Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển cà phê bền vững ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
lượt xem 4
download
Luận văn đánh giá được hiện trạng phát triển cà phê chè ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Xác định được các biện pháp kỹ thuật chủ yếu cho cây cà phê chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê chè và giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu bất lợi ( hạn hán, sương muối, gió nóng...) đến phát triển của cây cà phê chè.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển cà phê bền vững ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÁP VĂN MẠNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÁP VĂN MẠNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8 62 01 16 Khóa: 25 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TÂM Thái nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu riêng của tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Tâm. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan, tổ chức khác đều có chú thích và trích dẫn nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Người cam đoan Giáp Văn Mạnh
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo và Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo huyện, các Phòng, Ban của các huyện trong huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và tập thể các Nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tâm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân, gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, song khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Người cam đoan Giáp Văn Mạnh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................ x MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................... 4 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của phát triển cà phê bền vững .................................... 5 1.1.1. Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững ....................................... 5 1.1.2. Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ......... 7 1.1.3. Quan điểm sản xuất cà phê bền vững ............................................. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 12 1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 12 1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 14 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................. 15 1.3.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới ................................. 15 1.3.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam .................................. 21 1.4. Bài học rút ra từ tổng quan tài liệu................................................... 23 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 26
- iv 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 26 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................... 28 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 31 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu.................................... 31 2.4. Xử lý số liệu .................................................................................... 32 2.5. Phương pháp phân tích ..................................................................... 33 2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................... 33 2.6.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế .............................................................................................................. 33 2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển cà phê bền vững về xã hội ..... 35 2.6.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cà phê bền vững về môi trường ....................................................................................................... 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 37 3.1. Thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn huyện mai Sơn, tỉnh Sơn La ............................................................................................................. 37 3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La qua các năm ......................................................................... 37 3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .............................................................................. 41 3.1.3. Tình hình thâm canh sản xuất cà phê ............................................ 45 3.1.4. Các hình thức tổ chức sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .............................................................................................. 55 3.1.5. Chuỗi giá trị cà phê ....................................................................... 55 3.1.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 57 3.1.7. Phát triển sản xuất cà phê bền vững về mặt kinh tế ...................... 62
- v 3.1.8. Phát triển sản xuất cà phê bền vững về mặt xã hội ....................... 69 3.1.9. Phát triển sản xuất cà phê bền vững về mặt môi trường ............... 73 3.1.10. Đánh giá tình hình phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La .............................................................................. 74 3.2. Giải pháp phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ..................................................................................................... 78 3.2.1. Các quy định của nhà nước về phát triển cà phê bền vững .......... 79 3.2.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ................................................................... 80 3.2.3. Các giải pháp phát triển sản xuất cà phê theo hướng bền vững ... 82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 87 1. Kết luận ............................................................................................... 87 2. Khuyến nghị ........................................................................................ 89 2.1. Đối với chính quyền địa phương...................................................... 89 2.2. Đối với tổ chức và cá nhân trồng và kinh doanh cà phê .................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 91
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the Food and Agriculture Organization of the United Nations) GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices ) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production) GO Giá trị sản xuất (Gross Ouput) GOCP Giá trị sản xuất cà phê GOCP/NK Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu GONN Giá trị sản xuất nông nghiệp ICO Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization) IMF Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization) KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế - Xã hội LĐ Lao động MI Thu nhập hỗn hợp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NXB Nhà xuất bản PTCPBV Phát triển cà phê bền vững PTNT Phát triển Nông thôn STT Số thứ tự TC Tổng chi phí TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VietGAP Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1982 đến 2011 (ha, tấn cà phê nhân).......................... 14 Bảng 3.1. Diện tích cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La qua các năm ................................................................................... 38 Bảng 3.2. Năng suất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La qua các năm ................................................................................... 39 Bảng 3.3. Sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La qua các năm ................................................................................... 40 Bảng 3.4: Lực lượng lao động trong nông nghiệp và lao động trong sản xuất cà phê .............................................................................. 41 Bảng 3.5: Tình hình nhân lực của hộ ...................................................... 43 Bảng 3.6: Vốn đầu tư của các hộ trồng cà phê trong năm đầu tiên ........ 44 Bảng 3.7: Tiêu chuẩn cây giống cà phê chè ............................................ 46 Bảng 3.8: Mức độ làm cỏ ........................................................................ 47 Bảng 3.9: Tỷ suất bón phân các hộ điều tra ............................................ 48 Bảng 3.10: Lượng phân bón sử dụng thời kỳ kiến thiết cơ bản .............. 49 Bảng 3.11: Lượng phân bón sử dụng thời kỳ kinh doanh ...................... 50 Bảng 3.12: Tỷ lệ trồng xen tại huyện Mai Sơn ....................................... 52 Bảng 3.13. Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến .............................. 53 Bảng 3.14. Thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến............................ 54 Bảng 3.15: Giá bán cà phê năm 2017 ..................................................... 61 Bảng 3.16: Tình hình tiêu thụ cà phê ...................................................... 61 Bảng 3.17. Đóng góp của cây cà phê với phát triển kinh tế huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ............................................................................. 62 Bảng 3.18: Chi phí SX bình quân cho ha cà phê của hộ trong năm
- viii 2017 ........................................................................................ 63 Bảng 3.19: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở huyện Mai Sơn (Tính bình quân trên 01 ha cà phê kinh doanh) ....... 64 Bảng 3.20: Bảng kết quả hồi quy theo mô hình CD chuyển Ln-Ln ....... 67 Bảng 3.21: Tình hình giảm nghèo ở huyện Mai Sơn .............................. 70 Bảng 3.22: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở huyện Mai Sơn năm 2017 ......................................................................... 71 Bảng 3.23: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở huyện Mai Sơn 72
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2018 ......................................................... 45 Hình 3.2: Hình ảnh quả cà phê ........................................................................ 51 Hình 3.3: Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Mai Sơn .......................... 56 Hình 3.4: Kênh sơ chế, tiêu thụ sản phẩm cà phê ........................................... 58
- x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Họ và tên: Giáp Văn Mạnh Tên luận văn: Giải pháp phát triển cà phê bền vững ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Chuyên ngành: Phát triển nông thôn, mã số: 8 62 01 16 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Tâm Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá được hiện trạng phát triển cà phê chè ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Xác định được các biện pháp kỹ thuật chủ yếu cho cây cà phê chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê chè và giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu bất lợi ( hạn hán, sương muối, gió nóng...) đến phát triển của cây cà phê chè. Đề ra được định hướng phát triển sản xuất cà phê theo hướng bền vững ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 2. Nội dung nghiên cứu Từ lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung, rút ra hướng giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Từ lý luận, rút ra định hướng và qua trình nghiên cứu thực trạng về việc làm và thu nhập ở địa phương đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mai Sơn. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 2.3.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp Nguồn số liệu thứ cấp thu thập qua báo cáo thống kê của UBND huyện Mai Sơn, Sở NN&PTNT, Cục Thống kê tỉnh, số liệu của Tổng cục Thống kê,
- xi Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, các báo điện tử, số liệu của các công trình khoa học nghiên cứu cây cà phê, báo cáo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổ chức cà phê thế giới (ICO và một số nguồn khác). 2.3.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ trồng cà phê của huyện Mai Sơn, các công ty thu mua, các hộ, nhóm hộ thu gom cà phê trên địa bàn. 2.3.2. Xử lý số liệu Đối với thông tin và số liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu. Đối với tài liệu sơ cấp sau khi đã “làm sạch”, được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu Excel thông qua phân tổ thống kê theo các tiêu thức phù hợp và được trình bày bằng bảng thống kê và đồ thị thống kê. Các tiêu chí phân tổ căn cứ vào quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, quy trình sản xuất... Mục đích của phân tổ nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến PTCPBV. 3. Kết quả nghiên cứu - Cà phê được trồng trên toàn huyện Mai Sơn và diện tích tăng lên hàng năm. Diện tích lớn nhất tập trung tại 3 xã là Chiềng Chung, Chiềng Ban và Mường Chanh. - Sản lượng cà phê nhân tăng theo từng năm từ 3768.43 tấn năm 2014 lên đến 7353.39 tấn năm 2017. Điều đó cho thấy, người dân địa phương và chính quyền đã có đầu tư vào việc trồng cà phê, mở rộng diện tích, đầu tư kỹ thuật chăm sóc tăng năng suất và sản lượng hàng năm mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo. - Hiện tại năng suất trung bình cà phê nhân năm 2017 đạt 1.29 tấn/ha. Tuy nhiên năng suất cà phê của tỉnh còn thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân chung của cả nước do mức đầu tư thâm canh chưa cao, nhiều diện tích trồng ở độ
- xii dốc cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư thâm canh, chăm sóc. Chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế chưa cao. - Hiệu quả kinh tế, thu nhập của các hộ trồng cà phê phụ thuộc vào các yếu tố: Diện tích, vốn đầu tư, lao động, trình độ hiểu biết của chủ hộ, giá bán, kỹ thuật canh tác… - Việc tiếp cận các chính sách, khoa học kỹ thuật của người dân vẫn còn một số hạn chế, bất cập. - Đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của người dân trồng cà phê tại huyện Mai Sơn 4. Kết luận Phát triển cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La kém bền vững ở những khía cạnh: Kết quả và hiệu quả kinh doanh cà phê có xu hướng tăng nhưng không ổn định, tỷ lệ tiêu thụ nội địa thấp, năng suất cà phê cao nhưng không ổn định, chưa quan tâm đúng mức với vấn đề thương hiệu sản phẩm cà phê; Thu nhập của người trồng cà phê bấp bênh, không ổn định, lao động chịu ảnh hưởng lớn của tính chất thời vụ trong sản xuất cà phê, phân hoá giàu nghèo trong sản xuất cà phê còn lớn; đất thoái hoá, nguồn nước tưới cho cà phê chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm (trên 65%), một tỷ lệ diện tích không nhỏ cà phê trồng trên loại đất không thích hợp (26,64%). Để bảo đảm PTCPBV ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Luận văn đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tế nhằm phát triển bền vững cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới. Hiện nay cà phê được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu, châu Mỹ vv...Thành phần chính của cà phê là chất Cafein chiếm từ 0,8% đến 3% có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức làm việc trí óc và hoạt động của hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết. Ngoài ra trong hạt cà phê còn chứa một số chất dinh dưỡng như Protein hoà tan và một số Vitamin (Phạm Kiến Nghiệp, 1984; Phan Quốc Sủng, Đoàn Triệu Nhạn, 1999). Những năm gần đây, diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 1999 diện tích cà phê cho thu hoạch 330,8 nghìn ha, lượng cà phê nhân xuất khẩu 482 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu 585 triệu USD nhưng đến năm 2010 diện tích cà phê cho thu hoạch đã đạt 504 nghìn ha, sản lượng xuất khẩu 1.157.522 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1.663.256.421 USD. Hiện nay, Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới sau Braxin. Cà phê được trồng ở các vùng khác nhau trong cả nước. Năm 2006, diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên là 583 nghìn ha, Đông Nam Bộ là 52 nghìn ha, Bắc Trung Bộ là 8,586 nghìn ha và Trung du miền núi phía Bắc là 20,2 nghìn ha. Ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu trồng cà phê vối Coffea canephora, ở vùng Bắc Trung Bộ và trung du miền núi phía Bắc trồng cà phê chè Coffea arabica. Tây Bắc có điều kiện thời tiết khí hậu khá thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là là các loại cây công nghiệp trong đó cây cà phê chè đã được khẳng định qua nhiều năm, cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng. Ở Sơn La cà phê được trồng từ trước năm 1945 và chủ yếu trồng cà phê chè Coffea arabica với giống Bourbon và Typica. Diện tích trồng cà phê còn hạn chế, rải rác trong các vườn nhỏ của hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu tự cung
- 2 tự cấp, chưa trở thành hàng hoá. Đến năm 1993 cây cà phê được coi là cây chủ lực của vùng; từ đó diện tích cà phê tăng lên nhanh chóng và thực sự trở thành cây xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giầu của cộng đồng các dân tộc của tỉnh Sơn La. Đến năm 2017, diện tích cà phê toàn tỉnh có trên 16.700 ha, trong đó 14.781 ha cà phê kinh doanh, sản lượng cà phê nhân năm 2017 đạt 22.766 tấn, năng suất cà phê nhân đạt 15 tạ/ha. Cây cà phê được trồng tập trung chủ yếu tại Mai Sơn, là giống Arabica có chất lượng tốt. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê Arabica rất nhỏ, chỉ chiếm 3% trong tổng số 645.000 ha cà phê trong cả nước. Việc sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do canh tác cà phê còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp dẫn đến những phát sinh trong thực hiện áp dụng các quy trình kỹ thuật, xây dựng địa bàn sản xuất tập trung mang tính bền vững. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biển, kiểm soát chất lượng và thương mại còn nhiều hạn chế; chưa hình thành được mối liên kết trong phát triển vùng nguyên liệu. Hoạt động thu mua, sơ chế sản phẩm chủ yếu còn nhỏ lẻ, tình trạng các hộ trồng cà phê tự xát quả tươi bằng máy công suất nhỏ và thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, việc phơi sấy còn thủ công, lạc hậu. Cho đến nay, hầu như chưa có các nghiên cứu cụ thể về phân vùng cà phê Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng cũng như các nghiên cứu ứng dụng cụ thể phục vụ phát triển cà phê chè ở Sơn La. Do địa hình chia cắt với các tiểu vùng khí hậu khác nhau sẽ tạo ra ảnh hưởng khác biệt đến sinh trưởng và năng suất của cây cà phê chè. Vì vậy cần tiến hành điều tra xác định quy hoạch các tiểu vùng có thể phát triển cà phê chè cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Vấn đề tiếp theo là cần có các nghiên cứu đưa ra các giải pháp kỹ thuật canh tác (xác định chế độ dinh dưỡng, tủ gốc giữ ẩm, biện pháp hạn chế tác hại của sương muối, phương pháp tưới nước giữ ẩm, xác định tỷ lệ quả chín
- 3 khi thu hoạch, phòng trừ tổng hợp cho một số loại sâu bệnh hại chính…) để khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên của Vùng, đồng thời hạn chế tác hại của một số yếu tố bất thuận đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà phê chè trồng tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc xây dựng và thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển bền vững cà phê ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” là cần thiết, phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay của huyện. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn nghiên cứu, đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất cà phê theo hướng bền vững ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La liên quan đến hoạt động sản xuất cà phê. - Đánh giá được thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. - Xác định được những khó khăn, tồn tại cản trở hoạt động sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. - Đề ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề phát triển cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- 4 Thời gian từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 03 năm 2019 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp những luận cứ thực tiễn góp phần hệ thống hóa lý luận của vấn đề để xây dựng một số giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra, phù hợp và áp dụng tốt cho địa phương. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã xác định các giải pháp và chính sách phù hợp bảo đảm PTCPBV ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và khẳng định nhóm chủ thể sản xuất là nền tảng quyết định. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ và của tỉnh Sơn La để bảo đảm PTCPBV.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của phát triển cà phê bền vững 1.1.1. Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững Phát triển bền vững về kinh tế: Phát triển kinh tế bền vững là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế được thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và sự thay đổi về chất theo hướng tiến bộ của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội và môi trường sống. Tăng trưởng kinh tế: Là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. Phát triển bền vững về xã hội: Tăng trưởng kinh tế phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Có việc làm thì người lao động mới có quyền, thu nhập và các điều kiện tự hoàn thiện nhân cách của chính mình. Người lao động nếu không có việc làm, bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập, dễ nảy sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội. Theo quy luật Okun, cứ 1% thất nghiệp tăng thêm ngoài thất nghiệp tự nhiên, thì sẽ làm mất đi 2% GDP. Tăng trưởng
- 6 kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Mục tiêu đầu tiên của PTBV là thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về ăn mặc, vệ sinh, sức khỏe, nhà ở, nước sạch, giáo dục, v.v.. Ngoài ra tình trạng đói nghèo liên hệ chặt chẽ với sự cân bằng của hệ sinh thái và với chất lượng của môi trường - môi sinh. Tại các nước giàu, nói chung, thành phần xã hội có thu nhập thấp thường có nhận thức kém về bảo vệ môi trường - môi sinh và có cuộc sống gây ô nhiễm nhiều hơn tầng lớp có nếp sống cao. Còn tại các nước chậm tiến, vì phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu và vì thiếu phương tiện tài chính, kỹ thuật, vật chất và tri thức cho nên không có khả năng bảo vệ môi trường - môi sinh. Không những thế, tại các nước này, hệ sinh thái bị hư hại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cuối cùng phát triển kinh tế - xã hội thu hẹp thành tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng, rồi hầu như hoàn toàn mất tính bền vững, không còn có tầm xa. Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI), là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số cơ bản: Thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn biết chữ) và chỉ số về y tế (tuổi thọ bình quân). Phát triển bền vững về môi trường: Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải cần ít nhất một trong các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, môi trường trong sạch… Nói cách khác, môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi với môi trường. Tác động hoạt động phát triển đến với môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó. Mặt khác, kinh tế xã hội cũng tác động đến nguồn tài nguyên thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường từ đó dẫn đến gia tăng các thảm họa, thiên tai gây ảnh hưởng ngược lại đến sự phát triển các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Đó chính là sự tác động nhiều chiều, là mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển. Ở các nước nghèo, con đường phát triển duy nhất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
13 p | 1020 | 292
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 2
13 p | 358 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 322 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
110 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
54 p | 221 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 268 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum
26 p | 142 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
127 p | 26 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
134 p | 39 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 31 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí
10 p | 47 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Đại học FPT
8 p | 89 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển lợn đen bản địa tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
101 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
182 p | 30 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Hà Nội
7 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
10 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
7 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
143 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn