intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình đô thị hoá ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:320

48
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về quá trình đô thị hóa ở Quận 2, để từ đó phác họa lại bức tranh tổng thể về quá trình này với những mặt tích cực và hạn chế của nó từ năm 1997 đến năm 2015. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho việc phát triển đô thị bền vững ở TP. HCM nói chung và Quận 2 nói riêng trong các thời kỳ tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quá trình đô thị hoá ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN 2015 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. PHẠM THỊ THU NGA 2. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, có tính độc lập, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Trang
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................... 3 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 4 4.1. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu......................................... 4 4.2. Nguồn tài liệu ....................................................................................................... 5 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................................................ 6 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa của các tác giả nước ngoài 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa của các tác giả trong nước ................................................................................................................................... 22 1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết .................................................................................................... 34 1.2.1. Những nội dung đã được nghiên cứu .............................................................. 34 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................................... 36 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 37 CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở QUẬN 2 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 38
  5. 2.1. Một số vấn đề về đô thị hóa ............................................................................. 38 2.1.1. Đô thị ............................................................................................................... 38 2.1.2. Đô thị hóa ........................................................................................................ 41 2.1.3. Phát triển đô thị bền vững ............................................................................... 47 2.2. Bối cảnh lịch sử và quá trình thành lập Quận 2 ........................................... 51 2.2.1. Khái quát lịch sử vùng đất Quận 2 .................................................................. 51 2.2.2. Sự thành lập Quận 2 ........................................................................................ 54 2.2.3. Quận 2 trong không gian Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 55 2.3. Những yếu tố tác động đến quá trình đô thị hoá ở Quận 2, TP.HCM ........ 58 2.3.1. Xu hướng đô thị hóa trên thế giới và những tác động đối với Việt Nam ....... 58 2.3.2. Định hướng qui hoạch phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 .................. 60 2.3.3. Chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển đô thị Quận 2 từ năm 1997 đến năm 2015 ................................................................................................... 64 2.3.3.1. Giai đoạn 1997 - 2005 .................................................................................. 64 2.3.3.2. Giai đoạn 2006 - 2015 .................................................................................. 67 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 69 CHƯƠNG 3. CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................ 71 3.1. Chuyển biến về cơ cấu kinh tế ........................................................................ 71 3.1.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ................................................................ 71 3.1.2. Sự phát triển của thương mại - dịch vụ ........................................................... 80 3.1.3. Tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm............................................................ 99 3.2. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng ..................................................... 103 3.2.1. Hệ thống giao thông mở rộng ....................................................................... 104 3.2.2. Quy hoạch cảnh quan và không gian đô thị .................................................. 111
