DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG THÍCH<br />
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG<br />
MEKONG (USAID Mekong ARCC)<br />
VIỆN QUẢN LÝ VÀ VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU Á (AMDI)<br />
<br />
Hiện Trạng Phát Triển<br />
Tôm-Lúa Vùng Đồng Bằng Sông<br />
Cửu Long<br />
<br />
THÁNG 4, 2016<br />
Tài liệu này được Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) xây dựng cho dự án USAID Mekong ARCC, và<br />
được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ xuất bản.<br />
<br />
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG<br />
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG<br />
BẰNG SÔNG MEKONG (USAID Mekong ARCC)<br />
VIỆN QUẢN LÝ VÀ VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU Á<br />
(AMDI)<br />
<br />
Hiện Trạng Phát Triển<br />
Tôm-Lúa Vùng Đồng Bằng<br />
Sông Cửu Long<br />
Tên chương trình:<br />
<br />
Tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với Biến đổi Khí hậu vùng đồng<br />
bằng sông Mekong (USAID Mekong ARCC)<br />
<br />
Cơ quan tài trợ:<br />
<br />
USAID/Văn phòng Môi trường khu vực Châu Á<br />
<br />
Hợp đồng số:<br />
<br />
AID-486-C-11-00004<br />
<br />
Nhà thầu chính:<br />
<br />
Development Alternatives Inc. (DAI)<br />
<br />
Nhà thầu phụ:<br />
<br />
Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI)<br />
<br />
Chuyên Gia Tư Vấn:<br />
<br />
TS. Phạm Anh Tuấn: Chuyên gia độc lập, Tư vấn trưởng<br />
TS. Trần Ngọc Hải, TS. Võ Nam Sơn: Đại học Cần Thơ<br />
ThS. Trịnh Quang Tú: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản<br />
<br />
Ngày xuất bản:<br />
<br />
Tháng 1, 2016<br />
<br />
Tài liệu này được thực hiện và gửi đến Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua nội<br />
dung. Tài liệu được Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) xây dựng cho dự án USAID Mekong<br />
ARCC.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của Việt Nam, có<br />
các hình thức nuôi đa dạng, bao gồm: nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, nuôi chuyên<br />
tôm, nuôi luân canh, xen canh tôm-cá, tôm-rừng và tôm-lúa. Nuôi tôm-lúa là hình thức nuôi tôm khá<br />
phổ biến ở các tỉnh ven biển, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đánh giá là<br />
loại hình canh tác có triển vọng mở rộng, nâng cao hiệu quả. Báo cáo tư vấn này là kết quả nghiên cứu<br />
đánh giá hiện trạng, xác định các hạn chế, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp làm cơ sở xây<br />
dựng đề án nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững tôm-lúa vùng ĐBSCL.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy: hình thức nuôi tôm-lúa ở ĐBSCL bắt đầu từ những năm đầu<br />
1970, đặc biệt từ sau khi Nghị quyết 09/2000/ND-CP ra đời, cho phép chuyển đổi diện tích đất kém<br />
hiệu quả (sản xuất lúa, sản xuất muối, vùng đầm lầy ven biển) sang nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm-lúa<br />
có tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2000 diện tích nuôi tôm-lúa là 71.000 ha, năm 2014 tổng diện tích<br />
nuôi tôm-lúa đã tăng gấp hơn hai lần, đạt 152.977 ha chiếm 27,98% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ<br />
toàn vùng. Sản lượng tôm nuôi từ hệ thống tôm-lúa năm 2014 ước đạt 65.000 tấn, chiếm 15% tổng sản<br />
lượng tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL và 11% sản lượng tôm nuôi nước lợ trong cả nước. Các tỉnh nuôi<br />
tôm-lúa có diện tích lớn là: Kiên Giang (71.500 ha), Cà Mau (43.297 ha), Bạc Liêu (28.285 ha), Sóc<br />
Trăng (7.581 ha), Bến Tre (4.833 ha). Hàng năm, trên 1 ha tôm-lúa sản xuất 300-500 kg tôm và 4-7 tấn<br />
lúa. Bộ NN&PTNT có kế hoạch phát triển diện tích tôm-lúa vùng ĐBSCL đến năm 2020 đạt 200.000<br />
ha sản xuất 100.000 tấn tôm và năm 2030 đạt 250.000 ha sản xuất 125.000 - 150.000 tấn tôm, với giá<br />
trị có thể đạt 25.000 -30.000 tỷ VNĐ, tạo việc làm ổn định cho trên 1 triệu lao động.<br />
Tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là các loài tôm nuôi<br />
chính; ngoài ra tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hỗn hợp giới tính, tôm càng xanh toàn đực,<br />
cua biển cũng được nhiều hộ nông dân thả xen ghép trong hệ thống tôm-lúa. Các giống lúa đang được<br />
trồng phổ biến ở vùng tôm-lúa là các giống ST, Một bụi đỏ, Nàng keo, OM5451, OM2017, OM6377,<br />
OM6677… đạt năng suất khá cao, tuy nhiên chỉ thích ứng với môi trường ruộng có độ mặn thấp hơn<br />
5‰.<br />
Các hạn chế chính, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả canh tác tôm-lúa vùng ĐBSCL là: i) nguồn<br />
tôm giống (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) cung cấp cho người nuôi đảm bảo chất lượng còn ít; ii) năng<br />
lực quản lý chất lượng giống ở các địa phương còn hạn chế; iii) thiếu tôm càng xanh giống; iv) hạ tầng<br />
các công trình cấp thoát nước cho vùng tôm-lúa ở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung cấp<br />
đủ, kịp thời nước có chất lượng phù hợp với nuôi tôm, trồng lúa.<br />
Các mô hình tôm-lúa ở ĐBSCL gồm: mô hình bán thâm canh 1 vụ tôm sú/ tôm thẻ chân trắng<br />
1 vụ lúa, bán thâm canh 2 vụ tôm thẻ chân trắng 1 vụ lúa và mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa. Mô<br />
hình canh tác bán thâm canh 1-2 vụ tôm 1 vụ lúa phổ biến ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, trong khi ở<br />
các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa chiếm tỷ lệ lớn diện tích<br />
nuôi tôm-lúa tại địa phương. Mô hình bán thâm canh tôm-lúa mang lại lợi nhuận cao hơn so với mô<br />
hình quảng canh cải tiến, nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, rủi ro nhiều từ dịch bệnh, môi trường nước xấu<br />
Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang i<br />
<br />
khi nuôi tôm do điều kiện hạ tầng vùng nuôi, chất lượng tôm giống không đảm bảo và sự hạn chế về<br />
vốn của nông dân. Mô hình quảng canh cải tiến đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao, bền vững về môi<br />
trường, tuy nhiên lợi nhuận tối đa thu được thấp hơn so với từ mô hình bán thâm canh.<br />
Xu thế nước biển dâng, sự xâm nhập mặn sâu, độ mặn cao, mùa khô kéo dài, nắng nóng, mùa<br />
mưa ngắn, lượng mưa ít, cộng với việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Mê<br />
Công đang và sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của hệ thống tôm-lúa ở ĐBSCL. Nhiều vùng ở Cà<br />
Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu do độ mặn cao, kéo dài, thiếu nước ngọt người dân đã chuyển từ 1 vụ tôm<br />
1 vụ lúa sang 1 vụ tôm 1 vụ trồng cỏ hoặc 2 vụ nuôi chuyên tôm không trồng lúa. Ngoài ra, do lợi<br />
nhuận cao từ nuôi tôm nhiều hộ nông dân ở Cà Mau, Kiên Giang đã tự phát chuyển đổi vùng chuyên<br />
lúa sang 1 vụ tôm 1 vụ lúa.<br />
Các mô hình tôm-lúa dù đang được coi là hệ thống canh tác hiệu quả, bền vững, tuy nhiên,<br />
người dân còn thiếu các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, chưa xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật tối ưu<br />
nên áp dụng để phát huy hiệu quả tối đa ở từng mô hình canh tác. Tôm nuôi vùng tôm-lúa được coi<br />
đạt các tiêu chí an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, được các nhà máy chế biến, người tiêu dùng<br />
ưa thích về chất lượng, nhưng người dân chưa nhận được giá trị gia tăng từ chất lượng sản phẩm, tôm<br />
thương phẩm chưa có thương hiệu.<br />
Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ nông dân khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, chính<br />
sách quản lý, bảo vệ đất trồng lúa, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn<br />
sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên một số chính sách hiện có chưa<br />
phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh tế, xã hội vùng tôm-lúa ở ĐBSCL do vậy chưa phát huy được hết<br />
các kỳ vọng của các chính sách.<br />
Để phát triển tôm-lúa theo hướng nâng cao hiệu quả, bền vững, đặc biệt trong bối cảnh tác<br />
động của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động to lớn đến vùng ĐBSCL, nhóm tư vấn đề xuất các<br />
kiến nghị sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng tôm-lúa ở ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến<br />
2030 trên cơ sở xem xét hiệu quả nuôi tôm, trồng lúa và tác động của biến đổi khí hậu<br />
đến hệ thống canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.<br />
Nâng cao năng lực sản xuất và quản lý chất lượng giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm<br />
càng xanh. Chọn tạo các giống lúa có khả năng chịu mặn ở môi trường cao hơn 5‰, có<br />
thời gian sinh trưởng ngắn.<br />
Đào tạo, tập huấn, cung cấp tài liệu kỹ thuật, xây dựng mô hình ương nuôi tôm giống cho<br />
người dân để nhân rộng, phát huy hiệu quả mô hình ương nuôi tôm giống trước khi thả<br />
nuôi.<br />
Điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến hỗ trợ nông dân vùng tôm-lúa khi bị thiệt<br />
hại do thiên tai, dịch bệnh, chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích<br />
phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh<br />
đồng mẫu lớn.<br />
Tăng cường đầu tư hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống quan trắc môi trường đảm bảo quản<br />
lý chất lượng nước phù hợp với nuôi tôm, trồng lúa.<br />
Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang ii<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần chú trọng đến nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt thị trường tiêu thụ tôm càng<br />
xanh, cá rô phi và các đối tượng nuôi thủy sản có tiềm năng phát triển trong vùng tôm-lúa<br />
thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng thương hiệu tôm thương phẩm chất lượng cao<br />
từ hình thức nuôi tôm-lúa vùng ĐBSCL.<br />
Nghiên cứu xác định năng suất tối đa, tối ưu phương pháp nuôi tôm bền vững trong các<br />
mô hình tôm-lúa, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh để đảm bảo cung<br />
cấp đủ nhu cầu giống tôm càng xanh thả nuôi. Chọn tạo giống lúa có khả năng chịu mặn<br />
cao, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản mới bền vững, thích ứng với biến đổi khí<br />
hậu ở vùng tôm-lúa. Xây dựng mô hình sản xuất gắn kết các nhà cung cấp giống, thức ăn,<br />
vật tư đầu vào với người nuôi, chế biến, tiêu thụ tôm, lúa được kiến nghị là các nghiên cứu<br />
cần được ưu tiên.<br />
<br />
Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang iii<br />
<br />