một cách hợp pháp sẽ một phần tăng mức độ hiệu quả của hoạt động thu giữ, đảm bảo được an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời cũng có thể xem là giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong hoạt động thu hồi nợ, tránh phát sinh các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự gây ảnh hưởng đến trị an khu vực, cùng với đó là thực hiện được chủ trương của nhà nước về giảm nợ xấu. Với thực trạng nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh một vấn đề, khó tránh khỏi việc áp dụng chồng chéo, dẫn đến bất cập, Nghị định 21/2021/NĐ-CP (Chính phủ, 2021) không quy định về thu giữ sẽ là điều kiện tốt để hình thành quy định pháp luật chuyên biệt về xử lý nợ xấu nói chung
  6. 204 Nguyễn Minh Kha. HCMCOUJS- Kỷ yếu, 17(3), 199-205 và thu giữ tài sản bảo đảm nói riêng. Cùng với đó là việc luật hóa, đưa các quy định chi tiết quy trình và cơ chế hỗ trợ của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương với các chế tài cụ thể thành một phần của văn bản pháp luật mới nói trên tạo điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm tính thực thi cao và hiệu quả tức thời. 5. Kết luận & gợi ý Vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong thời buổi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, với bản chất là hoạt động kinh doanh tiền tệ thì việc xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động là điều không thể tránh khỏi. Một trong các hoạt động mang tính khả thi cao, thời gian xử lý nhanh chóng, hiệu quả giải quyết hiện hữu của giải quyết tranh chấp chính là thu giữ tài sản bảo đảm, vấn đề được xã hội và pháp luật đặc biệt quan tâm, trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, giá cả nhiều biến động, hậu quả của dịch bệnh Covid-19 vẫn còn là gánh nặng của nền kinh tế. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về thực trạng thu giữ tài sản bảo đảm đã phần nào nêu rõ những vấn đề còn bất cập cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm nói chung và cơ chể hỗ trợ của cơ quan chức năng nói riêng. Sự thống nhất quy định về sự hỗ trợ của các cơ quan công quyền sẽ là đòn bẩy để việc áp dụng được phát triển vượt bậc. Với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, sự chú trọng, đầu tư đúng mức từ ngân hàng thì việc áp dụng quy định pháp luật về quyền thu giữ tài sản bảo đảm để giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra sẽ không còn là điều đáng lo ngại. LỜI CÁM ƠN Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô Ban Giám hiệu, Quý thầy cô Khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa Luật trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là TS. Lâm Tố Trang đã tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian thực hiện. Đồng thời, tác giả xin được bày tỏ sự kính trọng và sự cảm ơn chân thành đối với các tác giả của các bài biết, sách, tạp chí mà tác giả đã tham khảo, trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! Tài liệu tham khảo Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2014). Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm ngày 06 tháng 06 năm 2014 [Joint Circular No. 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN guiding a number of matters on disposal of security assets, issued by the Ministry of Justice, the Ministry of Natural Resources and Environment, and the State Bank of Vietnam on June 6, 2014]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-16- 2014-ttlt-btp-btnmt-nhnn-11288 Chính phủ. (2006). Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm [Decree 163/2006/ND-CP on December 29, 2006 on Security transactions issued by the Government]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=19275 Chính phủ. (2013). Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam [Decree 53/2013/NĐ-CP on May 18, 2013 on Establishment, organization and operation of vietnam asset management company issued by the Government]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=167568
  7. Nguyễn Minh Kha. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 199-205 205 Chính phủ. (2021). Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 về quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ [Decree 21/2021/NĐ-CP on March 19, 2021 on Elaborating to the civil code regarding security for fulfillment of obligations issued by the government]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=202835 Minh Hung & Pham, T. (2022). Vướng mắc triển khai nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội: bất cập trong công tác phối hợp, hướng dẫn của các bộ, ngành và địa phương [Problems implementing Resolution 42/2017/QH14 of the National Assembly: inadequacies in coordination and guidance of ministries, branches and localities]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi. aspx?ItemID=64892 Nguyen, D. N. (2020). Giáo trình Luật dân sự tập 1 [Textbook of Civil Law Volume 1]. Ho Chi Minh City, Vietnam: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. Quốc hội. (1995). Bộ luật Dân sự 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995 [Civil Code 44-L/CTN October 28,1995]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=2671 Quốc hội. (2005). Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 [Civil Code 33/2005/QH11 June 14, 2005]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=1 4754 Quốc hội. (2010). Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 [Law on Credit institutions in 2010, amendments 2017]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=96074 Quốc hội. (2012). Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 [Law on Handling administrative violations in 2012, amendments 2020]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=163070 Quốc hội. (2015). Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 [Civil Code 91/201/QH13 November 24, 2015]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&do cid=183188 Quốc hội. (2017). Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng [Resolution 42/2017/QH14 on June 21, 2017 on Pilot settlement of bad debts of credit institutions issued by the national assembly]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=190238 Van Duan & The Dung (2022). Chính phủ trình Quốc hội kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng [The Government submits to the National Assembly to prolong the pilot of bad debt settlement of credit institutions]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://nld.com.vn/kinh- te/chinh-phu-trinh-quoc-hoi-keo-dai-thi-diem-xu-ly-no-xau-cua-cac-to-chuc-tin-dung- 2022052411034484.html Van Linh (2022). Ngân hàng có thêm thời gian xử lý nợ xấu [Banks have more time to deal with bad debts]. Truy cập ngày 10/05/2022 tại https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ngan-hang-co- them-thoi-gian-xu-ly-no-xaupost300432.html Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2