  6. 3.2.3. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông (Hệ thống thông tin liên lạc)............................ 115 3.2.4. Hệ thống dịch vụ công ích ............................................................................ 117 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 121 CHƯƠNG 4 CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA Ở QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 .............................................................................................................. 124 4.1. Dân số và thành phần dân cư ........................................................................ 124 4.1.1. Sự chuyển biến về dân số và phân bố dân cư ............................................... 124 4.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động.................................................................... 137 4.1.3. Thành phần dân cư và sự phân hoá thành phần dân cư ................................ 141 4.2. Đời sống dân cư .............................................................................................. 145 4.2.1. Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt ......................................................................... 146 4.2.2. Hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao .................................................... 150 4.2.3. Công tác xóa đói giảm nghèo và việc thực hiện các chính sách xã hội khác164 Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 166 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 179 DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................ 195
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ XHCN Xã hội chủ nghĩa HĐBT Hội đồng Bộ trưởng UBND Ủy ban nhân dân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh KHCN Khoa học công nghệ KHXH Khoa học xã hội KHKT Khoa học kỹ thuật NGTK Niên giám thông kê PGS/TS Phó giáo sư/ Tiến sĩ KT - XH Kinh tế - xã hội VH - XH Văn hóa - xã hội NN Nông nghiệp HTX Hợp tác xã GDĐT Giáo dục đào tạo ĐHSP Đại học Sư phạm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TDTT Thể dục thể thao TNHH/ DNTN Trách nhiệm hữu hạn/ Doanh nghiệp tư nhân TM - DV Thương mại - Dịch vụ CSHT Cơ sở hạ tầng XD Xây dựng CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp KCX/ KCN Khu chế xuất/ Khu Công nghiệp CCLĐ Cơ cấu lao động XĐGN Xóa đói giảm nghèo ĐTH Đô thị hóa ĐTMTT Đô thị mới Thủ Thiêm
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình tất yếu diễn ra song hành với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang công - thương nghiệp. Hiện tượng ĐTH gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các đô thị trên thế giới. Hiện nay, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ĐTH diễn ra với tốc độ ngày càng mạnh mẽ, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), với đường lối đổi mới trên nhiều lĩnh vực của Đảng và Nhà nước, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ĐTH đã diễn ra trên nhiều địa bàn, góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội của một thành phố vốn năng động và nhiều tiềm năng phát triển. Theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, Thành phố được quy hoạch là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước và là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực Đông Nam Á (Quyết định số1570/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006). Nằm trong không gian TP.HCM, Quận 21 cùng với đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí, thể dục thể thao trong quá trình đô thị hoá các quận ngoại thành (Quyết định số 24/QĐ- TTg ngày 06/01/2010). Trong quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch nêu trên, cùng với những yếu tố khách quan và chủ quan khác tác động, có thể nhận thấy, tốc độ ĐTH ở Quận 2 đã và đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Nằm đối diện trung tâm hành chính của Thành phố, Quận 2 có vị trí cửa ngõ, là đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy, đường metro (dự kiến đến năm 2021 sẽ được đưa vào sử dụng) nối liền Thành phố với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Vì vậy, Quận 2 đã được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư về mọi mặt của cả Thành phố và Trung ương. Các quyết định quy hoạch tổng thể cho Quận 2 đã xác định các chỉ tiêu kỹ thuật đô thị, các khu chức năng chủ yếu, các dự án lớn về cấu 1 Để tiện theo dõi, tên gọi “Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” trong luận án được chúng tôi viết gọn lại là “Quận 2”.
  9. 2 trúc hạ tầng… đã và đang thực hiện sẽ thu hút mạnh sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Để thực hiện được tinh thần của quy hoạch chung, sự phát triển của Quận 2 không thể chỉ diễn ra theo các bước tuần tự, mà đòi hỏi phải có một số bước vượt bậc dựa trên cơ sở dự báo có căn cứ khoa học và các chính sách thu hút đầu tư mang tính bền vững. Bên cạnh những thuận lợi có được từ vị trí và tiềm năng phát triển thành một đô thị mới như đã nêu trên, quá trình ĐTH Quận 2 cũng nảy sinh nhiều bất cập về trình độ quản lý, tính đồng bộ trong quy hoạch, vấn đề dân sinh và xã hội, cơ sở hạ tầng. Quá trình ĐTH ở Quận 2 cũng phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: việc làm, chính sách đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, giãn dân; vấn đề ô nhiễm môi trường; các vấn đề về xã hội khác. Bên cạnh tác động về kinh tế - xã hội, quá trình ĐTH ở Quận 2 đã và đang làm biến đổi những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân trên vùng đất này từ phong tục tập quán, lối sống đến ý thức... Đây là vấn đề thực tiễn cần quan tâm nghiên cứu, qua đó chỉ ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hóa mới tích cực, đồng thời bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong cộng đồng cư dân ở Quận 2 cũng như ở TP.HCM. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐTH ở TP.HCM. Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về quá trình ĐTH ở Quận 2 kể từ khi Quận được thành lập (1997). Dưới góc độ khoa học lịch sử, nghiên cứu về quá trình ĐTH Quận 2 góp phần làm sáng tỏ những vấn đề như: các yếu tố chủ quan và khách quan tác động, chi phối đến quá trình ĐTH; những đặc điểm cũng như những hạn chế trong chủ trương, chính sách của Trung Ương, chính quyền Thành phố, chính quyền Quận 2 đối với vấn đề quy hoạch cũng như phát triển kinh tế - xã hội ở Quận 2… Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần vào việc đưa ra một mẫu hình nghiên cứu cho việc ĐTH ở các tỉnh trong cả nước, là cơ sở để thực hiện hóa chủ trương thành lập Thành phố phía Đông của Tp.HCM và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Quá trình đô thị hoá ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ Sử học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
  10. 3 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình đô thị hóa ở Quận 2, TP. HCM từ năm 1997-2015. Cụ thể là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những biến dổi về CSHT, dân cư, văn hóa, xã hội của Quận 2. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: luận án tập trung nghiên cứu về quá trình đô thị hóa từ năm 1997 (tức thời gian thành lập Quận 2) cho đến năm 2015 là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ Đảng Bộ Quận 2 khóa IV (2010-2015). Đây cũng là cột mốc quan trọng gắn liền với các biến động về ĐTH tại Quận 2. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ những yếu tố tác động đến quá trình thành lập Quận, chúng tôi cũng đề cập đến tình hình vùng đất này từ trước năm 1997, đồng thời nghiên cứu đến 2017 và định hướng phát triển Quận 2 đến năm 2025 để thấy được bức tranh toàn cảnh của quá trình đô thị hóa Quận 2 từ khi thành lập đến nay và triển vọng của vùng đất này trong tương lai. - Phạm vi không gian: nghiên cứu của luận án được xác định là Quận 2 trong không gian TP.HCM. Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học lịch sử, không phải từ bình diện của khoa học kiến trúc, kinh tế học, xã hội học hay đô thị học. Các ngành khoa học này đều có đối tượng nghiên cứu của riêng mình. Dưới góc độ nghiên cứu của khoa học lịch sử, luận án không đi vào giải quyết các bài toán về kiến trúc, chỉnh trang đô thị hay xã hội học đô thị…, mà đi vào xem xét quá trình đô thị hoá trong tính lịch sử của nó tại một địa bàn với không gian cụ thể là Quận 2 TP. HCM, trong một thời gian cụ thể được xác định là từ năm 1997-2015. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về quá trình đô thị hóa ở Quận 2, để từ đó phác họa lại bức tranh tổng thể về quá trình này với những mặt tích cực và hạn chế của nó từ năm 1997 đến năm 2015. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho việc phát triển đô thị bền vững ở TP. HCM nói chung và Quận 2 nói riêng trong các thời kỳ tiếp theo.
