Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: XUẤT HUYẾT Ổ BỤNG TỰ PHÁT DO<br />
ENOXAPARIN<br />
Nguyễn Ngọc Anh*, Lê Hoàng Quân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Enoxaparin ngày càng được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng trong phòng ngừa thuyên tắc<br />
huyết khối tĩnh mạch sâu và điều trị hội chứng vành cấp. Mặc dù Enoxaparin hiệu quả hơn heparin chưa phân<br />
đoạn nhờ tính chống đông vượt trội và ít tác dụng phụ, nhưng không phải sử dụng Enoxaparin là không nguy<br />
hiểm. Chúng tôi báo cáo 1 bệnh nhân bị biến chứng xuất huyết ổ bụng tự phát (XHOBTP) nguy hiểm tính mạng<br />
do sử dụng Enoxaparin.<br />
Báo cáo ca lâm sàng: Bệnh nhân (bn) nữ 38 tuổi nhập viện vì đau ngực trái, khó thở. Bn vào bệnh viện<br />
tuyến trước chẩn đoán NMCTcấp biến chứng blốc nút xoang hoàn toàn, được tạo nhịp tạm thời và điều trị<br />
Lovenox, ASA, Plavix. Sau đó chuyển đến Bệnh viện 115 điều trị tiếp với Lovenox, ASA, Plavix. Đến ngày thứ<br />
4 điều trị Enoxaparin, bn đột ngột đau bụng cấp vùng thượng vị, khám bụng đề kháng thành bụng rõ. Siêu âm<br />
bụng: tràn dịch màng phổi 2 bên lượng vừa, dịch ổ bụng lượng vừa. Bệnh nhân được ngưng Lovenox, ASA,<br />
Plavix và được truyền 6 đơn vị HCL và 5 đơn vị PFC. Phẫu thuật hút ra từ ổ bụng khoảng 1.8 lít dịch máu<br />
nhưng không tìm thấy bất kỳ tổn thương của cơ quan nào trong ổ bụng. Bệnh nhân được điều trị 24 ngày và<br />
xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt không có biến chứng gì.<br />
Kết luận: XHOBTP hiếm gặp nhưng là một tác dụng phụ rất nguy hiểm của Enoxaparin. Với sự thận<br />
trọng cao, thầy thuốc có thể chẩn đoán từ bệnh sử, đánh giá lâm sàng và CT scan. XHOBTP cần phải được chẩn<br />
đoán phân biệt ở những bệnh nhân được sử dụng Enoxaparin khi có triệu chứng sốc giảm thể tích, hội chứng<br />
tăng áp lực ổ bụng, hoặc giảm Hemoglobin không giải thích được<br />
Từ khóa: Xuất huyết ổ bụng tự phát, enoxaparin<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENOXAPARIN-INDUCED SPONTANEOUS INTRA-PERITONEAL HEMORRHAGE: CLINICAL CASE<br />
REPORT<br />
Nguyen Ngoc Anh, Le Hoang Quan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 54 - 58<br />
Abstract: Spontaneous abdominal haemorrhage is an uncommon life-threatening complication secondary to<br />
enoxaparin use. With a high vigilance, early diagnosis and management are attainable and a remarkable<br />
improvement in survival is the likely outcome. At this time, we report a case of Enoxaparin induced intraperitoneal haemorrhage. The patient was managed successfully in our hospital with good clinical ending.<br />
Case report: A 38-year-old woman had no special medical history, was admitted to the hospital with left<br />
chest pain and shortness of breath. Enoxaparin was administered for acute MI at a dose of 1mg/kg subcutaneously<br />
twice a day for the last 4 days prior to presentation. The patient was presented with abrupt onset of sharp pain in<br />
the epigastrium. On physical examination she was found to have a normal pulse (92 bpm) and normal blood<br />
pressure (130/80 mmHg), and a tender abdomen. Her hemoglobin baseline was 11.1 g/dl. Other blood parameters<br />
were in the normal range. Abdominal computed tomographic (CT) scan and CBC were not performed at this time.<br />
*Bệnh Viện Nhân Dân 115<br />
Địa chỉ liên lạc: Bs CK2 Nguyễn Ngọc Anh, ĐT: 0913673757, Email: anhnguyenngoc_115@yahoo.com<br />
<br />
54<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
An abdominal ultrasound documented the presence of a hematoma and bilateral hemothoraxs. A clinical diagnosis<br />
of spontaneous intra-peritoneal haemorrhage was considered. Enoxaparin and ASA were stopped. And a prompt<br />
transfusion of 5 units of fresh frozen plasma (FFP) and 6 units of packed red blood cells (PRBC) was incapable of<br />
improving the patient's condition and a surgical drainage about 1.8 liters of blood from the intra-peritoneal<br />
hematoma was performed. Patient's condition was improved subsequent to the operation and the patient was<br />
discharged from the hospital after 3 weeks.<br />
Discussion: The prevalence of Enoxaparin induced bleeding may extent to 17% in treated patients.<br />
However, the incidence of spontaneous abdominal haemorrhage is infrequent and only a small number of cases<br />
had been described in the literature. Factors that increase the risk of bleeding in patients receiving Enoxaparin are<br />
the use of high doses of Enoxaparin, advanced age, renal impairment, and the concomitant use of drugs affecting<br />
hemostasis. This patient received current recommended dose of Enoxaparin 1 mg/kg subcutaneously twice a day,<br />
was young, and had normal renal function, and received aspirin concomitantly<br />
Conclusions: Only a few cases with Enoxaparin-induced spontaneous abdominal hemorrhage were reported<br />
in the literature. The reported cases were typically in the elderly, were the patients' age range from 58 to 83 years.<br />
This observation will extend the physician's alertness to include the young patients who were treated by<br />
Enoxaparin.<br />
Key words: Enoxaparin, spontaneous intra-peritoneal haemorrhage.<br />
dễ dàng, giảm chi phi nằm viện. Đó là những<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
bằng chứng thuyết phục cho việc sử dụng rộng<br />
Enoxaparin ngày càng được sử dụng rộng<br />
rãi Enoxaprin trong kiểm soát bệnh nhân bị hội<br />
rãi trên lâm sàng trong phòng ngừa thuyên tắc<br />
chứng vành cấp(3,2,5,9,16)<br />
huyết khối tĩnh mạch sâu và điều trị hội chứng<br />
Dù có những lợi điểm trên, không phải việc<br />
vành cấp(3,2,5,9,18)<br />
sử dụng Enoxaparin là không có nguy hiểm.<br />
Theo nghiên cứu ESSENCE thấy rằng<br />
Báo cáo của chúng tôi mô tả một bệnh nhân bị<br />
Enoxaparin hiệu quả hơn heparin chưa phân<br />
biến chứng xuất huyết ổ bụng tự phát nguy<br />
đoạn (UFH) làm giảm tỉ lệ tử vong do NMCT<br />
hiểm tính mạng do sử dụng Enoxaparin.<br />
hoặc đau thắt ngực tái phát ở bệnh nhân đau<br />
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG<br />
thắt ngực không ổn định hoặc NMCT không<br />
sóng Q(5)<br />
Bệnh nhân nữ 38 tuổi nhập viện vì đau ngực<br />
trái,<br />
khó thở. Không có tiền sử bệnh lý gì đặc<br />
Lợi ích này vẫn được duy trì sau 1 năm theo<br />
biệt trước đây. Bệnh nhân vào bệnh viện tuyến<br />
dõi, chỉ gây xuất huyết nhỏ (bầm máu tại vị trí<br />
(3,2,5,9,18)<br />
trước với ECG bất thường: blốc nút xoang hoàn<br />
tiêm) nhiều hơn ở Enoxaparin<br />
toàn, nghi ngờ NMCT vòm hoành + thất phải.<br />
Với tính chống đông vượt trội đáng tin cậy<br />
so với UFH, Enoxaparin cũng có sinh khả dụng<br />
tốt hơn ở liều thấp so với UFH bởi vì nó gắn với<br />
nội mô ít hơn. Cơ chế thanh thải không phụ<br />
thuộc liều dùng và thời gian bán hủy dài hơn<br />
giúp không cần thiết phải theo dõi ở tất cả các<br />
bệnh nhân trừ những bệnh nhân có nguy cơ cao.<br />
Hơn nữa, Enoxaparin có tỉ lệ chảy máu thấp hơn<br />
do gắn với tiểu cầu ít hơn nên ức chế chức năng<br />
tiểu cầu ít hơn. Enoxaparin cũng có tỉ lệ gây<br />
giảm bạch cầu do heparin thấp hơn UFH. Từ<br />
những lợi điểm này cộng thêm chỉ định sử dụng<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Bệnh nhân được tạo nhịp tạm thời qua<br />
đường tĩnh mạch dưới đòn (P), và điều trị 2<br />
ngày thuốc: Lovenox 80mg/ngày, ASA<br />
81mg/ngày, Plavix 75mg/ngày. (Bệnh nhân được<br />
ghi nhận có TDMP (P) lượng ít). Sau đó, bệnh<br />
nhân được chuyển đến Bệnh Viện 115 điều trị<br />
tiếp theo yêu cầu gia đình. Tại đây, bệnh nhân<br />
được nhập vào khoa Tim Mạch Can Thiệp để<br />
điều trị tiếp.<br />
Các xét nghiệm của bệnh nhân: Creatinin =<br />
0.74mg% (P=58kg). CLcr = 95ml/phút. PT = 66%,<br />
<br />
55<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
INR = 1.3. CKMB = 52,6 U/L, Troponin I = 36,<br />
152ng/ml. ECG với nhịp bộ nối tăng tốc 66<br />
lần/phút. ST chênh lên ở DII,III, aVF > 2 mm. Q <<br />
0.04s. Q # 0.04s và ST chênh lên > 2 mm ở<br />
V3R,V4R.<br />
<br />
biến chứng gì, tổng thời gian nằm viện là 24<br />
ngày.<br />
<br />
Bệnh nhân được điều trị tiếp tục Lovenox<br />
120mg/ngày (khoảng 1mg/kg mỗi 12giờ), ASA<br />
81mg/ngày, Plavix 75mg/ ngày.<br />
Đến ngày thứ 2 (ngày thứ 4 điều trị<br />
Enoxaparin và ASA), bệnh nhân đột ngột đau<br />
bụng cấp vùng thượng vị, khám bụng đề kháng<br />
thành bụng rõ. Huyết động bệnh nhân vẫn ổn<br />
định: M = 92 lần/phút, HA = 130/80mmHg. Siêu<br />
âm bụng: tràn dịch màng phổi hai bên lượng<br />
vừa, dịch ổ bụng lượng vừa.<br />
Sau khi hội chẩn với hai chuyên khoa Ngoại<br />
Tổng Quát và Lồng Ngực Mạch Máu, bệnh<br />
nhân sẽ được chuyển phòng mổ để mở bụng<br />
cấp cứu và dẫn lưu màng phổi 2 bên. (Trong<br />
thời gian này Bệnh nhân không được làm Hb và<br />
CT bụng - Hb ngày nhập viện = 11,1 g/dl). Bệnh<br />
nhân được ngưng Lovenox, ASA, Plavix. Bệnh<br />
nhân được truyền 6 đơn vị HCL và 5 đơn vị<br />
PFC.<br />
Phẫu thuật hút ra từ ổ bụng khoảng 1.8 lít<br />
dịch máu nhưng không tìm thấy bất kỳ tổn<br />
thương của cơ quan nào trong ổ bụng. DLMP 2<br />
bên ra khoảng 800ml dịch mỗi bên, với dịch<br />
máu đỏ sậm ở bên phổi trái. (Chúng tôi ngờ<br />
rằng đã có tổn thương sau đặt catheter tĩnh<br />
mạch dưới đòn và việc dùng kháng đông hai<br />
ngày trước đó đã gây ra điều này). Đến ngày<br />
thứ 3, bệnh nhân chuyển từ Phòng Mổ ra Khoa<br />
GMHS, bệnh nhân tiếp tục được thở máy và hồi<br />
sức sau mổ. Hb = 11 g/dl. Troponin I = 18.81<br />
ng/ml.<br />
Ngày 4, rút DLMP 2 bên, rút bỏ điện cực tạo<br />
nhịp tạm thời - ECG: nhịp xoang 87 lần/phút, cai<br />
máy thở, troponin I = 11,97 ng/ml.<br />
Ngày 7, tình trạng bệnh nhân ổn định và<br />
được chuyển khoa Tim Mạch Can Thiệp, bệnh<br />
nhân được điều trị thêm 17 ngày. Sau đó, được<br />
ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt không có<br />
<br />
56<br />
<br />
Hình ảnh X-quang phổi tại giường ngày thứ 4 sau<br />
điều trị Enoxaparin<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Xuất huyết ổ bụng tự phát (XHOBTP) định<br />
nghĩa là chảy máu không do chấn thương hay<br />
do bệnh lý trong ổ bụng. XHOBTP hiếm gặp và<br />
chủ yếu được chẩn đoán loại suy trong bệnh<br />
cảnh có dùng thuốc chống đông, rối loạn đông<br />
máu và lọc máu ngoài thận.(19)<br />
Cơ chế của XHOBTP chưa rõ, vài giả<br />
thuyết cho rằng do căng cơ quá mức, hoại tử<br />
động mạch nhỏ lan tỏa, bệnh vi mạch miễn<br />
dịch do heparin và những chấn thương nhỏ<br />
không nhận ra.(10,14,20)<br />
So sánh với UFH, Enoxaparin có khả năng<br />
chống đông vượt trội đáng tin cậy, Enoxaparin<br />
cũng có sinh khả dụng tốt hơn ở liều thấp so với<br />
UFH bởi vì nó gắn ít hơn với nội mô. Cơ chế<br />
thanh thải không phụ thuộc liều dung và thời<br />
gian bán hủy dài hơn giúp không cần thiết phải<br />
theo dõi ở tất cả các bệnh nhân trừ những bệnh<br />
nhân có nguy cơ cao(4,21)<br />
Hơn nữa, enoxaparin có tỉ lệ chảy máu thấp<br />
hơn do gắn với tiểu cầu ít hơn nên ức chế chức<br />
năng tiểu cầu ít hơn. Enoxaparin cũng có tỉ lệ<br />
gây giảm bạch cầu do heparin thấp hơn UFH.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Từ những lợi điểm này cộng thêm việc sử dụng<br />
dễ dàng (tiêm dưới da ngày 2 lần so với UFH<br />
bơm tĩnh mạch liên tục) và giảm được chi phi<br />
nằm viện. Đó là những bằng chứng thuyết phục<br />
cho việc sử dụng rộng rãi enoxaprin trong kiểm<br />
soát bệnh nhân bị hội chứng vành cấp(3,2,5,9,18)<br />
Tuy nhiên, các nhà lâm sàng cần thận trọng<br />
về những biến chứng tiềm tàng của nó. Tác<br />
dụng hợp đồng giữa Aspirin và Enoxaparin<br />
cũng đã được báo cáo bởi Noble(17). Báo cáo về<br />
xuất huyết tủy sống sau sử dụng Enoxaparin<br />
cũng đã được mô tả(12).<br />
XHOBTP do Enoxaparin hiếm gặp, chỉ một<br />
số ít ca được mô tả trong y văn. XHOBTP do<br />
Enoxaparin thường gặp ở giới nữ nhiều hơn(6,15).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trong báo cáo này của chúng tôi, Bệnh<br />
nhân được điều trị tại Bệnh Viện 24 ngày và<br />
ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt và không<br />
có biến chứng.<br />
XHOBTP có thể chẩn đoán sớm nhờ CT<br />
scan. Đó là sự hiện diện của mức dịch-tế bào do<br />
sự lắng xuống của các nguyên tố tế bào trong<br />
khối máu tụ còn gọi là Hematocrit sign, có độ<br />
nhạy rất cao (87%), là dấu hiệu đặc hiệu của<br />
chảy máu do bệnh lý đông máu. Khi chụp CT<br />
với thuốc cản quang có thể phát hiện thoát mạch<br />
hoạt động do bệnh lý đông máu, thường gặp ở<br />
tĩnh mạch hơn động mạch(7)<br />
<br />
Qua thống kê một số ca lâm sàng được báo<br />
cáo trên y văn, trong số 16 ca XHOBTP chúng<br />
tôi thấy phần lớn xuất huyết ổ bụng tự phát xảy<br />
ra vào ngày thứ 4 sau sử dụng Enoxaparin (50%<br />
- 8 ca), một ca xảy ra vào ngày thứ 2, hai ca xảy<br />
ra vào ngày thứ 3, ba ca xảy ra vào ngày thứ 5,<br />
và một ca xảy ra vào ngày thứ 8 (1,6)<br />
Trường hợp báo cáo của chúng tôi XHOBTP<br />
xảy ra vào ngày thứ 4 sau sử dụng Enoxaparin<br />
(2 ngày sử dụng tại bệnh viện tuyến trước, và<br />
đang sử dụng Enoxaparin tại BV 115 ngày thứ<br />
2).<br />
Những trường hợp được báo cáo thường ở<br />
người lớn tuổi 58 – 83(8,15)<br />
Đây là cơ sở lý luận cho sự liên quan của<br />
yếu tố tuổi cao là 1 yếu tố nguy cơ cao của<br />
XHOBTP do Enoxaparin(6,13,15)<br />
Ali A. Albshabshe và cộng sự (2006-2007) lần<br />
đầu tiên báo cáo về XHOBTP do Enoxaparin ở<br />
ba Bệnh nhân nữ trẻ tuổi (16, 26, và 29 tuổi)(1)<br />
Trong báo cáo này của chúng tôi cũng ở một<br />
Bệnh nhân nữ trẻ tuổi (38 tuổi). Điều này cho<br />
thấy cần gia tăng sự cảnh giác với cả những<br />
bệnh nhân trẻ tuổi điều trị bằng Enoxaparin<br />
Qua hơn 1 thập kỷ (1999-2008) và trong<br />
khoảng 20 ca được báo cáo, tỷ lệ sống sót là<br />
khoảng 55%(6,15). Bệnh nhân thường chết do suy<br />
đa tạng và sốc nhiễm trùng(11,16)<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Bệnh nhân nam 50 tuổi đang điều trị heparin<br />
phòng thuyên tắc tĩnh mạch sâu với xuất huyết<br />
sau phúc mạc tự phát: vùng tăng đậm độ ở<br />
khoang quanh thận phải (dấu hoa thị).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
XHOBTP hiếm gặp nhưng là một tác dụng<br />
phụ rất nguy hiểm của Enoxaparin.<br />
Với sự thận trọng cao, thầy thuốc có thể<br />
chẩn đoán từ bệnh sử, đánh giá lâm sàng và CT<br />
scan.<br />
XHOBTP cần phải được chẩn đoán phân biệt<br />
ở những bệnh nhân được sử dụng Enoxaparin<br />
khi có triệu chứng sốc giảm thể tích, hội chứng<br />
tăng áp lực ổ bụng (Abdominal Compartment<br />
Syndrome), hoặc giảm Hemoglobin không giải<br />
thích được.<br />
<br />
57<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt làm tăng tỷ<br />
lệ sống đáng kể cho người bệnh.<br />
<br />
10.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
58<br />
<br />
Ali A., Hyder AO., Mohammed AA, Anwar AH. (2011).<br />
Enoxaparin induced retro and intra-peritoneal hematoma:<br />
report of five cases and review of literature. Journal of Medicine<br />
and Medical Science, Vol. 2(6): 889-893.<br />
Antman EM, Cohen M, Radley D, et al. (1999). Assessment of<br />
the treatment effect of enoxaparin for unstable angina/non-Qwave myocardial infarction: TIMI IIB-ESSENCE meta-analysis.<br />
Circulation, 100: 1602–1608.<br />
Antman EM, Mccabe CH, Gurfinkel EP, et al. (1999).<br />
Enoxaparin prevents death and cardiac ischemic events in<br />
unstable angina/non-Q-wave myocardial infarction: Results of<br />
the thrombolysis in myocardial infarction (TIMI) IIB trial.<br />
Circulation, 100: 1593–1601.<br />
Boneu B, Caranobe C, Sie P. (1990). Pharmacokinetics of heparin<br />
and low molecular weight heparin. Baillieres Clin. Haematol,<br />
3(3): 531-544.<br />
Cohen M, Demers C, Gurfinkel EP, et al. (1997). A comparison<br />
of low-molecular- weight heparin with unfractionated heparin<br />
for unstable coronary artery disease: Efficacy and Safety of<br />
Subcutaneous Enoxaparin in Non-Q-Wave Coronary Events<br />
Study Group. N Engl J Med, 337: 447–452<br />
Cherfan A, Arabi Y, Al Askar A, AL Shimemeri A. (2007).<br />
Recombinant activated factor VII treatment of retroperitoneal<br />
hematoma in a patient with renal failure receiving enoxaparin<br />
and clopidogrel. Pharmacother, 27(5): 755-759.<br />
Furlan A, Fakhran S, Federle MP. (2009). Spontaneous<br />
Abdominal Hemorrhage: Causes, CT Findings, and Clinical<br />
Implications. AJR, 193: 1077-1087.<br />
Green B, Greenwood M, Saltissi D, Westhuyzen J, Kluver L,<br />
Rowell J, Atherton J. (2005). Dosing strategy for enoxaparin in<br />
patients with renal impairment presenting with acute coronary<br />
syndromes. Br. J. Clin. Pharmacol, 59(3): 281–290.<br />
Gurfinkel EP, Manos EJ, Mejail RI, et al. (1995). Low molecular<br />
weight heparin versus regular heparin or aspirin in the<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
20.<br />
<br />
21.<br />
<br />
treatment of unstable angina and silent ischemia. J Am Coll<br />
Cardiol, 26: 313–318<br />
Heim M, Horoszowski H, Seligsohn U, Martinowitz U, Strauss<br />
S. (1982). Ilio-psoas hematoma--its detection, and treatment with<br />
special reference to hemophilia. Arch Orthop Trauma Surg,<br />
99:195-7.<br />
Hunter JD, Damani Z. (2004). Intra-abdominal hypertension and<br />
the abdominal compartment syndrome. Anaesthesia, 59: 899907.<br />
Lumpkin MM. (2004). FDA public health advisory.<br />
Anesthesiology, 88: 27A-28A.<br />
Macie C, Forbes L, Foster GA, Douketis JD. (2004). Dosing<br />
practices and risk factors for bleeding in patients receiving<br />
enoxaparin for the treatment of an acute coronary syndrome.<br />
Chest, 125(5): 1616-1621.<br />
McCort JJ. (1976). Intraperitoneal and retroperitoneal<br />
hemorrhage. Radiol Clin North Am, 14: 391-405.<br />
Montoya JP, Pokala N, Melde SL. (1999). Retroperitoneal<br />
hematoma and enoxaparin. Ann. Intern. Med, 131(10): 796-797.<br />
Moore AF, Hargest R, Martin M, Delicata RJ. (2004). Intraabdominal hypertension and the abdominal compartment<br />
syndrome. Br J Surg, 91: 1102-10.<br />
Noble S, Peters DH, Goa KL. (1995). Enoxaparin: A reappraisal<br />
of its pharmacology and clinical applications in the prevention<br />
and treatment of thromboembolic disease. Drugs, 49: 388-410.<br />
Noble S, Spencer CM. (1998). Enoxaparin: A review of its clinical<br />
potential in the management of coronary artery disease. Drugs,<br />
56: 259–272.<br />
Pode D, Caine M. (1995). Spontaneous retroperitoneal<br />
hemorrhage. J Urol, 147: 311-8.<br />
Torres GM, Cernigliaro JG, Abbitt PL, Mergo PJ, Hellein VF,<br />
Fernandez S, ET AL. (1995). Iliopsoas compartment: normal<br />
anatomy and pathologic processes. Radiographics, 15: 1285-97.<br />
warkentin TE, Levine MN, Hirsh J. (1995). Heparin-induced<br />
thrombocytopenia in patients treated with low-molecularweight heparin or unfractionated heparin. N. Engl. J. Med,<br />
332(20): 1330–1335.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />