intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT Đô thị TP.HCM (HOUTRANS) - Báo cáo cuối cùng - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 9: Các nút giao thông

Chia sẻ: Homnay 2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

125
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT Đô thị TP.HCM (HOUTRANS) - Báo cáo cuối cùng - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 9: Các nút giao thông trình bày hiện trạng các công trình nút vận tải ở TP.HCM, quy hoạch tổng thể công trình nút vận tải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT Đô thị TP.HCM (HOUTRANS) - Báo cáo cuối cùng - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 9: Các nút giao thông

  1. CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI, NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (BỘ GTVT) UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ THI VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH (HOUTRANS) BÁO CÁO CUỐI CÙNG Quyển 5: Báo Cáo Kỹ Thuật Số 6: Các Nút Giao Thông Tháng 6 năm 2004 CÔNG TY ALMEC
  2. MỤC LỤC 1. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH NÚT VẬN TẢI Ở TP HCM 1.1. Công trình nút vận tải là gì? ...................................................................................... 1-1 1.2. Các công trình nút vận tải hiện có ở TP HCM ........................................................... 1-1 1.3. Vấn đề....................................................................................................................... 1-32 2. QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH NÚT VẬN TẢI 2.1. Vai trò và chức năng của công trình nút vận tải ........................................................ 2-1 2.2. Các trang thiết bị cần có ở bến xe buýt..................................................................... 2-2 2.3. Mô hình điểm trung chuyển phương thức vận tải theo phương thức vận tải chủ chốt tại nút vận tải điển hình ..................................................................................... 2-2 2.4. Các giai đoạn phát triển và khai thác của đường ưu tiên xe buýt, đường dành riêng cho xe buýt và đường sắt đô thị ....................................................................... 2-3 2.5. Phát triển ngắn và trung hạn ..................................................................................... 2-5 2.6. Phát triển dài hạn ...................................................................................................... 2-25
  3. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2.1 Bảng giờ tàu đi từ TP HCM ............................................................................ 1-3 Bảng 1.2.2 Bảng giờ tàu đến TP HCM ............................................................................. 1-3 Bảng 1.2.3 Các bến xe Liên tỉnh ở TP HCM..................................................................... 1-11 Bảng 1.2.4 Số nhân viên và ngân sách hàng năm phục vụ điều hành, khai thác bến ...... 1-11 Bảng 1.2.5 Các bến xe buýt nội đô ở TP HCM................................................................. 1-14 Bảng 1.2.6 Khối lượng vận chuyển tại sân bay Tân Sơn Nhất......................................... 1-17 Bảng 1.2.7 Nhu cầu vận tải tại sân bay TSN trong tương lai............................................ 1-17 Bảng 1.2.8 Các công trình hiện có tại sân bay Tân Sơn Nhất .......................................... 1-17 Bảng 1.2.9 Các công trình cần có ở sân bay Tân Sơn Nhất vào năm 2015..................... 1-17 Bảng 1.2.10 Các cảng sông ở TP HCM ............................................................................. 1-18 Bảng 1.2.11 Số hành khách và tuyến theo loại bến liên tỉnh và nội đô............................... 1-19 Bảng 1.2.12 Năng lực và nhu cầu điểm đỗ xe ở Quận 1.................................................... 1-29 Bảng 1.2.13 Vị trí và diện tích các bãi đậu xe dự kiến ở Quận 1........................................ 1-29 Bảng 1.2.14 Hiện trạng bãi giữ xe ở Quận 1, 3 và 5 (1) ..................................................... 1-32 Bảng 1.2.15 Hiện trạng bãi giữ xe ở Quận 1, 3 và 5 (2) ..................................................... 1-32 Bảng 2.3.1 Mô hình trung chuyển phương thức theo phương thức vận tải chính tại nút vận tải điển hình ....................................................................................... 2-2 Bảng 2.4.1 Các giai đoạn khai thác của các công trình phục vụ xe buýt và đường sắt đô thị............................................................................................................... 2-3 Bảng 2.4.2 Chiều dài đường bộ và đường sắt mà các phương thức hoạt động .............. 2-3 Bảng 2.5.1 Chi phí xây dựng trạm dừng xe buýt tại lối vào ga Sài Gòn ........................... 2-6 Bảng 2.5.2 Kế hoạch xây dựng và nâng cấp/mở rộng các bến xe khách liên tỉnh hiện nay.......................................................................................................... 2-8 Bảng 2.5.3 Chiều dài các tuyến đường hoạt động của xe buýt tuyến trục ....................... 2-10 Bảng 2.5.4 Hiện trạng điểm dừng xe buýt trên các tuyến buýt ưu tiên hay tuyến trục...... 2-10 Bảng 2.5.5 Chi phí cải tạo trạm xe buýt trên các tuyến ưu tiên hay tuyến trục................. 2-11 Bảng 2.5.6 Chiều dài nhà chờ theo tuyến buýt và diện tích hoạt động của xe buýt ......... 2-11 Bảng 2.5.7 Chiều dài các tuyến đường dành riêng cho xe buýt ....................................... 2-13 Bảng 2.5.8 Bến xe cho xe buýt chạy đường dành riêng................................................... 2-14 Bảng 2.5.9 Ga bến cho các tuyến đường sắt đô thị và các phương thức chuyển tải chính............................................................................................................... 2-16 Bảng 2.5.10 Nguồn vốn xây dựng ga hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ............ 2-18 Bảng 2.5.11 Vị trí và diện tích các bãi đỗ xe dự kiến trong Quận 1 .................................... 2-22 Bảng 2.5.12 Số bãi đỗ và diện tích đỗ xe cần có................................................................ 2-22 Bảng 2.5.13 Chi phí xây dựng và khai thác/duy tu bảo dưỡng bãi đỗ xe ........................... 2-23 Bảng 2.5.14 Tên và hạng mục điều tra hiện trạng điểm đỗ xe ........................................... 2-24 Bảng 2.6.1 Vị trí các ga bến và phương tiện chuyển tải chủ yếu ..................................... 2-26 Bảng 2.6.2 Loại khu vực trước ga .................................................................................... 2-26 Bảng 2.6.3 Điểm trung chuyển vận tải đường sắt đô thị................................................... 2-28 Bảng 2.6.4 Vị trí di dời các bến xe khách liên tỉnh ............................................................ 2-29
  4. DANH MỤC HÌNH Hình 1.2.1 Bản đồ vị trí ga Sài Gòn ................................................................................. 1-3 Hình 1.2.2 Vị trí các bến xe khách liên tỉnh hiện có ở TP HCM ....................................... 1-4 Hình 1.2.3 Sơ đồ tổng thể ga hàng không sau khi xây dựng ........................................... 1-18 Hình 1.2.4 Sơ đồ cảng Bạch Đằng .................................................................................. 1-23 Hình 1.2.5 Vị trí các điểm dự kiến xây bãi đỗ xe ở Quận 1.............................................. 1-29 Hình 1.2.6 Phân bố các điểm đỗ xe ở Quận 1, 3 và 5 ..................................................... 1-31 Hình 2.4.1 Các giai đoạn khai thác của các công trình xe buýt và đường sắt đô thị........ 2-4 Hình 2.4.2 Các tuyến buýt ưu tiên và tuyến trục ở TPHCM ............................................. 2-5 Hình 2.4.3 Vị trí các ga đường sắt đô thị ......................................................................... 2-5 Hình 2.5.1 Vị trí điểm trạm xe buýt mới trước ga Sài Gòn ............................................... 2-6 Hình 2.5.2 Điều chỉnh tuyến xe buýt tới ga Sài Gòn ........................................................ 2-7 Hình 2.5.3 Khu vực dự kiến xây dựng lại......................................................................... 2-8 Hình 2.5.4 Trạm dừng xe buýt và nhà chờ chuẩn............................................................ 2-11 Hình 2.5.5 Cải tạo trạm dừng xe buýt ở nội thành ........................................................... 2-12 Hình 2.5.6 Cải tạo trạm dừng xe buýt ở nông thôn.......................................................... 2-12 Hình 2.5.7 Mặt cắt ngang tuyến dành riêng cho xe buýt số 1 đi phía bắc và số 2 đi phía nam ........................................................................................................ 2-13 Hình 2.5.8 Mặt cắt ngang Tuyến dành riêng cho xe buýt số 1 phía Nam ........................ 2-14 Hình 2.5.9 Sơ đồ trạm dừng cho xe buýt chạy đường dành riêng................................... 2-15 Hình 2.5.10 Điều chỉnh luồng giao thông tại khu vực đậu xe............................................. 2-18 Hình 2.5.11. Vị trí dự kiến của ga hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất .................. 2-19 Hình 2.5.12 Mặt cắt ngang ga hàng không mới của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất......... 2-19 Hình 2.5.13 Sơ đồ mô hình cảng và công viên .................................................................. 2-20 Hình 2.5.14 Mặt cắt ngang cầu cho người đi bộ ................................................................ 2-21 Hình 2.5.15 Vị trí các điểm đỗ xe dự kiến ở Quận 1 .......................................................... 2-22 Hình 2.6.1 Ý tưởng thiết kế khu vực trước ga Sài Gòn ................................................... 2-25 Hình 2.6.2 Ý tưởng thiết kế khu vực trước ga đường sắt đô thị theo loại khu vực .......... 2-27 Hình 2.6.3 Ý tưởng thiết kế điểm trung chuyển đường sắt đô thị .................................... 2-28 Hình 2.6.4 Ý tưởng thiết kế sân ga trung chuyển ............................................................ 2-29 Hình 2.6.5 Ý tưởng thiết kế bến xe buýt tuyến trục hay tuyến bán trục ........................... 2-30 Hình 2.6.6 Sơ đồ công viên Bạch Đằng sau khi xây dựng lại .......................................... 2-31 DANH MỤC ẢNH Ảnh 1.2.1 Ga Sài Gòn..................................................................................................... 1-2 Ảnh 1.2.2 Cửa hàng trong khuôn viên ga ....................................................................... 1-2 Ảnh 1.2.3 Khu vực đậu taxi ............................................................................................ 1-2 Ảnh 1.2.4 Khu vực đậu xe và xe buýt ............................................................................. 1-2 Ảnh 1.2.5 Xe buýt và trạm xe buýt gần ga...................................................................... 1-2 Ảnh 1.2.6 Đường dẫn tới ga Sài Gòn ............................................................................. 1-2 Ảnh 1.2.7 Bến xe Miền Đông .......................................................................................... 1-5 Ảnh 1.2.8 Phòng bán vé ................................................................................................. 1-5 Ảnh 1.2.9 Xe khách liên tỉnh ........................................................................................... 1-5 Ảnh 1.2.10 Xe buýt nội đô ................................................................................................ 1-5 Ảnh 1.2.11 Cửa hàng ăn trong bến xe.............................................................................. 1-5 Ảnh 1.2.12 Công trình bến mới đang xây ......................................................................... 1-5 Ảnh 1.2.13 Bến xe Miền Tây ............................................................................................ 1-7 Ảnh 1.2.14 Phòng bán vé ................................................................................................. 1-7 Ảnh 1.2.15 Bãi đậu xe ...................................................................................................... 1-7 Ảnh 1.2.16 Cửa hàng ăn trong bến .................................................................................. 1-7 Ảnh 1.2.17 Xe khách liên tỉnh ........................................................................................... 1-7 Ảnh 1.2.18 Xe buýt nội đô ................................................................................................ 1-7 Ảnh 1.2.19 Lối vào bến..................................................................................................... 1-8
  5. Ảnh 1.2.20 Khu vực nhà chờ của khách........................................................................... 1-8 Ảnh 1.2.21 Phòng bán vé ................................................................................................. 1-8 Ảnh 1.2.22 Xe khách liên tỉnh ........................................................................................... 1-8 Ảnh 1.2.23 Lối vào bến xe liên tỉnh................................................................................... 1-9 Ảnh 1.2.24 Lối vào bến xe buýt nội đô.............................................................................. 1-9 Ảnh 1.2.25 Nhà chờ của khách ........................................................................................ 1-9 Ảnh 1.2.26 Phòng bán vé ................................................................................................. 1-9 Ảnh 1.2.27 Xe khách liên tỉnh ........................................................................................... 1-9 Ảnh 1.2.28 Xe buýt nội đô ................................................................................................ 1-9 Ảnh 1.2.29 Khách lên xe................................................................................................... 1-9 Ảnh 1.2.30 Xe ôm chờ khách ........................................................................................... 1-9 Ảnh 1.2.31 Lối vào bến..................................................................................................... 1-10 Ảnh 1.2.32 Khu vực quản lý và Nhà chờ .......................................................................... 1-10 Ảnh 1.2.33 Xe khách liên tỉnh ........................................................................................... 1-10 Ảnh 1.2.34 Xe buýt nội đô ................................................................................................ 1-10 Ảnh 1.2.35 Lối vào bến xe buýt ........................................................................................ 1-12 Ảnh 1.2.36 Phòng điều hành ............................................................................................ 1-12 Ảnh 1.2.37 Tiệm ăn trước bến xe ..................................................................................... 1-12 Ảnh 1.2.38 Vị trí sẽ xây dựng bến mới ............................................................................. 1-12 Ảnh 1.2.39 Bến xe buýt Bến Thành .................................................................................. 1-13 Ảnh 1.2.40 Phòng chờ...................................................................................................... 1-13 Ảnh 1.2.41 Quầy bán hàng trong bến............................................................................... 1-13 Ảnh 1.2.42 Nơi đậu xe (1) ................................................................................................ 1-13 Ảnh 1.2.43 Nơi đậu xe (2) ................................................................................................ 1-13 Ảnh 1.2.44 Một trong những vị trí dự kiến xây dựng bến xe buýt..................................... 1-13 Ảnh 1.2.45 Bến xe ............................................................................................................ 1-13 Ảnh 1.2.46 Nơi đậu xe...................................................................................................... 1-13 Ảnh 1.2.47 Xe buýt nội đô ................................................................................................ 1-13 Ảnh 1.2.48 Quầy hàng trong bến...................................................................................... 1-13 Ảnh 1.2.49 Trạm dừng ở khu vực nội đô (1) .................................................................... 1-15 Ảnh 1.2.50 Trạm dừng ở khu vực nội đô (2) .................................................................... 1-15 Ảnh 1.2.51 Sơ đồ tuyến tại một trạm dừng....................................................................... 1-15 Ảnh 1.2.52 Sơ đồ tuyến tại một trạm dừng....................................................................... 1-15 Ảnh 1.2.53 Ga hàng không............................................................................................... 1-16 Ảnh 1.2.54 Khách tại khu vực trước ga ............................................................................ 1-16 Ảnh 1.2.55 Bãi đậu taxi..................................................................................................... 1-16 Ảnh 1.2.56 Bãi đậu xe và xe buýt ..................................................................................... 1-16 Ảnh 1.2.57 Cầu bến và tàu gỗ .......................................................................................... 1-20 Ảnh 1.2.58 Đường vào bến .............................................................................................. 1-20 Ảnh 1.2.59 Cầu bến và tàu gỗ .......................................................................................... 1-21 Ảnh 1.2.60 Dỡ hàng ......................................................................................................... 1-21 Ảnh 1.2.61 Phòng quản lý và nhà chờ.............................................................................. 1-21 Ảnh 1.2.62 Đường vào bến .............................................................................................. 1-21 Ảnh 1.2.63 Trạm xe buýt trước bến phà........................................................................... 1-22 Ảnh 1.2.64 Taxi đậu trên đường....................................................................................... 1-22 Ảnh 1.2.65 Lái xe ôm chờ khách trước lối vào/ra cảng du lịch Nguyễn Kiệu ................... 1-22 Ảnh 1.2.66 Khách từ bến phà ........................................................................................... 1-22 Ảnh 1.2.67 Công viên dọc sông Sài Gòn.......................................................................... 1-22 Ảnh 1.2.68 Bờ sông Sài Gòn ............................................................................................ 1-22 Ảnh 1.2.69 Cửa hàng trong công viên .............................................................................. 1-22 Ảnh 1.2.70 Đài phun nước trong công viên ...................................................................... 1-22 Ảnh 1.2.71 Cầu tàu và tàu cao tốc.................................................................................... 1-24 Ảnh 1.2.72 Nhà chờ và phòng bán vé .............................................................................. 1-24 Ảnh 1.2.73 Cầu nối cầu cảng và bờ ................................................................................. 1-24 Ảnh 1.2.74 Khách đi tàu cao tốc ....................................................................................... 1-24 Ảnh 1.2.75 Nhà điều hành với phòng bán vé trên cảng nhà hàng nổi .............................. 1-24 Ảnh 1.2.76 Nhà chờ trên cầu tàu...................................................................................... 1-24
  6. Ảnh 1.2.77 Cầu tàu phục vụ tàu nhà hàng nổi.................................................................. 1-24 Ảnh 1.2.78 Cầu nổi cho tàu nhà hàng nổi......................................................................... 1-24 Ảnh 1.2.79 Phà đang hoạt động ....................................................................................... 1-25 Ảnh 1.2.80 Khách đi từ phà lên bờ ................................................................................... 1-25 Ảnh 1.2.81 Cầu nối cầu cảng với bờ ................................................................................ 1-25 Ảnh 1.2.82 Đường tới bến phà từ đường Tôn Đức Thắng ............................................... 1-25 Ảnh 1.2.83 Đường vào và tòa nhà văn phòng bến du lịch................................................ 1-26 Ảnh 1.2.84 Cầu nổi ........................................................................................................... 1-26 Ảnh 1.2.85 Công viên bên cạnh ....................................................................................... 1-26 Ảnh 1.2.86 Văn phòng quản lý khu................................................................................... 1-26 Ảnh 1.2.87 Bãi gửi xe riêng gần công viên ....................................................................... 1-27 Ảnh 1.2.88 Xe đậu trên đường Đồng Khởi ....................................................................... 1-27 Ảnh 1.2.89 Diện tích đậu xe trên đường dọc đường Hàm Nghi Quận 1........................... 1-27 Ảnh 1.2.90 Xe ôtô đậu trên đường Lê Lợi Quận 1 ........................................................... 1-27 Ảnh 1.2.91 Bãi đậu xe bên trong tòa nhà ......................................................................... 1-28 Ảnh 1.2.92 Bãi đậu xe trong khách sạn ............................................................................ 1-28 Ảnh 1.2.93 Ô tô đậu trong tòa nhà.................................................................................... 1-28 Ảnh 1.2.94 Xe gắn máy đậu trong tòa nhà ....................................................................... 1-28 Ảnh 1.2.95 Nhà vệ sinh tại khu đậu xe bên trong tòa nhà ................................................ 1-28 Ảnh 1.2.96 Thiết bị cứu hỏa tại khu đậu xe bên trong tòa nhà ......................................... 1-28 Ảnh 1.2.97 Bãi giữ xe thu tiền (trên vỉa hè) ...................................................................... 1-28 Ảnh 1.2.98 Bãi giữ xe thu tiền (trên đất thuộc sở hữu của cơ quan khác) ....................... 1-28 Ảnh 1.2.99 Các vị trí dự kiến xây dựng bãi đỗ xe ở Quận 1............................................. 1-30 Ảnh 1.2.100 Lối vào công viên Lê Văn Tám ....................................................................... 1-30 Ảnh 1.2.101 Khu vực bãi đậu xe cho xe gắn máy tại công viên Lê Văn Tám..................... 1-30 Ảnh 2.5.1 Lối vào ga Sài Gòn (trạm dừng xe buýt) ................................................................ 2-7 Ảnh 2.5.2 Điểm dừng xe buýt có nhà chờ .............................................................................. 2-11 Ảnh 2.5.3 Biển báo điểm dừng xe buýt .................................................................................. 2-11 Ảnh 2.5.4 Vị trí dự kiến của tuyến vận tải KLL số 3................................................................ 2-17
  7. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông 1. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH NÚT VẬN TẢI Ở TP HCM 1.1. Công trình nút vận tải là gì? Có rất nhiều phương thức vận tải khác nhau bao gồm hàng không, đường sắt, phà, xe buýt, taxi, xe ô tô riêng, xe đạp và đi bộ. Các phương thức vận tải này được sử dụng tùy theo mục đích đi lại. Công trình nút vận tải là một công trình có chức năng kết nối các phương thức vận tải khác nhau. Ga đường sắt kết nối tàu hỏa với xe buýt, taxi, xe đạp và đi bộ và sân bay kết nối máy bay với xe buýt, taxi là những công trình nút vận tải điển hình. Các loại hình công trình nút vận tải khác bao gồm bến xe buýt, điểm dừng xe buýt, cảng vận tải hành khách và bến bãi đậu xe. Xe buýt Xe buýt Tàu hỏa, Xe buýt tuyến trục, v.v. Xe ô tô, xe đạp Ô tô Đi bộ Nút vận tải Nút vận tải Xe đạp Đi bộ Nút vận tải là nơi tập trung đông người với mục đích chuyển phương thức vận tải. Điều đó có nghĩa là công trình nút vận tải có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển đô thị mới cũng như việc tái phát triển đô thị trung tâm và là một động lực cho việc phát triển thành phố. 1.2. Các công trình nút vận tải hiện có ở TP HCM Hiện nay, TP HCM có một ga đường sắt, các bến xe khách và trạm xe buýt, một sân bay, một số cảng khách đường sông và các điểm giữ xe ôtô và xe gắn máy đóng vai trò là các công trình nút vận tải. Hiện trạng và các vấn đề nảy sinh đối với các nút vận tải này được trình bày dưới đây. 1) Khoảng trống trước ga Sài Gòn Hiện trạng Ga đường sắt là một trong những công trình nút vận tải kết nối tàu hỏa và các phương tiện vận chuyển khác như xe buýt và taxi. Đường sắt Việt Nam vận hành các tuyến tàu khách và tàu hàng hành trình dài giữa Hà Nội – thủ đô Việt Nam và TPHCM, thành phố lớn nhất nước. Tuy nhiên, các chuyến tàu khách Bắc Nam lại không dừng ở các ga gần TPHCM trừ ga Sài Gòn. Do vậy, người dân không và không thể sử dụng tàu Thống Nhất làm phương tiện đi lại hàng ngày. Hàng ngày, ở TP HCM có 7 chuyến tàu rời ga và 7 chuyến đến ga. 5 đôi tàu trong số này là tàu Bắc Nam. Hành trình từ TP HCM đi Hà Nội thường mất khoảng từ 30 đến 39 giờ. Hai đôi tàu còn lại là tàu đi/đến Nha Trang và Đà Nẵng. Số khách đi đến ga trung bình hàng ngày là khoảng 4.000 người. Hàng ngày có 14 chuyến tàu đi và đến ga. Do vậy, số hành khách trung bình trên mỗi chuyến tàu là chưa đến 300 người. 1-1
  8. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Các chuyến tàu đều xuất phát từ TPHCM vào cuối buổi tối hoặc buổi đêm và đến ga từ sáng sớm. Có hiện tượng này là do giao thông đường bộ được ưu tiên hơn giao thông đường sắt. Tàu hỏa chỉ được hoạt động trước giờ cao điểm sáng và sau giờ cao điểm chiều của giao thông đường bộ nhằm tránh xảy ra ùn tắc giao thông. Ga Sài Gòn nằm gần khu vực trung tâm TP HCM là một ga đường sắt thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam và là một cửa ngõ của thành phố. Ga Sài Gòn có diện tích rộng gần 8ha có tường bao quanh. Trong khu vực ga có bãi đậu xe cho xe 4 bánh và 2 bánh, các cửa hàng nhỏ và diện tích cây xanh. Tuy nhiên, trước ga lại không có trạm xe buýt nào. Đường Trần Minh Quyền và đường Nguyễn Thông là các tuyến đường chính dẫn đến ga Sài Gòn. Xe buýt chạy từ bến xe Chợ Lớn phải dừng ở một trạm dừng trên đường Trần Minh Quyền cách khá xa ga đường sắt. Do vậy, khách đến và rời ga phải cuốc bộ một quãng khá xa để đón xe buýt. Ảnh 1.2.1 Ga Sài Gòn Ảnh 1.2.2 Cửa hàng trong khuôn viên ga Ảnh 1.2.3 Khu vực đậu taxi Ảnh 1.2.4 Khu vực đậu xe và xe buýt Ảnh 1.2.5 Xe buýt và trạm xe buýt gần ga Ảnh 1.2.6 Đường dẫn tới ga Sài Gòn Nguồn: Đoàn nghiên cứu Kết quả điều tra phỏng vấn với khách đi tàu về các phương thức vận tải đi/đến ga cho thấy khoảng 40% số đó sử dụng xe gắn máy trong đó có xe ôm và khoảng 19% sử dụng 1-2
  9. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông taxi. Tỷ lệ người đi xe buýt từ/đến ga chỉ chiếm khoảng 105. Điều này có nghĩa là tình hình phát triển của giao thông công cộng rất đáng buồn. Bảng 1.2.1 Bảng giờ tàu đi từ TP HCM Đi Đến Nhận xét Sài Gòn Nha Trang Đà Nẵng Hà Nội 12:50 21:24 08:17 03:25 39 giờ 14:40 23:31 10:19 06:00 39 giờ 19:00 02:48 11:44 04:00 33 giờ 19:50 04:54 16:43 10:50 39 giờ 23:00 05:23 14:16 05:00 30 giờ 17:57 05:00 18:20 18:54 Nguồn: Bảng giờ tàu Đường sắt Việt Nam, tháng 6/2003 Bảng 1.2.2 Bảng giờ tàu đến TP HCM Đến Đi Nhận xét Sài Gòn Nha Trang Đà Nẵng Hà Nội 03:25 10:08 07:13 12:50 39 giờ 06:00 20:33 09:13 14:40 39 giờ 04:00 20:03 10:47 19:00 33 giờ 10:20 01:45 15:14 19:50 39 giờ 05:00 21:59 13:02 23:00 30 giờ 06:05 19:30 12:05 15:35 Nguồn: Bảng giờ tàu Đường sắt Việt Nam, tháng 6/2003 Hình 1.2.1 Bản đồ vị trí ga Sài Gòn Nguồn: Đoàn Nghiên Cứu 1-3
  10. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông 2) Bến xe khách và trạm dừng xe buýt Hiện trạng Hiện nay, TP HCM có 5 bến xe khách liên tỉnh và một bến xe buýt nội đô phục vụ xe khách liên tỉnh và xe buýt nội đô của thành phố. Các bến xe này đều được xây dựng cách xa đường và có một số trang thiết bị nhất định. Ngoài ra, xe buýt nội đô còn có nhiều điểm đi đến khác. Tuy nhiên, các điểm này chỉ được xây dựng ở một bên đường và chỉ có một văn phòng điều hành. Đại bộ phận các bến xe này đều được xây dựng trước năm 1975. Vị trí của các bến xe được thể hiện ở Hình 1.2.2. Sở Giao thông Công chính là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và xây dựng các bến xe khách trong thành phố. Trung tâm Quản lý Điều hành Vận tải Hành khách công cộng trực thuộc Sở Giao thông Công chánh là cơ quan quản lý và điều hành các bến xe, xe, trạm dừng và nhà chờ xe buýt. Bến xe khách liên tỉnh Ở Việt Nam đường sắt chưa phát triển lắm, do vậy xe khách liên tỉnh kết nối các tỉnh và thành phố với nhau là phương thức vận tải rất quan trọng phục vụ việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa thay đổi. Hện nay, xe khách liên tỉnh hoạt động kết nối TP HCM với tỉnh lỵ của hầu khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam. Các tuyến xe này xuất phát và tập kết tại 5 bến xe liên tỉnh nằm trong khu vực đô thị trung tâm TP HCM. Các bến xe này đồng thời cũng là bến xe buýt nội đô (xem Hình 1.2.2). Hình 1.2.2 Vị trí các bến xe khách liên tỉnh hiện có ở TP HCM Đi miền Bắc Đi Tây Ninh Bến xe buýt An Sương Bến xe buýt Miền Đông Bến xe buýt Chợ Lớn Bến xe buýt Miền Tây Bến xe buýt Cần Giuộc Bến xe buýt nội đô Đi các tỉnh miền Tuyến trực tiếp Tây đồng bằng sông Cửu Long Đi các tỉnh phía Đi Long An Nam đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: Đoàn nghiên cứu 1-4
  11. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Bến xe Miền Đông – Quận Bình Thạnh Bến xe Miền Đông nằm ở quận Bình Thạnh là bến xe liên tỉnh và xe buýt nội đô lớn nhất trong số 5 bến xe của TP HCM. Bến có 130 tuyến xe khách nối liền TP HCM và các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng,…), Trung Bộ (Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt,…) và Đông Nam Bộ (Vũng Tàu, Biên Hoà,…). Hàng ngày, bến xe này có khoảng 1.300 chuyến xe khách liên tỉnh đi đến và đón khoảng 40.000 hành khách. Hiện nay, bến xe Miền Đông có 25 nhân viên. Ngân sách khai thác và quản lý hàng năm là khoảng 6 tỷ đồng bao gồm chi phí xây dựng bến bãi. Phần lớn nguồn thu của của bến xe là hoa hồng bán vé cho các tuyến xe khách liên tỉnh. Tỷ lệ hoa hồng là khoảng 800 đến 1.000 đồng trên mỗi vé bán ra đối với các tuyến ngắn và 2.000 đến 4.000 đồng/vé đối với các tuyến đường dài. Xe buýt nội đô không có phí bến bãi. Ảnh 1.2.7 Bến xe Miền Đông Ảnh 1.2.8 Phòng bán vé Ảnh 1.2.9 Xe khách liên tỉnh Ảnh 1.2.10 Xe buýt nội đô Ảnh 1.2.11 Cửa hàng ăn trong bến xe Ảnh 1.2.12 Công trình bến mới đang xây Nguồn: Đoàn nghiên cứu Bến xe Miền Đông có diện tích 62.000m2. Bến có đủ các công trình cần thiết phục vụ việc khai thác bến bãi như văn phòng quản lý điều hành, phòng bán vé, căngtin, v.v. nhưng các công trình này đều rất cũ và/hoặc hoạt động theo giờ. Do vậy, hiện bến đang tiến 1-5
  12. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông hành xây dựng một công trình bến mới với 3 tầng và tổng diện tích sàn là khoảng 3.000m2. Công trình này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2004. Bến xe Miền Đông nằm trên hai tuyến đường – Quốc lộ 13 và đường Đinh Bộ Lĩnh. Cả hai tuyến đường này đều có độ rộng 4 làn xe. Tuy nhiên, do sự phát triển đô thị của khu vực xung quanh và các chức năng liên tỉnh và nội đô mà bến xe này có, nhiều loại xe cả 2 và 4 bánh trong đó có cả xe khách cỡ lớn chạy đường dài lưu thông trên 2 tuyến đường này. Do vậy, hai tuyến đường này đã được quy định thành một cặp đường một chiều để tránh và/hoặc giảm thiểu tắc nghẽn giao thông. Bến xe Miền Tây – huyện Bình Chánh Bến xe Miền Tây nằm ở huyện Bình Chánh hiện có 67 tuyến xe khách liên tỉnh và 6 tuyến xe buýt nội đô. Bến xe này là cửa ngõ của xe và hành khách từ các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long vào TP HCM. Vào ngày thường, bến xe Miền Tây tiếp nhận khoảng 420 lượt xe khách liên tỉnh và khoảng 9.300 lượt hành khách. Vào thời gian cao điểm, bến xe tiếp nhận tới trên 720 xe và 27.000 hành khách. Từ bến xe Miền Tây có 6 chuyến xe buýt nội đô đến Chợ Lớn, 200 chuyến đi Sài Gòn, 128 chuyến đi Miền Đông, 16 chuyến đến bến Lê Hồng Phong và 59 chuyến đến An Sương mỗi ngày. Bến xe Miền Tây là bến xe lớn thứ hai ở TP HCM với diện tích khoảng 49.000m2 và có tất cả các thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động của bến như văn phòng điều hành, phòng bán vé, cửa hàng ăn uống và các trang thiết bị khác. Vào năm 2004 các chuyến xe khách liên tỉnh xuất phát từ bến xe Chợ Lớn sẽ được chuyển về bến Miền Tây. Do vậy, bến xe Miền Tây sẽ được xây dựng lại để tiếp nhận các chuyến xe này trên cơ sở kế hoạch đổi mới đã được trình lên Sở GTCC. Việc nâng cấp/cải tạo bến hiện có sẽ hoàn tất vào cuối tháng 4/2004. Chi phí nâng cấp/cải tạo đến nay đã lên đến 40 tỷ đồng. Bến xe Miền Tây hiện có 143 nhân viên phục vụ hoạt động điều hành và duy tu bảo dưỡng. Ngân sách hàng năm cho công tác điều hành và quản lý bến là vào khoảng 5 tỷ đồng. Trong số đó, chi phí cho hoạt động duy tu bảo dưỡng và cải tạo hàng năm là 400 triệu đồng. Phí sử dụng bến bãi đối với xe khách liên tỉnh là 1.100 đồng/ghế, còn xe buýt nội đô không phải trả phí bến bãi. Giá đậu xe đêm tại bến là 6.000 đồng/đêm/xe dưới 30 chỗ và 8.000 đồng/đêm/xe từ 30 chỗ trở lên. Hàng ngày, ở bến xe có khoảng 100-140 đậu đêm tại bến. Bến xe Miền Tây nằm trên đường Kinh Dương Vương (Đại lộ Hùng Vương). Tuyến đường này nối liền Quốc lộ 1A với trung tâm thành phố là một trong những tuyến đường quan trọng nhất của TP HCM và có 4 làn đường mỗi chiều. Do đường rộng và khu vực xung quanh bến chưa phát triển, tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường quanh bến hầu như không xảy ra. 1-6
  13. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Ảnh 1.2.13 Bến xe Miền Tây Ảnh 1.2.14 Phòng bán vé Ảnh 1.2.15 Bãi đậu xe Ảnh 1.2.16 Cửa hàng ăn trong bến Ảnh 1.2.17 Xe khách liên tỉnh Ảnh 1.2.18 Xe buýt nội đô Nguồn: Đoàn nghiên cứu 1-7
  14. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Bến xe An Sương – Quận 12 Bến xe An Sương nằm trong địa phận Quận 12 có 7 tuyến xe buýt nội đô và 8 tuyến đi các tỉnh và huyện lỵ của tỉnh Tây Ninh. Hàng ngày, bến này tiếp nhận 500 lượt xe buýt nội đô và 130 lượt xe khách liên tỉnh. Bến An Sương có diện tích 16.000m2 và có đầy đủ các công trình cần thiết. Tuy nhiên, các công trình này đều rất cũ và không thuận tiện cho công tác khai thác bến. Do vậy, thành phố đang có kế hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ đồng cho việc xây dựng lại/nâng cấp bến. Kế hoạch xây dựng lại/nâng cấp bến An Sương sẽ được đệ trình trong tháng 8/2003 và công tác xây dựng sẽ bắt đầu vào đầu tháng 9/2003 sau khi kế hoạch được thông qua. Bến xe An Sương có 60 cán bộ nhân viên và ngân sách hàng năm phục vụ hoạt động khai thác và quản lý là vào khoảng 4,3 tỷ đồng. Bến xe An Sương nằm ngoài đường vành đai Quốc lộ 1A và hướng ra Quốc lộ 22 nối tới biên giới Campuchia qua tỉnh Tây Ninh. Tuyến đường này hiện đang được cải tạo – mở rộng, trải mặt và nâng cấp cầu với vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Ảnh 1.2.19 Lối vào bến Ảnh 1.2.20 Khu vực nhà chờ của khách Ảnh 1.2.21 Phòng bán vé Ảnh 1.2.22 Xe khách liên tỉnh Nguồn: Đoàn nghiên cứu 1-8
  15. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Bến xe Chợ Lớn – Quận 5 Bến xe Chợ Lớn nằm rất gần Chợ Lớn, khu vực đông dân nhất của thành phố. Bến xe này gồm hai khu vực, một dành cho xe khách liên tỉnh và khu vực còn lại dành cho xe buýt nội đô. Xe khách liên tỉnh đến/đi các tỉnh phía Nam và Đông Nam Bộ xuất phát và tập kết tại bến xe này. Hàng ngày, bến xe tiếp nhận khoảng 200 lượt xe khách liên tỉnh và khoảng 6.500 lượt hành khách. Bến xe Chợ Lớn nằm trong khu vực đông dân và các tuyến đường bao quanh đều rất nhỏ hẹp. Do vậy, các tuyến đường xung quanh bến thường xuyên bị tắc nghẽn do xe gắn máy và xe 4 bánh, trong đó có xe khách. TP HCM đang dự định chuyển các tuyến xe khách liên tỉnh từ bến xe Chợ Lớn sang bến xe Miền Tây. Trong tương lai bến sẽ vẫn tiếp tục hoạt động với chức năng bến xe buýt nội đô. Ảnh 1.2.23 Lối vào bến xe liên tỉnh Ảnh 1.2.24 Lối vào bến xe buýt nội đô Ảnh 1.2.25 Nhà chờ của khách Ảnh 1.2.26 Phòng bán vé Ảnh 1.2.27 Xe khách liên tỉnh Ảnh 1.2.28 Xe buýt nội đô Ảnh 1.2.29 Khách lên xe Ảnh 1.2.30 Xe ôm chờ khách Nguồn: Đoàn nghiên cứu 1-9
  16. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Bến xe Cần Giuộc – Quận 8 Bến xe Cần Giuộc nằm trong địa phận Quận 8 là bến phục vụ xe khách liên tỉnh và xe buýt nội đô. Bến có 3 tuyến xe khách liên tỉnh – đi Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An và đi Gò Công tỉnh Tiền Giang. Mỗi ngày, bến tiếp nhận tổng cộng khoảng 40 xe buýt và mỗi xe có khoảng 30-40 hành khách. Bến Cần Giuộc nối với bến xe Thủ Đức ở Quận Thủ Đức, bến Bến Thành ở Quận 1 và bến xe Hưng Long ở huyện Bình Chánh bằng 3 tuyến xe buýt do 3 công ty khác nhau khai thác. Trung bình mỗi công ty có khoảng 80 lượt xe buýt hoạt động trên tuyến này. Bến xe Cần Giuộc với diện tích hiện có khoảng 8.000m2 chỉ có văn phòng điều hành rộng khoảng 120m2, khu vực chờ xe cho hành khách rộng khoảng 500m2 và khu vệ sinh. Các công trình và hàng rào bao quanh bến vừa được nâng cấp năm 2002. Bến hiện chưa có văn phòng bán vé, gara, cửa hàng ăn và các công trình cần thiết khác. Bến xe Cần Giuộc đã có kế hoạch mở rộng thêm 8.000m2 đã được phê duyệt và hiện đang chờ số vốn khoảng 10-11 tỷ đồng từ Ban Tài chính Thành ủy để phục vụ công tác mở rộng bến. Bến xe Cần Giuộc nằm trong Quận 8, là một bộ phận của khu vực phát triển mới và rộng về nhà ở cao cấp. Nhà ở và các công trình kiến trúc hạ tầng có liên quan hiện đang được xây dựng ở khu đô thị mới. Bến xe này nằm trên Quốc lộ 50, là tuyến đường chính kéo dài từ Quận 8, TP HCM với tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, cho đến tận lúc này, các công việc nâng cấp vẫn cần xử lý. Do vậy, việc mở rộng tuyến đường này hiện đang được tiến hành. Ảnh 1.2.31 Lối vào bến Ảnh 1.2.32 Khu vực quản lý và Nhà chờ Ảnh 1.2.33 Xe khách liên tỉnh Ảnh 1.2.34 Xe buýt nội đô Nguồn: Đoàn nghiên cứu 1-10
  17. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Bảng 1.2.3 Các bến xe Liên tỉnh ở TP HCM Diện Số Số Tên bến Địa điểm Hướng chính tích Số tuyến Số tuyến chuyến khách (m2) (ngày)*1 (ngày)*1 Quận Miền Các tỉnh miền Nội đô 10 - - Bình 62.000 Đông Bắc và Trung Liên tỉnh 130 1.300 130.000 Thạnh Huyện Các tỉnh ĐB Nội đô 6 470 - Miền Tây Bình Sông Cửu 49.000 Liên tỉnh 67 420 9.300 Chánh Long An Huyện Nội đô 7 500 - Tỉnh Tây Ninh 16.000 Sương Hóc Môn Liên tỉnh 8 130 - Cần Long An và Nội đô 3 240 - Quận 8 8.000 Giuộc Tiền Giang Liên tỉnh 3 38 30~40*2 Các tỉnh phía Nội đô - - - Chợ Lớn Quận 5 Nam và Đông - Liên tỉnh 27 200*3 6.500*3 Nam Bộ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Lưu ý *1: Sô lượt hành khách và xe buýt đi lại hàng ngày trung bình (cả vào và ra) *2:Số hành khách trên từng chuyến trung bình *3: Số xe và số khách (đi) Bảng 1.2.4 Số nhân viên và ngân sách hàng năm phục vụ điều hành, khai thác bến Số nhân Ngân sách hàng năm cho duy tu bảo Bến xe Diện tích viên dưỡng và khai thác bến Miền Đông 62.000 25 6 Miền Tây 49.000 143 5 An Sương 16.000 60 4.3 Cần Giuộc 8.000 8 N.A Chợ Lớn N.A N.A N.A Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Các bến xe đều chỉ thu phí bến bãi bao gồm phí vào ra ban ngày và nằm lại đêm đối với xe khách liên tỉnh. Phí bến bãi được quy định theo số ghế. Doanh thu từ cửa hàng ăn và tiền thuê quầy bán vé tại bến xe cũng là nguồn thu của bến. Số tiền thu được được sử dụng phục vụ hoạt động khai thác bến. Các bến xe khách hiện đang phải đối mặt với một vấn đề khá nghiêm trọng. Rất nhiều đơn vị kinh doanh vận tải liên tỉnh không xin giấy phép sử dụng bến bãi. Các đơn vị này cho rằng phí bến bãi như vậy là quá cao và quyết định không sử dụng bến bãi. Các loại xe khách không vào trong bến được gọi tên là “xe dù”. Các lái xe dù thường đậu xe trên đường hoặc trong nhà để đón khách. Đôi khi các xe này còn ghé đón khách tận nhà theo yêu cầu của khách qua điện thoại. Các lái xe này còn thỏa thuận với lái xe ôm để dẫn mối khách. Xe dù không được duy tu bảo dưỡng tốt do điều kiện duy tu bảo dưỡng quá nghèo nàn. Do vậy, xe dù luôn có nguy cơ bị hỏng hóc và/hoặc tai nạn. Quản lý bến xe hiện đang cố gắng đàm phán với các lái xe dù để họ đưa xe vào bến. Hiện đã có quy định về việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý hoạt động của các bến xe khách. Kế hoạch/thiết kế cải tạo hoặc nâng cấp bến mà các bến đang thực hiện hiện nay đều được xây dựng căn cứ vào quy định này. 1-11
  18. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Bến xe buýt nội đô TP HCM có 3 bến xe có các công trình phục vụ xe buýt nội đô nằm cách xa đường chính. Các bến xe khác đều chỉ được xây dựng ở một bên đường và có rất ít trang thiết bị phục vụ xe buýt và hành khách. Đại bộ phận xe buýt nội đô đều xuất phát từ những bến xe này trừ bến xe Bến Thành gần chợ Bến Thành và bến xe Chợ Lớn nằm ở khu vực trung tâm thành phố. Bến xe Bến Thành là bến lớn nhất trong số 9 bến xe buýt nội đô nằm ngay trước chợ Bến Thành ở Quận 1 còn bến xe Chợ Lớn nằm cạnh một bến xe khách liên tỉnh thì nằm gần chợ Lớn ở Quận 5. Các bến xe này đều đã được xây dựng trước năm 1975. Trong các bến đều có khu vực đậu xe nhưng khu vực này hiện vẫn chưa được trải nhựa và chưa được phân định rõ. Các công trình cần thiết phục vụ hoạt động của bến như phòng điều hành, phòng chờ, phòng bán vé, cửa hàng và khu vệ sinh đều đã được xây dựng. Tuy nhiên, các công trình này đều rất cũ và hẹp. Nhiều khách đi xe buýt đến bến chủ yếu bằng cách tự lái xe đạp/máy hoặc xe ôm. Tuy nhiên, do ở bến xe buýt hầu như không có hoặc có rất ít bãi gửi xe, những hành khách tự lái xe đạp/xe máy hoặc xe ôm thường phải dừng chờ khách trước bến xe buýt. Do vậy, khu vực đường xung quanh bến xe thường xuyên bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm. Các bến xe Bến Thành, Chợ Lớn và Củ Chi đã có kế hoạch di dời và xây dựng lại ở vị trí mới. Ảnh 1.2.35 Lối vào bến xe buýt Ảnh 1.2.36 Phòng điều hành Ảnh 1.2.37 Tiệm ăn trước bến xe Ảnh 1.2.38 Vị trí sẽ xây dựng bến mới (Bến xe Củ Chi) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 1-12
  19. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Ảnh 1.2.39 Bến xe buýt Bến Thành Ảnh 1.2.40 Phòng chờ Ảnh 1.2.41 Quầy bán hàng trong bến Ảnh 1.2.42 Nơi đậu xe (1) Ảnh 1.2.43 Nơi đậu xe (2) Ảnh 1.2.44 Một trong những vị trí dự kiến xây dựng bến xe buýt (Bến xe buýt Bến Thành) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Ảnh 1.2.45 Bến xe Ảnh 1.2.46 Nơi đậu xe (Bến xe Hóc Môn – 1) Ảnh 1.2.47 Xe buýt nội đô Ảnh 1.2.48 Quầy hàng trong bến (Bến xe Hóc Môn – 2) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 1-13
  20. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật Số 6: Các nút giao thông Bảng 1.2.5 Các bến xe buýt nội đô ở TP HCM Các công trình phụ trợ Số bãi đỗ Số đơn vị Tên bến Phòng điều Phòng Phòng Khu vệ vận tải cho xe hành chờ bán vé Tiệm ăn sinh Bến Thành 60 × × × × × 16 Củ Chi 55 × × × × × 4 Hóc Môn 5 × × × × 1 Nguồn:Đoàn nghiên cứu - Điều tra giao thông và Điều tra Phỏng vấn Trạm dừng xe buýt Chiều dài tuyến đường hoạt động của xe buýt ở TP HCM là khoảng 600km. Hiện nay, trên các tuyến đường này có khoảng 1.200 trạm dừng xe buýt được xây dựng ở hai bên đường. Các trạm dừng xe buýt ở khu vực đô thị cũ, đặc biệt là ở các quận 1, 3 và 5, đều có nhà chờ, ghế, bảng thông tin và bản đồ tuyến buýt. Các công trình này được xây dựng trên vỉa hè hoặc dải phân cách và nhìn chung đều tương đối mới và sạch đẹp. Trạm dừng ở các khu vực khác thường chỉ có nhà chờ, ghế cho khách và bảng thông tin hoặc chỉ có bảng thông tin. Các trạm này được xây dựng trên vỉa hè hoặc lề đường. Tuy nhiên, đại bộ phận các trạm dừng xe buýt ở khu vực ngoại thành đều chỉ có bảng thông tin và được xây dựng trên lề đường. Nhiều bảng thông tin trong số đó đã bị hư hỏng và biến mất. Do vậy, ở các khu vực này đôi khi rất khó xác định vị trí của các trạm dừng xe buýt. Thành phố là cơ quan có trách nhiệm xây dựng các trạm xe buýt này. Tuy nhiên, các công ty tư nhân phải trả chi phí xây dựng các trạm dừng có nhà chờ để được quảng cáo tại nhà chờ đó. Do vậy, kích thước của các nhà chờ là giống nhau (dài 6m, rộng 1,8m và cao 3,3m), tuy nhiên thiết kế lại không hề giống nhau. Thông thường các trạm dừng xe buýt được xây dựng thành một cặp cho xe đi và về và thường được xây dựng ở hai bên đường đối diện nhau. Tuy nhiên, cũng có những cặp trạm dừng được xây dựng cách xa nhau, đặc biệt là ở những tuyến đường hẹp. Không có trạm xe buýt nào có khu vực đậu xe song song với đường. Do vậy, xe buýt phải dừng ngay trên lòng đường để đón và/hoặc trả khách. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến luồng giao thông và gây ra tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là trên những tuyến đường hẹp ở khu vực đô thị. 1-14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1