intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Chư Pưh 2011-2012

Chia sẻ: Nguyễn Tuấn Hiệp | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:105

170
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Chư Pưh, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội huyện Chư Pưh đến năm 2020, các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch là những nội dung chính trong 3 phần của bài báo cáo "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Chư Pưh 2011-2012". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Chư Pưh 2011-2012

  1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH  Huyện   Chư   Pưh,   tỉnh   Gia   Lai   đượ c   thành   lập   theo   Nghị   quyết   số  43/2009/NQ­CP,   ngày   27/8/2009   c ủa   Chính   phủ,   trên   cơ   sở   chia   tách   huyện  Chư  Sê. Tổng diện tích tự  nhiên toàn huyện 71.795 ha, dân số  năm 2011 có  64.953 ng ười; huy ện có 9 đơn vị  hành chính trực thuộc gồm các xã: Ia Le, Ia   Blứ, Ia Phang, Ch ư  Don, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Dreng, Ia Rong và thị  trấn Nhơn   Hòa. Huyện có tỷ lệ  đồng bào dân tộc thiểu số  chiếm cao (53%), đời số ng dân   cư còn khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh t ế ­ xã hội còn thấp kém. Để  xác định đúng tiềm năng, lợi thế, đề  ra phươ ng hướ ng, mục tiêu phát  triển kinh tế  ­ xã hội, bảo vệ  quốc phòng, an ninh và bảo vệ  môi trườ ng sinh   thái thì việc xây dựng Quy hoạch t ổng th ể phát triển kinh tế­xã hộ i của huyện   đến năm 2020 là rất cần thiết để  làm cơ  sở  cho các ngành, các xã trên đị a bàn  huyện có kế  hoạch triển khai th ực hi ện hàng năm các chươ ng trình, dự  án để  đẩy nhanh tốc độ  phát triển kinh tế­xã hội và xóa đói, giảm nghèo trên đị a bàn   huyện. Quy   hoạch   t ổng   th ể   phát   triển   kinh   tế­xã   hội   của   huyện   là   bản   luận   chứng khoa h ọc v ề  phát triển và tổ  chức không gian hợp lý. Đây là căn cứ  để  xây dựng kế  hoạch phát triển kinh t ế­xã hội hàng năm và chỉ  đạ o điề u hành   thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, quy hoạch còn có chức năng   cung cấp nh ững thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư  trong và ngoài nướ c để  tìm hiểu nhu c ầu đầu tư  và xúc tiến đầu tư  vào những ngành và lĩnh vực mà  huyện có lợi thế. Trên cơ  sở  danh mục d ự  án đầu tư  đượ c xác định trong quy ho ạch, làm   căn cứ  để các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầ u tư  và triển khai   thực hiện các dự án đầu tư  theo đúng quy hoạch. Huy độ ng và sử  dụng có hiệu   quả các nguồn vốn và nguồn lực của các thành phần kinh tế và dân cư  cho đầ u   tư  phát triển. Phát huy dân chủ  cơ  sở  và nâng cao năng lực cộng đồ ng trong   việc phát triển kinh t ế­xã hội. Quy hoạch t ổng th ể phát triển kinh t ế  ­ xã hội của huyện đế n năm 2020  có ý nghĩa rất quan trọng, nh ằm ph ục v ụ  k ịp th ời cho lãnh đạo, các cơ  quan,   các ban ngành của tỉnh cũng như  của huyện xây dựng chươ ng trình hành độ ng  và triển khai th ực hi ện th ắng l ợi các mục tiêu đề  ra. Đặ c biệ t là cụ  thể  hóa  đượ c Quy hoạch t ổng th ể  phát triển KTXH của tỉnh Gia Lai  đế n năm 2020.   Trong khi đó Chư Pưh là một huyện mới đượ c thành lập, các chỉ  tiêu phát triển  kinh tế xã hội dài hạn chưa đượ c xây dựng; do vậy xét về  nhiều mặt việc xây  dựng quy ho ạch phát triển kinh tế  xã hội huyện đế n năm 2020 là yêu cầu cấp  thiết và khách quan.  1
  2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm cơ  bản trên, UBND tỉnh Gia   Lai đã có công văn số  1090/UBND­TH  ngày 29/4/2010 về  việc cho chủ  trương   xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội của huyện Chư Pưh đến   năm 2020. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Căn cứ pháp lý ­ Nghị  định số  92/2006/NĐ­CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ  về  lập, phê  duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội; ­ Nghị định 04/2008/NĐ­CP ngày11/01/2008 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ  sung một số  điều của Nghị  định số  92/2006/NĐ­CP ngày 07/9/2006 về  lập, phê   duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội”; ­  Nghị  quyết  26/TW về  nông nghiệp ngày 5/8/2008 của Ban Chấp  hành  Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ­ Nghị  quyết số  10­NQ/TW của Bộ  chính trị  về  phát triển kinh tế  ­ xã hội  gắn với củng cố an ninh quốc phòng vùng Tây nguyên; ­ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV; ­ Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Chư Pưh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2011­ 2015; ­ Quyết định số  25/2008/QĐ­TTg của Chính phủ  về  việc ban hành một số  cơ  chế, chính sách hỗ  trợ  phát triển kinh tế  ­ xã hội đối với các tỉnh vùng Tây  nguyên đến 2010; ­ Quyết định số  800/QĐ­TTg ngày 04/6/2010 của Thủ  tướng Chính phủ  về  Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010  ­ 2020; ­ Quyết định số  22/QĐ­TTg ngày 05/01/2010 của Thủ  tướng Chính phủ  Phê   duyệt Đề  án "Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm  2020". ­ Quyết định số  23/QĐ­TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ  phê   duyệt Đề  án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 ­ 2015 và định   hướng đến năm 2020". ­ Quyết định số  219/QĐ­TTg ngày 16/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê  duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020". ­ Quyết định số 704/QĐ­UBND, ngày 18/10/2010 của UBND tỉnh Gia Lai về  việc phê duyệt nhiệm vụ  quy hoạch tổng thể  phát triển kinh tế  ­ xã hội huyện   Chư Pưh đến năm 2020; ­ Thông tư số 03/2008/TT­BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  về  hướng dẫn thực hiện một số  điều của Nghị  định số  04/2008/NĐ­CP ngày 11   2
  3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định  số 92/2006/NĐ­CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và   quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội; ­ Chỉ thị số 2178/CT­TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng   cường công tác quy hoạch. 2. Tài liệu tham khảo ­ Chiến lược phát triển kinh tế  ­ xã hội của cả  nước thời kỳ  2001­2010 và  kết quả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế  ­ xã hội của cả  nước  thời kỳ 2011­2020; ­ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020; ­ Quy hoạch sử  dụng đất tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến   2020; ­ Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 ­ 2015 có xét   đến năm 2020; ­ Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải ­ Gia Lai, đến năm   2020; ­ Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời kỳ đến năm 2010 và  định hướng đến năm 2020; ­ Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai   đến năm 2020; ­ Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu tỉnh Gia Lai đến năm 2020; ­ Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Gia Lai đến năm 2020; ­ Quy hoạch đất lâm nghiệp tỉnh Gia Lai; ­ Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Gia Lai đến năm 2020; ­ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2011 ­ 2020; ­ Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt gắn với chế biến tỉnh Gia Lai; ­ Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Gia lai đến năm 2020; ­ Quy hoạch phát triển cau su đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; ­ Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Gia Lai đến năm 2020; ­ Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ­ tỉnh Gia Lai; ­ Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Gia Lai; ­ Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai 2005 ­ 2010; ­ Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Gia Lai; ­ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chư Pưh, nhiệm kỳ 2011 ­ 2015; 3
  4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     ­ Các tài liệu quy hoạch, dự  án đầu tư  trên địa bàn huyện đến 2015 và  2020; ­ Niên giám thống kê huyện Chư Pưh năm 2010 và 2011; ­ Các Nghị  quyết, Kế  hoạch phát triển kinh tế  xã hội Chư  Pưh đến năm  2015.  III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Quy hoạch tổng thể  phát triển kinh tế  ­ xã hội huyện Chư  Pưh được xây  dựng với các nội dung chủ yếu sau: 1. Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu   tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so   sánh của huyện trong tỉnh, các huyện ở các tỉnh lân cận: Phân tích, đánh giá những  lợi thế  so sánh về  các yếu tố, điều kiện phát triển của huyện trong tổng thể tỉnh   và vùng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế  ­ xã hội và thực trạng  khai thác lãnh thổ huyện; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân sách của huyện. 2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã  hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh và vùng. Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng, từ đó   luận chứng mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tác động của  quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ  quy hoạch. Luận   chứng mục tiêu phát triển. 3. Xác định nhiệm vụ  để  đạt mục tiêu đề  ra trong quy hoạch tổng thể  phát  triển kinh tế ­ xã hội.  4. Luận chứng phương án tổng hợp về  tổ  chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ  huyện. 5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt cũng  như  lâu dài các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện và gắn với huyện khác trong  tỉnh. 6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất. 7. Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên. 8. Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm  trầm trọng, những lãnh thổ  nhạy cảm về  môi trường và đề  xuất giải pháp thích  ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này. 9. Xác định các giải pháp về  cơ  chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu   quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối   nguồn vốn để  bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch;   đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch. 4
  5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     10. Thể  hiện phương án quy hoạch tổng thể  phát triển kinh tế  ­ xã hội   huyện trên bản đồ  quy hoạch tỷ  lệ  1/25.000 đối với các khu vực kinh   tế  trọng  điểm.  IV. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT XÂY DỰNG TÀI LIỆU 1. Phương pháp sử dụng tài liệu thống kê: Để xác định các yếu tố then chốt  tác động đến tình hình phát triển kinh tế địa phương, trên cơ sở đó tập trung  nghiên  cứu sâu những vấn đề, nguyên nhân, tác nhân. 2. Phương pháp điều tra: Để cập nhật và đánh giá tình hình thực trạng kinh  tế ­ xã hội, đánh giá thị trường. Phương pháp điều tra có thể kết hợp giữa điều tra   nhanh nông thôn, phỏng vấn qua phiếu điều tra. 3. Phương pháp bản đồ: Thể hiện những yếu tố ít biến động như hệ thống   cơ  sở  hạ  tầng, đất đai, vị  trí địa lý... Bản đồ  hành chính, vị  trí, mối quan hệ  liên   vùng, bản đồ hiện trạng, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị  và  điểm dân, bản đồ  tổ  chức lãnh thổ  các hoạt động kinh tế  chủ  yếu, bản đồ  hiện  trạng và quy hoạch tổng thể  kinh tế  ­ xã hội ... đều được thể  hiện trên nền địa  hình tỷ  lệ  1/25.000 và được xây dựng dựa trên chồng ghép, số  hóa từ  các bản đồ  đơn tính. Các phần mềm của hệ thống GIS, để phân tích, tổng hợp cơ sở dữ liệu. 4. Phương pháp kế thừa: Kế thừa toàn bộ các kết quả nghiên cứu trước đó,  tiết kiệm các chi phí không cần thiết. Phương pháp cung cấp thông tin thứ cấp để  có những phân tích, đánh giá nhận định cần thiết cho quá trình nghiên cứu. 5. Các phương pháp khác:  Đánh giá đất đai, chuyên gia hội thảo, điều tra  nhanh nông thôn, đánh giá nông thôn có sự tham dự của người dân. V. SẢN PHẨM GIAO NỘP 1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp: 10 tập 2. Bản đồ các loại ­ Bản đồ  hành chính, vị  trí và mối quan hệ  liên vùng huyện Chư  Pưh tỷ  lệ  1/25.000: 03 cái. ­ Bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị  và điểm dân cư huyện Chư Pưh năm 2020, tỷ lệ 1/25.000: 03 cái. ­ Bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế chủ yếu, tỷ lệ 1/25.000: 03   cái. ­ Bản đồ hiện trạng năm 2010 và quy hoạch tổng thể kinh tế ­ xã hội huyện   Chư Pưh đến năm 2020, tỷ lệ 1/25.000: 03 cái. VI. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO Gồm 3 phần chính: ­ Phần thứ nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã  hội của huyện Chư Pưh. 5
  6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     ­ Phần thứ hai: Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội huyện  Chư Pưh đến năm 2020. ­ Phần thứ ba: Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch. 6
  7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     Phần thứ nhất CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH  TẾ XàHỘI CỦA HUYỆN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Huyện Chư Pưh là cửa ngõ phía Nam tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố  Pleiku 70 km về phía Đông Nam. Có tọa độ địa lý và ranh giới hành chính như sau: */. Tọa độ địa lý: Từ 13022’39” ­ 13037’41” vĩ độ Bắc,  Từ 107016’71” ­ 108018’55” kinh độ Đông.  */. Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: ­ Phía Bắc giáp huyện Chư Sê;  ­ Phía Nam giáp huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk;  ­ Phía Đông giáp huyện Chư Sê và huyện Phú Thiện;  ­ Phía Tây giáp huyện Chư Prông.  Vị  trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế  và trao đổi văn hóa với các   địa phương khác.  2. Khí hậu, thời tiết Theo phân vùng khí hậu tỉnh Gia Lai, huyện Chư Pưh nằm trong tiểu vùng  khí hậu N2A2. Trong tiểu vùng này gồm: Phần lãnh thổ  trung tâm tỉnh, Chư  Pưh,  Chư Sê và một phần nằm ở phía Đông tỉnh (Kon Chro). Nhiệt độ trung bình 210C ­  230C, tổng nhiệt độ  năm 80000C ­ 90000C, lượng mưa 1500 ­ 2000 mm. Khí hậu  của vùng nóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới ẩm,   như cà phê, tiêu, cao su, bò thịt. Chư  Pưh nói riêng cũng như  Tây nguyên nói chung thì bão ít xuất hiện, với   tần suất rất thấp, đây là lợi thế  lớn so với các tỉnh miền bắc và duyên hải trung   bộ. Gió thịnh hành ở 2 hướng chính là Đông ­ Bắc và Tây ­ Nam; tốc độ gió phổ  biến là 3 ­ 4m/s; thuận lợi cho cây trồng phát triển. 3. Địa hình  Huyện Chư Pưh nằm về phía Nam cao nguyên Plei Ku và khu vực phía Đông  Bắc vùng bán bình nguyên Ea Suop.  Bề  mặt cao nguyên có hình vòm không cân  xứng, đường phân thủy tương đối bằng và trùng với quốc lộ  14, chia huyện Chư  Pưh thành 2 sườn dốc đông tây rõ rệt: 7
  8. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     ­ Sườn tây hẹp, độ cao giảm nhanh, thấp dần từ Đông Bắc  (chân núi xã   Ia Phang 724 m) xuống Tây Nam (Suối Ia Loup 150 m) và thấp dần từ  Tây Nam  (núi Chư Don ranh giới giữa xã Ia Hla và xã Ia Blứ 744 m)  xuống Đông Bắc (Suối   Ia Loup 150 m). Địa hình chia cắt mạnh, quá trình xâm thực bóc mòn diễn ra mạnh   mẽ, đất đai bị thoái hóa nhanh.  ­ Sườn đông có diện phân bố  rộng và độ  cao chênh nhau bé từ  700 ­ 800m   xuống 500 ­ 600m, địa hình chia cắt nhẹ  nên quá trình xâm thực bóc mòn ít mạnh  mẽ hơn sườn tây. Địa hình chung có 2 kiểu chính là:   a) Kiểu địa hình cao nguyên:  Diện tích 9.223 ha, chiếm 12,9% tổng diện tích tự nhiên. Bề mặt cao nguyên  bằng phẳng, sườn bị  chia cắt khá mạnh tạo thành các dải đồi lượn sóng. Đất đai  chủ yếu là nâu đỏ, nâu vàng, nâu tím phát triển trên đá Bazan, tầng dày > 100 cm, độ  phì cao, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị  kinh tế cao  (cà phê, tiêu, cao su...). Khí hậu của vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới  ẩm: Nhiệt  độ trung bình 22 ­ 23oC, lượng  mưa trung bình 2.000 ­ 2400 mm. Thảm thực vật  ở  đây chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, tiêu) và cây hàng năm (lúa,  hoa màu).  b) Địa hình bán bình nguyên:  Diện tích 62.472 ha, chiếm 87,1% tổng diện tích tự  nhiên. Địa hình chung   kiểu đồng bằng bóc mòn với dạng đồi lượn sóng nhẹ và núi thấp, nhỏ ở xã Ia Le,  Ia Phang về phía Đông và các núi nhỏ ở các xã Ia Hla, Ia Blứ về phía Tây Nam. Đất   đai chủ yếu là: Nhóm đất đỏ vàng, xám, xói mòn trơ sỏi đá trên granit; ngoài ra khu   vực tiếp giáp với cao nguyên có nhóm đất đen trên bazan, ven suối có đất phù sa.   Khí   hậu   nhiệt   đới   ẩm:   Nhiệt   độ   trung   bình   24­25oC,   lượng   mưa   trung   bình  >2000mm. Trong kiểu địa hình này có thể chia ra 3 dạng địa hình: */. Dạng địa hình núi thấp:  Diện tích 1.923 ha, chiếm 2,7% tổng diện tích tự  nhiên. Bao gồm khối núi  thấp ở xã Ia Le, Ia Phang. Đất đai chủ  yếu là nhóm đất đỏ  vàng, Đất xói mòn trơ  sỏi đá phát triển trên đá Mác ma axít và biến chất; nhìn chung tầng mỏng, độ  dốc   >200.  Thảm thực vật chủ yếu là rừng rụng lá nghèo và rừng non phục hồi; trên đất  xói mòn trơ sỏi đá là cây bụi. Đây là vùng cần được bảo vệ và phát triển rừng. */. Dạng địa hình đồi lượn sóng:  Diện tích 29.197 ha, chiếm 40,7 % tổng diện tích tự  nhiên. Địa hình dạng   đồi thấp lượn sóng, độ  dốc 
  9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     nhóm đất đen trên sản phẩm bồi tụ  của bazan. Đất thích hợp với cây đậu đỗ,  cây công nghiệp hàng năm.  Hiện trạng thảm thực vật trong vùng chủ  yếu là rừng khộp nghèo, rừng   phục hồi và khai thác trồng cây cây hàng năm, cây lâu năm.  */. Địa hình bình nguyên hạ lưu: Nằm ở phía Bắc huyện từ thị trấn Nhơn Hòa đến xã Ia Rong, Ia Dreng, giáp  với vùng đồi lượn sóng. Diện tích 31.352 ha, chiếm 43,73 % tổng diện tích tự  nhiên. Độ  cao trung bình 150 ­ 200 m, thấp dần từ  Đông Nam xuống Tây Bắc.  Toàn vùng có dạng địa hình bóc mòn tích tụ, bề  mặt dạng đồi thoải bằng phẳng,  độ dốc   70 cm, độ phì trung bình, thích hợp với trồng đậu đỗ và cây công nghiệp hàng năm.  Ven suối có đất phù sa suối, độ phì cao, thích hợp trồng lúa nước, cây thực phẩm.  4. Đất đai a) Phân loại đất: Trên cơ sở  tài liệu điều tra bổ  sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ  đất tỉnh Gia   Lai, tỷ lệ 1/100.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền trung  thực hiện năm 2005, toàn huyện có 6 nhóm đất được chia thành 13 đơn vị đất sau: * Nhóm đất phù sa:  ­ Diện tích 4.786,51 ha, chiếm 6,68% tổng diện tích, trong nhóm này có một   loại  đất  phù sa suối  (Py).  Đất phù sa suối phân bố  trên  địa bàn 6 xã   (Ia Blứ  3.622,74 ha; Chư Don 585,99 ha; Ia Rong 279,3 ha, Ia Hla 223,45 ha; Ia Hrú 52,58   ha và Ia Phang 22,45 ha), trên địa hình bằng thấp ven suối Ia Luop, Ia Rong, Ia   Khe...  ­ Đặc điểm của đất phù sa sông suối: Độ dốc 3 ­ 80, tầng dày > 100cm, thành  phần cơ giới thịt nhẹ, đất có phản ứng chua ở tầng mặt và giảm dần theo độ sâu.  Đạm tổng số   ở  mức trung bình, lân tổng số  nghèo. Nhìn chung, sự  phân bố  lân  giữa các tầng không cân đối, càng xuống sâu lân càng giảm đi rõ rệt.   ­ Khả năng sử  dụng: thích hợp trồng hoa màu như  bắp, rau, đậu đỗ; những   nơi nào có khả năng cung cấp nước tưới có thể trồng lúa nước 2 vụ. ­ Hiện tại loại đất này đang sử  dụng trong sản xuất nông nghiệp khoảng  3.330 ha bao gồm: Trồng cây hàng năm 990  (trong đó lúa 490 ha), trồng cây lâu  năm 750 ha còn lại là đất lâm nghiệp.  * Nhóm đất xám và bạc màu:  Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ  hai trên địa bàn huyện với diện tích  21.192,15 ha, chiếm 29,56% tổng diện tích tự nhiên, gồm có 3 đơn vị đất: ­ Đất xám trên đá Macma axit và đá cát (Xa):  9
  10. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     + Diện tích: 6.997,14 ha chiếm 9,79% tổng DTTN. Phân bố  tập trung  ở  địa bàn xã Ia Phang 4.290,33ha; Ia Le 2.460,11ha và Ia Hla 246,1 ha; trên địa hình  đồi thấp thuộc vùng trũng phía Đông huyện.  + Đặc điểm đất: Đất phát triển chủ yếu trên đá Granite và đá cát phân bố ở  các dạng địa hình bậc thềm cao đến đồi núi thấp có độ dốc thay đổi từ 0 ­150. Đất  chua, tỷ lệ mùn trong đất thấp, lân nghèo ở cả dạng dễ tiêu và khó tiêu, Kali cũng  ở  mức rất nghèo. Do đó gặp nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, nếu sản  xuất trên đất này cần đầu tư bón phân, nhất là phân chuồng để cải tạo nguồn dinh  dưỡng trong đất.  +   Hiện   trạng   sử   dụng:   Hiện   đang   sử   dụng   vào   sản   xuất   nông   nghiệp  khoảng 6.000 ha, trong đó trồng cây hàng năm 1.200 ha (lúa 77 ha); trồng cây lâu  năm 100 ha; còn lại là đất rừng. + Hướng sử dụng: Những khu vực có địa hình cao, thoát nước, tầng đất hữu  hiệu dày có khả  năng trồng cây dài ngày và cây hàng năm như  điều, cây ăn quả,   bông, đậu đỗ  ... những nơi có tầng đất mỏng chỉ  có khả  năng trồng cây hàng năm  nếu đất quá mỏng, địa hình dốc chỉ nên trồng hoặc khoanh nuôi rừng bảo vệ đất và  môi trường. ­ Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát (Ba): + Diện tích: 13.404,32 ha, chiếm 18,7% tổng DTTN. Phân bố  tập trung chủ  yếu phía Nam và phía Tây của huyện  (Ia Le 1.373,18 ha; Ia Blứ  9.566,89 ha; Ia   Hla 2.244,61 ha và Ia Phang 219,64 ha). + Đặc điểm đất: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, hàm lượng N­P­K   trong đất nghèo, khả năng hấp thụ của đất thấp.  + Hiện trạng sử  dụng:  Mục đích nông nghiệp toàn huyện là 11.234ha bao   gồm đất trồng cây hàng năm 1.284ha (trong đó lúa 210 ha); đất trồng cây lâu năm  3.180 ha còn lại là đất rừng. + Hướng sử dụng: Đất nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng thấp cả ở dạng  tổng số  và dạng dễ  tiêu; đất chua; đất nhẹ  dễ  bị  khô hạn và khả  năng giữ  nước  phân kém. Nhờ địa hình bằng phẳng và độ dày tầng đất lớn và đất tơi xốp nên dễ  thích hợp nhiều loại cây trồng cạn như mía, điều và các loại hoa màu khác như lạc,   vừng, đậu đỗ, thuốc lá,...Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng loại đất này một vấn đề  cần chú ý là độ ẩm đất và cần có sự che phủ mặt đất thường xuyên bằng các loại  cây trồng. Về  phân bón cần xem xét loại cây và nhu cầu dinh dưỡng để  bón đúng  liều lượng và cân đối. ­ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): + Diện tích: 709,69 ha, chiếm 1,1% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở xã Ia Le. + Đặc điểm đất: Đất có thành phần cơ giới nhẹ; ở tầng mặt có tỷ lệ cát khá  cao trong đó chủ yếu là cát mịn, thường được xếp là đất cát mịn đến thịt pha cát, độ  10
  11. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     chua của đất được xếp chua và rất chua, hàm lượng N­P­K trong đất từ  nghèo  đến rất nghèo. + Hiện trạng sử dụng: Loại đất này đang được sử dụng cho mục đích nông  nghiệp 680 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 52 ha và 628 đất rừng. + Khả năng sử  dụng và hướng cải tạo chính: Đất xám bạc màu nhìn chung  có hàm lượng dinh dưỡng thấp cả  ở dạng tổng số và dạng dễ  tiêu; đất chua; đất  nhẹ dễ bị khô hạn và khả năng giữ  nước phân kém. Nhờ địa hình  bằng phẳng và   độ dày tầng đất lớn và đất tơi xốp nên dễ thích hợp nhiều loại cây trồng cạn như  điều và các loại hoa màu khác như lạc, vừng, đậu đỗ, dưa hấu, thuốc lá..vv.. Trong quá trình sử dụng loại đất này một vấn đề cần chú ý là độ ẩm đất và   cần có sự  che phủ  mặt đất thường xuyên bằng các loại cây trồng. Về  phân bón,  nhìn chung mọi loại phân đều có khả  năng phát huy hiệu lực tối đa. Khi canh tác  cần xem xét loại cây và nhu cầu dinh dưỡng để bón đúng liều lượng và cân đối. * Nhóm đất đỏ vàng:  Diện tích: 26.869,79 ha, chiếm 27,48% tổng diện tích, gồm có: ­ Đất nâu tím, nâu đỏ trên bazan (Ft, Fk):  + Diện tích 25.054,09 ha, chiếm 34,95% tổng diện tích tự  nhiên. Loại đất  này phân bố hầu hết ở các xã thuộc huyện Chư Pưh  (TT Nhơn Hòa 2.057,22ha; Ia   Hrú 2.442,14 ha; Ia Rong 1.228,99 ha; Ia Dreng 2.186,22 ha; Ia Hla 5.828,86 ha;   Chư Don 2.240,75 ha; Ia Phang 3.238,29 ha; Ia Le 2.932,18 ha và Ia Blứ 2.899,44   ha). + Đặc điểm đất: Đất đỏ  trên bazan có địa hình đồi lượn sóng, đỉnh bằng 3­ 8 , sườn dốc 15 ­ 200, tầng dày > 100cm, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, giàu  0 mùn do thảm thực vật rừng tốt, độ phì cao nhưng nghèo kali, phản ứng chua. Đất   rất thích hợp với cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, tiêu, cao su, chè, ...  + Hiện trạng sử dụng: Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp 19.917 ha,   trong đó trồng cây hàng năm 9.750 ha; đất trồng cây lâu năm 5.760 ha còn lại là đất  rừng. ­ Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa):  + Diện tích 704,2 ha, chiếm 0,98% tổng diện tích TN. Phân bố  chủ  yếu  (81%) trên địa hình đồi núi dốc. + Đặc điểm đất: Đất tầng mỏng 50 ­ 70 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến  trung bình. Do thảm thực vật tốt nên tầng mặt giàu mùn, độ  phì khá nhưng nghèo  lân, có phản ứng chua, thích hợp với trồng hoa màu lương thực và trồng chè, cây ăn  quả. + Hiện trạng sử dụng: Đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 643  ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 114 ha (lúa 15 ha) còn lại là đất rừng. ­ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):  11
  12. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     + Diện tích 386,57 ha, chiếm 0,54% tổng DTTN. Phân bố   ở  xã Ia Hla  262,56 ha và Ia Le 124,01 ha. + Đặc điểm đất: Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến cát, đất chua, hàm  lượng N­P­K từ nghèo đến trung bình.   + Hiện trạng sử dụng: Đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 316  ha, trong đó trồng cây hàng năm 116 ha và 200 ha là rừng. + Khả năng sử dụng và hướng cải tạo: So với các loại đất đỏ vàng khác, đất  có độ  phì nhiêu thấp, nhất là tỷ  lệ  chất hữu cơ. Đại bộ  phận đất này được phân  bố   ở  vùng gò đồi, điều kiện canh tác thuận lợi cho mục đích nông nghiệp. Một   hạn chế  đối với đất vàng nhạt trên đá cát là có thành phần cơ  giới nhẹ, nhiều đá   lẫn, độ phì kém. Trong điều kiện che phủ kém đất dễ bị rửa trôi xói mòn. ­ Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu) + Diện tích 724,95 ha, chiếm 1,01% tổng DTTN. Phân bố chủ yếu ở xã Ia  Hla 560,4 ha và Ia Phang 128,45 ha và TT Nhơn Hòa 36,1 ha. + Đặc điểm đất: Phân bố  trên dạng địa hình đồi thấp ít dốc, độ  dốc phổ  biến là 0 ­ 80. Trong đó, diện tích có độ  dày tầng đất hữu hiệu >100 cm chiếm   khoảng 65% còn lại là tầng mỏng 50­70 cm. Đất có thành phần cơ giới nặng, mùn,   Đạm tổng số và Lân tổng số khá đến giàu. Kali tổng số nghèo chua hơn so với đất   nâu đỏ. + Hiện trạng sử  dụng: Đang sử  dụng vào mục đích nông nghiệp 553 ha,   trong đó trồng cây hàng năm 45 ha, trồng cây lâu năm 13 ha, còn lại là rừng. + Hướng sử  dụng: Chủ  yếu phù hợp với các cây hằng năm như  hoa màu,   lương thực, đậu đỗ  và một số  cây lâu năm như  cao su, cà phê, tiêu.  Đối với đất  này, các loại phân đều có khả năng phát huy hiệu lực cao. Tuy nhiên lân ở đây sẽ  bị giảm hiệu lực nhất định do tỷ lệ sắt nhôm trong đất cao. Trong sử dụng đất nâu  vàng, cần quan tâm tới sự che phủ đất bằng các cây trồng, một mặt giữ ẩm nhưng   quan trọng hơn là giảm bớt xói mòn rửa trôi. * Nhóm đất đen (Ru, Rk):  + Diện tích 5.060,74 ha, chiếm 7,06% tổng diện tích. Phân bố  rải rác ở  các  xã, trên địa hình bằng thấp (Ia Hrú 1.414,43 ha; Ia Rong 787,2 ha; Ia Hla 1.005,19   ha; Ia Le 580,91 ha; Ia Blứ 1.273,00 ha).  + Đặc điểm đất: Đây là dấu tích còn lại của lớp phủ bazan cổ, do quá trình   xâm thực, bóc mòn của sông Ba tạo nên. Đất có màu đen, tầng rất mỏng 30 ­ 50   cm, nhiều nơi trơ  sỏi đá.  Đất có thành phần cơ  giới từ  thịt trung bình đến thịt  nặng. Trong đất có biểu hiện gia tăng sét nhẹ  theo chiều sâu. Đất có độ  phì khá  hơn các loại đất khác, phản ứng đất ít chua ở địa hình dốc và trung tính ở địa hình   bằng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số cao trên toàn phẫu diện, đặc biệt lân tổng  số  cao hơn hẳn các loại đất khác. Nghèo kali tổng số  nhưng hàm lượng cation  kiềm trao đổi cao. 12
  13. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     + Hiện trạng sử  dụng: Có 4.225 ha đang sử  dụng vào mục đích nông  nghiệp, trong đó trồng cây hàng năm 2.303 ha, đất trồng cây lâu năm 437 ha còn lại  là rừng. + Khả  năng sử  dụng: Đất đen phân bố   ở  địa hình cao, thoát nước tốt, tầng  đất mỏng, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Các đơn vị đất đen có thể sử dụng gieo trồng   nhiều loại cây nông nghiệp dài ngày như  cây ăn quả, các cây màu ngắn ngày như  ngô, đậu đỗ, các loại rau, ... Chú ý bón đủ lân và kali cho cây trồng cụ thể. * Nhóm đất thung lũng:  Nhóm này có một loại đất dốc tụ  (D)  654,96 ha  (TT Nhơn Hòa 198,79ha;   Chư  Don 67,51 ha; Ia Phang 318,69 ha và Ia Blứ  69,97 ha). Phân bố  trong các  thung lũng, hợp thủy đầu nguồn các suối  thuộc vùng trũng thấp. Đất dốc tụ  màu  đen hoặc nâu sẫm, giàu mùn, rất chua, thích hợp với lúa nước. Đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp 517 ha trong đó trồng cây hàng năm  354 ha, trồng cây lâu năm 33 ha còn lại là rừng. * Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: + Diện tích 12.304,14 ha, chiếm 17,16% tổng diện tích. Phân bố  chủ  yếu   trên các đồi có độ dốc lớn  ở phía Tây (khu vực giáp huyện Chư Prông) phía Đông  Nam của huyện (Ia Hla 2.404,33 ha; Chư Don 567,14 ha; Ia Phang 4.345,85 ha, Ia   Le 3.441,69 ha; Ia Blứ 1.545,13 ha) . Đất được hình thành do hoạt động xâm thực   và bóc mòn làm trơ lớp sỏi sạn và đá gốc. Đối với loại này quy hoạch khai thác đá,  sỏi và bảo vệ thảm phủ thực vật hiện có nếu chưa khai thác. Biểu 01: Tổng hợp các loại đất  Ký  Diện tích  Cơ cấu  Tên đất hiệu (ha) (%) I. Nhóm đất phù sa P       4.786,51            6,68  1. Đất phù sa ngòi suối Py        4.786,51             6,68  II. Nhóm đất xám và bạc màu X; B     21.192,15          29,56  1. Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa        6.997,14             9,76  2. Đất xám bạc màu/đá macma axit và đá cát Ba      13.404,32           18,70  3. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ  B           790,69             1,10  III. Nhóm đất đỏ vàng F     26.869,79          37,48  1. Đất nâu đỏ trên bazan Fk      24.917,89           34,76  2. Đất nâu vàng trên đá bazan Fu           724,95             1,01  3. Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa           704,20             0,98  4. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq           386,57             0,54  5. Đất nâu tím trên đá bazan Ft           136,20             0,19  IV. Nhóm đất đen R       5.060,74            7,06  1.   Đất   nâu   thẩm   trên   sản   phẩm   của   đá   bọt,  bazan Ru        4.682,70             6,53  13
  14. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     2. Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan Rk           378,04             0,53  V. Nhóm đất thung lũng D          654,96            0,91  VI. Đất xói mòn trơ sỏi đá E     12.304,14          17,16  Cộng +     70.868,29          98,85  Sông suối, núi đá          826,73             1,15  Diện tích tự nhiên     71.695,02   100 Nguồn: Điều tra bổ  sung, chỉnh lý xây dựng bản  đồ  đất tỷ  lệ  100.000 các tỉnh Tây   Nguyên ­ Phân viện QH&TKNN Miền Trung. b) Hiện trạng, khả năng sử dụng đất:  Theo số liệu kiểm kê của Phòng Tài nguyên ­ Môi trường huyện, hiện trạng  sử dụng đất huyện Chư Pưh năm 2011 như sau:  */. Tổng diện tích tự nhiên:    71.695,02 ha. Trong đó: ­ Đất nông nghiệp:    61.738,58 ha, chiếm 86,11%. + Đất sản xuất nông nghiệp:   29.436,00 ha, chiếm 41,06%. + Đất lâm nghiệp:                   32.303,58 ha, chiếm 45,06%. ­ Đất phi nông nghiệp:   3.837,86 ha, chiếm  5,35%. ­ Đất chưa sử dụng:                       6.118,58 ha, chiếm 8,53%. */. Diện tích chưa sử dụng trên địa bàn huyện có khả năng khai thác đưa vào   sử  dụng các mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và phi nông  nghiệp là trên 5000 ha. Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011  Hiện trạng 2011 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu (ha) (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 71.695,02 100 1 Đất nông nghiệp NNP 61.738,58 86,11 Trong đó: ­ 1.1 Đất trồng lúa LUA 2.419,70 3,37 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.084,56 1,51 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 17.182,21 23,97 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.834,09 13,72 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 4.842,04 6,75 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 27.460,54 38,30 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.837,86 5,35 Trong đó: ­ 2.1 Đất xây dựng trụ sở CQ, Ctr sự nghiệp CTS 37,09 0,05 2.2 Đất quốc phòng CQP 1,04 0,00 14
  15. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     2.3 Đất an ninh CAN 0,5 0,00 2.4 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 2,96 0,00 2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 44,99 0,06 2.6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 4,36 0,01 2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 37,09 0,05 2.8 Đất có mặt nước chuyên dùng SON 826,73 1,15 2.19 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.061,27 2,88 3 Đất đô thị ODT 2.303,89 3,21 4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 11.126,18 15,52 5 Đất chưa sử dụng CSD 6.118,58 8,53 5.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 6.031,04 8,41 5.1 Núi đá không có rừng cây NCS 87,54 0,12 Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện c) Đánh giá tiềm năng đất đai Để  đánh giá tổng hợp khả  năng sử  dụng đất phải dựa vào tổng hợp phân  loại đất theo độ  dốc, tầng dày và hiện trạng sử  dụng đất. Qua tổng hợp, huyện  Chư Pưh có         71.695 ha tự nhiên, trong đó: ­ Đất ít dốc ( 30 cm: 43.329,03 ha. + Tầng dày   300):  981,41ha, chiếm 1,37 % tổng diện tích. ­ Sông, suối, hồ, ao, núi đá: 826,73 ha, chiếm 1,15 % tổng diện tích. Đất thích hợp với sản xuất nông nghiệp (độ dốc 30cm) toàn  huyện có 43.329,03 ha, chiếm 60,44% tổng diện tích tự nhiên. 5. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp 32.303 ha, chiếm 45,06% tổng diện tích tự  nhiên. Trong đó: ­ Rừng sản xuất:   27.461 ha; chiếm 85% diện tích rừng. ­ Rừng phòng hộ:   4.842 ha; Chiếm 15% diện tích rừng. Trạng thái rừng chủ yếu là rừng trung bình, khộp nghèo, trữ  lượng khoảng   1,1 triệu m3; phân bố tập trung ở các xã Ia Hla, Chư Don, Ia Phang, Ia Le và Ia Blứ.  Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia Lai năm 2008  (Quyết định số   53/QĐ­UBND, ngày 4/2/2008 của UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt kết quả  rà soát   quy hoạch 3 loại  rừng)  và kết quả  kiểm kê  đất đai năm 2010 của Phòng Tài   nguyên ­ Môi trường huyện Chư Pưh; hiện trạng tài nguyên rừng huyện như sau: 15
  16. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     Biểu 03: Hiện trạng rừng huyện Chư Pưh Đất lâm nghiệp (ha) Loại đất, loại rừng Mã Rừng  Rừng sản  Tổng ĐLN phòng hộ xuất Đất lâm nghiệp 0001 32.302,5  4.842,0  27.460,5  1. Rừng tự nhiên 1100 29.173,8  4.286,6  24.887,2  a) Rừng trung bình 1112 6.130,7  1.635,3  4.495,4  b) Rừng nghèo 1113 15.385,0  2.151,0  13.234,0  c) Rừng phục hồi 1114 7.658,1  500,3  6.782,8  2. Đất có rừng trồng  1220 375 3. Đất chưa có rừng 1300 3.128,7  555,4  2.573,3  3.1. IA 1310 924,7  222,0  702,7  3.2. IB 1320 1.804,5  293,5  1.511,0  3.3. IC 1330 399,5  39,9  359,6  Nguồn: Kết quả rà soát 3 loại rừng và số liệu ở Phòng TN­MT huyện. 6. Tài nguyên nước ­ Nguồn nước mặt:  Do hệ thống các suối Ia Luop, Ia Rong, Ia Khe, Ea Neil và các suối nhỏ khác  cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt, hiện nay trên các hệ  thống suối lớn đều đã  xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các suối thường cạn hoặc   ít nước về mùa khô, khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt hạn chế.  ­ Nguồn nước mạch và nước ngầm: Kết quả điều tra giếng đào trong toàn huyện cho thấy, bình quân độ sâu của   giếng là 20 m. Trong đó, hầu hết các xã, thị trấn mực nước mạch khai thác được  (NMKT) từ 20 ­ 30 m. Vùng TT Nhơn Hòa, xã Ia Hrú nên NMKT độ sâu khoảng 10  ­ 20 m.  Độ  dày tầng nước trên địa bàn huyện từ  10 đến 85 m, trung bình là 50 m.  Chất lượng nước khá tốt, thể  hiện nồng độ  các khoáng chất nằm trong giới hạn  cho phép sử  dụng, với tổng trữ  lượng nước ngầm khoảng 3.000 triệu m 3  và trữ  lượng cho phép khai thác trên 1.000 triệu m3. Theo đánh giá của Phân viện khí tượng Thủy văn Miền Nam, độ  sâu nước  mạch suy giảm khá nhanh trong những năm gần đây. Nguyên nhân là tầng nước  mạch bị  khai thác mạnh phục vụ  cho sinh hoạt và tưới cây công nghiệp như  cà   phê, tiêu. Mặt khác, do diện tích rừng giảm mạnh dẫn đến việc bổ sung trữ lượng  nước mạch, nước ngầm vào mùa mưa cũng bị giảm theo. 16
  17. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     7. Tài nguyên khoáng sản */. Tài nguyên khoáng sản đang khai thác: ­ Mỏ đá Granit ở xã Ia Phang với khối lượng khai thác trên 5.000m3/năm. ­ Mỏ đá xây dựng ở TT Nhơn Hòa, xã Ia Le với khối lượng khai thác 10.000  3 m /năm. ­ Quặng Fluorit ở xã Ia Le với khối lượng khai thác hàng năm đạt 5.000 tấn. */. Tài nguyên khoáng sản có triển vọng khai thác: ­ Q ưangj sắt ở thị trấn Nhơn Hòa đang trong thời gian thăm dò, dự kiến sẽ  đưa vào khai thác sau năm 2015 với khối lượng 500.000 tấn/năm. ­ Đất sét với trữ lượng lớn ở Ia Le, khả năng khai thác làm nguyên liệu đóng   gạch và làm bát đựng mủ cao su. 8. Tài nguyên du lịch Huyện có một số di tích lịch sử, di sản văn hóa cồng chiêng dân tộc Jarai và   cảnh quan thiên nhiên có khả năng phát triển du lịch tham quan lịch sử ­ văn hóa và  du lịch sinh thái ­ nghỉ dưỡng, phục vụ trong huyện trong tỉnh như: Di tích lịch sử  Vua nước, đội cồng chiêng tây nguyên, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở thị trấn  Nhơn Hòa, thác Ia Nhí.   9. Tài nguyên nhân văn Chư  Pưh là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em gồm Kinh, Jrai,  Bahnar, Êđê... Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng, có chữ  viết, tiếng  nói riêng nhưng tất cả đều có chung một truyền thống đấu tranh dũng cảm chống   ngoại xâm. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ  rất nhiều người  con  ưu tú của huyện đã hy sinh xương máu để  bảo vệ  đất nước, bảo vệ  quê  hương. Sự đa dạng về dân tộc đã làm nên sự đặc sắc, phong phú trong văn hóa của  huyện cần được phát huy, bảo tồn và phát triển. Ngày nay, sau khi được tái lập đứng trước yêu cầu đổi mới để  phát triển   kinh tế  ­ xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp  ứng mục tiêu dân  giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo   của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy   truyền thống đoàn kết, tinh thần cách mạng tiến công, tự  lực, tự  cường, khắc  phục khó khăn, vượt qua thách thức, phát huy tiềm năng, từng bước dành được  những thành tựu ngày càng to lớn, tạo niềm tin, sức mạnh và bản lĩnh để tiếp tục   phấn đấu xây dựng huyện ngày càng giàu mạnh và vững bước đi lên. Trong thời kỳ  xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ  đổi   mới dưới sự  lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ  ban nhân dân  huyện, toàn Đảng, toàn dân toàn quân đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự  lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về  kinh tế, văn hóa và giữ vững trật tự an ninh xã hội. 17
  18. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     II. ĐIỀU KIỆN XàHỘI 1. Dân số Dân   số   trung   bình   năm   2011   là   64.953   người,   mật   độ   trung   bình   91  người/km2. Toàn huyện có 8 xã, 1 thị trấn với tổng số 82 thôn làng, 12.614 hộ. Các  xã có mật độ dân số cao là các xã nằm về phía Bắc của huyện: Thị trấn Nhơn Hòa   516 người/km2, xã Ia Hrú 214 người/km2, xã Ia Rong 222 người/km2 và xã Ia Dreng  265 người/km2. Là huyện mới chia tách nên dân số  nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao  (81,7%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 2,09%. Tỷ lệ cộng đồng các dân tộc ít người cao, với 35.073 người, chiếm 54% dân   số  toàn huyện; trong đó: Người Jarai chiếm 50,3%, Bana chiếm 1,76% và dân tộc  khác chiếm 1,96% tổng dân số.  2. Thực trạng lao động Lao động trong độ tuổi có: 37.998 người, chiếm 58% dân số.  Tổng lao động  đang làm việc trong các ngành: 41.045 người, chiếm 108% lao động trong độ tuổi,  trong đó: ­ Lao động nông lâm thủy sản: 37.871 người, chiếm 92,3%. ­ Lao động khối CN ­ XD: 1.400 người, chiếm 3,4%. ­ Lao động khối dịch vụ: 1.774 người, chiếm 4,3%. Chuyển   dịch   cơ   cấu   lao   động   chuyển   dịch   chậm   theo   hướng   tăng   công  nghiệp ­ xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Lao động qua đào tạo trong các ngành kinh tế   ở  Chư Pưh chiếm khoảng 8­ 10% lao động đang làm việc (kể cả lao động mới qua đào tạo nghề). Lao động qua  đào tạo chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và doanh nghiệp.   Lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp  ứng yêu cầu để  phát triển kinh tế. Lao   động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên còn rất thấp; đặc biệt, lao động có trình  độ kỹ thuật cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi còn rất thiếu.  III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI  1. Tổng quan kinh tế ­ xã hội 1.1. Tăng trưởng kinh tế Biểu 04: Giá trị sản xuất và tăng trưởng các ngành 2009 – 2011 Năm  Tăng Bq(%) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 2011 09­11 10­11 1. GTSX các ngành Triệu.  1.1 Giá CĐ 2010 1.094.772 1.343.112 1.516.019 17,7 12,9 Đ + Nông lâm thủy sản ,, 680.500 858.661 915.235 16,0 6,6 + Công nghiệp ­ XD ,, 247.969 299.524 319.071 13,4 6,5 18
  19. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     + Dịch vụ ,, 166.303 184.927 281.712 30,2 52,3 Triệu.  1.2 Giá thực tế 1.047.201 1.908.965 2.323.881 Đ + Nông lâm thủy sản ,, 673.950 1.424.514 1.659.019 + Công nghiệp ­ XD ,, 223.578 299.524 369.064 + Dịch vụ ,, 149.672 184.927 295.798 2. Cơ cấu GTSX  % 100 100 100 (GHH) + Nông lâm thủy sản ,, 64,4 74,6 71,4 5,3 ­4,3 + Công nghiệp ­ XD ,, 21,4 15,7 15,9 ­13,8 1,2 + Dịch vụ ,, 14,3 9,7 12,7 ­5,6 31,4 3. Dân số trung bình Người 61.827 63.786 64.953 2,5 1,8 Triệu.  4. GTSX/người Đ ­ Giá cố định 1994 ,, 17,7 21,1 23,3 14,8 10,8 ­ Giá thực tế ,, 16,9 29,9 35,8 45,3 19,5 Nguồn: Chi cục thống kê huyện và tính toán theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT Tổng giá trị  sản xuất các ngành năm 2011 đạt 1.516.019 triệu đồng (giá   2010). Bình quân GTSX trên đầu người là 23,3 triệu đồng/năm (giá 2010).  Tốc độ  tăng trưởng giá trị  sản xuất bq/năm đạt 12,9%; trong đó: Nông lâm  thủy sản tăng 6,6%; công nghiệp ­ XD tăng 6,5% và khối dịch vụ tăng 52,3%. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong 2 năm qua của huyện bằng xấp xỉ với   tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của toàn tỉnh Gia Lai. 1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế  Tỷ  trọng của nông nghiệp  đã giảm từ  mức 74,6%  năm 2010 xuống còn  71,4% năm 2011.  Công nghiệp và xây dựng chuyển dịch từ 15,7 – 15,9%, do chủ yếu là đầu tư  xây dựng cơ bản trong thời kỳ mới chia tách huyện. Khu vực dịch vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 9,7 – 12,7%. Cơ  cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần tỷ  trọng ngành công nghiệp ­ xây dựng và dịch vụ  đồng thời giảm tỷ  trọng ngành   nông lâm thủy sản. Sự chuyển dịch chậm và không ổn định do nền kinh tế huyện   chủ  yếu phụ  thuộc vào ngành nông nghiệp (cây lâu năm), năm 2010 và 2011 đưa  một số  diện tích cao su và hồ  tiêu vào kinh doanh đã tăng tỷ  trọng ngành nông  nghiệp lên, bên cạnh đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng chủ  yếu là tăng từ  ngành xây dựng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản xây dựng huyện mới. 1.3. Thu ­ Chi ngân sách 19
  20. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội huyện Chư Pưh 2011 ­ 2020     ­ Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 108,25 tỷ đồng, trong đó thu trên địa  bàn 31,91 tỷ  đồng, chiếm 29,48%. Năm 2011 thu ngân sách đạt 180,8 tỷ  đồng,  trong đó thu trên địa bàn ước đạt 52,9 tỷ đồng. ­ Tổng chi ngân sách năm 2010 là 104,32 tỷ  đồng, trong đó: Chi thường  xuyên chiếm 65,95% tổng chi; chi sự  nghiệp giáo dục chiếm 40,44 chi thường  xuyên; chi quản lý hành chính 15,06%, sự  nghiệp y tế  4,3%;  đảm bảo xã hội   0,93%; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin và thể thao chiếm 0,5%; chi sự nghiệp kinh   tế  chiếm 2,79%. Năm  2011 tổng chi 170,03 tỷ   đồng, chi thường xuyên chiếm   69,6%. Tăng trưởng kinh tế đã có tác động tích cực đến thu ngân sách. Tuy nhiên, do  đặc điểm là huyện thuần nông, mới thành lập nên thu ngân sách còn thấp so với   tổng chi. 1.4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Niên giám thống kê thiếu phần này) Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011 đạt trên 300 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư  xây dựng cơ  bản huyện quản lý là 91,7 tỷ  đồng; tập trung chủ  yếu vào các lĩnh  vực kinh tế, giáo dục, y tế, quy hoạch, xây dựng đô thị, an sinh xã hội, đường giao   thông. Các công trình được đầu tư  đã phát huy được hiệu quả, góp phần tích cực  vào phát triển kinh tế xã hội. 2. Hiện trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực 2.1. Ngành nông lâm ngư nghiệp a) Hiện trạng, biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2006 ­ 2011, diện tích đất nông nghiệp tăng 4.298,59 ha   (7,48%), nguyên nhân chính là do trong 5 năm qua huyện đã tích cực khai hoang đưa   diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, trong đó: ­ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 9.593,65, bình quân mỗi năm diện   tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 1.918 ha, trong đó biến động các loại đất cụ  thể như sau: ­ Đất trồng lúa tăng 39,75 ha (xã Ia Hla tăng 4,80 ha, xã Ia Le tăng 21,36 ha,   xã Ia Dreng tăng 9,53 ha…) Nguyên nhân đất lúa tăng là do chuyển từ  đất trồng  cây hàng năm, đất bằng chưa sử dụng sang và do thống kê kiểm kê năm 2005 chưa   chính xác. Cũng trong cùng thời kỳ  diện tích đất trồng lúa giảm 16,92  (xã Ia Blứ   giảm 2,46 ha, xã Ia Phang 14,46 ha). Diện tích đất trồng lúa giảm là do chuyển  sang đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm và đất có mục đích công   cộng. ­ Đất trồng cây hàng năm khác tăng 5.712,10 ha, biến động cụ thể như sau: + Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm  ở  thị  trấn Nhơn Hòa 138,78   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2