intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Chia sẻ: Roong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

141
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung báo cáo trình bày về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2005; dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang; phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; các giải pháp và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển chủ yếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

LỜI NÓI ĐẦU<br /> Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác<br /> quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010; Tiền Giang đã tiến hành<br /> xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996-2010 và đã<br /> được phê duyệt năm 1999 cùng các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa<br /> phương làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm<br /> 2001-2005, 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm cùng các dự<br /> án ưu tiên, đã góp phần phục vụ tích cực cho các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo<br /> của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh trong quản lý, điều hành nền kinh tế- xã hội.<br /> Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều yếu tố mới (kể cả yếu tố<br /> trong và ngoài nước) tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội<br /> của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tiền Giang, đặc biệt trong năm 2005<br /> Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào Vùng kinh tế trọng<br /> điểm phía Nam và thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II... nhiều cơ<br /> hội phát triển mới sẽ mở ra cho tỉnh. Để đánh giá được các yếu tố mới tác động<br /> đến Tiền Giang, gắn quy hoạch phát triển của tỉnh với quy hoạch phát triển của<br /> Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và làm<br /> cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang<br /> giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Viện Chiến lược phát triển<br /> tiến hành nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch tổng<br /> thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.<br /> Trên cơ sở kế thừa tài liệu nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã<br /> hội tỉnh năm 1999 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển giai<br /> đoạn 2001-2005, đồng thời bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả<br /> nước, của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía<br /> Nam; triệt để khai thác nội lực và tạo môi trường thuận lợi tối đa để thu hút đầu<br /> tư từ bên ngoài, phấn đấu xây dựng Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trọng<br /> điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hoá và hiện<br /> đại hoá, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước và hội nhập kinh tế<br /> quốc tế.<br /> 1. Những căn cứ để lập quy hoạch<br /> - Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ<br /> về công tác Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010;<br /> - Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê<br /> duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.<br /> - Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ<br /> sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của<br /> Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;<br /> <br /> QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020<br /> <br /> - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương<br /> hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc<br /> phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010;<br /> - Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính<br /> phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2005;<br /> - Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ<br /> về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào<br /> vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam;<br /> - Chỉ thị 49/2004/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch<br /> vụ trong kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010;<br /> - Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ<br /> về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng<br /> bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;<br /> - Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ<br /> sung Quy hoạch thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2010 và<br /> định hướng đến năm 2020;<br /> - Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 về phát triển giáo dục, đào<br /> tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;<br /> - Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 24/1/2005của Thủ tướng Chính phủ phê<br /> duyệt Danh mục dự án phát triển thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long;<br /> - Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 về phát triển hoạt động văn<br /> hoá thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;<br /> - Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ<br /> môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.<br /> - Quyết định số 256-QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ<br /> V/v Phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định<br /> hướng đến năm 2020 ”;<br /> - Quyết định số 153-QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ<br /> V/v Ban hành “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình Nghị<br /> sự 21 của Việt Nam);<br /> - Quyết định số 34-QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ<br /> V/v Ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực<br /> hiện triển khai Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị;<br /> - Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ<br /> phê duyệt về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh<br /> đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050;<br /> - Quyết định số 17/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ<br /> Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng<br /> <br /> QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020<br /> <br /> thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định<br /> hướng đến 2020;<br /> - Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính<br /> phủ về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đến năm 2010<br /> và tầm nhìn đến năm 2020.<br /> - Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/05/2006 của Thủ tướng Chính<br /> phủ V/v Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện<br /> Nghị quyết số 53/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo<br /> đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010<br /> và định hướng đến năm 2020.<br /> - Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ<br /> V/v Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào<br /> vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.<br /> - Công văn số 155/TB-BKH ngày 09/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư<br /> về việc Thông báo Hội nghị tư vấn thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển<br /> kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 cùng các văn bản đóng góp ý<br /> kiến của 14 Bộ ngành chức năng Trung ương.<br /> - Các quy hoạch phát triển của các ngành ở Trung ương có liên quan đến<br /> tỉnh;<br /> - Văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang khóa VII nhiệm kỳ 2001-2005 và VIII - nhiệm kỳ 2006-2010;<br /> - Chỉ thị số 20/2004/CT.UB ngày 13/09/2004 của UBND tỉnh về công tác<br /> quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;<br /> - Tài liệu hướng dẫn về nội dung, phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch<br /> tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2005-2020 của Viện Chiến lược phát<br /> triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.<br /> - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang năm 1999<br /> và các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương và các chương trình<br /> mục tiêu quốc gia, chương trình KT-XH trọng điểm của tỉnh.<br /> - Nguồn dữ liệu thống kê của Cục thống kê Tiền Giang và của các ngành<br /> có liên quan đến tỉnh.<br /> 2. Yêu cầu và nội dung chủ yếu của báo cáo.<br /> Tiền Giang là một tỉnh nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng<br /> Kinh tế trọng điểm Phía Nam - khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao<br /> lưu kinh tế mạnh nên phải có bước phát triển mạnh mẽ theo một quy hoạch tổng<br /> thể với tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp để phát huy được lợi thế so sánh<br /> của mình và phát triển cùng các tỉnh trong vùng.<br /> Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm<br /> 2020 được nghiên cứu toàn diện (cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và<br /> <br /> QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020<br /> <br /> an ninh quốc phòng); tập trung giải quyết những vấn đề then chốt, có trọng điểm<br /> làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp<br /> hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế chung của vùng và cả nước.<br /> Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đến<br /> năm 2020, tính tới các điều kiện phối hợp với các địa phương trong vùng<br /> ĐBSCL và vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, vùng thành phố Hồ Chí Minh và<br /> hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là, trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và<br /> trong nước, phân tích đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh từ năm 1995 đến<br /> năm 2005; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu, các phương án phát triển và<br /> tổ chức lại không gian kinh tế xã hội của Tiền Giang đến năm 2020 theo các<br /> bước đi thích hợp.<br /> Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến<br /> năm 2020” bao gồm 4 phần chính:<br /> (1) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội<br /> tỉnh Tiền Giang đến năm 2005<br /> (2) Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển<br /> khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang<br /> (3) Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.<br /> (4) Các giải pháp và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển chủ yếu.<br /> <br /> QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020<br /> <br /> PHẦN THỨ NHẤT<br /> ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG<br /> PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG<br /> ĐẾN NĂM 2005<br /> I. VỊ TRÍ ĐỊA KINH TẾ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN.<br /> 1. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh.<br /> Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),<br /> vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN); nằm trải dài trên<br /> bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105 o49'07'' đến<br /> 106o48'06'' kinh độ Đông và 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc. Về ranh giới<br /> hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam<br /> giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và<br /> TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích<br /> Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng KTTĐPN, 0,7% diện tích cả<br /> nước; dân số năm 2005 là 1,699 triệu người, chiếm khoảng 9,8% dân số vùng<br /> ĐBSCL, 11,4% dân số Vùng KTTĐPN và 2% dân số cả nước.<br /> Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (thành<br /> phố Mỹ Tho); 1 thị xã (thị xã Gò Công); và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu<br /> Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông) với<br /> 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, thành<br /> phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh,<br /> đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu<br /> đời của các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về<br /> hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.<br /> Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các<br /> trục giao thông- kinh tế quan trọng như quốc lộ IA, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc<br /> lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương (Mỹ Tho)-Cần Thơ...nối<br /> thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền<br /> Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh<br /> và vùng KTTĐPN. Mặt khác, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các<br /> sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo...nối liền các tỉnh<br /> ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven<br /> sông Tiền và Kampuchea.<br /> Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy<br /> bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát<br /> triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả<br /> năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng... đặc<br /> biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2