Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
lượt xem 96
download
Chiều 16/10, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc, cùng cán bộ chủ chốt một số bộ, ngành có liên quan đã đến thăm và làm việc với Bộ Công nghiệp. Bộ trưởng Đặng Vũ Chư, các Thứ trưởng cùng đông đảo cán bộ chủ chốt ngành công nghiệp đã vui mừng đón tiếp Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các đồng chí cùng đi. Bộ trưởng Đặng Vũ Chư báo cáo với Thủ tướng, Phó Thủ tướng một số nét chính về hoạt động của ngành công nghiệp 9 tháng năm 1997, những kiến nghị với chính phủ để tháo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
- Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Phải có động lực mới cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Chiều 16/10, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc, cùng cán bộ chủ chốt một số bộ, ngành có liên quan đã đến thăm và làm việc với Bộ Công nghiệp. Bộ trưởng Đặng Vũ Chư, các Thứ trưởng cùng đông đảo cán bộ chủ chốt ngành công nghiệp đã vui mừng đón tiếp Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các đồng chí cùng đi. Bộ trưởng Đặng Vũ Chư báo cáo với Thủ tướng, Phó Thủ tướng một số nét chính về hoạt động của ngành công nghiệp 9 tháng năm 1997, những kiến nghị với chính phủ để tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành. Nhờ sự chỉ đạo đúng đắn hiệu quả của chính phủ, sự cố gắng của các doanh nghiệp, nhờ phát huy năng lực của các công trình mới được đầu tư ở giai đoạn trước, tốc độ tăng bình quân của toàn ngành đạt 14% năm. Một số sản phẩm quan trọng có mức tăng trưởng khá về sản lượng như: điện tăng 1,57 lần, than sạch tăng 1,6 lần, thép tăng 2,7 lần, phân lân các loại tăng 2,04 lần, động cơ điện tăng 2,48 lần… Để hình thành một số ngành Công nghiệp mới và hiện đại như công nghiệp xe ôtô – xe máy, chế tạo thiết bị điện công suất lớn. So với mục tiêu đã đề ra khi lập kế hoạch, tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp đều vượt từ 30 – 80%. Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp tăng nhanh, đến hết năm 1997 đã có 601 dự án đang hoạt động, với tổng số vốn 6,553 triệu USD. Trong số đó dự án vào ngành công nghiệp nặng là 222, công nghiệp nhẹ và tiêu dùng 301, công nghiệp thực phẩm là 78. Tuy nhiên, điểm nổi bật trong thời gian gần đây là công nghiệp nội địa có biểu hiện chững lại, đặc biệt là ở một số trung tâm công nghiệp quan trọng, các thành phố lớn như Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh . Đầu tư nước ngoài làm gia tăng tốc độ phát triển công nghiệp nhưng cũng tăng thêm sức ép và chia sẻ thị phần sản phẩm công nghiệp trong nước… Với tình hình ấy, khả năng đạt mục tiêu đã đề ra cho năm 2000 tỷ trọng công nghiệp chiếm 34 – 35% GDP sẽ trở nên khó khăn hơn. Để đẩy mạnh sản xuất, tạo đà hoàn thành kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, và cho bước phát triển tiếp theo, Bộ trưởng Đặng Vũ Chư thay mặt lãnh đạo Bộ và các đơn vị trong toàn ngành đề nghị Thủ tướng chỉ đạo bổ sung ngay và đủ số vốn lưu động định mức cho các doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là các doanh nghiệp làm ăn có lãi, các doanh nghiệp đang sản xuất các mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế, sớm có quyết định với một số dự án đã được Bộ Công nghiệp trình như: điện, đạm, đầu tư cho ngành cơ khí, công ty dệt Nam Định; có cơ chế khuyến khích xuất khẩu, có các biện pháp tích cực, hữu hiệu chống buôn lậu, triển khai việc kiểm tra buôn lậu ngay trong thị trường nội địa… Bộ trưởng cũng đã đề xuất với Chính phủ những mục tiêu lâu dài như: đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ, bảo hộ hợp lý và thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho ngành công nghịêp đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, chuẩn bị tốt trước khi tham gia đầy đủ vào AFTA, WTO quy hoạch và có biện pháp hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, chấn chỉnh việc quy hoạch các khu công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư nước ngoài nhất là giảm giá thuê đất, đào tạo lại đội ngũ quản lý, kỹ thuật ở các cấp, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề môi trường, tăng nguồn vốn ngân sách cho hoạt động điều tra địa chất và tài nguyên khoáng sản… Nói chuyện với lãnh đạo chủ chốt của ngành công ngiệp, Thủ tướng biểu dương tập thể ban lãnh đạo Bộ Công nghiệp từ khi thành lập đã lãnh đạo ngành đạt được những thành tích đáng khích lệ. Về tình hình sản xuất công nghiệp có biểu hiện chững lại. Thủ tướng chỉ rõ: trước kia đất nước chúng ta đang nằm trong lạm phát, khủng hoảng, thiếu thốn. Các sản phẩm công nghiệp chưa đủ để cung cấp cho nhu cầu toàn xã hội, hàng hoá sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Hiện nay, chúng ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng, đang tiến vào thời kỳ CNH – HĐH, tiến tới hòa nhập thị trường thế giới. Ngành công nghiệp của chúng ta chưa chuyển kịp với xu thế
- phát triển. Chúng ta đã tụt hậu về khoa học kỹ thuật, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, bị ứ đọng, sản xuất chững lại. Để ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Đảng ta phát động công cuộc đổi mới toàn diện, mạnh mẽ có cơ chế, chính sách cụ thể. Chính điều đó đã tạo thành động lực để kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Chuyển sang thời kỳ CNH – HĐH, hòa nhập thị trường khu vực và thế giới, muốn giữ được tốc độ phát triển phải có một động lực mới, đó là công nghệ, chất lượng và thị trường xuất khẩu. Phải cố gắng đi thẳng vào công nghệ hiện đại ở những khâu sản xuất quyết định, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường trong, ngoài nước. Hạn chế nhập thiết bị đã qua sử dụng, chấm dứt nhập thiết bị lạc hậu (mặc dù thiết bị mới) và công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Không được để xảy ra các cơn sốt thừa hoặc thiếu với các sản phẩm nhạy cảm như phân bón, thép, giấy… Muốn đạt được như vậy, phải đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong toàn ngành sao cho cân đối, đầu tư phải có trọng điểm, tránh tình trạng dàn hàng ngang. Khi tiếp nhận vốn của Chính phủ, các tổ chức tín dụng tiền tệ quốc tế, phải giải ngân nhanh, đảm bảo tiến độ xây dựng, phát huy hiệu quả hiệu quả đã đầu tư, tránh thất thoát vốn. Thủ tướng cũng đã chỉ thị Bộ Tài chính giải quyết ngay vốn lưu động cho các doanh nghiệp theo Nghị quyết của Chính phủ tháng 6/1997, và lưu ý dứt khoát, cấp vốn cho các dự án vốn lớn, thu hồi chậm, trả nợ khó khăn, sản xuất kém hiệu quả. Thủ tướng cũng đã ghi nhận những đề nghị của Bộ Công nghiệp về đầu tư thêm cho Dệt Nam Định và cho đây là việc cần phải làm đối với một doanh nghiệp đặc biệt, có ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội, và cũng để phát huy hiệu quả đồng bộ công trình đã được đầu tư. Cuối cùng Thủ tướng mong muốn toàn ngành phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch Nhà nước năm 1997, chuẩn bị tốt kế hoạch năm 1998 để giành thắng lợi ngay từ ngày đầu tháng đầu, làm nền móng vững chắc cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là cuộc Cách mạng toàn diện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng về con người là hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất. Trong đó phải kết hợp cả đào tạo lại và đào tạo mới cán bộ quản lý và khoa học công nghệ các cấp cùng lực lượng lao động kỹ thuật, làm cho họ có đủ năng lực đáp ứng được các đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được nhấn mạnh tại Đại hội ĐCSVN lần thứ VIII: “Hiện đại hóa – công nghiệp hóa là cuộc cách mạng có tính toàn diện, không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, mà cả các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y tế, phúc lợi xã hội và nhất là giáo dục….” Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, cũng như căn cứ vào điều kiện khách quan và yếu tố chủ quan của mình, phát triển công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp sang thế kỷ 21 là đi theo định hướng xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh, có triển vọng thị trường và phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn làm nền tảng cho nền kinh tế cất cánh. Trước mắt, từ nay đến cuối năm 2000 sẽ ưu tiên đầu tư để hiện đại hóa khu vực sản xuất hàng tiêu dùng do ưu thế của ngành này là vốn đầu tư ít, chóng phát huy hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận cao, thu hút nhiều lao động, tăng tích lũy, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và tăng nhanh tiềm lực, kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời chuẩn bị tiền đề phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn trong những thập kỷ tới. Ý thức được vai trò và vị trí đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 10 năm vừa qua, đặc biệt là 5 năm 1991 – 1995 và năm 1996, nhờ hoạt động theo cơ chế mới và có những bước đi thích hợp, ngành công nghiệp đã đạt được những tiến bộ đáng tự hào và phát triển thêm một bước mới rất cơ bản, khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành đạt 13,7%/năm, trong đó, công nghiệp trung ương đạt 16,13%/năm. Giá trị xuất khẩu hàng công
- nghiệp tăng 25,95%. Một số ngành có mức tăng trưởng bình quân cao như: thép 25,83%/năm, hóa chất phân bón 20,1%/năm, dệt may 26,3%/năm, da giầy 21%/năm. Ngành cơ khí, tuy gặp nhiều khó khăn cũng đạt mức tăng bình quân 16,3%/năm. Các ngành điện tử, giấy, sành sứ thủy tinh, rượu – bia - nước giải khát, thuốc lá, dầu thực vật, chế biến sữa có mức tăng trưởng khá, đặc biệt vài năm gần đây. Ngành điện, từ chỗ những năm đầu kỳ kế hoạch (1991 – 1992) còn thiếu nguồn ổn định cho sản xuất (đặc biệt là phía nam) đã dần dần khắc phục được tình trạng này, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội với sản lượng điện hàng năm tăng bình quân 16%. Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, Luật công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, kinh tế ngoài quốc doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng đáng kể - với hoạt động của hơn 20.000 hợp tác xã, công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần và 814 dự án đầu tư nước ngoài (chiếm 41,3% tổng số dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký 11,075 tỷ USD (chiếm 40,4% tổng số vốn đăng ký của toàn quốc). Cùng với sự lớn mạnh về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và quản lý cũng được nâng lên. Ngành công nghiệp đã có định hướng chiến lược và qui hoạch tổng thể phát triển đến năm 2010 theo những quan điểm cơ bản dưới đây: • Tham gia một cách tích cực với vai trò động lực và nòng cốt vào sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Phát triển sản xuất với nhịp độ cao, đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản của xã hội. • Chuyển mạnh từ một nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản xuất . Nâng dần tỷ trọng xuất khẩu FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu. • Phát triển ngành công nghiệp toàn diện. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đi thẳng vào hiện đại, hạn chế nhập những thiết bị đã qua sử dụng những công nghệ tiên tiến, chấm dứt nhập khẩu công nghệ lạc hậu mặc dù thiết bị có thể mới và gây ô nhiễm môi trường sinh thái. • Xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn để chuẩn bị phát triển mạnh, nhanh vào đầu thế kỷ 21 tạo cho nền kinh tế một động lực phát triển thực sự. Đó là các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp lọc và hóa dầu, công nghiệp điện tử, tin học và công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp nhiệt đới. • Đẩy mạnh xuất khẩu trên cả ba mặt: tăng nhanh kim ngạch, đa dạng hóa mặt hàng và mở rộng thị trường. Tăng nhanh tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, hạn chế và tiến tới không xuất khẩu nguyên liệu thô, kể cả các loại ta có trữ lượng lớn. Từ những quan điểm trên, những mục tiêu lớn cần đạt là: 1. Đáp ứng đủ nhu cầu về sản lượng, đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục cho các phụ tải đến năm 2000 sản lượng điện đạt 30 – 32 tỷ KWh. Đảm bảo mức dự phòng 5% tổng công suất đặt để đón phụ tải tăng trưởng đột xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Về chương trình điện khí hóa nông thôn và công nghiệp đến năm 2000, phấn đấu 100% huyện và 80% xã có điện. Chuẩn bị các điều kiện cho kế hoạch phát triển sau năm 2000. 2. Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí nhằm mục tiêu năm 2000 đạt khoảng 20 triệu tấn dầu và khí quy đổi. Xây dựng nhà máy lọc dầu công suất 6,5 triệu tấn/năm. Hoàn thành 2 công trình đường ống dẫn khí với năng lực thông qua 8 – 10 tỷ m3/năm. 3. Cung cấp cho nền kinh tế quốc dân và thị trường xuất khẩu khoảng 10 – 12 triệu tấn than sạch vào năm 2000. Đáp ứng đủ nhu cầu than cho sản xuất điện, xi măng, phân đạm trong nước và ổn định thị trường xuất khẩu ở mức hợp lý nhất, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu.
- 4. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất thép hiện có và thúc đẩy tiến độ liên doanh để đạt sản lượng thép 2 triệu tấn vào năm 2000. Đảm bảo nhập khẩu bổ sung đáp ứng nhu cầu về các loại thép đặc biệt chế tạo cho nền kinh tế. 5. Tăng nhanh khả năng đáp ứng các loại thiết bị toàn bộ cho ngành sản xuất xi măng, chế biến đường mía, các cụm thiết bị sơ chế chè, chế biến cao su…, thiết bị sản xuất gạch ngói, các trạm thủy điện nhỏ, các trạm cấp nước… Nâng cao chất lượng các loại thiết bị lẻ, các loại máy phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa các khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt chương trình nội địa hóa ôtô, xe máy nhằm xây dựng được một ngành công nghiệp ôtô, xe máy quốc gia trong vài ba chục năm tới. 6. Thỏa mãn nhu cầu phân lân trong nước và có một phần phân lân nung chảy xuất khẩu. Đưa sản lượng phân đạm sản xuất trong nước lên 1 triệu tấn vào năm 2000 trong đó 40 vạn tấn từ khí hóa than và 60 vạn tấn từ khí thiên nhiên. Tạo ra một bước chuyển tiếp cơ bản về cơ cấu phân bón phục vụ nông nghiệp. 7. Công nghiệp điện tử, phấn đấu đáp ứng 50 – 60% nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước. Đưa tỷ lệ chi tiết, linh kiện chế tạo trong nước lên 30 – 40% giá trị. Tạo một bước tiến mới trong công nghiệp lắp ráp. 8. Đáp ứng nhu cầu của xã hội về những mặt hàng tiêu dùng chủ yếu với chất lượng ngày càng cao, cạnh tranh có hiệu quả với khách hàng ngoại nhập. Tăng nhanh kim ngạch hàng chế biến xuất khẩu (chế biến nông sản, dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ, gấp đôi mức thực hiện 5 năm 1991 – 1995). Mức tăng kim ngạch bình quân hàng năm dự kiến 23 – 25% Để thực hiện được kế hoạch trên, cần phải tiến hành đồng bộ một loạt các biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hành chính… Trong đó cần nhấn mạnh tới những biện pháp về tạo nguồn nhân lực bao gồm nguồn nhân lực về tài chính, về lao động và khoa học công nghệ. Vốn, là một trong các khâu quan trọng của quá trình sản xuất xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vốn càng có vai trò quan trọng hơn lúc nào hết, trong đó, nguồn vốn trong nước là cơ bản, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Cần có sự ưu tiên sử dụng vốn tín dụng ưu đãi theo từng lĩnh vực đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quay vòng chậm, lợi nhuận thấp. Song song với việc các doanh nghiệp tự tìm vốn đầu tư, Nhà nước sẽ hỗ trợ giúp đỡ, nhất là ở khâu có tính đột phá như đúc, tạo phôi và gia công chính xác trong cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu, chế tạo linh kiện điện tử, luyện thép, lọc hóa dầu. Nguồn nhân lực là nội lực quan trọng. Với tư cách là mục tiêu và động lực của phát triển, con người ngày càng có vai trò trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, Đặc biệt, nó được xác định là yếu tố năng động nhất trong quá trình thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, nguồn nhân lực cần phải được huy động, quản lý và có biện pháp, chính sách thúc đẩy phát triển. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt là các nước mới công nghiệp hóa (NICs) cho thấy, ở thời đại ngày nay, việc chăm lo đầy đủ đến con người là đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh và thịnh vượng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng về con người là hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất. Trong đó phải kết hợp cả đào tạo lại và đào tạo mới cán bộ quản lý và khoa học công nghệ các cấp cùng lực lượng lao động kỹ thuật , làm cho họ có đủ năng lực đáp ứng được các đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học và công nghệ là cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa. Nói cách khác, công nghiệp hóa là quá trình trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Trong điều kiện hiện nay, quá trình này phải bao gồm cả phần mềm của công nghệ. Hiện đại hóa xét trên góc độ kinh tế - kỹ thuật là cái đích cần vươn tới trong quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, xét trên toàn cục, hiện đại hóa chỉ là phương tiện, điều kiện để đạt tới
- mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa. Do vậy, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cụ thể là: • Đi thẳng vào công nghệ kỹ thuật hiện đại ở một số ngành, một số doanh nghiệp, một số sản phẩm có nhu cầu và có điều kiện mang lại hiệu quả cao. • Hiện đại hóa công nghiệp truyền thống. • Khai thác, sử dụng, cải tiến, hiện đại hóa kỹ thuật hiện có. • Trong điều kiện nguồn nhân lực dồi dào, trình độ quản lý có hạn, đặc biệt là thiếu vốn trầm trọng, việc tạo ra nhiều công nghệ khác nhau, phối hợp hoạt động giữa chúng để mang lại hiệu quả cao về cả kinh tế - xã hội là một yếu tố khách quan. Chỉ trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp trong nước và thực hiện chính sách kinh tế mở, ngành công nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển vững chắc và hòa nhập một cách tự chủ vào nền kinh tế thế giới và khu vực, nhất là khi Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do của các nước ASEAN (AFTA) có hiệu lực. Cũng như khi VIệt Nam tham gia APEC, WTO http://www.scn.saigonsoft.com/cnvietnam/cnhhdh.html
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa
4 p | 2603 | 384
-
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
56 p | 1035 | 317
-
HUA Tại sao những hạn chế của mô hình CNH thời kỳ trước đổi mới được duy trì và tồn tại lâu dài đến năm 1985
10 p | 756 | 128
-
Chương số IV: ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
13 p | 283 | 106
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 4
11 p | 191 | 41
-
Quá trình công nghiệp hóa - Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân: Phần 1
111 p | 113 | 35
-
Thời đại châu Á và Thái Bình Dương - Công nghiệp hóa Việt Nam: Phần 1
169 p | 119 | 25
-
Chặng đường dài phía trước Đông Nam Á: Phần 1
227 p | 178 | 24
-
Thời đại châu Á và Thái Bình Dương - Công nghiệp hóa Việt Nam: Phần 2
115 p | 94 | 23
-
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẤT NƯỚC
34 p | 139 | 23
-
Giáo trình phân tích khả năng vận dụng quan điểm trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn p4
8 p | 99 | 11
-
Công nghiệp hóa nông thôn ở một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam
8 p | 91 | 9
-
Giáo trình hình thành quy trình vận hành nguyên lý tư nhân hóa trong quá trình công nghiệp hóa p2
8 p | 80 | 7
-
Giáo trình hình thành quy trình vận hành nguyên lý tư nhân hóa trong quá trình công nghiệp hóa p6
8 p | 68 | 6
-
Giáo trình hình thành quy trình vận hành nguyên lý tư nhân hóa trong quá trình công nghiệp hóa p5
8 p | 54 | 4
-
Giáo trình hình thành quy trình vận hành nguyên lý tư nhân hóa trong quá trình công nghiệp hóa p3
8 p | 64 | 4
-
Thuyết minh dự án: Cụm công nghiệp Hòa Sơn
70 p | 11 | 4
-
Giáo trình hình thành quy trình vận hành nguyên lý tư nhân hóa trong quá trình công nghiệp hóa p4
8 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn