intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2020

Chia sẻ: Ba Xoáy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

221
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'định hướng quy hoạch tổng thể thành phố hà nội đến 2020', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2020

  1. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2020 1 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  2. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 MỤC LỤC ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2020 .............. 3 A. Tổng quan của bản quy hoạch: ...................................................................................... 3 I- Một số nội dung của bản quy hoạch: .............................................................................. 3 II- Sự phát triển của Hà Nội và hướng tiếp cận của HAIDEP. ........................................... 4 1. Sự phát triển của Hà Nội: .............................................................................................. 4 2.Hướng tiếp cận của HAIDEP:......................................................................................... 4 III- Đánh giá thực trạng Hà Nội ......................................................................................... 5 1.Điều kiện sống: .............................................................................................................. 5 2.Vấn đề giao thông: ......................................................................................................... 8 IV- Tầm nhìn và mục tiêu của Hà Nội ............................................................................. 10 1.Tầm nhìn: ..................................................................................................................... 10 2.Mục tiêu: ...................................................................................................................... 11 V- Các chính sách và các chiến lược chính ...................................................................... 11 VI- Các nội dung cụ thể ................................................................................................... 12 1.Vai trò của Thủ đô Hà Nội:........................................................................................... 12 2.Kiểm soát tăng trưởng dân số và đô thị: ........................................................................ 12 3.Quy hoạch đất: ............................................................................................................. 12 4.Phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống: ................................................................... 14 5.Giao thông vận tải: ....................................................................................................... 15 6.Môi trường và cảnh quan đô thị: ................................................................................... 17 7.Điều kiện sống và nhà ở: .............................................................................................. 20 8.Các khu vực đặc biệt: ................................................................................................... 20 9.Nguồn vốn để phát triển đô thị:..................................................................................... 22 10.Triển khai quản lý và cải thiện thể chế: ....................................................................... 22 B. Một vài ý kiến đánh giá về bản quy hoạch................................................................... 24 I.Đánh giá tổng thể: ......................................................................................................... 24 II.Một số nội dung cụ thể:................................................................................................ 25 III.Đi phân tích vấn đề giao thông................................................................................... 26 2 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  3. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2020 A. Tổng quan của bản quy hoạch: I- Một số nội dung của bản quy hoạch: 1. Cở sở nghiên cứu:  Căn cứ vào những thành tựu về kinh tế và những dự báo về kinh tế trong tương lai của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.  Những tác động tiêu cực mà Hà Nội phải đối mặt ở hiện tại và trong tương lai: + Quá trình đô thị quá nhanh. + Ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông tăng nhanh. + Điều kiện sống xuống cấp. + Môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng. + Đã có một số quy hoạch về các chuyên nghành: cấp thoát nước, giao thông đô thị, và các quy hoạch khác nữa…Nhưng tình hình không thay đổi nhiều. → Xuất phát từ thực tế trên, đòi hỏi phải có những biện pháp thực hiện để cải thiện tình hình. Nếu không tình hình ngày càng xấu đi. 2. Nhà quy hoạch: Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với UBND TP Hà Nội triển khai chương trình nghiên cứu hợp nhất các quy hoạch trên trong “Chương trình nghiên cứu phát triển tổng thể đô thị Thủ đô Hà Nội”. Đoàn nghiên cứu HAIDEP. 3. Mục tiêu quy hoạch: Biến tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội thành: - Quy hoạch hợp nhất toàn diện. - Thiết lập cơ chế thực hiện quy hoạch đó:  Xây dựng chương trình phát triển đô thị tổng thể cho Thủ đô Hà Nội tới năm 2020.  Xây dựng kế hoạch thực hiện ngắn hạn.  Thực hiện các dự án thí điểm và nghiên cứu khả thi.  Tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý cho các ban nghành chức năng. 4. Thời gian thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu HAIDEP được triển khai thực hiện từ tháng 12 năm 2004 và kết thúc vào tháng 9 năm 2006. 5. Các cơ quan có liên quan: i. Ban chỉ đạo: Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. 3 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  4. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 ii. Các bộ nghành liên quan: Bộ GTVT, Bộ TNMT, Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính. iii. Bốn tổ công tác: bao gồm sự có mặt của các chuyên gia… iv. Ban cố vấn JICA. 6. Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm 2 cấp độ nghiên cứu:  Cấp vùng: để phân tích các tác động và ảnh hưởng của Hà Nội trong vùng, nhằm xây dựng các định hướng phát triển chung.  Cấp thành phố: thực hiện các nghiên cứu và quy hoạch chi tiết. 7. Phương pháp quy hoạch: Phương pháp duy lý toàn diện. Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch. Đặc biệt trong quá trình quy hoạch ở cấp cơ sở chính quyền địa phương và người dân là những chủ thể chính. II- Sự phát triển của Hà Nội và hướng tiếp cận của HAIDEP. 1. Sự phát triển của Hà Nội:  Dân số và diện tích Hà Nội đang tăng lên nhanh chóng. Dân số tăng chủ yếu là gia tăng cơ học. Tốc độ tăng giai đoạn 1990 – 1998 là 5.2%, giai đoạn 1995 – 2000 là 4.6%. Mức thu nhập tăng gấp đôi, số lượng xe cơ giới tăng gấp 10 lần trong giai đoạn 1995 – 2005. Mật độ dân cư cao.  Các thông tin liên quan tới hộ gia đình:  Quy mô: 3 – 4 khẩu.  Thu nhập bình quân: 2.7 triệu đồng/ tháng.  Quyền sử đất: 89% số hộ gia đình.  Sở hữu nhà: 92% số hộ gia đình.  Sở hữu phương tiện: 83% số hộ có xe máy…  Trang thiết bị trong gia đình: hầu hết các hộ đều có tivi tủ lạnh, 40% có máy giặt điện thoại…  Lao động và việc làm:  Tỷ lệ lao động làm việc trong KV I: 29%.  Tỷ lệ lao động làm việc trong KV II: 21%.  Tỷ lệ lao động làm việc trong KV III: 50% (Bao gồm cả công chức nhà nước). 2.Hướng tiếp cận của HAIDEP: Do Hà Nội phải đối mặt với nhiều vấn đề (ùn tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm…), những vấn đề này chúng có quan hệ mật thiết với nhau. 4 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  5. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 Nên để phân tích hiện trạng và xây dựng có hiệu quả, HAIDEP đã sử dụng hướng tiếp cận sau:  Thực tế: Thông tin về hiện trạng được thu thập thông qua các cuộc điều tra kinh tế - xã hội toàn diện, lập bản đồ GIS bằng hình ảnh vệ tinh mới nhất, các tài liệu hiện có, kết quả thảo luận, làm việc với nhiều tổ chức cá nhân.  Sự tham gia của người dân: có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân.  Phân tích khoa học.  Toàn diện: xem xét trên 4 chuyên nghành phát triển đô thị: GTVT, nước, vệ sinh đô thị, điều kiện sống. III- Đánh giá thực trạng Hà Nội Xem xét trên 3 giác độ: Điều Vệ sinh kiện môi sống trường Giao thông đô thị 1.Điều kiện sống:  HAIDEP phân tích điều kiện sống trên nhiều giác độ khác nhau:  Sự thuận tiện: điện, đường, thời gian tới nơi làm việc, GTCC…  An toàn và an ninh.  Sức khỏe và phúc lợi xã hội.  Sự tiện nghi: tiếp cận văn hóa, không gian xanh…  Năng lực: tài sản, thu nhập… Các chỉ tiêu này được lựa chọn với từng yếu tố và xem xét mức độ hài lòng của người dân về những nội dung này.  Một số chỉ tiêu cần quan tâm:  Các dịch vụ đô thị đáp ứng nhu cầu của người dân.  Thực trạng nhà ở:  Quỹ nhà liên tục tăng song tiêu chuẩn vẫn chưa có nhiều thay đổi. 5 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  6. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020  Tình trạng nhà ở đã được cải thiện song diện tích sàn nhà vẫn chưa đủ.  Nhân dân nội thành cũ vẫn chưa hài lòng với điều kiện nhà ở do thiếu không gian và không thông thoáng.  Người dân không hài lòng với thiết kế và kết cấu nhà.  Khả năng chi trả về nhà ở:  Giá trên thị trường là không phù hợp với hầu hết thu nhập của người dân.  Mức thu nhập hàng năm so với giá nhà chênh lệch quá lớn. Cụ thể một hộ gia đình trung bình để mua một căn biệt thự cần có 1 khoản tiền gấp 22.5 lần thu nhập, để mua 1 căn hộ chung cư cần khoản tiền gấp 13.6 lần thu nhập.  Việc được sử dụng nước sạch (nước máy) của người dân: phạm vi cấp nước được mở rộng, nhưng người dân huyện ngoại thành chưa được sử dụng nước máy, hầu hết họ phải dùng nước giếng. → Hà Nội cần có biện pháp để giải quyết các vấn đề này. 1. Vệ sinh môi trường: Ta xem xét các vấn đề sau:  Điều kiện vệ sinh: chủ yếu là có hố xí tự hoại, một số gia đình sử dụng hố xí thô sơ (không có một khâu xử lý nào). Chí phí cho dịch vụ vệ sinh chưa cao.  Quản lý chất thải rắn: dịch vụ thu gom rác thải (nhà nước tư nhân, nhóm tự quản). Hoạt động thu gom rác  Tình trạng ngập úng: thường xuyên xảy ra mỗi khi trời mưa. Khi ngập úng xảy ra thì người dân sống với nước thải. 6 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  7. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 Thành phố bị ngập mỗi khi trời mưa  Khuôn viên cảnh quan và không gian xanh:  Cảnh quan: Hà Nội có nhiều cảnh quan phong phú: sông, hồ, công viên, cây cổ thụ bên đường, di tích lịch sử văn hóa truyền thống…Nhưng quá trình đô thị hóa đang đe dọa đến cảnh quan chung (quảng cáo tràn lan, dây điện chằng chịt, giao thông lộn xộn, xây dựng trái phép…) → Ảnh hưởng cảnh quan chung, mất mĩ quan đô thị. Dây điện chằng chịt ở Hà Nội 7 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  8. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 Những kiểu quảng cáo ở Hà Nội  Không gian xanh: Thành phố có nhiều cây xanh, mặt nước, công viên. Tuy nhiên khu vực trung tâm là rất ít. → Yêu cầu cần có biện pháp để cải thiện tình hình môi trường, cảnh quan đô thị. 2.Vấn đề giao thông: Ta xem xét các vấn đề sau:  Nhu cầu giao thông đô thị:  Đặc điểm sở hữu phương tiện giao thông của Hà Nội: tỷ lệ sở hữu xe máy là rất cao: 80% hộ gia đình có xe máy, trong đó 40% hộ gia đình có từ 2 xe trở lên. Phương tiện giao thông cá nhân  Tỷ phần đảm nhận phương thức: số lượt đi bằng xe máy và xe con tăng, bằng xe đạp và đi bộ giảm.  Nhu cầu giao thông đô thị tăng nhanh: nguyên nhân là do sự gia tăng dân số, sở hữu phương tiện cũng như khoảng cách đi lại.  Cơ giới hóa sẽ tiếp tục diễn ra mạnh hơn. → Hà Nội cần có biện pháp để đối phó với tình trạng này.  Tình trạng ùn tắc giao thông: 8 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  9. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020  Hiện tại ùn tắc giao thông đã trầm trọng. Nỗi khủng khiếp khi tắc đường ở Hà Nội  Trong tương lai khi mà lượng ô tô con tăng lên thì tình trạng ùn tắc sẽ càng trầm trọng hơn.  Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn giao thông: thiếu đường, quản lý giao thông kém, hành vi của người tham gia thông, luật chưa chặt, sử dụng vỉ hè bừa bãi… → Đây là tình trạng nổi cộm của Hà Nội, vì vậy cần phải giải quyết vấn đề này một cách triệt để.  Giao thông công cộng: Xe buýt là một giải pháp cho phương tiễn công cộng ở Hà Nội.  Năm 2002, dịch vụ xe buýt mẫu ra đời → số lượng khách đi xe buýt tăng.  Năm 2004, có 41 tuyến xe và có tổng 687 xe, vận chuyển được 284000 lượt khách.  Thực tế đặt ra: dịch vụ xe buýt cần phải nâng cao…  An toàn giao thông:  An toàn giao thông là vấn đề bức xúc nhất ở Việt Nam. Tỷ lệ tai nạn giao thông của nước ta là rất cao so với các nước khác.  Tình hình an toàn giao thông ở Hà Nội ngày càng xấu đi: số vụ xảy ra tai nạn cao, số người chết vì tai nạn giao thông là lớn…  Nguyên nhân của tai nạn giao thông: ý thức của người tham gia thông, số phương tiện tham gia thông nhiều… 9 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  10. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 Như vậy, cần có giải pháp cấp bách để giảm tai nạn giao thông. Mà giải pháp trước mắt và lâu dài là: nâng cao ý thức chấp hành luật của các chủ phương tiện tham gia giao thông. Từ thực trạng trên đây, yêu cầu đặt ra là vạch ra và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch nhằm khắc phục những tồn tại trên. Nếu không thì hệ quả càng nghiêm trọng hơn:  Điều kiện sống của một bộ phận dân cư tiếp tục xuống cấp, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng khi kinh tế càng phát triển.  Các giá trị truyền thống bị mai một.  Môi trường sẽ bị suy thoái nặng, tăng rủi ro thiên tai.  Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng hơn… IV- Tầm nhìn và mục tiêu của Hà Nội 1.Tầm nhìn: “Hà Nội phải trở thành một Thủ đô hiện đại và phát triển, là biểu tượng của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục, kinh tế và thương mại quốc tế. 10 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  11. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 2.Mục tiêu: Mục tiêu tổng thể Mục tiêu cụ thể - Tăng cường bản sắc và hình ảnh - Đẩy nhanh CNH – HĐH cũng của thành phố với sự tham gia như quá trình hội khu vực và của người dân. quốc tế. - Đảm bảo bền vững: VH-XH- - Thúc đẩy phát triển KT – XH – MT. VH một cách bền vững. - Đảm bảo KT- XH diễn ra thuận - Ổn định an ninh chính trị. lợi, mọi người hưởng điều kiện - Đẩy mạnh tiến độ phát triển sống tốt. CSHT và kiến trúc thượng tầng. - Cải thiện đời sống người dân. V- Các chính sách và các chiến lược chính Quy hoạch chung được điều chỉnh đến năm 2020. Dự kiến mở rộng về phía Tây – Tây Bắc. Ưu tiên phát triển khu vực phía Bắc Sông Hồng. Với tầm nhìn và mục tiêu trên, mà quy hoạch đề ra các chính sách và chiến lược:  Các chính sách: - Vai trò đối với cả nước và vùng. - Nhà ở và điều kiện sống. - Quản lý dân số và tăng trưởng - Môi trường. đô thị. - Thiết kế cảnh quan đô thị. - Phát triển kinh tế và chất lượng - Các khu vực đặc biệt. cuộc sống. - Các lĩnh vực đặc biệt. - Giao thông vận tải. - Nước và vệ sinh đô thị.  Các chiến lược chính:  Thiết kế trục không gian bao gồm: mặt nước, cây xanh, văn hóa.  Phát triển khu vực đô thị theo hướng giao thông công cộng.  Nâng cấp và khôi phục các khu vực đã xây dựng ở trung tâm thành phố cũng như ngoại vi. Bao gồm khu Phố Cổ và khu Phố Pháp.  Phát triển cở sở hạ tầng và dịch vụ hiệu quả.  Chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa hiểm họa.  Củng cố thể chế để quản lí đô thị hiệu quả. 11 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  12. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 VI- Các nội dung cụ thể 1.Vai trò của Thủ đô Hà Nội:  Hà Nội trong sự phát triển chung:  Trung tâm chính trị hành chính quốc gia.  Đóng vai trò quan trọng trong khu vực về các vấn đề: kinh tế, văn hóa, môi trường.  Hà Nội và vùng:  Vấn đề: Nếu tiếp tục tập trung các chức năng kinh tế – xã hội vào Hà Nội thì thành phố sẽ ngày càng ùn tắc,đồng thời sẽ không thúc đẩy phát triển được ở các khu vực lân cận, dẫn tới sự gia tăng chênh lệch về kinh tế – xã hội.  Định hướng phát triển: Hội nhập chức năng, không gian kinh tế-xã hội và môi trường. 2.Kiểm soát tăng trưởng dân số và đô thị:  Hà Nội sẽ kiểm soát tăng trưởng về dân số và đô thị một cách hiệu quả để trở thành một đô thị có tính cạnh tranh, có điều kiện sống tốt, bền vững về môi trường và giao thông thuận tiện.  Dân số tương lai: 5.1 triệu người, trong đó 3,9 triệu dân đô thị, 0.6 triệu dân nông thôn, 0.6 triệu các tỉnh phụ cận.  Khu vực đô thị tiếp tục tăng trưởng, phát triển khu vực Bắc Sông Hồng.  Phát triển các trung tâm đô thị. 3.Quy hoạch đất:  Quản lý sử dụng đất hiệu quả là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo điều kiện sống tốt cho người dân, cơ sở cho các hoạt động kinh tế cạnh tranh và tính bền vững về môi trường.  Khi phân bổ đất cho các mục đích khác nhau cần cân nhắc tới khung kinh tế – xã hội tương lai như dân số và việc làm, điều kiện thổ nhưỡng, những vấn đề về môi trường, cấu trúc không gian của thành phố, các chỉ tiêu về sử dụng đất. → Quản lý và phát triển đất là cơ sở để phát triển đô thị hiệu quả. Việc cấp đất đô thị công bằng và thông suốt là yếu tố quan trọng để thành phố phát triển mạnh mẽ và bền vững. Kiến nghị:̣ • Kiểm soát hiệu quả việc chia nhỏ đất đai. • Áp dụng ranh giới tăng trưởng đô thị. • Cải thiện thị trường đất đai. • Chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phát triển đô thị. 12 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  13. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 • Lồng ghép các công trình công cộng chính vào Quy hoạch Đô thị khung. • Lập các phương án phát triển đô thị.  Ý tưởng điều chỉnh đất đai:  Triển khai thực tế: đường xây dựng, nhưng đô thị không được cải tạo. Nhiều người phải đi tái định cư.  Phương pháp điều chỉnh: Xây dựng đường đồng thời cải tạo khu vực đô thị. Người dân cùng hưởng lợi ích và chia sẻ chi phí…  Cơ chế tái điều chỉnh và tái phát triển đất:  Đất được thực hiện trong một khu vực dự án có sự tham gia của chủ sở hữu đất và chính quyền địa phương.  Trên cơ sở quy hoạch có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.  Sau khi dự án hoàn thành, chủ sở hữu đất sẽ có diện tích đất nhỏ hơn nhưng có giá trị cao hơn hoặc tương đương và dịch vụ, tiện nghi tốt hơn do phát triển theo quy hoạch. 13 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  14. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020  Tất cả các chủ sở hữu đất đều có thể định cư tại chỗ và duy trì được mối liên kết trong cộng đồng.  Cơ chế tự đảm bảo nguồn vốn.  Nếu 2/3 số chủ sở hữu đất đồng ý thì các dự án sẽ được thực hiện. 4.Phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống: Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các ngành nghề hiện tại và xây dựng các ngành nghề mới, thông qua cải cách thể chế và cải thiện môi trường đầu tư.  Phát triển công nghiệp: Thực trạng Định hướng chiến lược - Khó khăn: thiếu đất, tác động - Đi đầu phát triển KV miền Bắc. xấu tới môi trường, người - Tạo việc làm cho số lao đồng tăng dân về Hà Nội ngày một thêm. đông. - Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, - Thuận lợi: CSHT tốt, điều tư nhân… kiện sống tốt, có nguồn nhân - Tập trung phát triển các nghành lực chất lượng, thị trường công nghệ cao, phát triển, ít gây ô tiềm năng… nhiễm cho môi trường…  Phát triển du lịch: Thực trạng Định hướng chiến lược - Du lịch đang tăng nhanh và - Xây dựng rõ bản sắc và hình ảnh đầy tiềm năng (giá trị du lịch về Hà Nội. 14 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  15. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 tự nhiên và giá trị du lịch sử). - Xây dựng tăng cường các tuyến - Hà Nội là điểm du lịch lớn và du lịch. cửa ngõ dẫn đến các điểm du - Tăng cường CSHT, dịch vụ, các lịch khác… nguồn đầu tư cũng như năng lực chất lượng đầu tư... 5.Giao thông vận tải: Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc luân chuyển hành khách,hàng hóa và dịch vụ bằng cách xây dựng mạng lưới đường hiệu quả,hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao như tàu điện ngầm, xe buýt nhanh, tăng cường quản lý giao thông và an toàn giao thông, nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông về luật lệ và an toàn giao thông. Thành phố cũng sẽ xây dựng mối liên kết hiệu quả với mạng lưới giao thông và dịch vụ khu vực và quốc tế.  Một số định hướng chung: 1. Phát triển các hành lang giao thông đa phương thức cạnh tranh. 2. Xây dựng đầu mối giao thông hiệu quả và phân tách giao thông. 3. Xây dựng chính sách phương thức rõ ràng, ưu tiên tối đa giao thông công cộng. 4.Tăng cường năng lực quản lý giao thông. Phân luồng giao thông 5. Rộng và cải thiện môi trường cho người đi bộ và người đi xe đạp. 6. Xây dựng các phương án, cơ chế hiệu quả về thu hồi đất và tái định cư 15 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  16. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 phục vụ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.  Nguyên tắc quy hoạch giao thông đô thị:  Hệ thống vận tảu khối lượng lớn là lựa chọn duy nhất, nếu không thành phố ngày càng tắc ngẽn.  Cần đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển giao thông đô thị.  Tăng cường quản lý giao thông.  Tập trung phát triển giao thông đường bộ:  Đường bộ là cơ sở hạ tầng giao thông căn bản nhất không chỉ phục vụ phát triển đô thị mà còn để kiểm soát nguy cơ thảm họa.  Tới năm 2020, cần xây dựng 596 km đường đô thị. Đường cần tạo thành một mạng lưới đồng. Mạng lưới đô thị cần kết nối với mạng lưới liên tỉnh.  Chú ý xây dựng cầu qua Sông Hồng.  Phát triển UMRT:  UMRT là hệ thống vận tải khối lượng lớn tốc độ cao như là: tàu điện ngầm, xe buýt nhanh, đường sắt trên cao…  Hệ thống UMRT đề xuất gồm 4 tuyến: Tuyến 1 va tuyến 2 là hệ thống chính.  Tuyến 1: nối khu vực phía đông và nam của thành phố với khu vực trung tâm, sử dụng tuyến đường sắt hiện có.  Tuyến 2: nối khu vực phía bắc và tây nam thành phố với khu vực trung tâm. Tuyến 3 và tuyến 4 là hệ thống thứ cấp.  Tuyến 3: nối khu vực phía tây và nam thành phố với khu vực trung tâm.  Tuyến 4: kết nối các tuyến 1, 2 và 3 bằng tuyến vành đai. Các tuyến nhánh: nối tới các hành lang quan trọng khác. Với tuyến 2 và 3, đoạn nằm phía trong đường vành đai 2 sẽ đi ngầm. 16 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  17. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020  Rất tốn kém, cần cân nhắc các biện pháp sau đây: phát triển đô thị đồng bộ, phát triển thành mạng lưới, phát triển theo giai đoạn.  Tác động của hệ thống UMRT: + Gắn kết khu vực nội thành và ngoại thành, người dân có thể đi lại dễ dàng, thuận tiễn. + Có thể phát triển không gian ngầm trong trung tâm thành phố.  Quản lý và an toàn giao thông:  Đây là nội dung cơ bản trong phát triển giao thông đô thị.  Các biện pháp: • Cải tạo luồng giao thông và tăng cường năng lực. • Tăng cường an toàn giao thông. • Sử dụng hiệu quả không gian đường cho phương tiện giao thông, người đi bộ và các hoạt động bên đường.  Một số biện pháp giao thông ngắn hạn: Kiểm soát cơ giới hóa, sử dụng hiệu quả không gian đường, ban hành các biện pháp an toàn giao thông, phát triển hệ thống bãi đỗ hiệu quả, xây dựng năng lực… Cụ thể: các chính sách giao thông ngắn hạn: Chính sách Biện pháp cụ thể 1. Kiểm soát cơ • Bắt buộc đăng ký nơi để xe đối với chủ xe. giới hóa • Kiểm soát giao thông: đường một chiều. • Tăng thuế về sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông (xăng, dầu). 2. Sử dụng hiệu • Tăng cường cấm đỗ xe và bán hàng trái quy định. quả không gian • Cải tạo nút giao và tín hiệu giao thông. đường • Kiểm soát luồng giao thông (không hỗn hợp). 3. Ban hành các • Xóa bỏ các điểm đen về tai nạn giao thông. biện pháp an • Tăng cường thực thi luật giao thông. toàn giao thông • Cải thiện hệ thống giáo dục về luật lệ giao thông. 4. Phát triển hệ • Lập kế hoạch phát triển bãi đỗ bên đường. thống bãi đỗ • Áp đặt mức phí đỗ xe và lập quỹ phát triển bãi đỗ. hiệu quả • Chuẩn bị hướng dẫn liên quan đến bãi đỗ đối với các công trình xây dựng, tổ hợp thương mại, cơ quan… 5. Xây dựng • Đào tạo cảnh sát giao thông / thanh tra giao thông / kỹ năng lực sư giao thông / ủy ban an toàn giao thông. • Nâng cao tiêu chuẩn thiết kế, quy định.  Kinh phí: nguồn vốn bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng (24.994 triệu USD). 6.Môi trường và cảnh quan đô thị: 6.1 Môi trường: a) Nước và vệ sinh đô thị: 17 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  18. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020  Tiến tới 2020 toàn thành phố sử dụng nước máy.  Nguồn nước trong tương lai sẽ là nước mặt.  Tăng cường hệ thống thoát nước cho thành phố (nước mưa và nước thải). b) Quản lý chất thải rắn:  Công tác quan trọng nếu muốn cải thiện điều kiện vệ sinh đô thị cho cộng đồng.  Định hướng phát triển: giảm tỉ lệ rác thải (thông qua chương trình 3R), thiết lập hệ thống quản lý chất thải rắn để xử lí từng loại rác thải khác nhau. c) Môi trường: cải thiện môi trường sống, bảo vệ môi trường tự nhiên, củng cố hình ảnh thành phố.  Cấp độ vùng: nghiên cứu kỹ vấn đề xây dựng vành đai xanh trên cơ sở hệ thống sông hiện tại, các khu rừng tự nhiên, đất nông nghiệp, các khu vực ngập lụt.  Cấp độ thành phố: các nguồn lực phong phú là “mặt nước”, “cây xanh” và “văn hóa” cần được bảo tồn và phát triển trên cơ sở cân nhắc điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển. 6.2 Cảnh quan đô thị:  Hà Nội cần tạo ra hình ảnh đặc biệt và ấn tượng riêng có để phân biệt với các thành phố khác của Việt Nam và nước ngoài thông qua:  Bảo vệ và củng cố cảnh quan.  Cải thiện hình ảnh đô thị.  Quản lý chiều cao và mặt tiền các công trình tại các khu vực đặc 18 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  19. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 biệt như Khu Phố cổ và Khu phố Pháp.  Tạo mạng lưới cây xanh và không gian mở liên tục.  Đảm bảo giao thông và các công trình tiện ích thực sự phù hợp với thiết kế đô thị.  Xây dựng hệ thống đường đi bộ. Một số địa điểm mà được ưa thích:  Quy định khung thiết kế đô thị song song với định hướng thiết kế đô thị nhằm đảm bảo an toàn, tính lành mạnh và tiện tích. 19 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
  20. Đánh giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 7.Điều kiện sống và nhà ở:  Mục tiêu: Hà Nội sẽ thiết lập một cơ chế hiệu quả để cung cấp đủ nhà ở và các công trình công ích khác, trong đó có cả công viên, cho người dân, đặc biệt là nhóm người thu nhập thấp, đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng và an toàn, từ đó nâng cao điều kiện sống chung của người dân.  Định hướng phát triển:  Quy định chính sách và khung thể chế làm nền tảng vững chắc cung cấp đủ nhà ở cho người có thu nhập thấp, bao gồm cả nhà tái định cư và tập thể cho công nhân.  Đặc biệt quan tâm đến việc phát triển/tái phát triển các khu nhà ở điều kiện kém như nhà ở công cộng, khu vực ngoài đê và các khu vực trọng điểm khác.  Chú trọng đến việc xây dựng lại quỹ nhà trong các khu đô thị hiện hữu, đặc biệt khu trung tâm với mật độ dân cư cao.  Cải thiện toàn diện điều kiện sống trong các khu dân c ư thông qua việc phối hợp với chính quyền quận/huyện và xã/phường trong việc cung cấp các công trình công cộng.  Áp dụng phương pháp phù hợp đánh giá tổng thể điều kiện sống, từ đó đáp ứng nhu cầu cụ thể hơn. Nhu cầu nhà ở của Hà Nội rất lớn vì vậy cần có cơ chế khả thi và hiệu quả cấp nhà ở với giá hợp lý, đặc biệt cho đối tượng thu nhập thấp.  Các vấn đề trọng tâm:  Cơ chế cung cấp nhà ở giá cả hợp lý.  Cơ chế hiệu quả về tín dụng nhà ở cho cá nhân.  Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đầy đủ và cơ chế nhà ở xã hội.  Cải thiện đường xá vào các khu nhà ở tư nhân.  Thiết lập hệ thống quản lý và bảo trì chất lượng.  Cơ chế quy hoạch và phát triển đô thị phù hợp tạo quỹ nhà chất lượng và môi trường sống tốt.  Khuyến khích vai trò chủ động của tư nhân trong lĩnh vực nhà ở. 8.Các khu vực đặc biệt:  Hà Nội sẽ bảo tồn, phát triển hoặc tái phát triển các khu vực đặc biệt quan trọng như Khu Phố cổ, Khu phố Pháp, Sông Hồng, Cổ Loa – Thăng Long, nhằm củng cố hơn nữa hình ảnh của thành phố và góp phần vào tăng trưởng kinh tế-xã hội. 20 Nguyễn Thanh Lân – Lớp Địa Chính 47 – ĐHKTQD
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2