Báo cáo 8: Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ Kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam
lượt xem 17
download
Báo cáo này bao gồm các tài liệu chuyển giao trong đó quan trọng nhất là đề cương chi tiết môn học đã được bổ sung trong chương trình KDNN. Cụ thể như sau: 1. Ý kiến nhận xét của học viên về các khoá tập huấn giành cho cán bộ khoa KTPT và các cán bộ cung cấp dịch vụ được phân tích và các module tập huấn được bổ sung, sửa đổi; 2. Cấp chứng chỉ cho cán bộ tập huấn ở các tỉnh có năng lực trong việc giảng dạy KDNN cho cán bộ khuyến nông và nông dân; 3. Đề cương chi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo 8: Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ Kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CỦA CÁN BỘ TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ, CÁN BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CÁC CÁN BỘ CUNG CÂP DỊCH VỤ Báo cáo cột mốc sự kiện 8 Tên dự án NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHO CÁC NÔNG HỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM Mã số dự án: 055/04VIE Đơn vị thực hiện ĐAI HỌC KINH TẾ HUẾ & ĐẠI HỌC LINCOLN Tháng 8, 2008 ii
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 MỤC LỤC THÔNG TIN ĐƠN VỊ...................................................................................................................1 GIỚI THIỆU..................................................................................................................................2 1. ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC VIÊN VỀ CÁC KHÓA TẬP HUẤN.........................................4 2. CẤP CHỨNG CHỈ CHO CÁN BỘ CÓ NĂNG LỰC ..............................................................8 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KDNN: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC .......................11 4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TẬP HUẤN...................................................................................................14 5. NĂNG LỰC CỦA CÁC CÁN BỘ CUNG CẤP DỊCH VỤ KDNN.......................................16 6. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CỦA CÁN BỘ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ............................................................................................20 PHỤ LỤC 1: ĐÁNH GIÁ TOÀN KHÓA HỌC ............................................................................23 PHỤ LỤC 2: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KDNN..........................................................................................................................................26 PHỤ LỤC 3: NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CHO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CHÍNH QUY VÀ CÁC KHOÁ TẬP HUẤN.......................................................................................................................................198 PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN AGRIBIZ ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG......................................................................................................................246 PHỤ LỤC 5: ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN AGRIBIZ ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TỈNH NGHỆ AN .......................................................................................................249 PHỤ LỤC 6: ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN AGRIBIZ ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..................................................................................250 PHỤ LỤC 7: ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN AGRIBIZ ĐỐI VỚI CÁN BỘ ..................251 PHỤ LỤC 8: ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN AGRIBIZ ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TỈNH KONTUM .......................................................................................................252 PHỤ LỤC 9: CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG KDNN CỦA CÁN BỘ KHOA KT&PT .....................................................................................................................................253 iii
