intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: " Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"

Chia sẻ: Nguyễn Văn Thảo | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

296
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: " Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"

  1.    CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NỀN      KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN  CHỦ     NGHĨA XàHOI Ở  VIỆT NAM
  2. Chương 9 gồm: Chương • 4 phần: 1) Tính tất yếu và tác dụng của CNH, HĐH 2) Mục tiêu, quan điểm của CNH, HĐH 3) Nội dung của CNH, HĐH 4) Điều kiện tiền đề để tiến hành CNH, HĐH HĐH
  3. 1)TÍNH TẤT YẾU VÀ TÁC DỤNG CỦA CÔNG NGHIỆP  1)T HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ • 1.1)Khái niệm:   Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi  căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,  dịch vụ và quản lý kinh tế ­ xã hội, từ sử dụng sức lao  động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ  biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương  pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công  nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng  suất lao động xã hội cao.
  4. 1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 1.2. T ­do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi  phương thức sx.        +mỗi phương thức SX có một cơ sở vật chất kỹ   thuật tương ứng:       +Cơ sở vật chất kỹ thuật của một  phương thức  SX xã hội  là tổng thể hữu cơ  các yếu tố vật chất  của LLSX đạt được trong những điều kiện nhất định   của tiến bộ KHKT, dựa trên đó, lực lượng lao động   xã hội ấy SX ra của cải vật chất,để thỏa mãn nhu  cầu xã hội
  5.  +CSVCKT của các xã hội trước CNTB: SX thủ  công ,NSLĐ thấp  +  cơ sở vật chất kỹ thuật của CNTB: đại công  nghiệp phát triển cao  + cơ sở vật  chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội:đại  công nghiệp phát triển cao(cao hơn CNTB)
  6. ­các nước đi lên CNXH đều phải xây dựng cơ sở  ­c vật chất   ở các  mức độ khác nhau + các nuớc  đã qua  giai đoạn phát triển tư bản chủ  nghĩa:xây dựng cơ sở vật chất ở trình độ cao + các nước  lạc hậu , các nước chưa qua giai đoạn   phát triển TBCN xây dựng CSVCKT bằng cách  CNH,HĐH ­>CNH,HĐH là tất yếu đối với những nước lạc hậu  ,những nước chưa qua giai đoạn phát triển TBCN
  7. 1.3) Tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 1.3) T ­ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động  xã hội ­ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần  của nhân dân ,  thực hiện mục tiêu của CNXH ­ Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường  vai trò kinh tế của Nhà nước. ­ tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát  triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. ­ Tăng cường lực lượng vật chất ­ kỹ thuật cho quốc  phòng, an ninh.
  8. 1.4)đặc điểm chủ yếu của CNH,HĐH ở nước ta  1.4) hiện nay: ­CNH gắn  liền với hiện đại hoá ­ CNH nhằm mục tiêu  độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội ­ CNH trong điều kiện kinh tế thị trường có sự  điều tiết  của nhà nước ­CNH, HĐH trong điều kiện toàn cầu hoá kinh  tế,vì vậy  mở cửa , hội nhập kinh tế quốc tế là  xu hướng tất yếu
  9. 2) Mục tiêu, quan điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở  2) M Việt Nam hiện nay 2.1)Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta: Xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở  vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,  quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình  phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và  tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, xã  hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nền  kinh tế độc lập tự chủ.
  10. 2.2) Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở  2.2) Quan  nước ta ­Giữ vững độc lập  tự chủ đi đôi với mở rộng  hợp  tác quốc tế ­ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp  của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế,  trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo. ­ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu  tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững,  tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã  hội.
  11. ­Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp  hoá, hiện đại hoá, kết hợp công nghệ truyền thống  với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào  hiện đại ở những khâu quyết định, cần và có thể  rút ngắn thời gian, vừa có những bước đi tuần tự,  vừa có bước nhảy vọt.  ­ Lấy hiệu quả kinh tế ­ xã hội làm tiêu chuẩn cơ  bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự  án đầu tư vào công nghệ.  ­ Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
  12. 3) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ,  3) N HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM       31. Thực hiện cuộc cách mạng khoa học ­ công nghệ để xây  dựng cơ sở vật chất ­ kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển  mạnh mẽ lực lượng sản xuất
  13. Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật:  Th  ­ Cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên  ở Anh  vào  cuối thế kỷ thứ  XVIII và kết thúc  vào  cuối thế kỷ XIX nội dung của nó là cơ khí hoá.
  14. ­ Cách mạng kỹ thuật lần hai còn gọi là cách  ­ C mạng khoa học công nghệ hiện đại với 5 nội  dung chủ yếu:  + Tự động hoá sản xuất  + Vật liệu mới + Công nghệ sinh học + Điện tử sinh học + Năng lượng mới
  15. ­ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có  đặc  điểm:     * Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp     * Thời gian cho phát minh mới thay thế phát minh cũ rút ngắn  lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản  xuất và đời sống ngày càng mở rộng     *các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản  phẩm quốc dân     *lao động trí tuệ là đặc trưng chứ không phải lao động cơ bắp     *các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao ,kết quả của  cuộc cách mạng  khoa học công nghệ  đã đưa vai trò  của các  yếu tố lợi thế so sánh  cạnh tranh có tính truyền thống như :tài  nguyên, vốn… xuống hàng thứ yếu  sau thông tin và trí tuệ    *Trí tuệ có tính sáng tạo sẽ là nền tảng của sự thịnh vượng và  giàu có của XH
  16. ­Cuộc  cách mạng khoa học ­ công nghệ ở nước ta hiện nay  có thể khái quát gồm hai nội dung chủ yếu sau: Một là: xây dựng thành công cơ sở vật chất  ­ kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựa vào đó  mà trang bị công nghệ hiện đại cho các hành  kinh tế quốc dân.   Hai là:tổ chức nghiên cứu, thu thập thông  tin, phổ biến ứng dụng những thành tựu mới của  khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời  sống với những hình thức, bước đi, quy mô thích  hợp.
  17. 32) Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao  32) X động xã hội: 321)Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý:     ­Cơ cấu kinh tế :là tổng  thể các bộ phận hợp thành,  cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp  giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân     ­cơ cấu của nền kinh tế bao gồm: + cơ cấu ngành kinh tế + cơ cấu vùng, + cơ cấu thành phần kinh tế
  18.  ­Cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp  ứng được các yêu cầu sau:       + Phản ánh được và đúng các quy luật khách  quan, nhất là các quy luật kinh tế         +Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và  công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế  giới.       +Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của  đất nước, của các ngành, các thành phần, các xí  nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.       + Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế  theo xu hướng sản xuất và đời sống ngày càng  được quốc tế hoá 
  19. 322)Tiến hành phân công lại lao động xã hội: 322)Ti ­Phân công lao động xã hội :là sự chuyên môn hoá  lao động, tức là chuyên môn hoá sản xuất giữa các  ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng  trong nền kinh tế quốc dân: ­Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự  phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá  trình có tính quy luật sau:
  20.        * Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông          nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt đối  lao động công nghiệp ngày một tăng lên.  * Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một  tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động  giản đơn trong tổng lao động xã hội.  * Tốc độ tăng lao động trong các ngành  sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh  hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành  sản xuất vật chất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1