intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:102

92
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với các mục tiêu: Lựa chọn những chức năng sinh thái môi trường để lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức; đề xuất những định hướng nâng cao hiệu quả lồng ghép.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LƯƠNG XUÂN TOÀN LỒNG GHÉP CHỨC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
  2. Hà Nội ­ 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ LƯƠNG XUÂN TOÀN LỒNG GHÉP CHỨC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VỚI QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành:  Khoa học Môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
  3. PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ Hà Nội ­ 2014  
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS. Hoàng  Xuân Cơ  ­ Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, người   đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, các cô Khoa Môi trường ­   Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ,  chỉ bảo và truyền đạt kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập và đào tạo. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm  ơn tới các anh chị làm việc tại văn phòng   Ủy ban nhân dân huyện Mỹ  Đức, phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỹ  Đức,  Ban Quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình  điều tra, thu thập thông tin, số liệu để hoàn thành bản luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm  ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn  động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014 Học viên    Lương Xuân Toàn   
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................II DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. III DANH MỤC HÌNH............................................................................................................... IV MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3 CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................29 CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................33 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 89 i
  6. Danh mục chữ viết tắt BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường ĐDSH Đa dạng sinh học ĐHQG Đại học Quốc gia  ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường HST Hệ sinh thái KTXH Kinh tế ­ xã hội NXB Nhà xuất bản TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế Thế giới ii
  7. Danh mục bảng BẢNG 1. CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN MỸ ĐỨC ....................................................................17 BẢNG 2. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2013.................................................................................................. 21 BẢNG 3. SẢN LƯỢNG LÚA CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2013......................................22 BẢNG 4. DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY HOA MÀU HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2013.................22 BẢNG 5. THỐNG KÊ CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2013............................23 BẢNG 7. DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2013............................46 BẢNG 8. DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY HOA MÀU HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2013.................46 BẢNG 9: THỰC TRẠNG ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2010 ........................................................................................................................................................ 48 BẢNG 10. MỤC TIÊU CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC ĐẾN NĂM 2020 VÀ 2030................................................................................................................................................ 52 BẢNG 11. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC ĐẾN NĂM 2020 VÀ 2030.......................................................................................................................................... 52 BẢNG 12. QUY MÔ CỦA HỒ CHỨA QUAN SƠN ...........................................................70 BẢNG 13. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÁC KÊNH CHÍNH CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC .........71 BẢNG 14. THÀNH PHẦN THỰC VẬT RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN.......................74 BẢNG 15. CÁC HỌ THỰC VẬT GIÀU LOÀI NHẤT TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN................................................................................................................................................ 74 BẢNG 16: CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÍ HIẾM CÓ Ở RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN. 75 BẢNG 17. THÀNH PHẦN LOÀI HỆ ĐỘNG VẬT RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN.......77 BẢNG 18. TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN THÚ RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN...............77 BẢNG 19. TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN CHIM RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN.............78 BẢNG 20. CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO...................79 iii
  8. Danh mục hình HÌNH 1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN MỸ ĐỨC...........................................................12 HÌNH 2: MƠ VÂN NAM ĐƯỢC TRỒNG Ở HƯƠNG SƠN................................................37 HÌNH 3: HÌNH ẢNH CÂY MƠ HƯƠNG TÍCH....................................................................37 HÌNH 4 VÀ HÌNH 5: RAU SẮNG CHÙA HƯƠNG ĐƯỢC TRỒNG TRONG RỪNG..........38 HÌNH 6: HST RỪNG TRỒNG TẠI HƯƠNG SƠN..............................................................40 HÌNH 7: VƯỜN CÂY ĂN QUẢ CỦA NGƯỜI DÂN Ở XÃ PHÚC LÂM..............................40 HÌNH 8 VÀ HÌNH 9: HÌNH ẢNH HỒ QUAN SƠN CHỤP Ở XÃ HỢP TIẾN.......................43 HÌNH 10 VÀ HÌNH 11: SÔNG ĐÁY ĐOẠN QUA XÃ HƯƠNG SƠN..................................43 HÌNH 12 VÀ HÌNH 13: CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở XÃ LÊ THANH....47 HÌNH 14 VÀ HÌNH 15: NHỮNG CHIẾC THUYỀN PHỤC VỤ MÙA LỄ HỘI.......................63 HÌNH 16: DU KHÁCH NGẮM CẢNH TRÊN DÒNG SUỐI YẾN.........................................64 HÌNH 17: KHÁCH NƯỚC NGOÀI MUA VÉ THĂM QUAN CHÙA HƯƠNG .....................64 HÌNH 18: TRỤ SỞ LÀM VIỆC CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN. 74 iv
  9. MỞ ĐẦU Tốc độ phát triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội trên thế giới ngày càng tăng  trưởng, kéo theo sự gia tăng về  các vấn đề  môi trường. Những thảm hoạ về sự  cố môi trường, thiên tai đã gây nên những tổn thất to lớn về người và của ở hầu  hết các quốc gia trên thế giới. Nhằm tạo ra những giải pháp hữu hiệu để  bảo vệ  môi trường, toàn thế  giới nhất trí rằng kinh tế, xã hội, các nguồn lực và môi trường phải được phát  triển hài hoà. Hội nghị  thượng đỉnh Rio de Janerio, Braxin năm 1992 đã chuyển   chủ đề “Bảo vệ môi trường” của Hội nghị Liên hợp quốc năm 1972 ở Stockholm  sang những vấn đề  liên quan đến môi trường và phát triển, lấy mục tiêu “Phát   triển bền vững” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các quốc gia ­ Chương   trình nghị sự 21 ra đời. Sự  thay đổi chủ  đề: “Bảo vệ  môi trường” sang chủ  đề  “Phát triển bền  vững” thể hiện bước nhảy vọt trong nhận thức về tầm quan trọng của việc lồng   ghép công tác BVMT vào chương trình xây dựng và phát triển đất nước của mỗi   quốc gia. Tinh thần và ý tưởng chung trong chương trình nghị  sự  21 của Việt  nam (Vietnam Agenda 21) là thực hiện và chuyển những chiến lược phát triển  bền vững thành những chương trình hành động cụ  thể, khả  thi và hiện thực,  trong đó chương trình hành động bảo vệ môi trường phải được lồng ghép trong  chương trình, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch   hạ tầng cơ sở, kiến trúc cảnh quan, văn hoá của đất nước Quy hoạch môi trường đang được quan tâm và chú trọng nhiều hơn trong   nhưng năm gân đây, đã có nhi ̃ ̀ ều nghiên cứu và báo cáo về các vấn đề lồng ghép  như lồng ghép đất đai, lồng ghép đói nghèo và môi trường, lồng ghép môi trường  vào quy hoạch phát triển. Tuy nhiên trong phạm vi nhỏ hơn đó là lồng ghép sinh thái môi trường thì  chưa được rõ ràng và còn ít nghiên cứu, cần chỉ ra những chức năng sinh thái môi  1 
  10. trường nào quan trọng cần được lồng ghép vào quy hoạch phát triển KTXH.   Nhận thấy vai trò quan trọng của việc lồng ghép chức năng sinh thái môi trường  vào trong dự án quy hoạch, tôi chọn đề tài “Lồng ghép chức năng sinh thái môi   trường với quy hoạch tổng thể  phát triển kinh tế­xã hội huyện Mỹ  Đức,   thành phố Hà Nội”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu: ­ Lựa chọn những chức năng sinh thái môi trường để  lồng ghép vào Quy  hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức. ­ Đề xuất những định hướng nâng cao hiệu quả lồng ghép. 2 
  11. Chương 1 ­ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.  Cơ  sở  khoa học về  lông ghep ch ̀ ́ ức năng sinh thai môi tr ́ ương v ̀ ơi quy ́   hoach t ̣ ổng thể phát triển KTXH 1.1.1. Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường ­ Một số khái niệm + Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác   động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. + Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà   không làm tổn hại đến khả  năng đáp  ứng nhu cầu đó của các thế  hệ  tương lai  trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ  xã hội và bảo vệ môi trường. + Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn,  phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ  thống giải pháp bảo vệ  môi trường trong sự  liên quan chặt chẽ  với quy hoạch   tổng thể phát triển KTXH nhằm bảo đảm phát triển bền vững. + Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến  môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để  đưa ra giải pháp  giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp  trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát  triển bền vững. +  Đánh giá tác động môi trường  là việc phân tích, dự  báo tác động đến  môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi  triển khai dự án đó. + Lồng ghép là một quá trình tích hợp một cách có hệ thống một giá trị, ý  tưởng hay một chủ đề  có lựa chọn trong tất cả  phạm vi của một lĩnh vực công   việc hay của một hệ  thống. Việc lồng ghép là một quá trình lặp đi, lặp lại để  thay đổi văn hoá và thông lệ của các thể chế (cơ quan). 3 
  12. + Hệ sinh thái là một tổ hợp động của các quần xã thực vật, động vật và  vi sinh vật và môi trường vô sinh của các quần xã đó, tương tác với nhau như  một đơn vị  chức năng. Các HST không có ranh giới cố  định; thay vào đó, các   thông số  của các HST được đặt ra để  xem xét vấn để  khoa học, quản lý hoặc   chính sách. Tuỳ theo mục đích phân tích, một cái hồ duy nhất, một khu vực chứa  nước hoặc toàn bộ vùng, có thể là một HST. + Đánh giá tổng hợp HST là đánh giá điều kiện và các xu thế  trong một  HST; các dịch vụ mà HST đó cung cấp (như nước sạch, thức ăn, lâm sản và kiểm   soát lũ); cũng như  các  phương  án lựa chọn  để  phục hồi,  bảo tồn hoặc tăng   cường sử  dụng bền vững HST đó thông qua các phương pháp nghiên cứu lồng   ghép giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. + Sinh thái môi trường là môn học thuộc ngành môi trường học. Nó nghiên  cứu mối quan hệ tương tác không chỉ  giữa các cá thể  sinh vật, mà còn giữa tập  thể, giữa cộng đồng với các điều kiện môi trường tự nhiên bao quanh nó. + Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng, lãnh thổ là luận chứng phát  triển KTXH và tổ chức không gian các hoạt động KTXH hợp lý trên lãnh thổ nhất  định trong một thời gian xác định.  ­ Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường Khi nói đến chức năng cần nhận rõ chức năng là các đối tượng, hiện  tượng được phát sinh, phát triển từ các đối tượng, hiện tượng có trước theo một   quy luật tự nhiên nhất định và theo các mục tiêu nhất định của con người. Chức  năng sinh thái của lãnh thổ  sinh thái có đa chức năng mà trước hết là chức năng   môi trường sống tự  nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu trúc lãnh thổ.  Các chức năng của nền địa chất, địa hình, đất, sinh vật, thủy văn, khí hậu đều là  các chức năng môi trường sống của con người và các hệ sinh vật. Con người và  sinh vật sống nhờ nền địa chất, địa hình, đất, sinh vật, nước và không khí. Chức   năng sinh thái quan trọng thứ hai là năng suất sinh học của đa dạng các loài sinh   vật trong quần xã của HST. Sự  chuyển hóa vật chất và năng lượng trong HST   4 
  13. được biểu hiện bởi năng suất sinh học của quần xã trong HST. Chức năng sinh  thái thứ ba có ý nghĩa cũng rất quan trọng đó là chức năng KTXH. Sự cung cấp tài   nguyên của môi trường (của các thành phần cấu trúc lãnh thổ) là điều kiện rất   quan trọng, có khi là chủ yếu, là cơ sở vật chất cho sự phát triển của xã hội loài  người, cho sự phát triển các ngành kinh tế  nông, lâm, ngư, công nghiệp, thương  mại, du lịch… và đặc biệt là các HST, các công trình hạ  tầng do con người xây  dựng có ý nghĩa về  mặt KTXH và thẩm mỹ. Các chức năng KTXH là các chức   năng tự nhiên và nhân tạo được sử dụng vào các mục đích phát triển KTXH và đó   là cơ  sở  để  phân loại các lãnh thổ  sinh thái theo mục đích sử  dụng cho sư  phát  triển KTXH của loài người. Chức năng thứ tư là chứa đựng, chuyển hóa các chất   thải của con người thải ra trong quá trình phát triển KTXH Quy mô hoạt động của các chức năng sinh thái tự nhiên thường được trùng  khớp, đồng nhất với quy mô cấu trúc lãnh thổ  tự  nhiên  ở  trong cùng cấp đó,   nhưng chức năng sinh thái thuộc về  KTXH có khi được xác định khác nhau trên   cùng quy mô lãnh thổ  hoặc có quy mô nhỏ  hơn ngay trong quy mô cấu trúc của  lãnh thổ tự nhiên. Theo phạm vi rộng, phát triển bền vững phụ  thuộc vào việc lồng ghép  thành công môi trường với quy hoạch kinh tế  và ra quyết định, một quy trình  được gọi là lồng ghép môi trường. Những nỗ lực ban đầu vào những năm 1990   để  lồng ghép môi trường với quy hoạch quốc gia ­ ví dụ, thông qua các báo cáo  về  chiến lược giảm đói nghèo (PRSP) ­ nhằm đảm bảo các quyết định và kế  hoạch về kinh tế  phải cân nhắc đến các ưu tiên về  môi trường và cũng như  đề  cập đến tác động của các hoạt động của con người đến các dịch vụ  và tài sản   môi trường. Bằng chứng cho thấy, những cố gắng ban đầu để  lồng ghép môi trường  với quy hoạch quốc gia đã đạt được những thành công nhất định. Một loạt công   trình đánh giá có  ảnh hưởng của Ngân hàng thế  giới cho thấy, hầu hết các báo  cáo chiến lược giảm đói nghèo được các nước nghèo nhất thông qua trong những   5 
  14. năm 1990, đã không nêu được đầy đủ sự đóng góp của môi trường đối với giảm   đói nghèo và tăng trưởng kinh tế. Lồng ghép yêu cầu bảo vệ  môi trường vào các quyết định sử  dụng các  nguồn lực trong hoạt động kinh tế, xã hội là cách thức bảo vệ  môi trường có   nguồn gốc từ yêu cầu phát triển bền vững, nguyên tắc phòng ngừa trong bảo vệ  môi trường  và  nguyên  tắc  đảm  bảo  sự  tham  gia  của  cộng  đồng  vào  các   quyết định có liên quan tới môi trường. Yêu cầu phát triển bền vững đến nay được coi là một trong những giá trị  phổ  quát cần được đảm bảo bởi bất kỳ mô hình phát triển kinh tế  nào trên thế  giới. Phát triển bền vững được  Ủy ban thế  giới về  Môi trường và phát triển   (WCED) định nghĩa là “sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại,  nhưng không gây trở  ngại cho việc đáp  ứng nhu cầu của các thế  hệ  mai sau”.  Yêu cầu phát triển bền vững được hiểu một cách giản lược là yêu cầu phát   triển  kinh  tế  phải  đi  đôi  với  việc  bảo  vệ  thỏa  đáng  môi  trường  sinh thái.  Điều này cũng có nghĩa rằng, mọi hoạt động kinh tế, xã hội đều phải tính đúng,  tính đủ  các chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Nói cách khác, yêu cầu bảo vệ  môi trường phải được tôn trọng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, mọi dự án   sản xuất, tiêu thụ và phát triển. Nguyên tắc phòng ngừa đòi hỏi giảm thiểu tối đa nguy cơ sản sinh ra tác   nhân làm thiệt hại đến môi trường (gây ô nhiễm, suy thoái môi trường) thay cho   việc xử lý các chất gây ô nhiễm đã được sản sinh từ quá trình sản xuất, sinh hoạt  của con người. Việc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ  giai đoạn ra   quyết định của con người sẽ  góp phần giúp cho người ra quyết định cân nhắc  đầy đủ hơn lợi và hại từ quyết định của mình, tính tới các lợi ích môi trường để  từ  đó có  ứng xử  phù hợp theo hướng giảm thiểu các hành vi gây hại cho môi  trường. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ra các quyết  định quan trọng liên quan tới môi trường đòi hỏi bất cứ  khi nào một chủ  thể  có  6 
  15. các quyết định có thể ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nơi một cộng đồng dân  cư đang sinh sống thì đều phải có sự tham vấn ý kiến hợp lý của cộng đồng dân   cư đó. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế vấn đề môi trường về cơ bản là vấn  đề  của cộng đồng dân cư. Các  ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nói chung   chính là các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tài sản và các lợi ích khác của cộng   đồng dân cư. Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định liên quan   tới môi trường chính là một biện pháp đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các chủ  thể  có liên quan đồng thời góp phần ngăn ngừa các xung đột, tranh chấp không   đáng có trong tương lai. Như  vậy, lồng ghép yêu cầu bảo vệ  môi trường vào các loại quyết định  trong cuộc sống của con người phải được coi là một hệ  quả  tự  nhiên của yêu  cầu phát triển bền vững và đáp  ứng nguyên tắc phòng ngừa trong việc bảo vệ  môi trường và nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo  vệ  môi trường. Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng  thể phát triển KTXH cũng không phải là một ngoại lệ. 1.1.2. Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã thể  hiện khá đầy đủ  yêu cầu phát  triển bền vững, loại phát triển mà theo giải thích của Luật này là “phát triển đáp   ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu   cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng   trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Khoản 4 Điều 3  Luật BVMT 2014). Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có nhiều nội dung cụ  thể  theo hướng các yêu cầu   về  bảo vệ    môi trường được lồng ghép vào từng  loại hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người (chẳng   hạn bảo vệ  môi trường đối với các dự  án quy hoạch phát triển KTXH, bảo vệ  môi trường đối với các dự  án đầu tư, bảo vệ  môi trường trong sản xuất kinh   7 
  16. doanh, dịch vụ, bảo vệ môi trường làng nghề, bảo vệ môi trường trong sản xuất   nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, v.v..) Từ năm 2007, Việt Nam đã chính thức tham gia WTO, chính thức tham gia  trên sân chơi quốc tế. Trong bối cảnh đó, trên phạm vi toàn quốc, chúng ta hiện  nay đang tập trung thực hiện bốn chương trình lớn mang tính toàn cầu: i/ Chương trình Nghị  sự 21 của Việt Nam (ban hành ngày 17 tháng 8 năm  2004) ii/ Chương trình mục tiêu  ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020  (NTP­RCC) (ban hành ngày 02 tháng 12 năm 2008) iii/ Kế  hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ  thiên tai đến năm 2020 (KCQ) (ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2009). iv/ Kế  hoạch hành động quốc gia về  tăng trưởng xanh giai đoạn 2014­ 2020 (ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2014) Đây có thể được xem như bốn chương trình/kế hoạch quan trọng nhất cho   Việt Nam trong thế kỷ 21 và để thực hiện một cách hiệu quả trong thực tế, cần   phải quán triệt sâu sắc cách tiếp cận lồng ghép/tích hợp: Trong chương trình Nghị sự 21 là yêu cầu tích hợp giữa ba lĩnh vực lớn  nhất: kinh tế, xã hội và môi trường và các hợp phần của nó trên đặc   thù văn hóa của các ngành, địa phương; Trong NTP – RCC và KCQ là tích hợp các nhiệm vụ  và giải pháp vào  tất cả  các chiến lược, quy hoạch, kế  hoạch, chương trình phát triển   của các bộ ngành và địa phương.  Tuy nhiên, theo tài liệu của nhóm nghiên cứu GS. TS. Lê Trọng Cúc [2010]  trên thực tế,  ở  Việt Nam cũng như  nhiều nước trên thế  giới, phát triển, xóa đói  giảm nghèo và quản lý môi trường thường được xem là các mục tiêu tách biệt.   Các tác động tích lũy của chính sách, chương trình và dự án để đạt được các mục   tiêu trung hạn và ngắn hạn gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường đất,   8 
  17. nước, không khí và gây ra hậu quả như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, suy thoái đất  và ảnh hưởng rất lớn tới người nghèo. Nguyễn Quang và Howard Stewart (2005)  đánh   giá   về   lồng   ghép   môi   trường   trong   Chiến   lược   giảm   nghèo   toàn   diện  (CPRGS) của Việt Nam với trường hợp nghiên cứu điểm tại Đắc Lắc cho thấy,   tình trạng tăng trưởng kinh tế nhanh phù hợp với trọng tâm của Chiến lược giảm  nghèo toàn diện nhưng lại không bền vững và gây suy thoái môi trường làm trầm  trọng thêm tình trạng nghèo đói và khoảng cách giàu nghèo. Mặt khác, Việt Nam   đang phải đối mặt với nhiều vấn đề  môi trường bức xúc liên quan đến nhiều  ngành khác nhau. Đánh giá của ngân hàng thế  giới (2005) nhận định rằng phát  triển kinh tế của Việt Nam đi kèm với đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng   đất nhanh chóng, khai thác tài nguyên ngày một gia tăng và sự gia tăng áp lực tới   môi trường. Mức độ và quy mô tác động môi trường ngày một gia tăng. Theo Bộ  Tài   nguyên   và   môi   trường   Việt   Nam   (MONRE)   (2003),   trong   lĩnh   vực   lâm  nghiệp, từ năm 1975 đến nay mối đe dọa tới ĐDSH của Việt Nam không những  không giảm mà ngày càng gia tăng do phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng đất sản  xuất nông nghiệp, khai thác gỗ  thương phẩm, chuyển đổi cơ  cấu sử  dụng đất,   phát triển nuôi tôm, khai thác quá mức và hủy diệt, di dân. Thống kê của Liên  minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) chỉ ra rằng   số  lượng loài động thực vật nguy cấp tăng từ  715 loài trong giai đoạn 1992 ­  1996 tới 822 loài trong giai đoạn 2002 – 2007, theo sách đỏ của Việt Nam có tới   gần 900 loài có nguy cơ  tuyệt chủng (2007). Về  lĩnh vực nông nghiệp, chuyển  đổi cơ  cấu sản xuất nhanh và làm thay đổi sử  dụng tài nguyên  ở  quy mô lớn   (Đặng Kim Sơn, 2006). Việc sử  dụng phân bón hóa học ngày càng gia tăng và   ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và gây ô nhiễm môi trường đất  (MONRE, 2005). Đánh giá của Bộ  kế  hoạch và đầu tư  (2006) cho thấy chất   lượng môi trường ở các khu công nghiệp cả nước hiện nay đang ở mức ô nhiễm   nặng và vẫn tiếp tục gia tăng, không những  ảnh hưởng tới người lao động  ở  trong khu công nghiệp mà còn  ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người   9 
  18. ngoài khu công nghiệp. Đặc biệt tình trạng ô nhiễm nước thải, môi trường lao   động đáng báo động. Vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rác thải ở mức cao   tuy chưa đến mức độ báo động. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để lồng ghép môi trường hiệu quả nhất, yếu   tố gì cản trở sự lồng ghép môi trường? Sáng kiến về lồng ghép môi trường trong  quy hoạch và ra quyết định được Học viện Môi trường và Phát triển Anh Quốc  (IIED) thực hiện đánh giá  ở  10 nước (như  Tanzania, Zambia, Kenya, Phillipines,  Việt Nam). IIED đã tổng kết các nhóm thách thức chính cho việc lồng ghép môi  trường, bao gồm:  phương thức phát triển kinh tế  bằng mọi giá, thiếu cam kết   chính trị, các sáng kiến lồng ghép còn hạn chế, thiếu thông tin và dữ liệu về mối   liên hệ giữa môi trường – phát triển, năng lực và kỹ năng còn hạn chế. Đánh giá  của IIED (2010) trong một hội thảo giữa các chuyên gia và các bên liên quan  trong 2 ngày để  nhìn nhận lại thành tựu và thách thức trong việc lồng ghép môi  trường và phát triển ở  ở Việt Nam trong vòng 20 năm qua đã chỉ  ra những thách  thức như sau: (i) nhiều cơ quan liên quan đến vấn đề môi trường nhưng thiếu sự   phối kết hợp; (ii) đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhưng cản trợ sự lồng ghép môi   trường; (iii) quá trình quy hoạch thiếu sự phối kết hợp, không linh họa; (iv) trở   ngại về văn hóa và ứng xử trong việc lồng ghép môi trường .  Đánh giá của IIED  cũng nhận định rằng rất ít quốc gia có giải pháp lồng ghép môi trường một cách   hoàn hảo và đề  xuất cần có chiến lược lồng ghép môi trường  ở  các cấp độ  và   quy mô khác nhau.  1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Mỹ  Đức là một trong 14 quận, huyện mới của Hà Nội, có diện tích tự  nhiên 23.146,93 ha, trung tâm huyện lỵ  cách quận Hà Đông khoảng 38km, cách  trung tâm Hà Nội 54km về phía Tây. Mỹ Đức nằm giáp ranh giữa đồng bằng và   10 
  19. miền núi, có dãy núi đá vôi chạy dọc ở phía Tây nên có vị trí rất quan trọng về an   ninh ­ quốc phòng nên có thể  coi Mỹ  Đức là tuyến phòng thủ  phía tây nam đối  với Hà Nội. 11 
  20. Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức Nguồn: Phòng TNMT huyện Mỹ Đức 12 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1