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 THÔNG TIN ĐƠN VỊ Tên dự án Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ ở miền Trung Việt Nam Đơn vị VN Khoa Kinh tế & Phát triển, ĐH Kinh Tế Huế Giám đốc Dự án phía VN TS. Mai Văn Xuân Đ ơn v ị Ú c Đại Học Lincoln Giáo sư Sandra Martin Nhân sự Úc Ngày bắt đầu Tháng 2, 2005 Ngày kết thúc (dự kiến) Tháng 12, 2007 Ngày kết thúc Tháng 09, 2008 Cán bộ liên lạc Phía Úc Cố vấn trưởng Tên: Giáo sư tiến sĩ Sandra Điện thoại +64 3 3252811, Martin liên lạc +64 3 3253604 Chức vụ: Giáo sư về Quản lý Kinh Fax: +64 3 3253244 doanh nông nghiệp Tổ chức: Đại học Lincoln Email: Martin@lincoln.ac.nz Phía Úc: Đầu mối liên hệ hành chính Tên: Stewart Pittaway Điện thoại +64 21607884 liên lạc Chức vụ: Tổng giám đốc công ty Fax: +64 9 5292830 trách nhiệm hữu hạn Lincoln International (2006) Tổ chức: Đại học Lincoln Email: stewart.pittaway@liltd.co.nz Phía Việt Nam: Tên: PGS. TS. Mai Văn Xuân Điện thoại 84-54-538332; 0914019555 liên lạc Chức vụ: Giám đốc dự án, trưởng khoa KT&PT, ĐHKT Huế Fax: 84-54-529491 Tổ chức: Đại học Kinh tế Huế Email: xtq2003@dng.vnn.vn xuanmv@yahoo.com 1
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 GIỚI THIỆU Phát triển năng lực KDNN cho đội ngũ cán bộ Đại học Kinh tế Huế và cán bộ cung cấp dịch vụ nông nghiệp là mục tiêu chính của dự án Agribiz. Báo cáo này sẽ cung cấp và đánh giá sự phát triển kỹ năng KDNN của cán bộ Khoa Kinh tế & Phát triển, Sở NN&PTNT cũng như những cán bộ cung cấp dịch vụ khác. Khung kết quả cho báo cáo cột mốc sự kiện 8: Mục Kết quả 1.2 Cán bộ Khoa KT&PT cùng với những kiến thức và kỹ năng KDNN có thể giảng dạy và tiến hành các hoạt động tập huấn KDNN và hỗ trợ phát triển nông hộ. 2.2 Cán bộ Khoa có thể chuẩn bị và tiến hành chương trình đào tạo cho nông hộ. 3.4 Cán bộ sở NN tiến hành tập huấn và các dịch vụ khuyến nông cho nông hộ. Báo cáo này bao gồm các tài liệu chuyển giao trong đó quan trọng nhất là đề cương chi tiết môn học đã được bổ sung trong chương trình KDNN. Cụ thể như sau: 1. Ý kiến nhận xét của học viên về các khoá tập huấn giành cho cán bộ khoa KTPT và các cán bộ cung cấp dịch vụ được phân tích và các module tập huấn được bổ sung, sửa đổi; 2. Cấp chứng chỉ cho cán bộ tập huấn ở các tỉnh có năng lực trong việc giảng dạy KDNN cho cán bộ khuyến nông và nông dân; 3. Đề cương chi tiết cho các môn học trong chương trình đào tạo KDNN; 4. Các nghiên cứu trường hợp đã được sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên và nông dân; 5. Khảo sát năng lực của cán bộ cung cấp dịch vụ và cán bộ khuyến nông; 6. Chuẩn kiến thức và kĩ năng KDNN của khoa KT&PT, tóm tắt những kiến thức và kĩ năng cập nhật; đánh giá chất lượng giảng dạy của cán bộ Khoa KT&PT về lĩnh vực KDNN. 2
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 ĐÁNH GIÁ CÁC KHÓA TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ CUNG CẤP DỊCH VỤ 3
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC VIÊN VỀ CÁC KHÓA TẬP HUẤN 1. Giới thiệu Phát triển kĩ năng KDNN cho cán bộ khuyến nông là mục tiêu của dự án. Phương pháp được áp dụng là đánh giá kĩ năng và kiến thức KDNN của cán bộ khuyến nông tỉnh đồng thời chuẩn bị các module tập huấn cho những khóa tiếp theo. Việc chuẩn bị các module này chủ yếu áp dụng phương pháp có sự tham gia của cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh và những ý kiến đánh giá nhận xét của học viên về các khóa tập huấn. Bốn module tập huấn đã được phát triển dựa trên những thông tin thu thập được từ đợt phân tích nhu cầu đào tạo. Để đảm bảo các khóa tập huấn đạt chất lượng và yêu cầu của cán bộ khuyến nông cũng như nông dân, chúng tôi đã thực hiện một quy trình gồm 4 bước: Bước 1: Tư vấn Các sở NN&PTNT 4 tỉnh đã được tư vấn về các chủ đề tập huấn tại Hội thảo tổ chức vào tháng 11 năm 2005. Những chủ đề cũng như nội dung của 4 khóa tập huấn được chuyên gia của Đại học Lincoln xét duyệt. Việc phát triển khóa học được tiến hành vào năm 2006 và được thường xuyên trao đổi với các sở NN&PTNT. Dựa trên những nhận xét của các Sở, các khóa học đã được thay đổi, bổ sung. Và các khóa học này được thường xuyên xem xét và bổ sung bởi các chuyên gia trường Đại học Lincoln. Bước 2: Thử nghiệm Khóa tập huấn tại Thừa Thiên Huế được tiến hành như khóa thử nghiệm do những nguyên nhân sau: • Việc tiến hành các khóa tập huấn ở 4 tỉnh đòi hỏi kinh phí lớn nên đội ngũ cán bộ dự án muốn đảm bảo chất lượng của chúng trước khi tiến hành ở các tỉnh Kontum, Quảng Ngãi và Nghệ An. • Cán bộ dự án cũng chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành các khóa tập huấn về KDNN nên thông qua đợt tập huấn thử nghiệm này, họ có thể nâng cao được kĩ năng của mình hơn. • Ý kiến đánh giá từ học viên về khóa tập huấn thử nghiệm này sẽ được sử dụng để phát triển và hòan thiện những khóa tập huấn tiếp theo. Hệ thống đánh giá khóa học đã được hình thành với sự giúp đỡ của tiến sĩ Miranda Cahn của đại học Lincoln. Khóa tập huấn này được tiến hành vào ngày 28/05 đến ngày 02/06, 2007. Ý kiến nhận xét về khóa học được áp dụng để phát triển những khóa học tiếp theo. Để thu thập ý kiến đó, chúng tôi đã áp dụng một bảng hỏi sau mỗi khóa học. Xem chi tiết bảng hỏi này ở phần Phụ lục 1. Bảng hỏi này chủ yếu tập trung vào nội dung của khóa học và những vấn đề như thời gian, phương pháp tập huấn, cách thức quản lý khóa học. Thông qua đó, chúng tôi đã nhận được những ý kiến phản hồi hữu ích để sửa đổi và bổ sung nội dung cũng như cách thức tiến hành những khóa tập huấn tiếp theo. Học viên cho rằng chủ đề của khóa học phù hợp và thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ. Phương pháp giảng dạy áp dụng trong khóa tập huấn này là cách thức giảng dạy cho người lớn 4
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 và người học làm trung tâm. Phương pháp này được đánh giá cao bởi học viên có cơ hội để chia sẻ kiến thức và những mối quan tâm của mình đồng thời có thể đặt ra những câu hỏi mà họ thắc mắc. Học viên đặc biệt yêu thích phương pháp làm việc theo nhóm, thảo luận trong lớp học và cách sử dụng những nghiên cứu trường hợp của địa phương làm ví dụ giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những ý kiến khác từ phía học viên. Trên thực tế, đối với hầu hết học viên, khái niệm KDNN là còn khá mới và họ không có được kiến thức và kĩ năng cơ bản về KDNN. Chính vì thế họ yêu cầu cần có thêm nhiều bài tập cũng như ví dụ để họ có thể hiểu và liên hệ với những hoạt động KDNN thực tiễn của họ. Bên cạnh đó, tài liệu tập huấn nên được phát trước khoá học để họ có thời gian tham khảo nhiều hơn. Một số ít học viên cho rằng thời gian lớp học tương đối ngắn để họ có thể hiểu được tất cả những nội dung trình bày. Bước 3: Đánh giá Toàn bộ các khoá tập huấn ở Nghệ An, Kontum và Quảng Ngãi đã được tiến hành trong các tháng 7 và 8 năm 2007. Sau mỗi khoá học, học viên đã có những ý kiến đánh giá và những thông tin này đã được áp dụng để phát triển những khoá học sau này, đồng thời để đánh giá tính hiệu quả của việc học tập và giảng dạy. Nội dung và kết quả đánh giá đã được trình bày và thảo luận trong MS9. Bước 4: Hội thảo Cán bộ Khoa KT&PT đã hoàn thành nhiều hội thảo với những cán bộ tỉnh đã tham gia các khoá tập huấn vào tháng 12, 2007 và tháng 1, 2008. Chủ đề thảo luận bao gồm: • Họ đã học được gì từ những khoá tập huấn? • Họ đã áp dụng những kiến thức và kĩ năng đó như thế nào? • Làm thế nào để cải thiện những khoá tập huấn sau này? Thông qua những hội thảo này, học viên đã thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao các khoá học này. Họ đã hiểu được khái niệm và kĩ năng mới về KDNN như phân tích trang trại, lập ngân sách, marketing, chuẩn bị kế hoạch KDNN và cách thức giải quyết rủi ro. Những kiến thức này đã giúp họ trả lời được những thắc mắc của nông dân và đồng thời có thể tư vấn cho họ. Trước đây, do thiểu kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực này nên họ gặp những hạn chế trong công việc của mình và chủ yếu hỗ trợ kiến thức về mặc kĩ thuật chăn nuôi. Đa số học viên cho biết hiện nay họ có thể giúp đỡ người dân chuẩn bị kế hoạch KDNN cũng như đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn hơn. Về việc giảng dạy, học viên cho biết các khoá học đã được tổ chức tốt, cán bộ giảng dạy (cán bộ Khoa KT&PT) có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực KDNN. Điều này đã khẳng định tính hiệu quả của phương pháp mà dự án áp dụng. Năng lực của cán bộ Khoa đã được cải thiện nhiều để có thể tổ chức tốt lớp học. Họ đã hiểu được nhu cầu của học viên, bối cảnh KDNN của địa phương thông qua những nghiên cứu trường hợp được sử dụng để làm ví dụ trong nội dung giảng dạy. Bên cạnh đó, thông qua những buổi họp mặt và nói chuyện, chúng tôi nhận thấy nhiều cán bộ khuyến nông hiện nay đã có thể áp dụng những kiến thức và kĩ năng có đựơc từ các khoá tập huấn. Họ đã sử dụng và liên hệ chúng vào trong những khoá tập huấn do Sở NN&PTNT hay của những dự án khác tiến hành với tư cách là tư vấn viên cho những dự án như RUDEP ở Quảng 5
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 Ngãi, các dự án phát triển nông thôn ở Kontum và Thừa Thiên Huế trong chương trình Phát triển nông thôn. Cụ thể ông Hoàng Trung Ân, 1 học viên của các lớp tập húân của dự án đã tiến hành hơn 10 lớp học về KDNN cho các hợp tác xã ở Thừa Thiên Huế. Hội Nông dân huyện ở Kontum đã tổ chức những buổi semina về Marekting cho nông dân. Bà Phạm Thị Lệ Quyên, cán bộ trung tâm khuyến nông ở Sở NN Quảng Ngãi cho biết bà đã được mời làm tư vấn viên giảng dạy về quản lý chuỗi cung và phân tích thị trường cho nông dân và cán bộ khuyển nông huyện. Dựa trên những ý kiến nhận xét và đánh giá của học viên, chúng tôi đã có được cách thức để cải thiện các khoá học sẽ được tiến hành sau này. Bên cạnh các tài liệu học tập cho cán bộ khuyến nông, chúng tôi cũng đã chuẩn bị tài liệu đơn giản hơn giành cho nông dân. Các ví dụ hay và tiêu biểu của học viên trong suốt khoá học cũng được đưa vào tài liệu này. Những thuật ngữ kĩ thuật cũng được giải thích theo ngôn ngữ của nông dân cùng với những minh họa bằng ví dụ cụ thể ở địa phương. Cần đào tạo những cán bộ khuyến nông có năng lực được lựa chọn để trở thành những chuyên gia địa phương về lĩnh vực KDNN. Họ cần được tham gia những lớp tập huấn bổ sung để có kiến thức và kĩ năng tốt hơn nữa nhằm đào tạo lại cho cán bộ khuyến nông khác ở địa phương mình. Dự án Agribiz cũng nên cấp chứng chỉ công nhận trình độ năng lực của các cán bộ này. 6
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 CẤP CHỨNG CHỈ KDNN CHO CÁN BỘ CÓ NĂNG LỰC 7
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 2. CẤP CHỨNG CHỈ CHO CÁN BỘ CÓ NĂNG LỰC Giới thiệu Phát triển kiến thức và kĩ năng KDNN cho cán bộ cung cấp dịch vụ cũng là một trong những chiến lược của dự án Agribiz. Dự án đã tập trung vào cán bộ Sở NN&PTNT ở mỗi tỉnh. Phát triển năng lực KDNN của các cán bộ Sở đã được tiến hành theo một chương trình bắt đầu với việc đánh giá nhu cầu tập huấn và nhiều bước như đã trình bày trong phần 1. Xây dựng kĩ năng học tập và tập huấn cho cán bộ cung cấp dịch vụ là 1 đặc điểm chính. Cán bộ Khoa KT&PT và Đại học Lincoln đã rất quan tâm đến phương pháp tập huấn mà các cán bộ cung cấp dịch vụ áp dụng. Thông thường, những khoá tập huấn nặng về phần kĩ thuật và không sử dụng hiệu quả của các phương pháp học tập. Chính vì thế, các module tập huấn của dự án tập trung đến tính hiệu quả nhằm phát triển kĩ năng tập huấn và học tập của các cán bộ cung cấp dịch vụ. Chứng nhận Thông qua những khoá tập huấn của dự án, các cán bộ cung cấp dịch vụ đã được đánh giá bởi cán bộ Khoa KT&PT. Trước tiên, những cán bộ này đã phát triển được kĩ năng và kiến thức của mình về KDNN thông qua 4 module tập huấn. Thêm vào đó, họ thường xuyên cộng tác cùng cán bộ Khoa tiến hành khoá học cho nông dân. Cán bộ Khoa đã đánh giá thể hiện của các cán bộ này và đã cấp chứng chỉ cho những người có đủ trình độ năng lực theo yêu cầu. Chứng chỉ sẽ được cấp cho những học viên đạt được những yêu cầu sau: • Hoàn thành tốt tất cả các khoá học bao gồm lớp tập huấn do dự án Agribiz tổ chức. • Có đầy đủ năng lực và phương pháp giảng dạy cho nông dân và cán bộ khuyến nông. • Có ý định làm việc lâu dài trong lĩnh vực khuyến nông KDNN. 8
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 BẢNG 1: DANH SÁCH NHỮNG CÁN BỘ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HỌ VÀ TÊN TỔ CHỨC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ông Hoàng Trung Ân Văn Phòng HTX, Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế Ông Nguyễn Viết Linh Văn Phòng HTX, Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế Ông Nguyễn Bình Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế Bà Hồ Thị Phương Đông Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế Bà Nguyễn Thị Bé Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT huyện Hương Trà Ông Nguyễn Quốc Hoa Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT huyện Quảng Điền Bà Nguyễn Thị Hà Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế TỈNH QUẢNG NGÃI Bà Phạm Thị Lệ Quyên Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Ông Nguyễn Anh Triều Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Ông Nguyễn Văn Thơm Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Bà Ngô Thị Mùa Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Bà Trương Thị Thu Ngân Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Bà Nguyễn Thị Thanh Bình Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Ông Phạm Văn Sơn Sở NN&PTNT Quảng Ngãi TỈNH NGHỆ AN Bà Nguyễn Thị Duyên Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Nghệ An Bà Nguyễn Thuỳ Linh Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Nghệ An Ông Phan Văn Thắng Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Nghệ An Ông Cao Minh Hùng Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Nghệ An Ông Nguyễn Văn Tâm Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Nghệ An Ông Nguyễn Kim Hùng Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Nghệ An Ông Phan Ngọc Châu Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Nghệ An TỈNH KONTUM Ông Nguyễn Mạnh Quốc Sở NN&PTNT Kontum Ông Nguyễn Quang Hoà Sở NN&PTNT Kontum Bà Phạm Thị Hồng Loan Trung tâm khuyến nông Sở NN&PTNT Kontum Ông Lê Văn Thành Hội Nông dân, Kon Tum Bà Nguyễn Thị Lưu Quỳnh Khoa Kinh tế, Kon Tum Ông Phạm Quốc Long Sở NN&PTNT Kontum 9
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KDNN: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 10
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KDNN: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC Giới thiệu Việc chuẩn bị chương trình đào tạo cùng với việc phát triển các module tập huấn là một nhiệm vụ chính của dự án. Chương trình KDNN đã được bổ sung đã có ảnh hưởng đánh kể đến sự phát triển nong nghiệp và phát triển nông thôn của khu vực Miền Trung. Lần đầu tiên sinh viên tổt nghiệp của trường Đại học Huế có đủ kiến thức và kĩ năng KDNN để hỗ trợ cho nông dân và các doanh nghiệp. Trên 70 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm có chuyên ngành chính là KDNN và đa số các sinh viên này sẽ làm việc trong các tổ chức Nông nghiệp của khu vực Miền Trung. Tiến trình chuẩn bị chương trình đào tạo Việc phát triển chương trình đào tạo đã được đề cập trong báo cáo trước. Sau đây là những bước chính trong quy trình này: BẢNG 2: NHỮNG BƯỚC CHÍNH TRONG VIỆC CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KDNN Ngày Hoạt động chính Nhận xét 07, 2005 đến Tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo và các Đánh giá những đặc điểm KDNN 03, 2006 nghiên cứu trường hợp ở mỗi vùng và kiến thức cũng như kĩ năng KDNN của nong dân và cán bộ cung cấp dịch vụ 07, 2005 Tập huấn cho cán bộ Khoa KT&PT Thông tin điều tra được sử dụng phương pháp điều tra nhu cầu đào tạo có là nền tảng cho khoá học và phát sử dụng các nghiên cứu trường hợp. Ts triển chương trình đào tạo Keith Woodford, PGS.Ts Sandra Martin đã tham gia tư vấn cho hoạt động này 02, 2006 Nhiều hoạt động tập huấn và hội thảo tại Chủ đề bao gồm cấu trúc chương đại học Lincoln, bao gồm việc phát triển trình, mục tiêu giáo dục và chương trình đào tạo phương pháp học tập và đánh giá 06, 2006 Hội thảo chuẩn bị phát triển chương trình Tập trung vào cấu trúc chương đào tạo do GS.Ts Keith Woodford tổ trình và xây dựng chương trình chức dựa trên những vùng chủ đạo 07, 2006 Bắt đầu tiến hành chuẩn bị chương trình Bắt đầu đào tạo 08, 2006 Hội thảo về phát triển chương trình đào Hội thảo tập trung và chuỗi cung tạo do PGS.TS Sandra Martin tổ chức KDNN và marketing 10, 2006 Hội thảo về phát triển chương trình đào Hội thảo tập trung vào giới và tạo có sự tham gia của Ts. Miranda Cahn phát triển nông thôn 06, 2007 Khoa KTPT đã làm việc với Đại học Thảo luận với Đại học Nông Nông nghiệp Hà nội để thảo luận về nghiệp Hà nội chương trình đào tạo dự kiến 08, 2007 Đánh giá tiến trình phát triển và hướng Tập trung và nội dung marketing dẫn cán bộ- Pgs. Ts. Sandra Martin và quản lý chuỗi cung 10, 2007 Đánh giá tiến trình phát triển chường Đánh giá khoá học dựa trên 11
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 trình và hệ thống đánh giá- Ts. Dr những kiến thức và kĩ năng mà Miranda Cahn học viên có được sau khi tham gia khoá học. 02, 2008 Cán bộ Khoa đệ trình khung chương trình Cần có sự thống nhất trước khi KDNN phát triển các môn học 03, 2008 Khung chương trình được chứng nhận Cần có sự thống nhất trước khi phát triển các môn học 03-06, 2008 Phát triển đề cương chi tiết môn học Chương trình đào tạo KDNN: Đề cương chi tiết Đề cương chi tiết cho mỗi môn học đã được chuẩn bị dựa trên yêu cầu của Trường Đại học Kinh tế và Đại học Huế. Xem Phụ lục 2 về chi tiết đề cương môn học và khung chương trình. 12
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY VÀ TẬP HUẤN 13
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TẬP HUẤN GIỚI THIỆU Việc giảng dạy và học tập ứng dụng là một đặc điểm của dự án. Cán bộ Đại học Lincoln đã rất quan tâm xem chương trình KDNN có mang tính lý thuyết và tập trung vào phương pháp kinh tế đối với KDNN hay không. Bên cạnh đó, việc phân tích trang trại, các nguồn lực và vốn cũng như tầm quan trọng của những mối liên hệ với thị trường đã không được chú trọng nhiều. Nhiều nước và nhiều trường Đại học đã thành công trong việc giảng dạy KDNN với phương pháp ứng dụng. Đại học Lincoln là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy ứng dụng- những nghiên cứu trường hợp. Được sự nhất trí của cán bộ Khoa KT&PT phương pháp ứng dụng đã được áp dụng để nghiên cứu nông hộ và chuỗi cung ở 4 tỉnh vì những lý do sau đây: • Cán bộ Khoa có thể hiểu hơn về mỗi trang trại • Danh mục những nghiên cứu trường hợp được phát triển để hỗ trợ cho các hoạt động tập huấn và giảng dạy. Phương pháp điều tra đã được sử dụng ở 4 tỉnh để phát triển các nghiên cứu trường hợp làm nền tảng cho các báo cáo mỗi tỉnh (xem trong MS3 hay trên trang web của dự án). Các khoá tập huấn KDNN Các nghiên cứu trường hợp đã được ứng dụng thành công trong việc giảng dạy và tập huấn. Đồng thời chúng cũng được đưa vào trong các module tập huấn (xem MS6). Trong báo cáo này, chúng tôi cũng đã đưa vào 4 báo cáo nghiên cứu trường hợp được sử dụng có hiệu quả nhất (xem Phụ lục 3) to comply with requirements. Chương trình đào tạo KDNN Các nghiên cứu trường hợp đã được sử dụng có hiệu quả trong chương trình giảng dạy chính quy của giáo viên. 04 nghiên cứu trường hợp đã được đưa vào báo cáo này trong phần Phụ lục 3. 14
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 NĂNG LỰC CỦA CÁC CÁN BỘ CUNG CẤP DỊCH VỤ KDNN 15
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 5. NĂNG LỰC CỦA CÁC CÁN BỘ CUNG CẤP DỊCH VỤ KDNN Giới thiệu Mục tiêu chính của dự án Agribiz là xây dựng một nguồn lực KDNN mạnh ở miền Trung Việt Nam thông qua sự phát triển của các cán bộ cung cấp dịch vụ. Vấn đề này đã được nêu bật trong phần 2 của báo cáo này cùng với quy trình xét duyệt cấp chứng chỉ cho các cán bộ có năng lực. Việc phát triển kĩ năng KDNN của nông dân và tăng sản xuất và thu nhập của nong hộ không chỉ diễn ra trong các chương trình tập huấn KDNN. Nông dâ cũng yêu cầu được tư vấn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về KDNN. Chương trình tập huấn KDNN đã tập trung vào việc phát triển những kĩ năng và kiến thức KDNN cho cán bộ cung cấp dịch vụ của tỉnh để họ có thể làm giúp đỡ nông dân nâng cao hiệu quả và thu nhập của nông hộ. 03 khoá tập huấn của dự án Agribiz đã trình bày được những nội dung mà cán bộ cung cấp dịch vụ cần để phát triển kĩ năng và kiến thức KDNN của mình: Phân tích trang trại, chuỗi cung và Marketing, Lập kế hoạch KDNN. Cán bộ khoa KT&PT đã sử dụng những nghiên cứu trường hợp và phương pháp giảng dạy ứng dụng để phát triển năng lực KDNN của những cán bộ này. Phương pháp luận Thông qua nhiều chuyến làm việc thực tế vào tháng 04, 05 và 06 năm 2008, trình độ năng lực của cán bộ cung cấp dịch vụ tỉnh đã được đánh giá. Khung giám sát của dự án đã vạch ra phương pháp chung để đánh giá năng lực (xem MS9). Những hoạt động chính được thực hiện để đánh giá năng lực của họ là: • Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá ảnh hưởng của dự án đến đội ngũ cán bộ khuyến nông của 4 tỉnh. Xem phần phụ lục 4 về chi tiết bảng hỏi được sử dụng trong cuộc khảo sát này. Mục đích của cuộc khảo sát là xem xét liệu có sự thay đổi nào về trình độ kiến thức và năng lực KDNN, tự đánh giá của các cán bộ khuyến nông đã tham gia vào dự án. • Gặp gỡ với Sở NN và trung tâm Khuyến nông tỉnh để đánh giá sự phát triển năng lực của các đơn vị khuyến nông trong công tác cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nông dân. Việc đánh giá năng lực được dựa trên những cán bộ được đào tạo về KDNN, năng lực tiến hành các khoá học về KDNN, nguồn lực để xây dựng năng lực KDNN. • Phỏng vấn những cán bộ chủ chốt của các trung tâm Khuyến nông và Sở NN nhằm đánh giá trình độ năng lực của họ trong việc hỗ trợ cho nông dân về lĩnh vực KDNN. Kết luận Kết quả cuộc điều tra cho thấy năng lực KDNN của các cán bộ khuyến nông đã được nâng lên thông qua dự án Agribiz. Chúng tôi cũng đã thống kê kết quả so sánh về kiến thức và kĩ năng KDNN của những cán bộ này trước và sau khi tham gia dự án. Đối với phần lớn chủ đề khoá học thì 50% học viên cho rằng họ có kha khá kiến thức mà trước khi tham gia dự án trình độ kiến thức của học chỉ đạt được khoảng 25%. Cán bộ khuyến nông đạt trình độ chuyên gia thì vẫn còn thấp và chiếm khoảng 20% số học viên. Mặc dù những khoá tập huấn đã gặt hái được những thành công trong việc nâng cao kĩ năng và kiến thức KDNN của các cán bộ khuyến nông thì một bộ phận quan trọng cán bộ này (50%) vẫn 16
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 cần có them những khoá học chuyên sâu hơn để có thể phát triển hơn kiến thức và kĩ năng của mình. Phụ lục 5, 6, 7 và 8 tóm tắt dữ liệu về năng lực của cán bộ khuyến nông. Trình độ kiến thức và kĩ năng KDNN của các cán bộ Sở NN cũng đã được nâng lên. Các tài liệu của dự án đã được ứng dụng để phát triển những khoá học ngắn về các chủ đề như phân tích lợi nhuận, phân tích chuỗi cung, lập kế hoạch sản xuất và lập kế hoạch tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân. Những chủ đề này được đưa vào bài giảng cho nông dân một cách linh hoạt. Những cán bộ khuyến nông chủ chốt cho rằng những cán bộ do dự án đào tạo đã chứng tỏ được sự tíên bộ của mình trong phân tích kinh doanh và kinh tế. Họ cảm thấy tự tin trong việc thiết kế và tiến hành khoá học về chủ đề KDNN. Nhiều người cho răng họ sẵn sàng làm tư vấn về KDNN chó các dự án phát triển trong tỉnh. Bên cạnh đó họ còn cho biết hệ thống khuyến nông đang hoạt động tốt hơn nhờ vào tính hệ thống và cạnh tranh; đồng thời KDNN, một thành phần mới cũng đã hoà nhập tốt vào hệ thống này. BẢNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG Bình quân Trình độ kiến thức/kĩ năng trình độ (% số học viên) kiến thức 0 1 2 3 và kĩ năng Phân tích nguồn lực trang trại Trước 0.75 32.26 60.22 7.53 0.00 Sau 1.77 5.38 24.73 56.99 12.90 Lập ngân sách trang trại Trước 0.80 27.96 64.52 7.53 0.00 Sau 1.88 2.15 22.58 59.14 15.05 Chuỗi cung nông nghiệp và Trước 0.57 45.16 52.69 2.15 0.00 Marketing Sau 1.49 9.68 36.56 48.39 5.38 Lập kế hoạch KDNN trang trại Trước 0.83 29.03 59.14 11.83 0.00 Sau 1.90 1.08 23.66 59.14 16.13 Phân tích rủi ro Trước 0.61 41.94 54.84 3.23 0.00 Sau 1.65 6.45 29.03 55.91 7.53 Phân tích các nghiên cứu trường Trước 0.51 51.61 46.24 2.15 0.00 hợp Sau 1.48 6.45 45.16 41.94 6.45 Phân tích chuỗi cung Trước 0.44 55.91 44.09 0.00 0.00 Sau 1.42 12.90 37.63 44.09 5.38 Lập ngân sách trang trại Trước 0.66 41.94 50.54 7.53 0.00 Sau 1.69 6.45 32.26 47.31 13.98 Phát triển 1 kế hoạch KDNN Trước 0.71 39.78 49.46 10.75 0.00 Sau 1.88 4.30 21.51 55.91 18.28 Làm việc với nông dân Trước 1.13 22.58 41.94 35.48 0.00 Sau 2.02 4.30 15.05 54.84 25.81 17
- DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/VIE 04 Báo cáo 8 Thiết kế khoá tập huấn Trước 0.94 29.03 49.46 20.43 1.08 Sau 1.88 6.45 19.35 53.76 20.43 Tiến hành khảo sát nhu cầu đào Trước 0.99 23.66 54.84 20.43 1.08 tạo Sau 1.99 1.08 19.35 59.14 20.43 Tiến hành đánh giá nhu cầu đậôt Trước 0.91 27.96 52.69 19.35 0.00 có sự tham gia Sau 1.86 4.30 23.66 53.76 18.28 Thiết kế module tập huấn Trước 0.97 27.96 47.31 24.73 0.00 Sau 1.91 2.15 24.73 52.69 20.43 Tổ chức giảng dạy Trước 0.95 27.96 49.46 22.58 0.00 Sau 1.80 6.45 24.73 51.61 17.20 Sử dụng phương pháp tập huấn Trước 0.82 35.48 48.39 15.05 1.08 “chủ động” Sau 1.75 8.60 22.58 53.76 15.05 Thiết kế khung đánh giá Trước 0.90 29.03 52.69 17.20 1.08 Sau 1.74 7.53 25.81 51.61 15.05 Thuyết trình báo cáo Trước 1.03 20.43 56.99 21.51 1.08 Sau 1.99 3.23 15.05 61.29 20.43 Điều phối nhóm Trước 0.86 32.26 50.54 16.13 1.08 Sau 1.71 8.60 27.96 47.31 16.13 Phỏng vấn nhanh có sự tham gia Trước 1.26 16.13 46.24 33.33 4.30 và làm việc với nông dân Sau 2.18 2.15 8.60 58.06 31.18 Ghi chú: 0 = Tôi không có kiến thức nên không thể làm được 1 = Tôi có ít kiến thức và không thể làm tốt 2 = Tôi có khá nhiều kiến thức và có thể làm tốt 3 = Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực này, có thể hiểu và giảng dạy người khác Dựa trên phương pháp mà dự án Agribiz áp dụng, ở mỗi tỉnh dự án hiện nay có một nhóm các cán bộ khuyến nông đủ trình độ năng lực được cấp bằng chứng nhận khả năng giảng dạy về KDNN, không chỉ cho đối tượng nông dân mà cả cán bộ khuyến nông. Nhóm này đóng vai trò quan trọng trong việc tập huấn KDNN cho cán bộ Sở NN, cán bộ hỗ trợ huyện và những tổ chức quần chúng khác. Được chính phủ cấp kinh phí về khuyến nông và đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt, hàng năm các Sở NN và các trung tâm Khuyến nông tổ chức những khoá tập huấn cho cán bộ của mình và cho nông dân. Tuy nhiên, quá trình xây dựng năng lực là một quá trình mang tính kéo dài và những hệ thống khuyến nông cần được phát triển theo thời gian. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Một số vấn đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cầu 75 thuộc Tổng công ty công trình giao thông 8 - Bộ Giao Thông Vận tải"
61 p | 389 | 145
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ACB Việt Nam - 4
12 p | 187 | 69
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ACB Việt Nam - 6
12 p | 149 | 58
-
Đồ án tốt nghiệpTổ chức công tác hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3
86 p | 147 | 38
-
Báo cáo " Nghiên cứu khả năng thủy phân bằng axít loãng và bước đầu đánh giá hiệu quả sản xuất etanol sinh học từ thân cây ngô "
6 p | 207 | 21
-
Báo cáo y học: "ĐÁNH GIÁ TèNH TRẠNG THỂ LỰC CỦA THANH NIấN VIỆT NAM"
22 p | 125 | 19
-
Báo cáo y học: "KẾT QUẢ TÁN SỎI NIỆU QUẢN BẰNG XUNG HƠI QUA NỘI SOI NGƯỢC DßNG TẠI BỆNH VIỆN 103"
4 p | 109 | 18
-
Báo cáo tốt nghiệp: Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 8 dòng lúa đột biến vụ xuân 2011 tại huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh
35 p | 123 | 15
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Năng lượng hạt nhân (nhóm 8)
9 p | 138 | 15
-
Báo cáo khoa học : KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG TỪ SƠ SINH ĐẾN TRƯỞNG THÀNH CỦA BÒ ĐỊA PHƯƠNG VÀ LAI SIND HIỆN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
6 p | 125 | 15
-
Báo cáo y học: "NGHIêN CứU điềU Kiện LAO độNG CủA CôNG NHÂN TÁi CHế NHôM"
6 p | 135 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAY THẾ MỘT PHẦN PHÂN ĐẠM VÔ CƠ BẰNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM (PHÂN) SINH HỌC CHO CÂY DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TRÊN ĐẤT THỊT NHẸ VỤ XUÂN 2009 TẠI QUẢNG TRỊ"
11 p | 74 | 11
-
Báo cáo hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn: Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng quản lý thực hành tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam - MS 8
50 p | 114 | 11
-
Báo cáo " Chức năng ngôn ngữ quốc gia và vị trí môn tiếng Việt ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội "
6 p | 187 | 11
-
Báo cáo y học: "NGHIÊN CứU TáC DụNG ĐIềU HOà LIPID MáU CủA VIÊN NANG CứNG LIPENTA TRÊN THựC NGHIệM"
5 p | 74 | 7
-
Kết quả đánh giá ưu thế lai và khả năng kết hợp của 8 dòng thuần ngô nếp bằng phương pháp lai luân phiên
6 p | 101 | 4
-
ĐỀ TÀI: “MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP CHO HỌC SINH LỚP 8”_2
6 p | 162 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn