Báo cáo: Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch (MS4)
lượt xem 19
download
Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trị nhập khẩu là 14 triệu USD. Tuy nhiên trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan và Trung Quốc. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh nghành trái cây Việt nam...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch (MS4)
- Ministry of Agriculture & Rural Development 050/04VIE Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu hoạch Báo cáo MS 4 Tháng 6/2008
- Mục lục 1. 1. Thông tin về tổ chức .............................................................................................. 2 2. Tóm tắt dự án .......................................................................................................... 4 3. Tóm tắt kết quả thực hiện...................................................................................... 4 5.4 Lợi ích cho các nông hộ nhỏ ..................................................................................................... 13 6.1 Môi trường................................................................................................................................. 17 7.1 Những vấn đề và trở ngại ......................................................................................................... 19 7.2 Các phương án lựa chọn........................................................................................................... 20 7.3 Tính bền vững............................................................................................................................ 21 8. Các bước cơ bản tiếp theo.................................................................................. 21 9. Kết luận.................................................................................................................. 22 1
- 1. Thông tin về tổ chức Cải Thiện Thị Trường Nội Tiêu Và Tên dự án Xuất Khẩu Trái Cây Việt Nam Thông Qua Quản Lý Hệ Thống Cung ứng Và Công Nghệ Sau Thu Hoạch. Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Đối tác Việt Nam Và Công Nghệ Sau Thu Hoạch – SIAEP Thạc Sỹ Nguyễn Duy Đức Lãnh đạo phía Việt Nam Bộ Công Nghiệp Cơ Bản Và Thuỷ Đối tác Australia Sản Bang Queensland Ông Robert Nissen Nhân sự phía Australia TS. Peter Hofman Ông Brett Tucker Ông Roland Holmes Cô Marlo Rankin 6/2005 Ngày bắt đầu 5/2008 Ngày kết thúc (theo kế hoạch) Ngày kết thúc (chỉnh sửa) 12/2008 Kỳ báo cáo Mục tiêu 4 2
- Người liên hệ Tại Australia: Giám đốc dự án Ông Robert Nissen +61 07 54449631 Tên: Điện thoại: Giám đốc dự án +61 07 54412235 Chức vụ: Fax: Bộ Công nghiệp Cơ bản bob.nissen@dpi.qld.gov.au Tổ chức: Email: và Thuỷ sản Bang Queensland Tại Australia: Quản lý dự án Michelle Robbins +61 07 3346 2711 Tên: Điện thoại Chức vụ: Chuyên viên kế hoạch cấp +61 07 3346 2727 Fax: cao Tổ chức Bộ Công nghiệp Cơ bản và michelle.robbins@dpi.qld.g Email: Thuỷ sản Bang Queensland ov.au : Tại Việt Nam Ông Nguyễn Duy Đức +84 (8) 8481151 Tên: Điện thoại: Giám đốc Phân viện +84 (8) 8438842 Chức vụ: Fax: Phân Viện Cơ Điện Nông SIAEP@hcm.vnn.vn Tổ chức: Email: Nghiệp Công Nghệ Sau Thu Hoạch (SIAEP) 3
- 2. Tóm tắt dự án Ngành trái cây Việt nam hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp và là nghành có nhiều tiềm năng phát triển. Trong năm 2003 giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 43 triệu USD gấp nhiều lần giá trị nhập khẩu là 14 triệu USD. Tuy nhiên trái cây Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường xuất khẩu cũng như nội địa, từ những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan và Trung Quốc. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh nghành trái cây Việt nam cần phải cải tiến nhiều mặt. Bản thân người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng sản phẩm đặc biệt là về vấn đề an toàn thực phẩm. Dự án này sẽ nhận dạng những mặt còn yếu kém và hạn chế trong kĩ thuật trước và sau thu hoạch. Đây là những yếu tố làm giảm chất lưọng sản phẩm tăng nguy cơ về độ an toàn và hạn chế khả năng cung ứng liên tục. Những khoá đào tạo sẽ tập trung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm và từ đó khuyến khích nông dân áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng và quy trình GAP với mong muốn tạo ra giá trị tại nông hộ. Dự án tuân thủ 5 chiến lược phát triển nông thôn của chương trình Card. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh của hệ thống nông nghiệp, giảm nghèo đói và tính dễ bị tổn thương, tăng khả năng tham gia của người dân và đảm bảo tính bền vững. 3. Tóm tắt kết quả thực hiện Phương pháp, kỹ thuật phân tích và vật liệu đào tạo để phân tích và phát triển chuỗi cung ứng xoài và buởi ở miền Nam Việt Nam đã được tiến hành vào tháng 4/2006. Các thành viên dự án phía Việt Nam đã cùng xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng xoài và bưởi. Các kế hoạch chiến lược để phát triển vào tháng 4/2006 và hiệu chỉnh qua các đợt làm việc sau đó thông qua tư vấn và các số liệu thu thập được từ các số liệu thống kê. Điều tra cơ bản về xoài đã được tiến hành ở các tỉnh Tiền Giang và Khánh Hòa, và bưởi ở Vĩnh Long. Tổng cộng, các cộng sự Việt Nam đã phỏng vấn trên120 nông dân, 30 người thu gom và 20 người bán sỉ để có được các thông tin bổ ích về hoạt động của chuỗi cung ứng xoài và bưởi. Thực tế ban đầu và kết quả điều tra đã cho thấy, GAP, IPM và IDM là các vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến chất lượng các chuỗi cung ứng xoài và bưởi. Tài liệu GAP được biên soạn dựa trên tình hình hiện tại và các kết quả mới của các Asian GAP. Bản phác thảo các cuốn sổ tay chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho xoài và bưởi và các tài liệu khác đã được biên soạn. Các sổ tay sau thu hoạch xoài đang được xây dựng với sự hợp tác của các cán bộ của SIAEP và SOFRI. 4
- Các hội thảo sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực của người tham gia (PAL) để có đóng góp kiến thức của các cán bộ SIAEP và SOFRI. Các hội thảo đã tiến hành với nội dung: • Xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng về sự di chuyển của các dòng sản phẩm, thông tin và tiền tệ. • Tìm hiểu hoạt động của chuỗi cung ứng • Phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (SWOT). • Phân tích xác định các vấn đề và cách giải quyết ở các chuỗi cung ứng xoài và bưởi. • Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động cho chuỗi cung ứng xoài và bưởi. Trong tháng 4/2006, các cuộc hội thảo đã được tổ chức tại các địa phương với sự tham gia của các nhà vuờn trồng xoài, bưởi và các nhà thu gom để thảo luận về chuỗi cung ứng, phân tích SWOT và các kế hoạch chiến lược. Kết quả các hội thảo cho phép điều chỉnh kế hoạch trước đó và có được sự ủng hộ và hợp tác rộng hơn của nhà vườn. Tất cả các nguồn thông tin này được sử dụng để xây dựng các kế hoạch chiến lược, kế hoạch hành động và các kết quả khác. Các kế hoạch này đều phù hợp với mục tiêu dự án. Các mục tiêu này sẽ được thực hiện đầy đủ trong quá trình thực hiện dự án. Hệ thống ORID được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các hội thảo. 50% học viên tham dự hội thảo hiểu rất rõ các kiến thức tại hội thảo, 50% còn lại thỏa mãn với các hiểu biết của mình. 83% học viên sẽ tự tin sử dụng các kiến thức hội thảo cho các chuỗi cung ứng khác và các hội thảo đã bổ sung cho kiến thức cần thiết cho họ. Lợi ích của nhà vườn liên quan tới các hội thảo và thực hành đã được thể hiện ở một nhóm nhà vườn đã được giúp đỡ xây dựng hệ thống thu hoạch, xử lý và đóng gói mới. Kết quả là tỷ lệ trái cây loại 1 đã tăng 10%, do đó gia tăng lợi ích cho dân làng và cả một cộng đồng rộng lớn. 4. Giới thiệu và nền tảng Ford và các cộng sự (2003) đã phân tích các nhược điểm về khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam và đã xác định: • Chất lượng sản phẩm kém và không ổn định • Chưa có các tiêu chuẩn chất lượng • Công nghệ sau thu hoạch yếu kém • Thực hành trước thu hoạch kém • Thiếu nhóm hợp tác tiếp thị sản phẩm • Thiếu thông tin về chuỗi cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng. 5
- Kết quả phân tích chủ vườn/lợi ích cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy, cả xoài và bưởi (với diện tích lần lượt là 33.000 ha và 9.000 ha) đều là những trái cây rất quan trọng ở miền Nam, Việt Nam. Mục tiiêu của dự án CARD 050/04 VIE là: • Cải tiến công nghệ trước thu hoạch để nâng cao chất lượng trái cây (quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý mùa màng (ICM), kiểm soát ruồi đục quả, chỉ số thu hoạch, giảm dư lượng thuốc BVTV, nâng cao sức khoẻ con người và thân thiện môi trường). • Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho xoài và bưởi (quản lí nhiệt độ kho, đóng gói, xử lý nhiệt, xông khí etylen, bao trái, đánh bóng, đảm bảo chất lượng (QA)). • Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và chương trình đảm bảo chất lượng áp dụng cho xoài và bưởi. Cách tiếp cận và phương pháp cho các cây trồng của dự án có thể áp dụng cho những loại sản phẩm khác. • Nhận dạng hệ thống cung ứng hiện nay đối với thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Các thông tin này sẽ được thông báo lại cho nông dân. • Giúp hiểu biết tốt hơn và khả năng cải tiến hệ thống cung ứng xoài và bưởi của Việt Nam Dự án này sẽ bổ sung những khâu còn yếu chủ yếu trong công nghệ trước và sau thu hoạch vốn đang ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tính ổn định, quản lý chuỗi cung ứng và lập kế hoạch. Các khóa đào tạo đặc biệt cần thiết và các nghiên cứu phù hợp đã góp phần hoàn thành mục tiêu 4 của dự án CARD 050/04 VIE. Mục tiêu 4 của dự án CARD tập trung vào tổ chức các cuộc hội thảo và tài liệu giảng dạy. Những tài liệu này đã được dịch sang tiếng Việt. Các khóa tập huấn PAL và các hoạt động đào tạo mở rộng cho các tiểu giáo viên của SIAEP và SOFRI, và các khóa tập huấn cho các thành viên chuỗi cung ứng (người bán sỉ, người bán lẻ, người thu gom, người vận chuyển và nông dân) đã được tổ chức. Các hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu của dự án. Các hội thảo và tài liệu được tổ chức và biên soạn với sự hợp tác của các đơn vị phía Úc (DPI&F và UQ), và các đơn vị hợp tác phía Viiêt Nam (SIAEP & SOFRI). Theo kế hoạch của mục tiêu 4, nhóm đã thực hiện: o Phương pháp, kỹ thuật phân tích và vật tư đào tạo để phân tích và xây dựng chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở miền Nam Việt Nam. o Cùng các thành viên Việt Nam xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng xoài và bưởi o Cùng các thành viên Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược cho xoài và bưởi. 6
- 5. Các kết quả chính 5.1 Phương pháp, kỹ thuật và vật tư đào tạo để phân tích và xây dựng chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở miền Nam Việt Nam Các thành viên phía Úc đã xây dựng phương pháp, kỹ thuật đào tạo và các vật tư đào tạo mới (tài liệu dự án CARD và các quy trình phân tích chuỗi cung ứng) dựa vào các các tài liệu có sẵn: • Qld DPI&F. Hai dự án quốc tế của ACIAR (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Úc) • Chính phủ Úc, Chương trình phát triển các ngành công nghiệo mới, DPI&F. Quản lý chuỗi cung ứng trong học kinh doanh nông nghiệp từ các bài tập kinh nghiệm. • Chiến lược công nghiệp thực phẩm quốc gia của Úc. Tài liệu về xây dựng năng lực chuỗi thực phẩm: o Tài liệu tham khảo dành cho người tổ chức o Tài liệu tập huấn dành cho học viên o Tài liệu về chuỗi giá trị, nhận thức về chuỗi, lưỡi dao cạnh tranh. Tài liệu về lập kế hoạch chiến lược, phân tích và phác thảo chuỗi cung ứng đã được xây dựng cho tất cả các thành viên tham gia các lớp tập huấn (xem Phụ lục A). Quy trình tập huấn (kế hoạch chi tiết) đã được xây dựng dựa trên các tài liệu này (xem Phụ lục B). Kế hoạch chi tiết đã được xây dựng nhằm hỗ trợ các giảng viên khi thực hiện các lớp tập huấn. Các ví dụ về phân tích cũng đã được xây dựng và cung cấp (Phụ lục C) cho dự án. Các tài liệu hướng dẫn đã được xây dựng riêng cho ngành xoài và bưởi ở miền Nam Việt Nam, và dễ dàng áp dụng cho các vùng khác ở Việt Nam. 5.2 Xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng xoài và bưởi Ba chuyên gia Úc đã tới Việt Nam trong khoảng thời gian tháng 4-5/2006 để tiến hành xây dựng năng lực và tổ chức liên tiếp 6 hội thảo về xây dựng chiến lược, phân tích chuỗi cung ứng hiện hữu và xây dựng chuỗi cung ứng mới. Các hội thảo này sử dụng phương pháp đào tạo PAL và xây dựng năng lực cho các cán bộ SIAEP và SOFRI: • Sơ đồ chuỗi cung ứng xoài và bưởi • Phân tích thế mạnh, thế yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) • Phân tích quy trình chuỗi cung ứng • Xây dựng kế hoạch chiến lược của chuỗi cung ứng xoài và bưởi cho các thành viên tham gia dự án CARD (xem Phụ lục C) Các thành viên dự án CARD tham gia các hội thảo này là các cán bộ nghiên cứu của SIAEP & SOFRI; các nhà thu gom, thương lái, nhà bán sỉ, bán lẻ…(Phụ lục D). Tất cả đều tham gia quy trình đào tạo PAL (dạng đào tạo cho nông dân) nhằm xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng, tiến hành phân tích SWOT và xây dựng 7
- kế hoạch chiến lược. Tất cả thành viên tham gia phân tích chuỗi cung ứng. Tham khảo Phụ lục A về sơ đồ chuỗi cung ứng và phân tích SWOT. Các hội thảo CARD tiếp theo vào 2006 và 2007 được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch chiến lược này và phân tích sâu hơn về chuỗi cung ứng hiện hữu. Chuỗi cung ứng mới đã được xây dựng và thử nghiệm để đánh giá lợi ích kinh tế-xã hội đối với nông dân địa phương thông qua cải tiến các kỹ thuật sau thu hoạch, hệ thống quản lý và thực hiện. 5.3 Giá trị của kế hoạch chiến lược cho xoài và bưởi Các hội thảo đã được tổ chức ở các xã trồng xoài và bưởi (Phụ lục F) với sự tham gia của các nhà vườn, người thu gom để thảo luận về sơ đồ chuỗi cung ứng, phân tích SWOT và các kế hoạch chiến lược đã được xây dựng từ các hội thảo trước và điều chỉnh trong phạm vi rộng hơn về nguồn cung cấp từ nhà vườn. Sử dụng phương pháp tham gia tích cực của các thành viên và có sự tư vấn của hội thảo nhằm tăng cường sức mạnh đàm phán ở các vùng nông thôn nghèo trong quy trình quyết định các vấn đề. Dựa trên sự đồng thuận, mục đích và phương hướng trong tương lai cho xoài và bưởi, các thành viên dự án CARD đã xây dựng kế hoạch hành động dựa vào kế hoạch chiến lược. Các kế hoạch hành động chuỗi cung ứng xoài và bưởi đều phù hợp với các mục tiêu của dự án CARD. Bởi vậy, các kế hoạch hành động được xây dựng thể hiện các hoạt động và phương hướng cho 2 năm tiếp theo (2007-2008). Điều tra cơ bản Các cán bộ của SIAEP và SOFRI đã tiến hành điều tra cơ bản về xoài tại các tỉnh Tiền Giang và Khánh Hòa, và về bưởi tại tỉnh Vĩnh Long. Sản xuất xoài và bưởi ở các vùng như sau: • Xoài o Miền Đông Nam bộ: diện tích 18.685ha sản lượng hàng năm 70.622 tấn o Đồng bằng Sông Cửu Long: diện tích 22.001 ha sản lượng hàng năm 193.383 tấn o Tỉnh Khánh Hòa: diện tích 5.800 ha sản lượng hàng năm 18.800 tấn • Bưởi o Miền Đông Nam bộ: diện tích 1.422 ha, sản lượng hàng năm 12.932 tấn o Đồng bằng Sông Cửu Long: diện tích 8.298 ha, sản lượng hàng năm 108.916 tấn 20% dân số Việt Nam sống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó 85% sống ở nông thôn. Khoảng 80% nông hộ có diện tích canh tác từ 0,5-2 ha. Theo Tổng 8
- cục Thống kê (GSO) Việt Nam, mức nghèo được quy định sao cho đảm bảo yêu cầu calo tối thiểu cho mỗi người (2.100 calo/ngày). Theo đó, phần trăm dân số nghèo tính theo GOS ở các vùng dự án như sau: • Đồng Bằng Sông Cửu Long là 23.7% • Duyên hải Nam Trung bộ là 25.9% Tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình của cả nước (28,85%). Vùng có tỷ lệ dân nghèo thấp hơn mức trên chỉ có Đồng Bằng Sông Hồng (22,4%). Mức dân nghèo nông thôn: • Đồng Bằng Sông Cửu Long là 26.56% • Vùng ven biển Nam Trung Bộ là 31.27% Các đơn vị phối hợp phía Việt Nam đã phỏng vấn trên 120 nông hộ, 30 người thu gom và 20 người bán sỉ để cung cấp các thông tin hữu ích về hoạt động của chuỗi cung ứng xoài và bưởi ở Việt Nam. Các điều tra cuối dự án nhằm so sánh và đánh giá lợi ích sẽ được trình bày ở báo cáo mục tiêu 10. Các số liệu điều tra đã được báo cáo ở hội thảo 1 trong đợt công tác lần thứ 2, tháng 4-5/2006. Các thông tin còn được sử dụng cho hội thảo sau này để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng và kế hoạch chiến lược cho xoài và bưởi của Việt Nam. Tóm tắt các kết quả điều tra cơ bản về xoài như sau: • Tổng diện tích và sản lượng xoài ở Miền Đông Nam Bộ là 18.685 ha và 70.622 tấn/năm; số liệu tương ứng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là 22.001 ha và 193.383 tấn/năm, ở tỉnh Khánh Hòa là 5.800 ha và 18.800 tấn/năm • Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng xoài Cát Hòa Lộc là giống số 1 ở Việt Nam. • Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, khoảng 72% lượng trái xoài được vận chuyển từ nhà vườn tới địa điểm người thu gom bằng thuyền, nhưng ở Khánh Hòa 100% lượng xoài lại được vận chuyển bằng đường bộ. Nông dân, người thu gom và người bán sỉ tin rằng chỉ 1-2% trái xoài bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển khi đựng 30-50 kg trong mỗi giỏ hoặc sọt tre. • Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, chỉ một phần nhỏ xoài được phân loại tại vườn, trong khi đó, hầu hết xoài được phân loại tại nhà thu gom và sau đó được phân loại lại ở nhà bán sỉ trong chuỗi cung ứng. Ngược lại, ở Khánh Hòa có tới 54% xoài được nhà vườn phân loại ngay tại vườn. • Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, xoài được phân làm 3 loại: loại 1: trọng lượng 420-500 g/trái, loại 2: từ 300-420 g/trái và loại 3: dưới 300 g/trái. Trong khi đó ở Khánh Hòa phân làm 3 loại: loại 1: từ 1-3 trái/kg, loại 2: từ 4-6 trái/kg và loại “bia”: trên 6 trái/kg. Trái thường phân loại bằng mắt. Cải tiến, xác lập tiêu chuẩn chất lượng và sự chấp thuận của tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng là cần thiết. • Hầu hết trái được bán ở trạng thái xanh cứng, khách hàng không muốn mua trái chín 9
- • Người thu gom/nông dân muốn bán trái cây chưa phân loại ngay cả khi giá tại vườn thấp. Điều này cho phép người thu gom/nông dân bán được cả trái loại 3, bình thường khó bán loại này. Mặt khác nhiều nhà bán sỉ rất khó khi bán trái loại 3. Điều này tăng chi phí đáng kể trong chuỗi cung ứng và ảnh hưởng tới doanh thu của nông dân/nhà vườn. • Giá bán trái cây: Đa số nông dân biết được giá trái cây tại địa phương. Thông tin này có được nhờ hỏi càng nhiều người thu gom, nông dân và người bán sỉ càng tốt ở trong huyện để biết được giá bán trái cây. • Giá cả thường được thỏa thuận với nông dân ngay ngày bán hoặc ngày trước đó dựa vào nguồn cung cấp cho thị trường • Điều cơ bản là nông dân không biết giá xoài ở chợ đầu mối TP.HCM. • Các nhà bán sỉ cho biết, hầu hết trái cây có thể bán được trong vòng 4 ngày mà không cần bất cứ phương tiện bảo quản nào. Hiện tại chưa có kho bảo quản đặt tại các chợ bán sỉ dành cho các nhà bán sỉ ở TP.HCM. • Tại điểm bán sỉ trong chuỗi cung ứng, khi trái đã chín mà không bán kịp, thương lái giảm giá 500-10.000 đ/kg.ngày. Tóm tắt các kết quả điều tra cơ bản về bưởi: • Vĩnh Long là một tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long và là tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng bưởi ở Việt Nam • Tổng diện tích và sản lượng bưởi của Miền Đông Nam Bộ là 1.422 ha và 12.932 tấn/năm; của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 8.298 ha và 108.916 tấn/năm. • Bưởi năm Roi được coi là giống số 1 ở Việt Nam. • Các tiêu chuẩn phân loại chia làm 2-4 loại phụ thuộc vào thị trường và thời gian trong mùa. Tiêu chuẩn phân loại thay đổi dựa vào đầu vụ, giữa vụ hay cuối vụ. Ví dụ tại thị trường Vĩnh Long bưởi được phân làm 2 loại, Công ty Hoàng Gia phân làm 3 loại, và chợ đầu mối ở TP.HCM áp dụng tiêu chuẩn 4 loại. • Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, khoảng 62% bưởi được vận chuyển từ nhà vườn tới địa điểm người thu gom bằng thuyền, và sau đó 66% được vận chuyển tới TP.HCM bằng đường bộ và 34% bằng đường, thủy trái cây trong các sọt tre 80-85 kg/sọt. • Dự tính 5-6% sản lượng bưởi sản xuất ở Vĩnh Long được tiêu thụ tại địa phương. Năm 2004, Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam đã bán 145 tấn và xuất khẩu 50 tấn bưởi sang Đức. 100 tấn bưởi đã được xuất khẩu sang Đức và Nga trong năm 2005 với giá FOB là 590 USD/tấn (khoảng 9.200 đ/kg). Quan điểm công nghiệp và tóm tắt các kế hoạch chiến lược Xoài Ổn định thu nhập (giá) và hỗ trợ thích hợp về thị trường bằng cách cải tiến kỹ thuật trước và sau thu hoạch, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng (QA), cân bằng giữa các thành viên chuỗi cung ứng và đầu tư cơ sở hạ tầng để có chất lượng và số lượng phù hợp cung cấp cho khách hàng. 10
- Bưởi Phát triển sản xuất/kỹ thuật sau thu hoạch và tiếp thị để cung cấp đúng chất lượng, đủ số lượng cho các thị trường (xuất khẩu, nội tiêu và chế biến), phù hợp với kế hoạch phát triển lâu dài. Kế hoạch chiến lược cho ngành xoài (tóm tắt) Kỹ năng và Cơ sở hạ tầng Thông tin Khác công nghệ 1. Cải tiến 3. Cần thiết bị xử lý 7. Cần thông 10. Nhà nước cần ban quy trình sản (kho lạnh, nhà đóng tin thị trường hành các tiêu chuẩn về xuất (Ví dụ gói và phương tiện vận xuất khẩu và dư lượng cho phép như theo chuyển) nội tiêu (0i,0v) GAP) (1i,1v) (4i, 3v) (5i,5v) Ưu tiên 3 Ưu tiên 1 2. Đảnm bảo 4. Cải tiến quy trình 8. Cần biết 11. Nhà nước giúp lập giống thuần đóng gói, bảo quản các tiêu kế hoạch và phát triển và cải tiến (2i,0v) chuẩn yêu vùng nguyên liệu chuyên giống cầu của canh (3i,1v) khách hàng (2i,3v) (3i,2v) Ưu tiên 5 9. Cần dịch 12. Cần cải thiện mối 5. Cần hỗ trợ kỹ thuật vụ thông tin liên kết giữa nông dân- để cải tiến việc bảo như internet thương lái-khách hàng. quản, đóng gói và vật (3i, 1v) Nhà khoa học và nhà liệu đóng gói nước cũng cần tham gia (2i,3v) (liên kết 4 nhà) (4i,4v) Kết hợp ưu tiên 4 Ưu tiên 2 6. Xử lý sau thu hoạch, hóa chất và bảo quản (1i,1v) Cải tiến ngành xoài sử dụng số phiếu biểu quyết (i- người không thuộc viện nghiên cứu Việt Nam, v-người thuộc viện nghiên cứu Việt Nam): Tất cả các tiêu chí đuợc trình bày chi tiết ở Phụ lục A về biểu quyết cho từng tiêu chí. Năm ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch chiến lược: liệt kê theo thứ tự quan trọng cho ngành xoài 1. Cải tiến quy trình sản xuất (ví dụ như theo quy trình GAP) 2. Cần cải tiến liên kết giữa Nhà nông – Thương lái – Khách hàng. Nhà khoa học và Nhà nước cũng cần phải tham gia. 3. Cần thông tin thị trường xuất khẩu và nội tiêu. 4. Cải tiến quy trình đóng gói và bảo quản/cần hỗ trợ kỹ thuật bảo quản, đóng gói và vật liệu đóng gói. 5. Nhà nước giúp lập kế hoạch và phát triển vùng sản xuất chuyên canh. 11
- Kế hoạch chiến lược (tóm tắt) cho ngành bưởi – Thị trường nội tiêu TT Vấn đề Nguyên nhân GIẢI PHÁP/CẢI TIẾN Nhà vườn 1 Thiếu thông tin và Không có nơi liên hệ, ít Hỗ trợ kỹ thuật từ tạo giống – canh công nghệ về chuyển giao thông tin các – thu hoạch (hướng dẫn theo giống, kỹ thuật GAP) (5i,6v+2i,2v) + điểm 4 canh tác… Ưu tiên 1 2 Thiếu vốn Chính sách cho vay khó Hỗ trợ vốn/đầu tư vào hạ tầng cơ sở (6i, 0v + điểm 13) Ưu tiên 2 3 Lạm dụng thuốc trừ Thiếu hiểu biết Tư vấn về tiêu chuẩn/đặc điểm sản sâu/hóa chất phẩm Không nhận được các (0i, 6v) Ưu tiên 3 hướng dẫn từ các nhà 4 kỹ thuật Huấn luyện IPM (2i, 2v) Kết hợp với ưu tiên 1 Thương lái 12 Chất lượng sản Thu gom từ các nông hộ Thâm canh và có kế hoạch cho phẩm kém nhỏ vùng sản xuất – chuyên canh (1i, 4v) Ưu tiên 4 13 Khả năng cạnh Thiếu thông tin Đầu tư cơ sở hạ tầng/trang thiết tranh kém so với bị/nhân lực (3i, 0v) các thương lái và công ty khác Thị trường xuất khẩu TT Vấn đề Nguyên nhân GIẢI PHÁP/CẢI TIẾN Thương lái 23 Xử lý sau thu hoạch Thiếu công nghệ tiên tiến Cải tiến kỹ thuật canh tác và công kém nghệ thu hoạch, đóng gói và vận chuyển. (0i, 4v) Ưu tiên 5 Các lĩnh vực chủ chốt cho ngành bưởi sử dụng số phiếu biểu quyết (i- người không thuộc viện nghiên cứu Việt Nam, v-người thuộc viện nghiên cứu Việt Nam): Tất cả các tiêu chí đuợc trình bày chi tiết ở Phụ lục A về biểu quyết cho từng tiêu chí. Năm ưu tiên hàng đầu của kế hoạch chiến lược: liệt kê theo thứ tự ưu tiên cho ngành bưởi 1. Hỗ trợ kỹ thuật từ tạo giống – canh tác – thu hoạch (theo hướng GAP) 2. Tư vấn về tiêu chuẩn/đặc điểm sản phẩm 12
- 3. Thâm canh và vùng sản xuất chuyên canh 4. Tập huấn IPM 5. Cải tiến kỹ thuật canh tác và công nghệ thu hoạch, đóng gói và vận chuyển Đánh giá hội thảo Hệ thống ORID được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các hội thảo (ORID là chữ viết tắt của Objective (mục tiêu), Reflective (phản hồi), Interpretive (giảng giải) và Dicisional (quyết định)). Các học viên của các viện và không phải người của viện đã được khảo sát ở cuối mỗi hội thảo, kết quả được tóm tắt như sau: Tài liệu và vật liệu cung cấp cho các học viên được 55% số học viên đánh giá là thực sự hữu ích và 45% cho là rất hữu ích. 50% số học viên hiểu bài rất tốt trong khi 50% còn lại thỏa mãn với kiến thức thu được từ hội thảo. 83% học viên tự tin sử dụng các kỹ thuật học hỏi được trong tương lai cùng với các thành viên khác của chuỗi cung ứng và hội thảo đã bổ sung những kiến thức cần thiết cho họ, 100% học viên muốn được đào tạo thêm. Điều này sẽ được tiến hành trong năm thứ 2 và năm thứ 3 của dự án CARD. 5.4 Lợi ích cho các nông hộ nhỏ Các nhóm nông dân tham gia dự án CARD đã bắt đầu tìm kiếm các phương pháp tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề. Ví dụ trong năm thứ 2 và thứ 3 của dự án này: • Một nhóm nhà vườn trồng xoài đã được khuyến khích đổi mới và cải tiến phương pháp thu hoạch. o Đã áp dụng hệ thống xử lý và đóng gói mới o Nhóm nông dân này đã đầu tư xây dựng thiết bị và nhà đóng gói (hệ thống phân loại, thùng xử lý nước nóng để kiểm soát bệnh trái, bàn phân loại và đóng gói nhằm cải thiện khả năng bán được và thời gian giữ trái tươi cho sản phẩm của mình. • Nhóm này đã ký hợp đồng cung cấp 70 tấn với Metro. • Một nhóm nhà vườn trồng bưởi cũng đã đầu tư nhà đóng gói và xây dựng hệ thống phân loại mới. o Trái cây được rửa, tẩy trùng, làm ráo và bọc màng để tăng thời gian giữ trái tươi. o Nhóm này đã đầu tư các thiết bị như thùng rửa, thùng tẩy trùng và máy bao màng chân không. o Nhóm nông dân này sẽ mở rộng nhà đóng gói và xây dựng kho lạnh để tăng thời gian giữ trái tươi. • Nhóm này đã xuất khẩu và bán khoảng 10 tấn/tháng sang Hà Lan và châu Âu. Dự án CARD này đã tăng cường sức mạnh và cung cấp lợi ích kinh tế - xã hội lớn hơn cho một số nhóm nhà vườn xoài và bưởi, và các cộng đồng lớn hơn. 13
- Hợp tác xã xoài đã tăng trên 10% tỷ lệ xoài loại 1 lên mà vẫn lo không cung cấp đủ hàng cho các đơn đặt hàng lớn hơn có thể trên 10 tấn/tháng. Nhóm nhà vườn xoài này đã nộp đơn để được công nhận chứng chỉ VietGAP và đang ở giai đoạn cuối để được công nhận. Nhóm nhà vườn bưởi sẽ xuất khẩu 20 container loại 40’ tới Hà Lan và Bỉ trong năm nay. Họ đã nhận được chứng chỉ Global GAP version 2. Các phương pháp thu hoạch mới, kỹ thuật phân loại xử lý, đóng gói và hệ thống GAP là những bằng chứng về sự thành công lớn của các nhóm và được thực hiện ở cấp hợp tác xã. Trái cây bán ra được dán nhãn thương hiệu của riêng từng nhóm. Điều này đánh giá cao lợi ích của cả các nhóm cộng đồng và tư nhân liên quan tới dự án và cách các nông dân bình thường trước đây trở thành những người đứng đầu đổi mới và tăng cường năng lực ở địa phương. Các ví dụ này chỉ ra cách mà người nông dân và những người cộng tác tham gia vào lập kế hoạch chiến lược như thế nào và xây dựng các hệ thống trước và sau thu hoạch theo GAP là điều cơ bản nếu chấp nhận và áp dụng là đạt được. Các nhóm này nay đã xác định được các vấn đề và giải pháp dựa vào các hướng dẫn và tư vấn cho các giảng viên dự án Việt Nam. Dự án đã giúp các nhóm xây dựng chuỗi cung ứng có giá trị cao hơn và cải thiện chất lượng sản phẩm cho dù họ hoạt động dưới dạng tư nhân hay thương mại. 5.5 Nâng cao năng lực Sáu hội thảo nâng cao năng lực đã được tổ chức kéo dài 14 ngày trong tháng 4 và 5/2006 về lập kế hoạch chiến lược, sơ đồ chuỗi cung ứng, phân tích và xây dựng chuỗi cung ứng mới được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Úc gồm ông Nissen, ông Hofman thuộc DPI&F và bà Rankin thuộc UQ. Trong đợt công tác này, nhóm chuyên gia Úc đã tham quan chợ đầu mối nông sản TP.HCM (từ 10:00 pm đến 3:00 am) để khảo sát chất lượng trái cây, hoạt động buôn bán ở chợ đầu mối và thảo luận với các cán bộ của chợ đầu mối; đồng thời đã có các chuyến công tác tới hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc, các nhà vườn trồng bưởi và người thu gom. Hội thảo 1 được tiến hành nhằm đào tạo các cán bộ của SIAEP và SOFRI, và thảo luận quy trình sẽ được sử dụng cho các hội thảo tiếp theo về xây dựng kế hoạch chiến lược, sơ đồ chuỗi cung ứng, phương pháp đánh giá hội thảo và xây dựng kế hoạch hành động. Sự đóng góp của SIAEP và SOFRI về đào tạo các thành viên chuỗi cung ứng dự án CARD của Việt Nam rất thực tế. Sự đóng góp của họ rất hữu ích và góp phần cho thành công tốt của các hội thảo. Các tài liệu đào tạo tiểu giáo viên đã được cung cấp cho mỗi học viên của hội thảo. 14
- Hội thảo 2 được tổ chức cho các thành viên chuổi cung ứng (nhà vườn/nông dân, hợp tác xã, nhà thu gom, thương lái, nhà bán sỉ, người bán lẻ…). Mỗi học viên tham gia hội thảo được học tập theo phương pháp PAL. Hội thảo đã nâng cao kiến thức về: • Hoạt động của chuỗi cung ứng và xây dựng sơ đồ các dòng sản phẩm, thông tin và tiền tệ. • Đánh giá thế mạnh, thế yếu, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT) của chuỗi cung ứng. • Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi cung ứng xoài và bưởi và dự án. Các hội thảo 3, 4 và 5 được tổ chức cho các nhà vườn và người thu gom. Học viên được đào tạo theo phương pháp PAL. Các cán bộ của SIAEP và SOFRI được đào tạo về quy trình phân tích chuỗi cung ứng đã tham gia các hội thảo cùng với các thành viên khác. Các hội thảo này đào tạo bổ sung cho các quy trình sử dụng cho hội thảo 2 và các đợt tham gia thực tế. Hội thảo nhằm: • Khẳng định mức độ chính xác các thông tin hội thảo 2 • Bổ sung thêm thông tin về thực tế kinh doanh, tổn thất chất lượng… • Khẳng định kế hoạch chiến lược có chính xác và phù hợp không Hội thảo 6 nhằm: • Xây dựng và thảo luận cách áp dụng các phần liên quan trong kế hoạch hành động đã được xây dựng từ kế hoạch chiến lược. • Kế hoạch hoạt động năm thứ 2 và 3 của dự án dựa trên yêu cầu của kế hoạch hành động. Các hội thảo tổ chức vào tháng 11/2006, 7/2007 và 9/2007 với nội dung dựa vào kế hoạch chiến lược và phát triển chuỗi cung ứng mới cho xoài và bưởi ở miền Nam Việt Nam. Trong thời gian này, các thành viên dự án của cả SIAEP và SOFRI đã tăng cường hoạt động để phát triển các chuỗi có giá trị cao mới và các tiêu chuẩn GAP cho các nhóm nhà vườn xoài và bưởi ở miền Nam Việt Nam. 5.6 Ấn bản Ông Nissen đã trình bày tham luận ở hội nghị ISHS về “Cải tiến hoạt động của chuỗi cung ứng trong các nền kinh tế quá độ” tổ chức tại khách sạn Sofitel Plaza, Hà Nội, Việt Nam, trong các ngày 23-27/9/2007 về “xây dựng quy trình mới để đánh giá và áp dụng chuỗi cung ứng mới cho các sản phẩm nghề vườn trong các nền kinh tế quá độ ở Đông Nam Á”. Bài tham luận tập trung vào các quy trình, kỹ thuật và các phương pháp mới để xây dựng chuỗi cung ứng trong dự án CARD của ông Nissen và nhóm dự án. Các phương pháp PAL, PTP, điều tra phối hợp và phân tích quy trình, SWOT và phân tích GAP, kiểm tra tính phù hợp, từ đầu tới cuối, kiểm tra toàn diện và đơn giản cũng được thảo luận như các phương pháp đang được sử dụng để phân 15
- tích và xây dựng chuỗi cung ứng/giá trị mới. Bài báo đã nhấn mạnh cách quản lý như thế nào sẽ giúp nông dân và các thành viên chuỗi cung ứng khác phân phối, cải tiến chất lượng, hỗ trợ các nhóm đầu tư dây chuyền sản phẩm, áp dụng các biện pháp của chuỗi giá trị mới cho thị trường trong nước và quốc tế, nhãn mác phân biệt sản phẩm về thương hiệu, chất lượng và an toàn thực phẩm, cải tiến đóng gói sản phẩm và các đầu tư trong tương lai về kho lạnh để duy trì chất lượng sản phẩm. Bài tham luận đã được các khách mời hội thảo đón nhận, đánh giá cao và góp ý về cách bài tham luận từ phân tích kinh doanh đến phân tích và xây dựng chuỗi cung ứng mới. 5.7 Quản lý dự án Tiếp tục hợp tác chặt chẽ giữa RMIT và các thành viên dự án của DPI & F về hệ thống đảm bảo chất lượng cho rau quả (QASAFV) của ASEAN. Thường xuyên trao đổi thông tin về các lĩnh vực: • Chất lượng sản phẩm • Xây dựng tiêu chuẩn ASEAN GAP • Xây dựng chuỗi cung ứng và các quy trình đánh giá. Trong đợt công tác của ông Nissen tháng 1-2/2008, giám đốc Nguyễn Duy Đức và ông Nissen đã tạo mối liên hệ trực tiếp giữa dự án CARD 050/04 VIE và thư ký dự án hợp tác Nam – Nam của ASEAN và dự án hợp tác A-J, do MAFF Nhật Bản tài trợ. Ông Nissen đã tham gia giảng dạy và cung cấp tài liệu cho đợt tập huấn ASEAN dựa vào tài liệu huấn luyện cán bộ SIAEP, SOFRI, nông dân, người thu gom, bán sỉ và bán lẻ của dự án CARD. Các vật tư đào tạo của dự án CARD trước đây đã hỗ trợ cho các cán bộ SIAEP tham gia đợt tập huấn ASEAN này. Nhóm dự án phía Úc đã có một sự thay đổi. Bà Marlo Rankin đã không tiếp tục làm việc cho nhóm dự án từ cuối năm thứ 2 của dự án. Sự kéo dài thời gian kết thúc dự án đã được chấp nhận qua email. Nguyên nhân của việc này: • 2 thành viên dự án năng động của SIAEP đã chuyển công tác: bà Trần Thị Ngọc Diệp và ông Nguyễn Chí Trung • 2 thành viên quan trọng, ông Lê Minh Hùng và bà Nguyễn Vũ Hồng Hà, đi học ở Newzealand trong 3 năm • GS. Lưu Trọng Hiếu đã qua đời Hai thành viên dự án quan trọng (ông Đỗ Minh Hiền và bà Thái Thị Hòa) của SOFRI cũng đã chuyển công tác. 16
- Những sự việc này ảnh hưởng lớn tới việc hoàn thành các mục tiêu theo khung thời gian mong muốn (tháng 9/2008) của dự án CARD này. Hai hoạt động quan trọng của dự án bị ảnh hưởng là: • Nghiên cứu kinh tế - xã hội về xoài và bưởi • Tăng cường hiểu biết về áp dụng các phương pháp sau thu hoạch trong lĩnh vực bảo quản và duy trì chất lượng trái cây. Hiện nay chúng tôi đã có những biiện pháp để đưa dự án về đúng lịch trình Các thí nghiệm, thu thập và phân tích số liệu đang triển khai tốt và sẽ hoàn thành vào 30/10/2008. 6. Báo cáo các vấn đề liên quan khác 6.1 Môi trường Như đã báo cáo, nhiều vấn đề về môi trường đã được xác định trong quá trình tư vấn các nhà vườn qua các hội thảo PAL. Ngay cả tới thời điểm này khi mà dự án gần kết thúc, nhiều nhà vườn vẫn thấy khó đạt được chứng chỉ GAP trong tương lai. Các vấn đề liên quan là: • Ô nhiễm nguồn nước tưới (xả nước bẩn và chất thải gây ô nhiễm các kênh rạch). • Phương pháp và thực tế sử dụng hóa chất • Loại và lượng phân bón, phương pháp áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường • Phương pháp đa canh và tập quán canh tác (vườn tạp, nuôi thả gia súc, gia cầm trong vườn) Tưới tiêu và quản lý nguồn nước Nước có một số chức năng trong các hệ thống trồng trọt. Kế hoạch tưới tiêu (thời gian, lưu lượng) là rất quan trọng, và có quan hệ mật thiết với mực nước của kênh rạch, kiểm soát độ ẩm của đất và hiệu quả sử dụng nước. Cây xoài và bưởi cần nước ở một số thời điểm nhất định, đó là: • Ra hoa và đậu trái • Phát triển trái • Phát triển chồi, lá Bởi vậy, kiểm soát độ ẩm của đất là rất quan trọng để hạn chế cây bị căng nước (ứng suất nước) ở các thời điểm nhất định trên. Cây bị căng nước (lụt) hoặc tưới quá nhiều nước có thể ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như làm dinh dưỡng và thuốc trừ sâu chảy vào môi trường. Thiết kế tốt trang trại và vườn cây là điều cơ bản để ngăn ngừa sự rửa trôi đất. Đây là một yếu tố cơ bản của GAP. Không có bất kỳ sự khích lệ hoặc bù đắp nào để người nông dân phải bắt buộc trả tiền và phải giảm khả năng gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến lợi ích của môi trường, sinh thái và cộng đồng rộng lớn. Như giới hạn sâu bệnh, làm 17
- môi trường sạch hơn (ít ô nhiễm hơn) và cuộc sống khỏe mạnh hơn cho cộng đồng từ các việc làm thực tế. Sử dụng hóa chất nông nghiệp Cục bảo vệ thực vật của Bộ NN & PTNT (MARD) đã cho biết, nông dân và những người sử dụng thuốc trừ sâu thường không quan tâm đến các rủi ro, hướng dẫn an toàn và các biện pháp bảo vệ cơ bản trong sử dụng hóa chất. Những số liệu ghi chép lại đã cho thấy, 11% trong tổng số các trường hợp ngộ độc trên toàn quốc là do thuốc trừ sâu: xấp xỉ 840 trường hợp ngộ độc xảy ra ở 53 tỉnh và thành phố trong năm 1999 ở Việt Nam. Kết quả điều tra của Cục bảo vệ thực vật cho thấy 80% nông dân miền Nam Việt Nam cho rằng sử dụng thuốc trừ sâu là yếu tố cơ bản của hệ thống sản xuất khi so sánh với các biện pháp khác. Quản lý hóa chất tại trang trại liên quan tới nhiều khía cạnh: • Loại hóa chất (công thức) • Cách tác dụng (tiếp xúc hay ngấm vào) • Dễ mua bán • Khả năng mua (số lượng và giá cả) • Bảo quản tại trang trại • Phương pháp sử dụng • Liều lượng sử dụng và cách tính liều lượng • Hủy bỏ thuốc • Vận chuyển và sử dụng an toàn • Thời gian đầu cơ cho mục đích thương mại • Vấn đề tiếp cận thị trường… Sử dụng không đúng thuốc trừ sâu trong vùng nhiệt đới có thể dẫn tới vấn đề côn trùng trở nên trầm trọng hơn vì mùa vụ có quanh năm và chúng có thể kháng thuốc nhanh hơn so với côn trùng ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới. Trong khi nhiều nhà vườn đã được huấn luyện IPM nhưng sự thực hiện ở trang trại còn thiếu do các yếu tố phức tạp ở trang trại. Mặc dù các vấn đề môi trường chưa phải là phần bắt buộc của dự án CARD này, chúng tôi đã thực hiện các lớp tập huấn về thiết kế vườn, các phương pháp bảo vệ đất và nước. Hơn nữa các phương pháp IPM và IDM sẽ được nhấn mạnh. Điều này sẽ được tư vấn cùng với các đối tác Việt Nam. Dự án nhằm góp phần cho hệ thống đảm bảo sản phẩm xoài và bưởi sạch đạt tiêu chuẩn ASIAN GAP. 6.2 Các vấn đề xã hội và giới Dự án nhận thức được sự cần thiết phải kết hợp, động viên và hỗ trợ vai trò của phụ nữ như các thành viên của hợp tác xã. Rất ít phụ nữ là đại diện thông 18
- thường và càng ít ở vai trò quản lý. Điều này đang là vấn đề của hợp tác xã nói chung, và nói riêng các nông hộ là thành viên của hợp tác xã, người phụ nữ chỉ tham gia các buổi họp khi người đàn ông không có nhà. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn đóng vai trò đa dạng trong cả hai chuỗi cung ứng xoài và bưởi, và được khích lệ tham gia vào dự án này. Phụ nữ đóng vai trò to lớn trong kinh doanh sau thu hoạch và bán trái cây. Họ chiếm số đông trong các người thu gom, bán sỉ, thương lái và bán lẻ ở các chợ địa phương và TP.HCM; xa hơn nữa họ cần được các viện của Việt Nam đào tạo và động viên tham gia. Nhiều phụ nữ đã làm tăng giá trị đáng kể trong kinh doanh trái cây và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Phụ nữ đóng vẫn đóng vai trò chính trong nhóm dự án Việt Nam của SIIAEP và SOFRI. Họ đóng vai trò chủ chốt trong thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu. Nhóm SOFRI được lãnh đạo bởi hai nhà khoa học nữ dày dạn kinh nghiệm là TS. Hồng và TS. Hằng, những người khẳng định sự phát triển chuyên môn của các cán bộ nữ. Nhóm dự án phía Úc chỉ có một phụ nữ, nay không còn tham gia dự án CARD này để nhận nhiệm vụ khác. 7. Thực hiện và các vấn đề về bền vững 7.1 Những vấn đề và trở ngại Ở cấp độ nhà vườn/nông dân: Chuẩn hóa công đoạn thu hoạch sẽ gặp khó khăn đối với cả xoài và bưởi. Khi giá cao, nhà vườn sẽ thu hoạch trái chưa đủ già để bán giá cao (nguồn cung cấp và đường cong nhu cầu:- nhu cầu cao = giá tăng + lượng cung cấp ít = lượng hàng có ít). Thuyết phục nhà vườn thu hoạch đúng độ già khi giá thị trường cao và có thương hiệu sản phẩm của mình sẽ cực kỳ khó khăn. Tiêu chuẩn phân loại trái xoài sẽ khó áp dụng, đặc biệt hiện nay nhà vườn bán xoài không phân loại (bán xô, tất cả các loại) trong cùng một sọt. Họ thấy số lượng là chỉ số chính đem lại doanh thu cho trang trại chứ không phải chất lượng trái cây là yếu tố cơ bản làm tăng doanh thu cho trang trại. Nhiều nhà vườn đã được đào tạo về IPM nhưng cảm thấy rất khó áp dụng và nhiều người quay lại sử dụng các phương pháp trước đây. Tập huấn thường tổ chức ở vùng khác và không tiến hành trình diễn ở địa phương của họ. Chế độ phun thuốc thường để phòng trừ sâu bệnh và không phù hợp với điều kiện môi trường, ví dụ như mưa. Tất cả nhà vườn đều rất khó khi áp dụng GAP. Các vấn đề đã được nêu lên ở các hội thảo và thảo luận tập trung vào các vấn đề: • Ô nhiễm nước tưới 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và các giải pháp Marketing nhằm nâng cao hoạt động của hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Công ty Bi Ti ‘S trên thị trường Miền Bắc”
89 p | 823 | 487
-
Báo cáo: Cải thiện môi trường nước
28 p | 985 | 400
-
Tìm hiểu thị trường vàng tại Việt Nam
40 p | 685 | 322
-
Báo cáo "Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc"
34 p | 627 | 179
-
Báo cáo “Sự ảnh hưởng của chất lượng nước mắm và đạo đức trong kinh doanh đến người tiêu dùng"
18 p | 506 | 132
-
Báo cáo thuyết trình: Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới
37 p | 854 | 126
-
Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Hai Bà Trưng
68 p | 249 | 122
-
Đề tài “Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”
57 p | 256 | 80
-
Đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số I Sơn La để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp”
44 p | 167 | 51
-
Baì báo cáo: Hoạt động kế toán của công ty TNHH TM XDGT Hồng Minh - Chi nhánh Hải Dương
44 p | 137 | 39
-
Báo cáo : Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu họach (MS9)
27 p | 139 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG TRONG TỔ CHỨC VÀ MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC"
6 p | 125 | 16
-
Báo cáo : Cải tiến thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam qua cải tiến chuối cung ứng và công nghệ sau thu hoạch ( MS57)
25 p | 135 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VÀI ĐỀ XUẤT VỀ BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG"
9 p | 93 | 13
-
Báo cáo dự án: Cải tiến chương trình môn học Nông lâm kết hợp tại trường Đại học Tây Nguyên
11 p | 111 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Cải tiến việc thực thi dò tìm những báo cáo lỗi trùng nhau sử dụng thông tin centroid class mở rộng
35 p | 43 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Nghiên cứu tác động của minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần của các công ty niêm yết tại Việt Nam
27 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn