Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ<br />
Thống và Môi Trường Nước nhằm<br />
Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu –<br />
Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố<br />
Cần Thơ, Việt Nam<br />
Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án<br />
Tháng 11 năm 2012<br />
<br />
Cách trích dẫn tài liệu này:<br />
CSIRO (2012) Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ Thống và Môi Trường Nước nhằm Thích Nghi với Biến<br />
Đổi Khí Hậu – Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam, Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự<br />
Án (bản tiếng Việt)<br />
Tác giả: Minh Nguyễn, Stephen Cook, Magnus Moglia, Luis Neumann, and Nguyễn Hiếu Trung<br />
ISBN: 978-1-922173-05-8 (Print); 978-1-922173-06-5 (Online)<br />
Những người đóng góp:<br />
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học và nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu khoa học và công<br />
nghiệp (CSIRO) của Úc, Viện Nghiên cứu Tương lai Bền vững, ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS), Khoa Môi<br />
trường và Tài nguyên Thiên nhiên và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, ĐH Cần Thơ (CTU), và các chuyên<br />
viên của các đơn vị chức năng của TP Cần Thơ.<br />
CSIRO, Úc: Minh Nguyễn (Trưởng dự án), Matthew Inman (Quản lý dự án), Stephen Cook, Magnus Moglia,<br />
Luis Neumann, Ashok Sharma<br />
Đại học Cần Thơ (CTU), Việt Nam: Lê Quang Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Văn Bé, Lâm Văn<br />
Thịnh, Đinh Diệp Anh Tuấn, Huỳnh Vương Thu Minh, Nguyễn Đình Giang Nam, Nguyễn Xuân Hoàng,<br />
Nguyễn Anh Thi<br />
Thành phố Cần Thơ, Việt Nam: Trịnh Công Đoàn (WSSC), Kỹ Minh Châu (DONRE), Đỗ Xuân Thủy<br />
Viện Nghiên cứu Tương lai Bền vững, ĐH Kỹ thuật Sydney (UTS) Úc: Michael Paddon, Naomi Carrard,<br />
Dustin Moore<br />
Chủ biên:<br />
Minh Nguyễn, Nguyển Hiếu Trung, Anne Leitch<br />
Lời cảm tạ<br />
Dự án này được tài trợ bởi Liên Minh Nghiên Cứu cho Phát Triển CSIRO-AusAID (www.rfdalliance.com.au)<br />
và Chương trình nghiên cứu Thich Nghi Khí Hậu củ a CSIRO (Climate Adaptation Flagship). Chúng tôi chân<br />
thành cảm ơn sự đóng góp to lớn của tất cả các cơ quan, tổ chức, và cá nhân đã tham gia vào các hoạt<br />
động của dự án.<br />
© Copyright Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO Australia), 2012<br />
Chú ý:<br />
Không một phần nào của báo cáo này được in ấn hoặc nhân bản dưới bất kỳ hình thức nào mà không có<br />
sự đồng ý của CSIRO.<br />
The results and analyses contained in this report are based on a number of technical, circumstantial or<br />
otherwise specified assumptions and parameters. The user must make its own assessment of the suitability<br />
for its use of the information or material contained in or generated from the report. To the extent permitted<br />
by law, CSIRO excludes all liability to any party for expenses, losses, damages and costs arising directly or<br />
indirectly from using this report.<br />
<br />
Địa chỉ liên lạc:<br />
Dr Minh Nguyễn<br />
CSIRO Climate Adaptation Flagship<br />
Ph +61 3 9252 6290<br />
Email: minh.nguyen@csiro.au<br />
Dr Nguyễn Hiếu Trung<br />
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên<br />
ĐH Cần Thơ<br />
Ph +84 710 3831068<br />
Email: nhtrung@ctu.edu.vn<br />
<br />
Qui Hoạch Phát Triển Bền Vững Hệ<br />
Thống và Môi Trường Nước nhằm<br />
Thích Nghi với Biến Đổi Khí Hậu –<br />
Thí Điểm Nghiên Cứu cho Thành Phố<br />
Cần Thơ, Việt Nam<br />
Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả Dự Án<br />
Tháng 11 năm 2012<br />
<br />
Tóm tắt. .................................................................................................................................... 2<br />
.<br />
Những kiến nghị cho tương lai phát triển của Thành phố........................................................ 3<br />
Dự án Thích ứng khí hậu thông qua Phát triển đô thị bền vững.............................................. 4<br />
Hợp Phần FA1: Tìm hiểu vấn đề: bối cảnh, hiện trạng, hướng phát triển tương lai,<br />
và tác động của BĐKH............................................................................................................. 8<br />
Hợp phần FA2: Các Phương Án Chiến Lược cho Thành Phố................................................19<br />
Hợp Phần FA3: Thí Điểm Điển Hình...................................................................................... 23<br />
.<br />
Xây dựng mối hợp tác bền vững và nâng cao năng lực của các bên liên quan...................... 30<br />
Ấn phẩm của dự án................................................................................................................ 34<br />
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................. 36<br />
<br />
A synthesis of key findings and implications for the local context<br />
<br />
1<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Dự án Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu qua Phát Triển Bền<br />
Vững là một sáng kiến nghiên cứu do Liên Minh cơ<br />
quan phát triển quốc tế (AusAID) và cơ quan nghiên cứu<br />
khoa học và công nghiệp (CSIRO) của Úc liên kết thực<br />
hiện. Đây là một chiến lược nhằm đưa phát triển bền<br />
vững vào thực tiễn một cách cụ thể và đồng thời là một<br />
biện pháp hiệu quả để thích nghi với BĐKH. Báo cáo<br />
này tổng kết kết quả của thí điểm nghiên cứu của dự<br />
án tại Cần Thơ, Việt Nam. Dự án đã ứng dụng phương<br />
pháp tiên tiến “Quản lý tích hợp hệ thống nước đô thị”<br />
để cải thiện hệ thống dịch vụ và môi trường nước, qua<br />
đó tăng cường khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu<br />
(BĐKH) của thành phố. Dự án đã thành lập một phương<br />
pháp phát triển đô thị bền vững nhằm hỗ trợ các quyết<br />
định để cải thiện các điều kiện tiếp cận nước sạch và<br />
vệ sinh môi trường. Với thí điểm này, dự án đã thể hiện<br />
được một phương cách để xây dựng năng lực của các<br />
cộng đồng địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long<br />
trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ nước thích<br />
nghi với BĐKH, nhằm cải thiện môi trường và dân sinh.<br />
Báo cáo này tóm tắt những thành tựu, kết quả chính và<br />
từ đó nêu lên các kiến nghị cho Thành phố trong việc<br />
phát triển hệ thống nước trong tương lai. Thông tin chi<br />
tiết về các kết quả được trình bày trong các ấn phẩm<br />
của dự án được liệt kê trong phần cuối của báo cáo.<br />
Dự án đã được thực hiện hơn hai năm từ tháng 10 năm<br />
2010 đến tháng 11 năm 2012. Dư án có ba Hợp Phần<br />
chính: (1) Tìm hiểu các vấn đề, (2) Thiết lập các phương<br />
án chiến lược; và (3) Triển khai các thí điểm. Chi tiết<br />
được trình bày cụ thể ở Chương sau. Trong tiến trình<br />
thực hiện, sự tham vấn và cộng tác chặt chẽ với các cơ<br />
quan hợp tác nghiên cứu và các ban ngành địa phương<br />
đã là một thành phần chủ yếu, nhằm đảm bảo tối đa khả<br />
năng ứng dụng kết quả của dự án trong tương lai.<br />
<br />
Các kết quả chính của dự án<br />
Sau hai năm triển khai từ tháng 10 năm 2010 đến tháng<br />
11 năm 2012, dự án đã đạt được các kết quả sau:<br />
• Hoàn thành một cuộc khảo sát rộng rãi các hộ gia<br />
đình về các vấn đề dịch vụ, môi trường nước đô thị<br />
và biến đổi khí hậu. Kết quả khảo sát đã cung cấp<br />
các thông tin toàn diện về các tương tác giữa mức độ<br />
tiếp cận các dịch vụ nước và kết quả kinh tế xã hội<br />
của các địa phương trong thành phố.<br />
<br />
2<br />
<br />
• Phân tích các tác nhân nghèo cùng với các tổn<br />
thương của biến đổi khí hậu trong vấn đề cung cấp<br />
nước sạch và vệ sinh môi trường. Kết quả phân tích<br />
nhấn mạnh rằng các hộ nghèo –phải tự tiếp cận<br />
nước sạch và vệ sinh môi trường bởi chính họ - là<br />
đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động có<br />
thể có của biến đổi khí hậu.<br />
• Xác định một tập hợp các phương án thích ứng chiến<br />
lược cho sự phát triển bền vững của hệ thống và môi<br />
trường nước của thành phố trong điều kiện khí hậu<br />
thay đổi; và phân tích tính khả thi của các lợi ích liên<br />
quan đến việc thực hiện các chiến lược này.<br />
• Tiến hành một thí điểm nghiên cứu trình bày cụ thể<br />
các hệ thống thu gom nước mưa. Nghiên cứu này<br />
đã cung cấp các thông tin về chất lượng nước mưa ;<br />
đề xuất các biện pháp đã được tiến hành thử nghiệm<br />
để thu gom nước mưa với chất lượng nước tốt nhất<br />
; tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế. Hệ thống thu<br />
gom nước mưa đã được triển khai thí điểm ở một hộ<br />
gia đình tại vùng ven đô thị, và cho một tòa nhà trong<br />
trường Đại học Cần Thơ.<br />
• Tiến hành một thí điểm nghiên cứu tính toán cụ thể<br />
cho quy hoạch và thiết kế bền vững các phương án<br />
cho hệ thống dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh<br />
môi trường trong một khu vực thí điểm ven đô thị.<br />
Tính toán này đã xem xét các chi phí vòng đời, các<br />
tác động môi trường và năng lực quản lý của thể chế<br />
địa phương.<br />
• Phát triển một tập sách bản đồ bao gồm 25 bản đồ<br />
GIS mô tả các vấn đề hiện tại và những thách thức<br />
cho hệ thống và môi trường nước của thành phố.<br />
• Phát triển một khả năng nghiên cứu và phát triển mới<br />
cho các đối tác nghiên cứu địa phương và các Sở<br />
Ban Ngành liên quan về kỹ thuật tích hợp trong quản<br />
lý hệ thống nước đô thị.<br />
• Phát triển được một quan hệ hợp tác chặt chẽ và tốt<br />
đẹp giữa nhóm dự án với các cơ quan nghiên cứu<br />
và các ban ngành của Thành Phố thông qua các<br />
hoạt động tham vấn, hội thảo và các buổi hợp tác<br />
làm việc.<br />
<br />
Những kiến nghị cho tương lai phát<br />
triển của Thành phố<br />
Dự án đã tạo một nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết<br />
về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và cải thiện<br />
khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường tại<br />
thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở các kết quả của dự án,<br />
CSIRO có các kiến nghị cho thành phố như sau:<br />
• Xem xét sử dụng các giải pháp chiến lược mà các<br />
cơ quan ban nghành liên quan đã cùng thiết lập với<br />
CSIRO vào các kế hoạch phát triển của thành phố;<br />
và tích cực chủ động tìm hỗ trợ từ chính phủ trung<br />
ương hay các cơ quan viện trợ quốc tế nhằm triển<br />
khai hoặc phát triển thêm các giải pháp này<br />
• Ứng dụng phương cách tư duy hệ thống để xem xét<br />
phối hợp giữa các ban nghành trong công tác quy<br />
hoạch và phát triển hệ thống dịch vụ nước, nhằm tạo<br />
được sự hợp tác đồng bộ và hiệu quả vốn rất cần<br />
thiết cho công tác thích nghi BĐKH. Tiến trình này có<br />
thể sử dụng các công cụ hỗ trợ đã phát triển trong<br />
dự án.<br />
• Trong công tác phát triển hệ thống dịch vụ nước, cụ<br />
thể cần:<br />
-- Ưu tiên xem xét phát triển hệ thống dịch vụ vệ sinh<br />
môi trường, bao gồm xử lý nước thải và rác, nhằm<br />
cải thiện môi trường nước, giảm ô nhiễm sông<br />
rạch, nâng cao sức khỏe và sinh kế cho nhân dân.<br />
Kết quả của dự án cho thấy phát triển kết hợp giữa<br />
hệ thống tập trung và phân tán cho các dịch vụ<br />
nước là phương cách hiệu quả và thích hợp nhất<br />
cho điều kiện của thành phố.<br />
-- Xem xét ứng dụng phương pháp đánh giá bền<br />
vững cho công tác qui hoạch và thiết kế dịch vụ<br />
cấp thoát nước và vệ sinh đã được trình bày thí<br />
điểm cụ thể trong dự án do ĐH Cần Thơ tiến hành<br />
cùng với CSIRO và UTS. Phương pháp này tính<br />
đến các chi phí vòng đời, tác động môi trường,<br />
và khả năng thể chế quản lý với một tầm nhìn<br />
dài hạn.<br />
-- Xác định rõ hơn về thể chế và trách nhiệm quản lý<br />
hệ thống dịch vụ nước, nhất là cho các vung ven<br />
đô thị. Khả năng quản lý của thể chế địa phương<br />
cần được quan tâm phát triển đồng bộ với phát<br />
triển hạ tầng cơ sở tại các vùng ven này.<br />
<br />
và an toàn của nước cấp cho sinh hoạt. Hệ thống<br />
đường ống cấp nước cũng cần được cải tạo.<br />
-- Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động tuyên<br />
truyền, thuyết phục và giáo dục quần chúng thay<br />
đổi hành vi nhằm cải thiện hệ thống môi trường<br />
nước. Đặc biệt là cần có các biện pháp hành<br />
chánh song song với cung cấp dịch vụ hiệu quả<br />
hơn trong việc giảm xả thải rác ra sông rạch, và sử<br />
dụng nước tiết kiệm và hiệu quả hơn.<br />
-- Xem xét phát triển thu gom và sử dụng nước<br />
mưa dựa trên thí điểm đã được ĐH Cần Thơ triển<br />
khai trong dự án cho các mục đích thích hợp,<br />
đặc biệt là nhằm tăng cường nguồn nước sinh<br />
hoạt cho các khu vực chưa được cấp nước trong<br />
thành phố.<br />
Dựa trên các kết quả của dự án, các đề tài nghiên cứu<br />
và phát triển thêm có thể xem xét tiến hành trong tương<br />
lai như sau:<br />
• Tích hợp các kết quả nghiên cứu của dự án vào kế<br />
hoạch tổng thể của Thành phố.<br />
• Xem xét ứng dụng và mở rộng quy mô các kết quả<br />
nghiên cứu một cách rộng rãi và thích hợp cho các<br />
cộng đồng và địa phương khác, nhằm xây dựng hệ<br />
thống và môi trường nước thích nghi với biến đổi khí<br />
hậu cho toàn khu vực, tạo hiệu quả cao và đồng bộ.<br />
• Tiếp tục xây dựng và cung cấp năng lực kỹ thuật và<br />
quản lý cho các tổ chức tại địa phương trong việc<br />
thực hiện đánh giá tích hợp các dịch vụ đô thị để đạt<br />
được nhiều mục tiêu trong phát triển bền vững.<br />
• Nghiên cứu sự tương tác hệ thống ở qui mở rộng<br />
lớn hơn trong việc phát triển năng lực thích nghi của<br />
cộng đồng với biến đổi khí hậu, ví dụ như tương tác<br />
giữa khí hậu-nước-lương thực -năng lượng<br />
• Thiết kế hệ thống thoát nước cho đồng bằng sông<br />
Cửu Long với mục tiêu tối đa hóa thu hồi tài nguyên<br />
từ nước thải, giảm thiểu nhu cầu năng lượng và ít<br />
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.<br />
<br />
-- Cải tiến và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nước đô thị<br />
hiện hữu nhằm nâng cao và đảm bảo độ tin cậy<br />
<br />
A synthesis of key findings and implications for the local context<br />
<br />
3<br />
<br />