intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT TỪ TỎI (Allium sativum) ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH Ở NGƯỜI "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

132
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu ẩm thấp, nóng nực kéo dài quanh năm. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Mặt khác, do việc sử dụng thuốc kháng sinh tuỳ tiện và do nhận thức chưa đầy đủ của người dân về cách sử dụng thuốc cũng như những hiểu biết về bệnh nhiễm khuẩn đã dẫn đến một thực tế là thuốc kháng sinh tổng hợp đang bị giảm hiệu lực và ......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT TỪ TỎI (Allium sativum) ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH Ở NGƯỜI "

  1. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT TỪ TỎI (Allium sativum) ĐỐI VỚI MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH Ở NGƢỜI Nguyễn Thị Thu Hương (B) Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM TÓM TẮT Nƣớc ta nằm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới chịu ảnh hƣởng sâu sắc của khí hậu ẩm thấp, nóng nực kéo dài quanh năm. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Mặt khác, do việc sử dụng thuốc kháng sinh tuỳ tiện và do nhận thức chƣa đầy đủ của ngƣời dân về cách sử dụng thuốc cũng nhƣ những hiểu biết về bệnh nhiễm khuẩn đã dẫn đến một thực tế là thuốc kháng sinh tổng hợp đang bị giảm hiệu lực và mất dần tác dụng đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh. Đề tài nhằm nghiên cứu kháng sinh trên thực vật cụ thể là Tỏi nhằm điều chế 1 loại kháng sinh có khả năng kháng các loại vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là bệnh về đƣờng hô hấp mà hiện nay những chủng này là những chủng đang có khả năng kháng kháng sinh mạnh. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, hiện nay đang có xu hƣớng nghiên cứu, sử dụng các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật, có tính kháng khuẩn mạnh và đặc biệt là có độ an toàn rất cao (độ độc hay tác dụng phụ), khi sử dụng để thay thế cho các loại kháng sinh thông dụng đang bị đề kháng . Nƣớc ta lại có một hệ thực vật hết sức phong phú về chủng loại và thành phần loài. Trong đó thực vật có thể đƣợc sử dụng làm thuốc chiếm tỉ lệ không nhỏ. Đặc biệt rất nhiều cây trong đó có tác dụng diệt khuẩn mạnh và điều trị đƣợc các bệnh do vi khuẩn gây ra rất hiệu quả. Tỏi ( Allium sativum) là một loài thực vật nhƣ vậy Tỏi tên khoa học là Allium sativum L, họ Hành Alliacea (trƣớc kia ngƣời ta gọi họ hành tỏi là Liliaceae). Tỏi sinh trƣởng tốt trong môi trƣờng nóng ẩm, vì thế cho nên ở Việt Nam loài thực vật này rất phổ biến. Tỏi là một gia vị rất thƣờng gặp trong đời sống và trong dân gian thi từ lâu tỏi là còn là một vị thuốc rất công hiệu trong chữa trị một số căn bệnh nhƣ chống cảm cúm, chữa viêm phổi đôi khi còn dùng để sát trùng ngoài da.... Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thƣ, các nhà khoa học đã đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hợp chất trong tỏi bởi vì tỏi đƣợc cho là có tính kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thƣ, chống huyết áp cao, mỡ máu ở ngƣời. Xuất phát từ thực tế trên, cùng với tình hình nhiễm khuẩn tại Việt Nam,đặc biệt là tình hình kháng các loại thuốc kháng sinh tổng hợp của vi khuẩn đang lan rộng, chúng tôi thực hiện đề tài: "Bƣớc đầu nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ Tỏi ( Allium sativum) đối với một số vi khuẩn gây bệnh ở ngƣời". Mục tiêu của đề tài là: nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của 3 loại cao chiết (cao chiết nƣớc, cao chiết cồn, cao chiết metanol) từ củ tỏi ( Allium sativum) đối với 5 chủng vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm điển hình và kháng thuốc phổ biến hiện nay là Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus), Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), Phế cầu khuẩn (Streptococus pneumoniae), Trực khuẩn đƣờng ruột (Escheriechia coli) và Klebsiella teirgena. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP Đối tƣợng nghiên cứu * Các loại cao lỏng từ Tỏi(Allium sativum), đƣợc chiết từ các dung môi khác nhau bao gồm: Cao chiết nƣớc, cao chiết cồn, cao chiết metanol. * Các chủng vi khuẩn gây bệnh đƣợc phân lập và định loại tại phòng Vi sinh ( Bệnh viện TW K71 – Tỉnh Thanh Hoá). 168
  2. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 - Liên cầu khuẩn (Streptococcus) - Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) - Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aerugins) - Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) - Trực khuẩn Gram âm (Escheriechia coli.) - Klebsiella teirigena Phƣơng pháp nghiên cứu . Phương pháp phân lập và định loại Các chủng vi khuẩn đƣợc phân lập và định loại tại Bệnh viện Trung ƣơng K71 Thanh Hoá, bằng các bộ KIT nhƣ Thanh API 20E dùng để xác định trực khuẩn Gram (-) thuộc họ Enterobactericeae; thanh API 20NE xác định các trực khuẩn Gram (-) không thuộc họ Enterobactericeae. Phương pháp bảo quản giống vi khuẩn . Vi khuẩn đƣợc bảo quản bằng môi trƣờng thạch thƣờng (thạch thịt pepton) và môi trƣờng canh thang Glucoza, trong điều kiện nhiệt độ thấp . Phương pháp chiết các loại cao từ Tỏi. • Nguyên liệu: + Tỏi ta (Allium sativum) đã phơi sấy khô ở nhiệt độ 600C trong tủ sấy. Dƣợc liệu đƣợc nghiền nhỏ bằng cối sứ. + Các loại dung môi: dung môi cồn 960, dung môi metanol, và dung môi nƣớc. + Dụng cụ: Bộ chiết Soxhlet chuẩn, dụng cụ thu hồi dun môi, bếp điện hoặc nồi nhiệt, nồi nhôm, giấy lọc, bông gạc và các dụng cụ thuỷ tinh khác. • Tiến hành theo phƣơng pháp chiết nóng: Việc chiết dƣợc liệu đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp và điều kiện chiết xuất khác nhau đối với từng loại dung môi * Dung môi là nước: Lấy 200g dƣợc liệu đã sấy khô, đƣợc nghiền nhỏ trong cối sứ rồi cho vào trong bình cầu thuỷ tinh chịu nhiệt loại 500ml, đổ nƣớc cất vào không quá 1/2 bình, đun trong khoang 3,5 -4h tính từ lúc sôi. Sau đấy ta thu dịch chiết và đem tiến hành cô cao ở nhiệt độ thích hợp (không sôi quá mạnh), cao đƣợc cô trong nồi miệng rộng, trong quá trình cô phải khuấy đảo liên tục, tránh hiện tƣợng cháy khét. Khi cô cao đến độ đặc nhất định ta tiến hành lọc cao qua bông, gạc, sau đó tiếp tục cô trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, trên nồi cách thuỷ, đến khi còn 50ml. Tƣơng đƣơng với tỉ lệ cao 4 : 1 (4g dƣợc liệu/1ml dịch chiết). * Dung môi là cồn 960 , metanol: Đây là 2 dung môi có nhiệt độ sôi thấp, metanol (Ts=64,5090 C), cồn etylic (Ts=78,370 C) . Dƣợc liệu khô 200g đã đƣợc nghiền nhỏ bằng cối sứ và đóng vào túi may bằng giấy lọc. Cho dƣợc liệu vào dụng cụ chiết Soxhlet, tiến hành chiết xuất ở nhiệt độ thích hợp đối với mỗi loại dung môi, nhiệt độ đƣợc điều chỉnh bởi nồi nhiệt (đây là loại bếp điện chuyên dụng, dùng cho dụng cụ chiết Socles). Dƣợc liệu đƣợc chiết kiệt trong 4h. Sau đó ta thu dịch chiết, lọc và tiến hành cất thu hồi dung môi, bằng dụng cụ cất, thu hồi dung môi thông dụng. Cô đến tỉ lệ cao lỏng 4:1 (3g dƣợc liệu/1ml dịch chiết). * Yêu cầu: + Cao lỏng không bị cháy khét và lẫn tạp, bã dƣợc liệu. + Cao phải sánh đặc + Đƣợc bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40 C. Kỹ thuật thử hoạt tính kháng khuẩn Dịch chiết Tỏi đƣợc chiết bằng các dung môi khác nhau, sau đó cô đến tỉ lệ cao 4:1 đây đuợc xem là tỉ lệ gốc. Từ tỉ lệ gốc đƣợc pha loãng ra theo các tỉ lệ: (2:1); (1:1) bằng nƣớc cất và các dung môi thích hợp. *Phương pháp pha loãng ra các tỉ lệ cao khác nhau được thể hiện trong bảng sau: Tỉ lệ cao gốc Tỉ lệ cao pha loãng ( 4 : 1) ( 2 : 1) ( 1 : 1) 169
  3. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 +Tỉ lệ (4:1) tƣơng + Lấy 10ml cao từ 50ml cao + Lấy 10ml cao từ 50ml đƣơng với: 4g dƣợc gốc (4:1) cao gốc. liệu/ 1ml dịch chiết Pha loãng bằng 10ml H2O Pha loãng bằng cất---> ta đƣợc tỉ lệ cao 20ml H2O cất--> (200g/50ml) Ta đƣợc tỉ lệ cao (2:1) * Tƣơng đƣơng ( 1 : 1 ). *Tƣơng đƣơng 200g/100ml 200g/200ml. • Môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn. Môi trƣờng nuôi cấy là môi trƣờng thạch thƣờng Pepton nƣớc thịt. Các môi trƣờng có độ dày 4 - 4,5mm 25 - 30ml thạch với một đĩa petri có đƣờng kính 9 cm. c)Vi khuẩn: Dùng 6 chủng vi khuẩn đã đƣợc phân lập thuần khiết. Phƣơng pháp xác định lƣợng vi khuẩn: • Phƣơng pháp độ đục chuẩn: Pha dung dich vi khuẩn: Từ một đĩa thạch nuôi cấy thuần chủng mọc qua đêm, dùng que cấy vô khuẩn chấm vào 10 khuẩn lạc để có một ang đầy, hoà tan vào 3 - 5ml dung dịch đệm PBS hoặc nƣớc muối sinh lí. So sánh với Mc, Parland 0,5, tƣơng đƣơng với 106 tế bào/1ml. d) Kỹ thuật tiến hành: • Phương pháp đột lỗ thạch. - Đặt đĩa thạch vào tủ ấm 15 phút cho khô mặt - Pha dịch huyền phù vi khuẩn. - Dùng xilanh vô trùng có thể tích 1ml hút 0,5ml dịch huyền phù vi khuẩn cho lên trung tâm đĩa thạch. - Dùng que trang thủy tinh vô trùng, trang đều vi khuẩn khắp mặt thạch. - Dùng đột lỗ thạch đã khử trùng đục 6 lỗ trên mặt thạch, mỗi lỗ cách nhau 2cm và cách mép đĩa 1cm. - Dùng kim vô trùng lấy thạch đã đột ra khỏi đĩa. - Dùng Pipetman (hoặc Xilanh 1ml vô trùng) cho vào mỗi lỗ 0,3-0,4ml dung dịch chất thử đã pha loãng theo các nồng độ khác nhau. - Để ở nhiệt độ phòng 30 phút cho dịch thử khuếch tán đều trong thạch. - Cho vào tủ ấm ở 370C trong vòng 18 - 24 gìơ. • Phƣơng pháp đặt khoanh giấy kháng sinh: Phƣơng pháp này áp dụng với loại cao đƣợc chiết bằng dung môi hữu cơ nhƣ cồn 960. - Khoanh giấy kháng sinh đƣợc chế tạo từ giấy lọc , có đƣòng kính từ 7 -8mm, theo qui định của dƣợc điển. - Khoanh giấy kháng sinh đƣợc khử trùng ở 170o C trong 2h, sau đó đƣợc bảo quản trong bình hút ẩm. - Dùng xilanh vô trùng hoặc pipet vô trùng hút 0,3ml dịch chiết đã pha loãng ở các nồng độ khác nhau, nhỏ lên khoanh giấy lọc vô trùng và làm bay hơi dung môi ở nhiệt độ thich hợp. - Khoanh giấy tẩm dịch chiết đƣợc đuợc bảo quản ở điều kiện vô trùng. - Đặt 6 khoanh giấy kháng sinh lên các đĩa thạch đã cấy vi khuẩn, đối với đĩa có đƣờng kính 9cm. - Để các đĩa ở ngoài môi trƣờng trong vòng 1h, để cho dịch chiết có thời gian khuyếch tán vào môi trƣờng. - Sau đó cho vào tủ ấm nuôi cấy ở nhiệt độ 370C , sau 18 đến 24h đem ra quan sát vòng vô khuẩn nếu có. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu + Đối với thạch đục lỗ: dùng xilanh hút hết dịch thử, dùng thƣớc đo vòng vô khuẩn (tính bằng mm). + So sánh đƣờng kính vòng vô khuẩn của từng nồng độ pha loãng. + So sánh đƣờng kính vòng vô khuẩn của từng loại dịch chiết đƣợc chiết bằng các dung môi khác nhau. 170
  4. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Cao chiết với dung môi là nước (cao chiết nước) Bảng 1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nƣớc đối với các chủng vi khuẩn sau 24, 48 và 72 giờ Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Tỷ lệ pha Tên chủng vi loãng dịch khuẩn cao chiết 18 - 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ 1:1 17,5 mm 0 0 Staphilococcus aureus 2:1 23,0 mm 20,5 mm 0 4:1 28,0 mm 28,0 mm 28,0 mm 1:1 - - - Pseudomonas 2:1 16,0 mm 0 0 aeruginosa 4:1 21,0 mm 21,0 mm 21,0 mm 1:1 - - - Escherichia coli 2:1 - - - 3:1 19,0 mm 19,0 mm 19,0 mm 1:1 - - - Klebsiella terigena 2:1 20,0 mm 0 0 3:1 21,0 mm 21,0 mm 21,0 mm 1:1 - - - Streptococcus 2:1 - - - pneumoniae 3:1 - - - Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy: - Tỉ lệ cao chiết nƣớc ( 1 : 1) chỉ có khả năng ức chế đối với vi khuẩn Staphilococcus aureus sau 18-24 giờ, nhƣng sau 48 giờ thì vòng vô khuẩn biến mất (kích thƣớc vòng vô khuẩn bằng 0) do vi khuẩn đã phát triển trở lại. - Tỉ lệ cao chiết nƣớc (2:1) có khả năng ức chế đối với: Staphilococcus aureus; Pseudomonas aeruginosa; Klebsiella terigena sau 18-24 giờ. Sau 48 giờ thì kích thƣớc vòng vô khuẩn của Staphilococcus aureus là 20,5mm và bằng (0) sau 72 giờ, các chủng vi khuẩn còn lại kí ch thƣớc vòng vô khuẩn bằng (0) sau 48giờ. Nhƣ vậy, cao chiết nƣớc có tác dụng ức chế với 4 chủng vi khuẩn là: Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E. coli và Klebsiella terigena nhƣng không có tác dụng ức chế đối với chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Tỉ lệ pha loãng (4:1) cho kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn nhất và kích thƣớc này ổn định sau 72 giờ theo dõi. Các tỉ lệ pha loãng còn lại chỉ có tác dụng đối với một số chủng vi khuẩn nhất định, kích thƣớc vòng vô khuẩn không ổn định, giảm dần hoặc biến mất sau 48- 72 giờ theo dõi. Cao chiết với dung môi là cồn 960 (cao chiết cồn) Qua số liệu ở bảng dƣới, ta nhận thấy : - Tỉ lệ (1 : 1) của cao chiết cồn chỉ có khả năng ức chế đối với vi khuẩn Staphilococcus aureus sau 18- 24 giờ; kích thƣớc vòng vô khuẩn bằng (0) sau 48 giờ theo dõi. - Tỉ lệ cao chiết cồn (2 :1) có khả năng ức chế Staphilococcus aureus và Klebsiella terigena sau 18 -24 giờ; kích thƣớc vòng vô khuẩn bằng (0) sau 48 giờ theo dõi. - Tỉ lệ cao chiết cồn (3 : 1) có khả năng ức chế đối với 2 chủng vi khuẩn là: Staphilococcus aureus và Klebsiella terigena sau 18-24 giờ; kích thƣớc vòng vô khuẩn không thay đổi sau 48 -72 giờ theo dõi. Bảng 2. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết cồn đối với các chủng vi khuẩn sau 24, 48 và 72 giờ Tỷ lệ pha Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Tên chủng vi loãng dịch 18 - 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ khuẩn cao chiết 1:1 15,5 mm 0 0 Staphilococcus 2:1 16,5 mm 0 0 aureus 3:1 22,5 mm 22,5 mm 22,5 mm 1:1 - - - 171
  5. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Pseudomonas 2:1 - - - aeruginosa 3:1 - - - 1:1 - - - Escherichia coli 2:1 - - - 3:1 - - - 1:1 - - - Klebsiella terigena 2:1 17,7 mm 0 0 3:1 18,5 mm 18,5 mm 18,5 mm 1:1 - - - Streptococcus 2:1 - - - pneumoniae 3:1 - - - Nhƣ vậy, cao chiết cồn 960 có khả năng ức chế đối với 2 chủng vi khuẩn là Staphilococcus aureus và Klebsiella terigena; không có khả năng ức chế với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, E. coli và Streptococcus pneumoniae. Tỉ lệ cao (3:1) cho kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn nhất và kích thƣớc này ổn định sau 72 giờ theo dõi. Các tỉ lệ pha loãng thấp hơn cho kích thƣớc vòng vô khuẩn bé và sau 48 giờ thì kích thƣớc vòng vô khuẩn bằng (0). Cao chiết với dung môi là metanol (cao chiết metanol) Bảng 3. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết metanol đối với các chủng vi khuẩn sau 24, 48 và 72 h Tỷ lệ pha Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Tên chủng vi loãng dịch 18 - 24 giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ khuẩn cao chiết 1:1 16,0 mm 0 0 Staphilococcus 2:1 17,5 mm 15,5 mm 0 aureus 4:1 24,5 mm 24,5 mm 24,5 mm 1:1 - - - Pseudomonas 2:1 15,0 mm 0 0 aeruginosa 4:1 20,5 mm 20,5 mm 20,5 mm 1:1 - - - Escherichia coli 2:1 - - - 4:1 20,0 mm 20,0 mm 20,0 mm 1:1 - - - Klebsiella terigena 2:1 18,0 mm 14,5 mm 0 4:1 19,5 mm 19,5 mm 19,5 mm 1:1 - - - Streptococcus 2:1 - - - pneumoniae 4:1 - - - Qua bảng ở trên chúng ta nhận thấy: - Tỉ lệ (1:1) của cao chiết metanol chỉ có khả năng ức chế đối với vi khuẩn: Staphilococcus aureus sau 18- 24 giờ, sau 48 giờ kích thƣớc vòng vô khuẩn bằng (0). - Tỉ lệ cao chiết metanol (2:1) có khả năng ức chế với 3 chủng vi khuẩn là: Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella terigena sau 18- 24 giờ. Sau 48 giờ kích thƣớc vòng vô khuẩn của Pseudomonas aeruginosa bằng (0), còn của Staphilococcus aureus và Klebsiella terigena đều giảm xuống; sau 72 giờ thì bằng (0). - Tỉ lệ cao chiết metanol (4:1) có khả năng ức chế đối với 4 chủng là: Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella terigena và E. Coli sau 18- 24 giờ và kích thƣớc vòng vô khuẩn vẫn không thay đổi sau 48 -72h. Nhƣ vậy, cao chiết metanol có khả năng ức chế đối với 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm là: Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella terigena và E. coli; không có khả năng ức chế đối với Streptococcus pneumoniae. Tỉ lệ (4:1) cho kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn nhất và không thay đổi sau 72 giờ theo dõi. Các tỉ lệ pha loãng khác chỉ có khả năng ức chế đối với một số chủng nhất định và sau 48 - 72 giờ thì kích thƣớc vòng vô khuẩn đều bằng (0). 172
  6. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Một số đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết Đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao qua độ pha loãng tối thiểu có thể gây ức chế Bảng 4. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết ở những độ pha loãng khác nhau Tỷ lệ pha loãng tối thiểu có thể gây ức chế vi khuẩn (Đƣờng kính vòng kháng khuẩn) Tên chủng vi khuẩn Cao chiết Cao Cao nƣớc cồn metanol 1:1 1:1 1:1 Staphilococcus aureus (17,5 mm) (15,5 mm) (16,0 mm) Pseudomonas aeruginosa 2:1 2:1 - (16,0 mm) (15,0 mm) Escherichia coli 4:1 4:1 - (19,0 mm) (20,0 mm) Klebsiella terigena 2:1 2:1 2:1 (20,0 mm) (17,7 mm) (18,0 mm) Streptococcus pneumoniae - - - Qua bảng trên chúng ta nhận thấy rằng: - Với vi khuẩn Staphilococcus aureus thì bắt đầu từ tỉ lệ cao chiết (1:1) của cả 4 loại cao đã có khả năng ức chế, làm xuất hiện vòng vô khuẩn, kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn nhất là của cao chiết nƣớc (17,5mm) - Với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa thì tỉ lệ tối thiểu để xuất hiện vòng vô khuẩn là tỉ lệ (2:1) và chỉ có cao chiết cồn và metanol ở tỉ lệ này mới làm xuất hiện vòng vô khuẩn, trong đó cao chiết nƣớc có kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn hơn (16,0 mm). - Với vi khuẩn E. coli thì tỉ lệ tối thiểu có khả năng ức chế, làm xuất hiện vòng vô khuẩn là tỉ lệ (4:1) với cao chiết nƣớc và cao chiết cồn 960. - Với Klebsiella terigena thì tỉ lệ tối thiểu có khả năng ức chế là tỉ lệ (2:1) với cả 3 loại cao chiết, trong đó cao chiết nƣớc cho kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn nhất (20,0 mm). Nhƣ vậy, tỉ lệ tối thiểu có khả năng gây ức chế đối với các chủng vi khuẩn của từng loại cao là không giống nhau. So sánh hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết ở tỉ lệ (4:1) Nhƣ trên đã trình bày, trong số các tỉ lệ pha loãng thì tỉ lệ (4:1) có nồng độ cao chiết đậm đặc nhất và cũng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất, đặc biệt là vòng kháng khuẩn ổn định, không bị thu hẹp sau 72 giờ theo dõi. Tuy nhiên, hoạt tính kháng khuẩn đối với từng loại cao chiết ở tỉ lệ (4:1) có sự khác nhau cho từng loại vi khuẩn. Bảng 5. So sánh hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao ở tỷ lệ (4 : 1) Đƣờng kính vòng kháng khuẩn (mm) Tên chủng vi khuẩn Cao Cao Cao metanol Nƣớc cồn Staphilococcus aureus 28 22,5 24,5 Pseudomonas aeruginosa 21 - 20,5 Escherichia coli 19 - 20 Klebsiella terigena 21 18,5 19,5 Streptococcus - - - pneumoniae - Với tỉ lệ cao chiết nƣớc (4:1) thì Staphilococcus aureus cho kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn nhất (28mm) sau đó đến Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella terigena, cuối cùng là E. coli; còn Streptococcus pneumoniae cho kết quả âm tính. - Với cao chiết cồn (4:1) chỉ có khả năng ức chế Staphilococcus aureus và Klebsiella terigena với kích thƣớc vòng vô khuẩn là 22,5 mm và 18,5 mmm. Các chủng còn lại cho kết quả âm tính. 173
  7. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 - Với cao chiết metanol (4:1) có khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn là: Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella terigena và E. Coli. Trong đó, Staphilococcus aureus có kích thƣớc vòng vô khuẩn lớn nhất (24,5mm); tiếp theo là Pseudomonas aeruginosa (20,5 mm); E. Coli (20,0mm) và thấp nhất là Klebsiella terigena (19,5 mm). Nhƣ vậy, đối với mỗi loại vi khuẩn thì tác động kháng khuẩn của mỗi loại cao có sự khác nhau, trong đó: + Đối với Staphilococcus aureus, cao chiết nƣớc cho hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất (28,0mm). + Đối với Pseudomonas aeruginosa, cao chiết nƣớc có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất (21,0 mm), sau đó đến cao chiết metanol (20,5 mm). + Đối với Escherichia coli, cao chiết metanol có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất (20,0 mm). + Đối với Klebsiella terigena, cao chiết nƣớc có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất (21,0 mm). + Đối với Streptococcus pneumoniae, cao chiết nƣớc có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu về các loại cao chiết từ Tỏi (Alliumsativum) với 5 chủng vi khuẩn gây bệnh nhƣ sau: 1. Trong số 4 loại dung môi dùng để chiết cao thì : Nƣớc là dung môi cho hiệu quả chiết cao nhất, tiếp đến là metanol và thấp nhất là cồn 96 0. 2. Cao chiết từ Tỏi (Alliumsativum) có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella terigena, E. coli và Klebsiella terigena đƣợc phân lập từ các mẫu bệnh phẩm ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào loại cao chiết và tỉ lệ pha loãng dùng để thử hoạt tính: - Cao chiết nƣớc có khả năng ức chế với 4 chủng vi khuẩn là: Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E. coli và Klebsiella terigena nhƣng không có tác dụng ức chế đối với chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. - Cao chiết cồn 960 có khả năng ức chế đối với 2 chủng vi khuẩn là Staphilococcus aureus và Klebsiella terigena; không có khả năng ức chế với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, E. coli và Streptococcus pneumoniae. - Cao chiết metanol có khả năng ức chế đối với 4 chủng vi khuẩn là: Staphilococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella terigena và E. coli; không có khả năng ức chế đối với Streptococcus pneumoniae. 3. Tỉ lệ pha loãng của các loại cao chiết ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng kháng khuẩn. Kích thƣớc vòng vô khuẩn và thời gian tồn tại của nó tỉ lệ thuận với độ đậm đặc của các loại cao chiết. Đối với cả 4 loại cao chiết, tỉ lệ (4:1) cho vòng vô khuẩn đạt kích thƣớc lớn nhất và kích thƣớc này không thay đổi sau 72 giờ theo dõi. Khi tỉ lệ pha loãng tăng lên thì kích thƣớc vòng vô khuẩn giảm xuống, tuỳ thuộc vào loại cao chiết mà kích thƣớc vòng vô khuẩn có thể giảm xuống hoặc bằng (0) sau 48 – 72h theo dõi. 5. Dựa vào hoạt tính kháng khuẩn và hiệu quả chiết xuất cao từ Tỏi, các loại cao sử dụng tốt nhất cho mỗi chủng vi khuẩn nhƣ sau: đối với Staphilococcus aureus là cao chiết nƣớc (4:1); đối với Pseudomonas aeruginosa là cao chiết nƣớc (4:1); đối với Escherichia coli là cao chiết nƣớc (4:1); đối với Klebsiella terigena là cao chiết nƣớc (4:1) và Streptococcus pneumoniae nên dùng cao chiết nuớc (4:1). TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ môn Dƣợc học cổ truyền, Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội - 2004. Kỹ thuật chế biến và bào chế thuốc cổ truyền. NXB Y Học. Bộ môn Dƣợc liệu, Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội - 2002. Bài giảng dược liệu (Tập 1, 2). NXB Y Học Bộ Y Tế – 1994. Dược điển Việt Nam tập 1 & 2. NXB Y Học Bộ Y Tế - 2000. Tài liệu tập huấn vi sinh lâm sàng. Bộ Y Tế - 2006. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng. NXB Y Học. 174
  8. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Bộ Y tế - 2007. Báo cáo của Vụ điều trị - Bộ Y tế . BS. Trần Thị Nga - 2008. Phòng bệnh cấp tính ở trẻ em. Viện nhi Trung uơng Cơ quan ngôn luận bộ Công an -2008. Vi khuẩn gây bệnh “vùng lên”. Đỗ Huy Bích và cộng tác viên – 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB Y học. Đỗ Tất Lợi – 2005. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học . GS, BS. Trần Văn Kỳ – 1999. Thuốc bổ đông y nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng. NXB Thanh Niên. Nguyễn Đức Minh -1995. Thuốc chữa bệnh nhiễm khuẩn từ cây cỏ trong nước. NXB Y Học . Nguyễn Hoài Nam – 1986. Xác định hoạt lưc kháng sinh bằng vi sinh vật. NXB Khoa Học & Kỹ Thuật. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty – 2000. Vi sinh vật học. NXB Giáo dục. Nguyễn Thành Đạt – 2001. Cơ sở sinh học vi sinh vật tâp 1 & 2 . NXB Giáo dục. Nguyễn Thị Chính (chủ biên), Trƣơng Thị Hoà. Vi sinh vật y học. NXB Y học Nguyễn Thị Thu Yên – 2000. Viêm mủ nội nhãn sau chấn thương nhãn cầu hở, vi sinh vật gây bệnh và kết quả điều trị. Viện mắt Trung ƣơng. Nguyễn Trọng Chính -2001. Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu và tình hình kháng thuốc kháng sinh của chúng( tại Bệnh viện TWQĐ 108: 2000 -2001). Nguyễn Văn Đàn – Nguyễn Viết Tựu – 1985. Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc. NXB Y Học . Nguyễn Văn Mùi -2001. Thực hành hoá sinh học. NXB ĐHQG Hà Nội Nguyễn Xuân Thành (Chủ biên) -2005. Vi sinh vật công nghiệp. NXB Giáo dục. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống -2005. Báo cáo khoa học hội nghi toàn quốc 2005. NXB Khoa học Kỹ thuật. Phạm Thị Trân Châu - Trần Thị áng -2003. Hoá sinh học. NXB GD Trần Linh Thƣớc-2006. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục. Trần Nhƣ Thắng - 2008. Kháng sinh đang dần bất lực. www.ykhoavn.com 175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2