  11. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình đô thị hóa ở Quận 2 từ 1997 đến 2015. - Hệ thống hóa diễn biến quá trình đô thị hóa ở Quận 2 từ năm 1997 đến 2015. - Làm sáng tỏ những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Quận 2 từ năm 1997 đến năm 2015 cũng như những khác biệt của quá trình đô thị hóa Quận 2 so với một số các quận khác của TP. HCM, qua đó đánh giá vai trò của Quận 2 trong sự phát triển chung của TP. HCM. - Đúc kết những bài học lịch sử từ thực tế của quá trình đô thị hóa ở Quận 2 trong giai đoạn này, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế và yếu kém trong công tác quy hoạch, phát triển đô thị ở Quận 2. Vì đô thị hóa là một quá trình diễn ra rất phức tạp, rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản quan trọng nhất dưới góc độ của khoa học lịch sử như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, chuyển biến về đời sống vật chất lẫn tinh thần và lối sống của người dân ở Quận 2 TP.HCM. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ➢ Cơ sở phương pháp luận - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quy luật phát triển kinh tế và xã hội. - Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. - Chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề qui hoạch và phát triển đô thị. ➢ Phương pháp nghiên cứu Quá trình phát triển của đô thị trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến
  12. 5 Quận 2 trong mối liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó thấy rõ bản chất của vấn đề đô thị hóa theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. Vì vậy, trong đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai phương pháp cơ bản của Khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. - Phương pháp lịch sử: giúp chúng tôi trình bày những điều kiện tác động và quá trình đô thị hóa của Quận 2 theo trình tự thời gian và có tính liên tục. - Phương pháp logic: đảm bảo cho các sự kiện được kết nối với nhau trong mối tương quan vốn có và cùng hướng tới mục đích chúng tôi đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành (giữa sử học với kinh tế học, xã hội học, đô thị học…) nhằm làm sáng tỏ quá trình đô thị hoá ở Quận 2. Các phương pháp tổng hợp tư liệu, khai thác văn bản, phân loại tư liệu, thống kê, điền dã, các biện pháp kĩ thuật: chụp ảnh, phỏng vấn… cũng được chúng tôi áp dụng để giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ luận án đặt ra. 4.2. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa trên những nguồn tài liệu sau: - Các tài liệu gốc có liên quan đến quá trình đô thị hóa Quận 2 như: Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy TP.HCM; nghị quyết của Đảng bộ Quận 2 về định hướng, quy hoạch, đánh giá chỉnh trang, phát triển đô thị nói chung và của TP.HCM, của Quận 2 nói riêng. - Các văn bản Quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM và báo cáo tổng kết hàng năm của UBND Quận 2… Những tài liệu này được khai thác tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các cơ quan lưu trữ TP.HCM, Cục Thống kê TP.HCM, Phòng Thống kê Quận 2. Trong đó, chúng tôi có phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê để làm rõ sự chuyển biến về các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng và dân cư của Quận 2 trong quá trình thành lập và phát triển. - Các chuyên khảo, các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tham luận khoa học của các tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. - Nguồn tài liệu mà chúng tôi sử dụng được viết bằng tiếng Việt hoặc đã được
  13. 6 dịch sang tiếng Việt và nguồn tài liệu bằng tiếng Anh. - Bản khảo sát của chính tác giả về đời sống dân cư (hơn 200 hộ gia đình) tại 11 phường của Quận 2. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu về quá trình đô thị hoá ở Quận 2 từ năm 1997-2015, luận án có những đóng góp sau đây: Góp phần hệ thống hóa tư liệu về quá trình đô thị hóa nói chung và tái hiện bức tranh tổng thể, toàn diện của quá trình đô thị hóa Quận 2 TP.HCM. Có thể xem đây là một trong những luận án đầu tiên mạnh dạn đi vào hướng nghiên cứu mà giới sử học quan tâm chú ý chưa nhiều, đó là vấn đề đô thị hoá Quận 2 nhìn từ góc độ lịch sử. Luận án dược xem là tư liệu lịch sử hữu ích cho thành phố Thủ Đức (Sài Gòn - TP. HCM) trong tiến trình lịch sử hơn 300 năm. Do đó, luận án sẽ có giá trị tham khảo nhất định đối với những độc giả quan tâm đến vấn đề này. Qua công trình nghiên cứu, chúng tôi góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế, những đặc điểm của đô thị hóa và tác động của nó đối với sự phát triển của Quận 2 và vai trò của sự phát triển đó trong quá trình phát triển chung của TP.HCM. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành chức năng trong việc đề ra chủ trương, chính sách phù hợp đối với tình hình thực tiễn nhằm phát huy các tiềm năng và thế mạnh của Quận 2 nói riêng và các quận khác nói chung vào sự phát triển của TP.HCM. Từ đó, có thể đưa ra một mẫu hình nghiên cứu và thực thi cho vấn đề đô thị hoá ở các tỉnh thành trong cả nước, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được bố cục thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Ở chương này luận án đã tập trung: - Hệ thống hóa các công trình, bài viết đã được công bố, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ (trong và ngoài nước) liên quan mật thiết đến đề tài luận án. - Phân tích, đánh giá và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của các công trình này trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án và các
  14. 7 vấn đề cần được đề cập trong luận án; những quan điểm, luận điểm đã được thừa nhận rộng rãi, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong những công trình nghiên cứu này; phân tích, đánh giá những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài luận án mà trong các công trình nói trên đã đề cập, nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để. - Xác định những vấn đề thuộc nội dung luận án mà tác giả cần tập trung giải quyết. Chương 2. Vấn đề đô thị hoá và những yếu tố tác động đến quá trình đô thị hoá ở Quận 2 TP. HCM. Đề tài nghiên cứu về quá trình đô thị hoá, nên trước hết cần đề cập lý luận về “đô thị và đô thị hoá”, bởi vì đây là tiền đề lý luận để nghiên cứu quá trình đô thị hoá ở Quận 2 TP. HCM. Nghiên cứu quá trình đô thị hoá ở Quận 2 trong khoảng thời gian cụ thể từ năm 1997 đến năm 2015 nên về mặt lịch sử cần nghiên cứu giai đoạn trước 1997 để thấy rõ xuất phát điểm của Quận này khi bước vào quá trình đô thị hoá trong giai đoạn 1997-2015. Bên cạnh đó, cần xác định những yếu tố cấu thành và ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt động kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường tại Quận 2. Những yếu tố đó có ảnh hưởng gì đến sự thành công hay hạn chế của quá trình ĐTH? Những yếu tố nào có thể kế thừa cho thực tiễn ngày nay? Chương 3. Chuyển biến về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng ở Quận 2, TP. HCM trong quá trình đô thị hoá từ năm 1997 đến năm 2015. Đây là một trong những chương chính của luận án. Thông qua việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (sự tăng trưởng của công thương nghiệp - dịch vụ; sự giảm thiểu của kinh tế nông nghiệp và sự phát triển của hạ tầng đô thị v.v..) luận án sẽ làm rõ quá trình đô thị hoá của Quận 2 (1997 – 2015) từ góc độ lịch sử. Đây là những vấn đề rất cơ bản để xem xét quá trình đô thị hoá ở bất cứ địa bàn nào trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Chương 4. Chuyển biến về xã hội và văn hóa ở Quận 2, TP. HCM trong quá trình đô thị hoá từ năm 1997 đến năm 2015. Quá trình đô thị hoá không chỉ phản ánh trong sự thay đổi của cơ cấu kinh tế,
  15. 8 dân cư mà xét đến cùng, những thay đổi đó tất yếu dẫn đến việc hình thành, định hướng một lối sống đô thị khác biệt với lối sống nông thôn. Chương 4 của luận án sẽ tập trung giải quyết vấn đề này. Cuối cùng, trong phần Kết luận, trên cơ sở xem xét về chuyển biến kinh tế, xã hội, về dân cư và lối sống, những thành tựu, những lợi thế và tồn tại trong quá trình đô thị hoá ở Quận 2, tác giả có một số nhận xét và đề xuất ý kiến của mình trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, luận án sẽ rút ra những đặc điểm của quá trình đô thị hóa, những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo trong quá trình phát triển đô thị ở Quận 2 nói riêng và ở TP.HCM nói chung trong những năm tiếp theo.
  16. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu, thể hiện trong các công trình khoa học như luận án, luận văn, sách chuyên khảo, bài viết trên báo, tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học… Có thể phân chia các công trình mà chúng tôi đã tiếp cận theo cách phân kỳ lịch sử (thời gian) và theo các mảng đề tài sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa của các tác giả nước ngoài Cho đến nay, đã có nhiều công trình của các tác giả nước ngoài được công bố từ những góc độ tiếp cận khác nhau (thuộc các chuyên ngành kinh tế học, đô thị học, xã hội học, văn hoá học, sử học…) • Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đô thị, đô thị hóa, các vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa ở các đô thị của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Công trình L’Indo-Chine française: Souvenirs - Hồi ký Xứ Đông Dương của Joseph Athanase Paul Doumer, do Lưu đình Tuấn, Lê đình Chi, Hoàng Long và Vũ Thủy chuyển ngữ sang tiếng Việt (Nxb Thế giới, 2018). Cuốn hồi ký đã viết về hành trình, nhận định và trải nghiệm của Paul Doumer về xứ Đông Dương trong giai đoạn 5 năm ông làm Toàn quyền ở vùng đất này. Không chỉ dừng lại ở việc ghi chép về người thật việc thật ở xứ Đông Dương, quyển sách còn thể hiện rõ tầm nhìn xây dựng và phát triển quốc gia trong hoàn cảnh Đông Dương là thuộc địa của nước Pháp. Trong các chương 2, 3 và 4 của quyển sách, tác giả đã đề cập đến những chuyển biến về kinh tế - xã hội và sự phát triển đô thị ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, ở chương 3 (từ trang 143 đến trang 154) đề cập đến hiện tượng ĐTH ở Sài Gòn và Chợ Lớn, tác giả cho rằng: “Sài Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng Viễn Đông” (trang 151). Trong khi đó, đối với vấn đề chuyển biến dân số, thì “Thành phố Sài Gòn có khoảng 30.000 người” và “dân số Nam kỳ đã tăng lên rất nhanh, hiện nay có lẽ là 3 triệu người” (trang 153-154). Con mắt của một nhà hoạch định chính sách cai trị và khai thác thuộc địa đã khiến
  17. 10 Paul Doumer làm nên kỳ tích khi quy hoạch xong Hà Nội, để lại hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn dấu vết đến ngày nay, trong đó có ba cây cầu Long Biên, Tràng Tiền, Bình Lợi và hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam. Công trình trên được xem là tài liệu có giá trị tham khảo khá cao vì đã phản ánh được toàn cảnh xã hội, đô thị Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ. Theo nhà văn - dịch giả Nguyễn Xuân Khánh, “Xứ Đông Dương còn quý hơn cả một cuốn sách tham khảo thông thường, vì nó là một cuốn sách có thể nói là hiếm hoi của người Pháp, viết về thời kỳ xây dựng thuộc địa, thời kỳ kinh tế thuộc địa” (trang 4). Man’s Struggle for Shelter in an Urbanizing World - Cuộc chiến đấu của con người vì nhà ở trong một thế giới đô thị hóa của hai tác giả Abrams và Charles (Nxb MIT Press, 1966) là công trình đầu tiên đề cập đến một vấn đề rất bức thiết - vấn đề nhà ở của các quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển dưới tác động của quá trình ĐTH. Các tác giả cho rằng: “công nghiệp hóa và bùng nổ dân số đang góp phần vào một cuộc cách mạng đô thị tại các nước đang phát triển”, đồng thời làm cho “các điều kiện xã hội và kinh tế ổn định từ hàng trăm năm nay đang bị đảo lộn nhanh chóng” (trang 6). Cuốn sách cũng đề cập đến nỗ lực của các tổ chức quốc tế và hành động của nhiều quốc gia trong cải cách đất đai và nhà ở phù hợp với yêu cầu của quá trình ĐTH. Từ giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID hỗ trợ kỹ thuật cho miền Nam Việt Nam trong vấn đề quy hoạch đô thị. Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates - Consultants on Development and Ekisticsi 2 (Hy Lạp) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons 3 (Hoa Kỳ) lập năm 1972. Ngoài ra, hai tác giả Frank Pavick và James Bogle cũng đã lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam. Tác giả Frank Pavick sau đó còn thực hiện khảo sát về vấn đề sử dụng đất tại đô thị Sài Gòn cho Tổng nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị. 2 Doxiadis Associates (DA) do kiến trúc sư người Hy Lạp Constantinos Doxiadis đứng đầu, là một trong những công ty tư vấn quy hoạch đô thị có ảnh hưởng nhất thế giới vào thập niên 1960. 3 Wurster, Bernardi and Emmons (WBE) là công ty kiến trúc có trụ sở chính ở San Francisco (Hoa Kỳ). Công ty được lập ra bởi William Wilson Wurster, người sáng lập Trường Thiết kế Môi trường tại Đại học California – Berkely.
  18. 11 Hồ sơ của Dioxiadis Associates được xem như một công trình nghiên cứu tổng thể, quy mô về kiến trúc, khí hậu, đất đai, địa hình, dân số, nhà ở, nhu cầu giao thông giữa các khu vực và năng lực tài chính không chỉ của Sài Gòn mà cả miền Nam lúc đó. Tính quy mô của đề án được thể hiện qua 8 phần, đáng chú ý ở phần VIII: Quy hoạch tổng thể một dự án thí điểm – đề án Thủ Thiêm 1972 (được vận dụng thử nghiệm cho khoảng 10.000 ngôi nhà phù hợp với môi trường Việt Nam và quy hoạch chi tiết cho khu dân cư đầu tiên với khoảng 1000 căn nhà cho dự án trên). Hồ sơ quy hoạch cũng đã đưa ra giải pháp triển khai, tài chính của dự án và đề xuất rất cụ thể về chính sách cũng như kèm theo thiết kế chi tiết. Những tài liệu này không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về lịch sử phát triển đô thị của Thành phố Sài Gòn, cũng như quy hoạch đô thị tại miền Nam ở thời điểm đó, mà còn cung cấp một mô hình quy hoạch hoàn chỉnh trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mới hình thành. Công trình The City Shaped: Urban patterns and meanings through History - Thành phố được hình thành: Các mô hình đô thị và những ý nghĩa trong lịch sử của hai tác giả Kostoff và Spiro (Nxb Bulfinch; tái xuất bản 1993) nghiên cứu về nhiều địa danh đô thị trên toàn cầu trải qua nhiều thời kỳ. Các tác giả nhìn nhận đô thị như một “kho tàng chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa” và là “hiện thân của cộng đồng sinh sống ở đó” (trang 2). Tác giả cũng đã giải thích tại sao và làm như thế nào để các đô thị có được những nét đặc trưng riêng. Các biểu đồ minh họa đã thể hiện bức tranh toàn cầu về sự phát triển của các đô thị trên thế giới. Cuốn sách được xem là một công trình khoa học có ý nghĩa tham khảo cao về đô thị và đô thị hóa. Quy hoạch đô thị của tác giả Pierre Merlin (Nxb Thế giới, 1993) là công trình đề cập đến những nhu cầu đặc biệt được đặt ra trong môi trường xã hội đô thị, nghiên cứu về con người và các tổ chức văn hóa của họ ở các thành phố lớn trên thế giới. Urban Life Reading in Urban Anthropology - Cuộc sống đô thị trong nhân chủng học đô thị (Third Edition, năm 1996) của hai tác giả George Gmelch và Walter P. Zenne là công trình khoa học đi từ lý luận đến thực tiễn về đời sống, cấu trúc dân cư ở các đô thị trên thế giới dưới góc độ nhân học. Cuốn sách được bố cục thành năm phần: nghiên cứu thực địa, cộng đồng, cấu trúc và thể chế, di cư và thích ứng, toàn cầu hóa và xuyên quốc gia.... Với sự tập hợp các bài viết của nhiều tác giả và nghiên
  19. 12 cứu khảo sát quy mô lớn, hai tác giả đã cho người đọc cảm nhận được cuộc sống của người dân ở các thành phố khác nhau trong xu thế toàn cầu hóa. Tài liệu cũng giúp cho những nhà nghiên cứu về nhân chủng học đô thị có phương pháp trải nghiệm đa dạng để cảm nhận sự phức tạp của cư dân đô thị. Tác giả cho rằng hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở các thành phố sẽ dần thích ứng với xu thế ĐTH và toàn cầu hóa xuyên quốc gia. Tài liệu đã giúp cho chúng tôi khám phá về cách nghiên cứu cuộc sống đô thị và điều tra cư dân đô thị tại các thành phố. Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á do Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996 là công trình đề cập đến xu thế đô thị hóa của một số thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, nhu cầu quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, tình trạng tăng dân số cơ học, các kinh nghiệm trong phát triển đô thị của các nước Đông Nam Á, vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa của con người trong quá trình đô thị hóa. Công trình cũng dự báo về xu thế ĐTH ở Việt Nam và TPHCM. Những bài học được rút ra trong công trình trên tuy đã hơn 20 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị tham khảo. Tác giả Forbes Dean trong công trình Asian Metropolis: Urbanization and the Southeast Asian City - Các đô thị lớn tại Châu Á: Đô thị hóa và Thành phố ở Đông Nam Á (Oxford University, 1996) cho rằng: Từ Việt Nam đến Indonesia, Singapore đến Thailand, các nền kinh tế Đông Nam Á đang tăng trưởng với một tốc độ chưa từng thấy. Cuốn sách tập trung phân tích sự tăng trưởng về kinh tế của các đô thị hiện tại, khám phá đô thị qua các giai đoạn: tiền thực dân, dưới chế độ thực dân và hậu thực dân. Trong công trình trên, tác giả cũng đã dành dung lượng thích đáng mô tả sự khác nhau trong sự phát triển đô thị dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, và sau giai đoạn cải cách trong những năm 90 của thế kỷ XX. Đáng chú ý có phần đề cập của tác giả về TP.HCM, ông cho rằng TP.HCM có vai trò quan trọng đối với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế của thế giới… Cuốn sách cũng chỉ ra những vấn đề hiện tại của đô thị tăng trưởng nhanh, từ việc sử dụng lao động, cho đến việc cơ sở hạ tầng quá dàn trải và sự khủng hoảng về môi trường đô thị. Hanoi: Biography of a City - Hà Nội: Tiểu sử một thành phố của tác giả William S. Logan (University of New South Wales, 2000) là công trình đi sâu phân tích những thay đổi về kinh tế, văn hóa, chính trị diễn ra trong suốt 10 thế kỷ (từ thế kỷ X - thế
  20. 13 kỷ XX) với những cuộc chiến tranh đan xen và những làn sóng thay đổi về văn hóa và di cư tại Hà Nội. Theo đó, Hà Nội với những biến động, phát triển và thụt lùi trên nhiều phương diện vì chiến tranh nhưng cũng đã “sớm trở thành một địa danh quan trọng về văn hoá, tôn giáo, chính trị, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động thương mại buôn bán sầm uất” (trang 18). Bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, kinh tế học, đô thị học, cùng với sự am tường về hệ thống đô thị ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới, tác giả đã phác họa rõ nét vấn đề quy hoạch đô thị ở Hà Nội trong suốt 10 thế kỷ. Công trình do vậy có ý nghĩa tham khảo cao đối với các nhà khoa học không chỉ giới kiến trúc (qua những bài học về bộ mặt kiến trúc Hà Nội trong quá khứ mà nghĩ về quy hoạch trong hiện tại và tương lai) mà còn là một tác phẩm có ý nghĩa trong việc nghiên cứu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. The Transition to a Predominantly Urban World and its Underpinnings - Thời kỳ quá độ dẫn tới một thế giới chủ yếu là đô thị và nền móng của nó (Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế - IIED, 2007) là công trình được nghiên cứu bởi hai tác giả Satterthwaite và David, mô tả những thay đổi sâu sắc về dân số đô thị hơn một trăm năm qua ở những thành phố lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê được thể hiện trong cuốn sách trên, vào năm 1990, trong số 100 thành phố lớn nhất thế giới thì châu Âu chiếm hơn một nửa, nhưng hiện nay chỉ còn 10 thành phố. Ngược lại, cũng vào năm 1990, tại châu Á chỉ có 22 thành phố trong tổng số 100 thành phố lớn nhất thế giới, đến nay lại chiếm gần một nửa. Cũng trong bảng thống kê trên, có 2 thành phố của Việt Nam là TP.HCM và TP. Hà Nội lọt vào top 100 thành phố lớn nhất thế giới (trang 75). Điều đó cho thấy, tốc độ ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các tác giả cho rằng, ngày nay, yếu tố quyết định đến sự biến đổi đô thị là việc hoạch định của những nhà chính trị và các tổ chức kinh doanh trên thị trường (chọn hoặc tránh đầu tư vào khu vực nào). Điều đó giải thích tại sao các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng là nơi tập trung dân số đô thị cao nhất và có nhiều thành phố lớn nhất. Tại mục 3 (Điều gì để thúc đẩy sự thay đổi đô thị?), tác giả cho rằng đô thị hóa được công nhận là thường xảy ra tại các quốc gia có thu nhập trung bình. Thống kê dân số đô thị có thể cho thấy thành phố nào phát triển nhanh thường được thực hiện theo quy mô của nền kinh tế quốc gia đó cùng các mối liên hệ với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Sự thay đổi đô thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2