Báo cáo Hội thảo Dạy học Tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai
lượt xem 73
download
Báo cáo Hội thảo Dạy học Tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai bao gồm những bài báo cáo về dạy học tích hợp ở Tiểu học - Ý nghĩa, tầm quan trọng và thách thức của thực tiễn; dạy học tích hợp ở Tiểu học và trường pháo giáo dục Maria Montessori;... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo Hội thảo Dạy học Tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai MỤC LỤC 1. Báo cáo đề dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha ............................................................................... 4 2. Đào tạo - Dạy học theo quan điểm tích hợp: Chúng ta đang ở đâu? TS. Hoàng Thị Tuyết ........................................................................................ 13 3. Dạy học tích hợp ở Tiểu học: Ý nghĩa, tầm quan trọng và thách thức của thực tiễn Ths. Hoàng Trường Giang .............................................................................. 30 4. Dạy học tích hợp ở Tiểu học và trường pháo giáo dục Maria Montessori TS. Lê Đình Thông ............................................................................................ 35 5. Vấn đề tích hợp trong chương trình giáo dục tiểu học Ths. Lê Văn Trung ............................................................................................ 39 6. Một vài nhận xét về tính tích hợp trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hiện nay theo học chế tín chỉ ThS. Nguyễn Lương Hải Như ........................................................................... 44 7. Dạy học tích hợp trong đào tạo giáo viên tiểu học và giảng dạy ở trường tiểu học: Định hướng và giải pháp TS. Nguyễn Thị Liên Tâm................................................................................. 52 8. Rèn kĩ năng kể cho sinh viên giáo dục tiểu học từ hướng dạy lồng ghép phần văn học dân gian TS. Nguyễn Thị Nga ......................................................................................... 58 9. Dạy học tích hợp văn học nước ngoài cho SV ngành giáo dục tiểu học TS. Nguyễn Thị Thu Thủy................................................................................. 64 1
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai 10. Chất lượng dạy học Văn - Nhìn từ bậc tiểu học TS. Bùi Thanh Truyền ...................................................................................... 73 11. Dạy học tiểu học theo hướng tích hợp TS. Vũ Thị Ân................................................................................................... 85 12. Tích hợp trong dạy học Ngữ pháp cho HS - Nhìn từ SGK hiện hành PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha ............................................................................. 88 13. Sơ nét về SGK Việt Nam, Malaysia, Mỹ và việc dạy học ThS. Trần Đức Thuận ...................................................................................... 98 14. Cải cách SGK và nâng cao chất lượng giáo viên : Quyết định thành bại đổi mới giáo dục ThS. Trần Hoàng ........................................................................................... 103 15. Tích hợp các môn khoa học xã hội - Nhìn từ sách Tiếng Việt 3 & Đạo đức Phạm Hải Lê .................................................................................................. 105 16. Hơn một viện bảo tàng ThS. Trần Đức Thuận ..................................................................................... 114 17. Tích hợp tri thức môn Đạo Đức trong dạy học các môn học khác ở Tiểu học: Sự đòi hỏi, khả năng và điều kiện thực hiện Nguyễn Thị Thu ............................................................................................. 120 18. Một số vấn đề về dạy học tích hợp trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học và việc tích hợp ở ba phân môn Tập đọc - Luyện Từ và Câu - Tập làm văn ThS. Phan Thị Quỳnh Như ............................................................................. 126 19. Đôi nét về vấn đề tích hợp trong nội dung môn Tiếng Việt Tiểu học và gợi ý xây dựng hoạt động ngoại khóa cho môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp ThS. Lê Ngọc Tường Khanh ........................................................................... 131 20. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học giải Toán có lời văn ở Tiểu học ThS. Vũ Anh Hoa ........................................................................................... 136 2
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai 21. Bàn tay nặn bột - Một phương pháp dạy học mang tính tích hợp cao ThS. Đỗ Thị Nga ............................................................................................ 142 22. Dạy học tích hợp giáo dục môi trường ở Tiểu học ThS. Nguyễn Minh Giang ............................................................................... 151 23. Tích hợp dạy kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp Hai trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội và tài liệu "Essential Science 2"(ES2) Phạm Phương Anh ......................................................................................... 158 24. Vài ý kiến về thực tế thực hiện dạy học theo hướng tích hợp ở Tiểu học Đoàn Thị Ngân .............................................................................................. 164 3
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai BÁO CÁO ĐỀ DẪN DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở TIỂU HỌC: HIỆN TẠI & TƯƠNG LAI PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha* Tích hợp là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua. Quan điểm dạy học tích hợp được xem là định hướng lí luận của chương trình tiểu học Việt Nam hiện hành và những năm sắp tới. Để đào tạo nguồn lực giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới, các khoa giáo dục tiểu học ở các trường đại học, cao đẳng trong nhiều năm nay đã và đang quan tâm tìm hiểu, vận dụng quan điểm tích hợp để chuẩn bị cho giáo sinh có thể đáp ứng với chương trình dạy học ở tiểu học theo quan điểm tích hợp. Trong bối cảnh ấy, việc nhìn lại để đánh giá thực tiễn tìm hiểu và áp dụng lí luận tích hợp vào quá trình dạy học ở đại học cũng như phổ thông, xác định thành tựu và những điều còn bất cập, để có thể đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn quá trình thực hiện các chương trình đào tạo theo hướng tích hợp vào giai đoạn sau 2015 là một hoạt động cần thiết. Với mong muốn thu hút sự đóng góp, chia sẻ tri thức của các thầy cô, nhà quản lí chuyên môn đang công tác tại trường tiểu học, các giảng viên các trường sư phạm và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả nước, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Dạy học tích hợp ở tiểu học: hiện tại và tương lai. Sau hơn một năm tích cực chuẩn bị c ng sự h trợ, hợp tác tích cực của các cộng tác viên, an tổ chức Hội nghị đã tập hợp được 2 bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản l , các thầy cô giáo công tác trong ngành giáo dục tiểu học trong cả nước từ các trường đại học cao đẳng ở phía ắc như CĐSP Nghệ An, Đại học Quảng ình,…; ở miền Trung như ĐHSP Huế, CĐCĐ tỉnh ình Thuận,…; đến các trường ở Tp. HCM và các tỉnh phía Nam, như ĐHSP Tp.HCM, Đại học Hoa Sen, CĐSP Kiên Giang,... an tổ chức cũng nhận được 2 báo cáo từ Trường Đại học IUPUI, Indiana Hoa Kỳ gửi về. Các báo cáo tập trung bàn thảo vấn đề: Những thành tựu về nghiên cứu và tìm hiểu lí luận dạy học tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam; Những thành tựu về ứng dụng lí luận dạy học tích hợp vào thực tiễn xây dựng chương trình sách giáo khoa, giáo trình, và hoạt động giảng dạy; Định hướng và giải pháp cho việc gia tăng năng lực nghiên cứu và ứng dụng lí luận dạy học tích hợp vào dạy học ở trường tiểu học và đào tạo giáo viên tiểu học trong tương lai. Từ thực tế nghiên cứu, giảng dạy, TS. Hoàng Thị Tuyết, ĐHSP Tp.HCM với bài viết Đào tạo - dạy học theo quan điểm tích hợp: chúng ta đang ở đâu?, * Trưởng Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 4
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai đã trình bày một cách khái quát về lí thuyết tích hợp, tích hợp và học tập, chương trình giáo dục tích hợp với các kiểu tiếp cận tích hợp như tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn; giới thiệu và phân tích tính tích hợp trong chương trình đào tạo GVTH ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, trong chương trình tiểu học Việt Nam sau 2000 và sau 2015. Đồng thời, tác giả nhận định “Trong lúc chương trình đào tạo giáo viên tiểu học có vẻ như còn đứng ngoài cửa ngõ của ngôi nhà tích hợp thì chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học đã đi vào quỹ đạo này từ sau năm 2000. Mặc d vẫn còn những hạn chế do nhiều lí do khác nhau, chương trình tiểu học hiện hành và sau 2015 đã và sẽ tiếp tục được phát triển theo hai định hướng tích hợp đa môn và tích hợp liên môn”, “Yêu cầu thay đổi mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn định hướng tích hợp trong chương trình GDPT mới sau 2015 càng tạo áp lực hơn nữa lên chương trình đào tạo giáo viên tiểu học”. Xem xét vấn đề dạy học tích hợp ở tiểu học, ThS. Hoàng Trường Giang, từ việc phân tích nghĩa, tầm quan trọng và thách thức của thực tiễn, như SGK chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của việc dạy học tích hợp, nội dung và phân bố chương trình còn khá nặng, người dạy khó áp dụng đầy đủ và hiệu quả những phương pháp dạy học tích hợp, giáo viên chưa được tạo điều kiện đầy đủ, chưa có được tầm nhìn, kĩ năng, cần thiết cho dạy học tích hợp,… đi đến nêu các kiến nghị thiết thực và khả thi với các cấp quản lí, các khoa đào tạo và bồi dưỡng GVTH trong việc xây dựng các chương trình hoạt động để có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục tiểu học trong giai đoạn mới. àn về dạy học tích hợp ở tiểu học, TS. Lê Đình Thông, ĐH Hoa Sen, cho rằng mở rộng quan niệm tích hợp “chúng ta đã mon men đến gần quan điểm giáo dục khai phóng”, giúp phát triển toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối; phát triển những những nhân cách có đầu óc cởi mở, linh hoạt, tự do và nhiều sáng tạo”. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu “một điển hình rực rỡ cho tưởng giáo dục khai phóng được thực hiện vào đầu thế kỷ 20: trường phái giáo dục Maria Montessori, với những ưu thế nổi bật như tính tự giáo dục (auto-educazione), tính tích hợp mọi lúc, mọi nơi, tích hợp toàn diện”. Với bài viết Dạy học trong đào tạo giáo viên tiểu học và giảng dạy ở trường tiểu học - định hướng và giải pháp, TS. Nguyễn Thị Liên Tâm, CĐCĐ ình Thuận nhận định: “Ở các trường Sư phạm, việc dạy học theo quan điểm tích hợp đã được chú trọng hơn”, “khoảng cách giữa việc giảng dạy theo hướng tích hợp của giáo viên các trường tiểu học với việc giảng dạy phương pháp dạy học các môn học của giáo viên sư phạm hãy còn khá xa”. Tác giả cũng minh họa 5
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai việc áp dụng PPDH tích hợp trong dạy học tiểu học qua một số tiết dạy; định hướng và giải pháp cho công tác dạy học tích hợp trong tương lai. Theo tác giả “đối với các trường có đào tạo giáo viên Tiểu học, cần phải yêu cầu giáo sinh chú đến việc lồng ghép kiến thức theo hướng tích hợp”, v.v.. C ng hướng trăn trở về chương trình đào tạo giáo viên tiểu học theo định hướng tích hợp, ThS. Nguyễn Lương Hải Như, Trường ĐHSP Tp.HCM, “nhận xét, đánh giá về khả năng tích hợp trong chương trình đào tạo Cử nhân Giáo dục Tiểu học theo chương trình tín chỉ”, đồng thời, thông qua việc so sánh hai chương trình đào tạo của Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Giáo dục, Đại học Victoria, Wellington, New Zealand”, “đề xuất một số cách thức nhằm tăng khả năng tích hợp cho chương trình đào tạo giáo viên tiểu học hiện nay theo học chế tín chỉ”. Tác giả cũng khẳng định “so sánh mô hình đào tạo giáo dục đại học của Việt Nam với các nước trên thế giới cần thiết để chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thực tế giáo dục Việt Nam”, “tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế của chúng ta hiện nay, không phải ai cũng có cơ sở vật chất đầy đủ để xây dựng một mô hình đại học kiểu mới. Do đó, việc thay đổi từ những cái sẵn có, có lẽ sẽ là cách giải quyết hợp lí hơn. Cấu trúc lại chương trình theo hướng tích hợp đa môn, liên môn, xuyên môn là một việc làm hòan toàn có thể thực hiện được”. Qua bài viết Rèn kĩ năng kể cho sinh viên giáo dục tiểu học từ hướng dạy lồng ghép văn học dân gian, TS. Nguyễn Thị Nga, Đại học Quảng ình, khẳng định: tích hợp trong dạy học các phân môn là một xu thế giáo dục khá phổ biến, một nhu cầu tất yếu hiện nay ở các trường đại học. Mục đích của vấn đề này là tăng cường thêm kiến thức, rèn các kỹ năng cơ bản nhằm giúp người học tích lũy thêm kiến thức tăng cường khả năng nghiệp vụ. Hình thức tích hợp này nếu được vận dụng linh hoạt sẽ góp phần giúp sinh viên thực hiện quá trình học tập một cách đầy đủ, hệ thống và nâng cao năng lực cảm thụ văn học”. Đồng thời, tác giả đã đưa ra những định hướng tích hợp cơ bản trong dạy học phần văn học dân gian để góp phần rèn kỹ năng kể cho sinh viên giáo dục tiểu học, như hướng dẫn sinh viên “phải đọc đi đọc lại câu chuyện, phải suy nghĩ về những nhân vật, c ng đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư số phận, lựa chọn ngôn ngữ, các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt điệu bộ cử chỉ, khêu gợi, tạo cho sinh viên nhu cầu được bộc lộ suy nghĩ của mình, được kể; tạo hoàn cảnh cơ hội cho sinh viên thực hành bằng hệ thống câu h i, bài tập biết động viên khích lệ, tạo điều kiện cho mọi người c ng tham gia, hợp tác, v.v.. àn về Chất lượng dạy học văn – nhìn từ bậc tiểu học, TS. Bùi Thanh Truyền, Khoa GDTH-MN, ĐHSP Huế cho rằng “Gam màu ảm đạm trong bức 6
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai tranh chung về chất lượng dạy học văn ở nước ta hiện nay một phần xuất phát từ chương trình, SGK và phương pháp dạy học ở tiểu học”, “dẫu quan điểm tích cực, hiện đại nhưng khi đi vào thực tiễn, va chạm đã làm bật nẩy những vênh lệch nhất định”, do những bất cập từ chương trình đào tạo thiếu tính tích hợp, từ sự bất ổn từ SGK, c ng những hạn chế từ phương pháp giảng dạy của giáo viên “thời lượng lên lớp hạn hẹp, chỉ mới chú trọng dạy tiếng, không nắm quan điểm tích hợp dạy văn hóa, dạy văn qua môn Tiếng Việt”; tác giả đi đến những “lời kết và trăn trở của người trong cuộc” c ng những kiến nghị đầy tâm huyết, có giá trị thực thi về chương trình, sách giáo khoa c ng đội ngũ thầy cô giáo. Tìm hiểu vấn đề tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục tiểu học Việt Nam, ThS. Lê Văn Trung, ĐHSP.Tp.HCM, cho rằng “chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam đã thể hiện tính tích hợp theo hướng gắn kết các nội dung có liên của các phân trong một môn học”, “lồng ghép các kiến thức khác vào nội dung của môn học tuỳ vào đặc trưng của từng môn”; “chương trình giáo dục bậc tiểu học cũng thể hiện sự tích hợp giữa hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội”; và “lược trích một số đề xuất hướng tích hợp cho chương trình Giáo dục Tiểu học”, như “Lớp Một, Hai chỉ học môn: Toán, Ngữ văn và Cuộc sống quanh ta. Trong đó Ngữ văn và Cuộc sống quanh ta là môn học tích hợp”, “từ lớp a đến lớp Năm chỉ học 7 môn: Ngữ văn, Tìm hiểu xã hội/ đạo đức; Toán; Khoa học/thực hành; Giáo dục sức khoẻ; Nghệ thuật/ Âm nhạc và tiếng Anh. Trong đó môn Ngữ văn, Khoa học, Tìm hiểu xã hội và Giáo dục sức khoẻ là những môn học tích hợp”. Hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học, theo quan điểm tích hợp, được TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, ĐHSP Tp.HCM đề cập từ vấn đề “dạy học tích hợp liên môn và xuyên môn trong dạy học văn học nước ngoài cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học”. Theo tác giả “sự tích hợp giữa các phân môn Văn học nước ngoài - Lịch sử - Văn hóa - Lí luận văn học và Mỹ học cũng như tích hợp giữa bài giảng ở trường đại học với chương trình ở trường tiểu học sẽ đem lại hiệu quả tốt cho SV ngành Giáo dục tiểu học trong nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, đáp ứng xu thế giáo dục và hội nhập văn hóa trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả khẳng định và nhấn mạnh “với sự hòa nhập, kết hợp các môn học có liên quan với nhau, tích hợp các phương diện kiến thức và kỹ năng” sẽ “phát huy đến mức tối đa kiến thức và kỹ năng mà trong một môn học riêng rẽ không thể có được”, “Trong sự chuyển đổi chương trình từ niên chế sang tín chỉ, quan điểm dạy học tích hợp sẽ tạo nên một văn hóa dạy học mới và có nghĩa thực tiễn lớn lao”. àn về dạy học tích hợp ở tiểu học, TS. Vũ Thị Ân, ĐHSPTp.HCM khẳng định “dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục tích cực đã trở 7
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường và trong việc xây dựng chương trình trong nhiều năm nay”, “ở tiểu học, nhiều môn, nhiều nội dung có thể dạy tích hợp”, “khoa học và đời sống ngày càng phát triển buộc có nhiều nội dung phải được đưa vào dạy ở nhà trường là lẽ đương nhiên”. “Việc tích hợp các môn học, tích hợp nhiều nội dung của một môn học một mặt giảm được áp lực học, thi, giải quyết được vấn đề giảm đầu môn học, tránh được sự tr ng lặp về nội dung; mặt khác nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy được năng lực của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, tránh kiểu lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, thiếu sự năng động sáng tạo ở học sinh. Theo hướng này, năng lực phân tích, tổng hợp của học sinh được phát huy”. Tác giả cũng cho rằng quan điểm tích hợp đòi h i “người dạy phải có kiến thức sâu rộng, kiến thức liên môn và xuyên môn, chuyên biệt và đa dạng”, “các khoa đào tạo giáo viên tiểu học phải mạnh dạn hơn, quyết liệt hơn trong việc đổi mới nội dung chương trình, các môn học, đổi mới phương pháp để trang bị cho sinh viên hành trang dạy học tiểu học một cách chắc chắn”. Tích hợp trong dạy học ở tiểu học, nhìn từ sách giáo khoa hiện hành, PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha, ĐHSP Tp.HCM bàn về tính tích hợp trong dạy học Ngữ pháp cho HS tiểu học, về việc xây dựng một mô thức cho SGK Tiếng Việt bậc tiểu học, từ góc nhìn về SGK Tiếng Việt các lớp 2, , , 5 hiện hành, dưới bình diện quan hệ giữa nội dung kiến thức ngữ pháp cung cấp cho HS với logic trình bày và mục đích yêu cầu HS cần đạt. Qua những quan sát, phân tích, so sánh các nội dung hữu quan, tác giả cho rằng bộ sách Tiếng Việt tiểu học hiện hành d đã được biên soạn theo quan điểm và mô thức hợp lí nhất trong điều kiện hiện nay cũng sẽ được thay thế bằng những bộ sách mới. Ở bậc tiểu học, tính hành dụng lại càng cần được coi trọng. Vì vậy, quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp và tính hành dụng là những nguyên tắc mà SGK Tiếng Việt sau năm 2015 cần phải đảm bảo đảm. Chỉ là Sơ nét về sách giáo khoa Việt Nam, Malaysia, Mỹ và việc dạy học, nhưng ThS. Trần Đức Thuận, ĐHSP Tp.HCM đã cho người đọc một cái nhìn tổng quan về tính tích hợp trong SGK Việt Nam, Malayxia, Mỹ. Tác giả cho biết ở Mỹ “các môn học được cấu trúc với nhau, tạo nên những câu chuyện thống nhất gắn liền với các nội dung kiến thức cần dạy. C ng một bài học, nhưng học sinh sẽ được học dần trong nhiều tuần, huy động kiến thức của nhiều môn học để giải quyết được những câu h i trong đấy”. Tác giả nhận định cần phải có một tổng chủ biên để đảm bảo tính thống nhất, tính tích hợp,… “một bộ sách tốt khi nó có thể phục vụ dạy học liên môn, góp phần phát triển toàn diện cho HS.” 8
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai ThS Trần Hoàng, ĐHSP. Tp. HCM khẳng định “nâng cao chất lượng giáo viên và cải cách sách giáo khoa theo hướng tích hợp là điều kiện rất cần thiết và bức bách”, giữ vai trò “quyết định thành bại đổi mới giáo dục”. Ở bậc tiểu học, tích hợp là một quan điểm cơ bản trong việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa, tổ chức một nội dung dạy học. Theo tác giả, ở tiểu học, tích hợp trong bộ môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, ) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức kh e sinh sản, vào các môn học và hoạt động giáo dục; xây dựng 2 môn học mới ở lớp , 5 gồm môn Khoa học và công nghệ trên cơ sở môn khoa học và kĩ thuật trong chương trình hiện hành; môn Tìm hiểu xã hội trên cơ sở môn lịch sử và địa lí ở lớp , 5 trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội. Đồng thời tác giả cũng cho rằng người viết SGK phải được tập huấn để quán triệt nguyên tắc đổi mới chương trình, cách dạy và học tích hợp, phải vừa là nhà chuyên môn vừa là nhà sư phạm. Đội ngũ giáo viên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp, việc đào tạo giáo viên ở tiểu học của các trường Sư phạm cũng phải theo hướng tích hợp. àn về hướng tích hợp các môn khoa học xã hội ở SGK bậc tiểu học, tác giả Phạm Hải Lê, ĐHSP Tp.HCM, xem xét, đối chiếu các bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 với các bài đạo đức trong sách Đạo đức 3 hiện hành về các phương diện: mục tiêu, nội dung, số lượng, cấu trúc các đơn vị kiến thức và hình thức thể hiện, và đi đến đề xuất cần “tích hợp nội dung giáo dục đạo đức qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn của môn Tiếng Việt” và khẳng định đây là công việc hoàn toàn có tính khả thi, sẽ góp phần “tránh tình trạng thiếu lôgic, chồng chéo nhàm chán, tránh lãng phí”. Tác giả cũng cho rằng để có thể biên soạn SGK theo hướng tích hợp đa môn, liên môn và xuyên môn cần có một tổng chủ biên. Tổng chủ biên sẽ là vị “nhạc trưởng” hướng dẫn tập thể các tác giả biên soạn được những cuốn sách tích hợp có giá trị, thiết thực cho công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa sắp tới. Quan điểm tích hợp trong dạy học tiểu học còn được nhìn nhận từ bình diện tổ chức thư viện, với bài báo Hơn một viện bảo tàng, ThS. Trần Đức Thuận giới thiệu về ảo tàng Thiếu nhi tại thành phố Indianapolis, bang Indiana của Hoa Kỳ. Qua việc mô tả và phân tích cách thức chuyển giao thông tin, cách thức hiện thực hoá tư tưởng “hands-on”, cách thức kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, tác giả gợi cho người đọc về “triết lí giáo dục, tư tưởng giáo dục đổi mới, tích hợp mà nhiều bảo tàng thông thường khó đạt được”. Nhìn nhận về vấn đề Tích hợp tri thức môn đạo đức trong dạy học các môn học khác ở tiểu học: sự đòi hỏi, khả năng và điều kiện thực hiện, tác giả Nguyễn 9
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai Thị Thu, Đại học Sư phạm – Đại học Huế, nhấn mạnh sự đòi h i của tích hợp tri thức môn Đạo đức trong các môn học khác ở tiểu học. Tác giả khẳng định: “các giá trị đạo đức ở trong chương trình môn học sẽ không được học sinh cụ thể hóa thành hành vi nếu không gắn với hoạt động học tập các môn học”. Đồng thời, qua bài báo trên tác giả cũng nêu rõ khả năng, điều kiện tích hợp tri thức môn Đạo đức vào các môn học khác ở tiểu học và cho rằng “GV phải vượt lên trên cách nhìn quen thuộc về vai trò của từng môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn về vị trí, vai trò của từng môn cũng như quan hệ tương tác giữa các môn học” để đảm bảo được tính tích hợp trong dạy học ở tiểu học. ThS. Phan Thị Quỳnh Như, Khoa Tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang bàn về việc dạy học tích hợp trong ba phân môn Tập đọc - Luyện từ và câu - Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Theo tác giả tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Hiểu đúng và làm đúng quá trình tích hợp, giáo viên có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất các môn học ở Tiểu học. Với bài Đôi nét về vấn đề tích hợp trong nội dung môn Tiếng Việt ở tiểu học và gợi ý xây dựng hoạt động ngoại khóa cho môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp, ThS. Lê Ngọc Tường Khanh, GV Khoa Giáo dục Tiểu học - ĐHSP TP HCM khẳng định tích hợp và sự cần thiết của việc dạy học theo hướng tích hợp; vấn đề tích hợp trong nội dung môn Tiếng Việt – chương trình Tiểu học hiện hành, Gợi xây dựng hoạt động ngoại khóa cho môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp, gợi xây dựng một chu i các hoạt động ngoại khóa cho môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều môn học khác nhau và một phần hướng đến năng lực chuyên biệt cho HS. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học giải toán có lời văn ở tiểu học, Th.S. Vũ Anh Hoa, Trưởng Khoa GDTH, CĐSP Nghệ An cho rằng “thực tế trong dạy học Toán, người ta thường chỉ chú trọng đến kiến thức và kỹ năng môn Toán mà ít hoặc không để , ít người quan tâm, đến những kỹ năng về Tiếng Việt”; nếu biết khai thác, kết hợp và lồng ghép một cách nhuần nhuyễn việc rèn luyện một số kỹ năng Tiếng Việt vào trong quá trình dạy học giải toán có lời văn thì sẽ góp phần không nh nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. Khi dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học, tích hợp một số kỹ năng dạy học Tiếng Việt, như Rèn luyện kỹ năng tập đọc trong dạy học giải toán có lời văn; Rèn luyện kỹ năng viết trong dạy học giải toán có lời văn. ThS. Đ Thị Nga, GV Khoa GDTH, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh giới thiệu về “ àn tay nặn bột – một phương pháp dạy học mang tính tích hợp cao”, do “ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp dạy học TN còn chú 10
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai trọng đến việc hình thành và rèn luyện một số kĩ năng khoa học cơ bản cho HS, như kĩ năng trình bày, kĩ năng thực hành, kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá,...”, tích hợp trong việc rèn kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, bằng hình vẽ hay biểu đồ, sơ đồ; tích hợp trong việc rèn kĩ năng làm thí nghiệm, thực hành. Đồng thời tác giả cũng phân tích về môn Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy học “ àn tay nặn bột”, tác giả chỉ rõ quy trình dạy học môn Tự nhiên - Xã hội bằng phương pháp TN , từ khâu Đặt vấn đề, Chuẩn bị phương tiện dạy học, Chuẩn bị không gian tổ chức lớp học đến Xây dựng các bước lên lớp (như HS làm việc toàn lớp, HS làm việc nhóm, HS chuẩn bị báo cáo, HS báo cáo, HS ghi chép vào vở thực nghiệm. Tác giả cũng đưa ra những đánh giá xác đáng về phương pháp TN c ng những kiến về SGK môn TN- XH, về sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, các nhà nghiên cứu, các giảng viên ở các trường đại học,về giải pháp khuyến khích tạo điều kiện cho GV linh hoạt khi thực hiện chương trình; thay đổi quan điểm đánh giá GV, đánh giá chất lượng dạy học. àn về Dạy học tích hợp giáo dục môi trường ở tiểu học, ThS. Nguyễn Minh Giang, ĐHSP. Tp.HCM cho rằng “khi dạy học về môi trường luôn đi theo những tiêu chí chuẩn mực, chứ không dạy một cách chung chung và cảm tính”, theo ba cách tiếp cận “giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường”, “tích hợp vào trong các môn học ở ba mức độ: mức độ toàn phần, mức độ từng bộ phận và mức độ liên hệ”, “những thế hệ học sinh tiểu học được giáo dục môi trường toàn diện như vậy sẽ có kiến thức và hành động bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững”, “để thực hiện được mục tiêu đó, chính những giáo viên tiểu học đóng vai trò chủ đạo trong việc triển khai nội dung và hành động đến với từng học sinh”. So sánh dạng bài tập điền khuyết ở V TTNXH 2 và tài liệu ES 2, tác giả Phạm Phương Anh, ĐHSP Tp.HCM cho rằng V TTNXH 2 chưa được thiết kế trên cơ sở chú trọng tích hợp việc dạy kỹ năng đọc, viết cho học sinh thông qua việc làm bài tập môn TNXH; bài tập khá nặng về việc cung cấp, khắc sâu kiến thức khoa học cho học sinh một cách đơn thuần trong khi việc phát triển kỹ năng đọc, viết cho trẻ thông qua việc học tập khoa học lại ít được quan tâm. Tác giả cho rằng trên cơ sở sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội 2 theo hướng tích hợp như đã và đang có, việc tích hợp phát triển kỹ năng đọc viết thông qua hệ thống bài tập Tự nhiên và Xã hội sẽ được các nhà giáo dục, các nhà sư phạm chú hơn trong khi xây dựng chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015, “để việc rèn luyện kỹ năng đọc, viết không phải chỉ là “cuộc độc hành” của môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học”. 11
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai Hội thảo cũng nhận được kiến về dạy học tích hợp ở tiểu học qua bài viết Vài ý kiến về thực tế thực hiện dạy học theo hướng tích hợp ở tiểu học của tác giả Đoàn Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Thị Rành, Thủ Đức, Tp.HCM. Từ sự thấu hiểu thực tiễn, tác giả nhận định “ thức áp dụng dạy học tích hợp vào trong các môn họccủa giáo viên còn hạn chế. Đa số giáo viên chỉ cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng của bài học”, “không có sự liên kết, tích hợp”, “chỉ bổ sung thêm một vài dòng trong giáo án để đối phó”, “thực tế, nhiều giáo viên không thực hiện giáo dục tích hợp vào trong bài dạy”. Và đề xuất “trước tiên phải làm thay đổi nhận thức của người thầy về tác dụng, nghĩa của dạy học tích hợp. ên cạnh đó, cần khuyến khích giáo viên đọc sách – báo, cập nhật tin tức, thời sự kịp thời để đưa vào bài dạy, giúp tiết học thêm sinh động, học sinh thích thú lắng nghe”. Qua 23 báo cáo tham luận có thể nói bức tranh dạy học tích hợp ở tiểu học: hiện tại và tương lai đã được phác hoạ trên các phương diện: thực trạng, kinh nghiệm, ưu khuyết điểm, giải pháp, định hướng phát triển. an Tổ chức Hội thảo hy vọng rằng những tham luận được trình bày trên diễn đàn, cũng như những bài viết được đăng trong kỷ yếu sẽ được quan tâm chú , trao đổi, thảo luận và trao đổi tại hội trường. Trong khuôn khổ của Hội thảo này, chúng tôi hi vọng các đại biểu có thể tìm được tiếng nói chung, để sau Hội thảo chúng ta có những tác động tích cực đối với các cơ sở đào tạo, và đối với các cấp quản lí đồng thời có những n lực từ chính bản thân mình để có những đóng góp hiệu quả cho hoạt động đào tạo tiểu học trong giai đoạn mới. Hy vọng rằng với chiến lược, mục tiêu đúng đắn, giải pháp thích hợp, l thuyết tích hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường sư phạm và trường tiểu học trong giai đoạn mới. Khoa GDTH, ĐHSP TPHCM 12
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai ĐÀO TẠO - DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP: CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU? TS. Hoàng Thị Tuyết* 1. LÝ THUYẾT TÍCH HỢP - CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TÍCH HỢP Lý thuyết tích hợp L thuyết tích hợp là một triết l (trào lưu suy nghĩ) được Ken Wilber đề xuất. L thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện thực “xưa- pre- modern, nay-modern, và mai sau- postmodern”. Nó được hình dung như là một l thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. L thuyết tích hợp đã được nhiều nhà thực hành l thuyết áp dụng trong hơn 5 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau (Esbjörn-Hargens, 2010). Điều quan trọng hơn, tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của chúng. Quan điểm tích hợp cho phép con người nhận ra những điều then chốt và các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống và trong tiến trình hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó. Việc khai thác hợp l và có nghĩa các mối liên hệ này dẫn nhà hoạt động l luận cũng như thực tiễn đến những phát kiến mới, tránh những tr ng lắp gây lãng phí thời gian, tài chính và nhân lực. Đặc biệt, quan điểm này dẫn người ta đến việc phát triển nhiều loại hình họat động, tạo môi trường áp dụng những điều mình lĩnh hội vào thực tiễn, nhờ vậy tác động và thay đổi thực tiễn. Do vậy, tích hợp là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết l /nguyên l chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người. L thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm (một trào lưu tư tưởng) l luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp, trước hết dựa trên quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực người học (Rogier, 1996). Hội thảo quốc tế đón chào thế kỷ 21 có tên “Kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập” với sự tham gia của gần 00 nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia được tổ chức từ ngày 6 - 8/12/2000 tại Manila (Philippines). Một trong những nội dung chính được bàn luận sôi nổi tại hội thảo này là những con đường và * Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm TP.HCM 13
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào người học trong thời đại thông tin. Muốn đáp ứng được nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập, đòi h i tư duy liên hội được thiết kế ngay trong nội dung, phương tiện nghiên cứu và phương pháp giảng dạy. Như thế, khi đứng trước nhu cầu giải quyết mâu thuẫn kiến thức của tình huống học tập, người học không chỉ giải quyết theo hướng trực tuyến hay nội suy mà có thể còn giải quyết bằng cách ứng dụng một cách linh hoạt khả năng liên hội kiến thức. Tích hợp và học tập Mục đích chung của việc học là hiểu sự liên kết của mọi hiện tượng, sự vật. Tích hợp là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy, tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra (Clark, 2002). Như thế, với định nghĩa học tập là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức, Clark đã khẳng định quy luật tích hợp tất yếu của tiến trình học tập chân chính. Cụ thể, sự thâm nhập có tính chất tìm tòi khám phá của học sinh vào quá trình kiến tạo kiến thức, học tập có nghĩa (meaningful learning), học sâu sắc và ứng dụng (deep learning) được xem là chủ yếu đối với việc dạy và học hiệu quả. Và cách tiếp cận tìm tòi-khám phá này khuyến khích học sinh thông qua quá trình tìm kiếm tích cực, sẽ kết hợp hơn là mở rộng các kiến thức rời rạc (Hamston & Murdoch, 1996). Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm l học nhận thức vào giáo dục đã khẳng định: mối liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho m i học sinh có thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết tình huống, và có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Nhờ đó, học sinh có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn, những khả năng có thể di chuyển. Chương trình giáo dục tích hợp Chương trình tích hợp chính xác là gì? Trong khái niệm đơn giản nhất của nó, chương trình tích hợp liên quan đến việc tạo lập các kết nối, các mối liên hệ. Các loại kết nối nào? Xuyên qua các môn học? Với đời sống thực tế? Các kết nối này dựa trên kiến thức/nội dung hay dựa trên kỹ năng/ năng lực. Theo Drake and Burns (2004), việc định nghĩa chương trình tích hợp đã là đề tài bàn bạc từ khi thế kỷ 20 bắt đầu. Hơn một trăm năm qua, các nhà l thuyết đã đưa ra ba loại cơ bản về hoạt động tích hợp. Các loại tích hợp này được xác lập giống nhau mặc d tên gọi của chúng thường khác nhau. Tích hợp có vẻ như là vấn đề của phương pháp và mức độ. Từ nhìn nhận này, Drake and urns (200 ), đề xuất các định nghĩa của mình về các định hướng tích hợp mà theo họ, chúng tương thích với các định nghĩa đã được các nhà giáo dục đề ra qua nhiều thập kỷ vừa rồi. a loại này cung cấp điểm khởi đầu cho việc hiểu các cách tiếp cận tích hợp khác nhau: 14
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration) Tích hợp liên môn: Interdisciplinary Integration Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) (1) Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration) Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng m i môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. Sơ đồ 1 dưới đây thê hiện mối quan hệ giữa các môn học với nhau và giữa các môn học với chủ đề chung. Sơ đồ 1. Tích hợp đa môn Có nhiều phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, và chúng khác nhau về mức độ n lực tích hợp. Những miêu tả dưới đây phác họa các phương án khác nhau nhằm thực hiện quan điểm tích hợp đa môn Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach): Theo phương án này, các môn, các phần vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng 15
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại b những nội dung tr ng lắp, khai thác sự h trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn/môn học. Tích hợp đọc, viết và giao tiếp ngôn ngữ nói trong môn Ngôn ngữ là một ví dụ. Giáo viên tích hợp lịch sử, địa l , kinh tế, và chính quyền trong nội bộ chương trình môn học Nghiên cứu xã hội. Thông qua kiểu tích hợp nội bộ môn học này, người học được trông đợi đạt được hiểu biết về các mối quan hệ giữa những phân môn khác nhau và mối quan hệ giữa chúng với thế giới. Tích hợp kiểu lồng ghép (Fusion). Theo cách tích hợp này, các kỹ năng, kiến thức và thái độ được lồng ghép vào chương trình các môn học thường ngày. Tại một số trường, học sinh học thái độ tôn trọng người khác qua m i môn học. Chủ đề Hòa bình hoặc Tiết kiệm năng lượng được lồng ghép học tập qua các môn học. Tích hợp kiểu lồng ghép có thể liên quan đến các kĩ năng cơ bản. Tại Hoa kỳ, nhiều trường nhấn mạnh các thói quen làm việc tích cực trong m i môn học. Các nhà giáo dục có thể lồng ghép công nghệ vào các môn học trong chương trình với kĩ năng vi tính được tích hợp vào m i môn học. Phát triển kĩ năng đọc viết xuyên chương trình là một ví dụ khác của kiểu tích hợp lồng ghép. Số phát hành Tháng 11/ 2002 của Tạp chí Educational Leadership làm nổi bật chủ đề “Đọc và Viết trong các lĩnh vực nội dung và tập trung vào cách lồng ghép đọc viết vào trong chương trình môn học”. Học tập dịch vụ (Service Learning). Học tập dịch vụ liên quan đến các dự án cộng đồng được thực hiện trong suốt thời gian học ở lớp. Học tập dịch vụ được xem là một phương án tích hợp đa môn. Glenn (2001) nhận thấy rằng hơn 80% các trường tích hợp học tập dịch vụ vào lớp học đã nâng cao mức điểm trung bình của các học sinh tham gia. Ví dụ, khi giáo viên tích hợp học tập dịch vụ vào trong chương trình ở trường trung học Springfield, Massachusetts, tỉ lệ b học từ 12 % xuống còn 1 %, số lượng học sinh đi học các trường cao đẳng nghề tăng đến 22% và số học sinh đạt điểm trung bình .0 và gia tăng từ 12 đến 0%. Theo Glenn, các chương trình như thế nuôi dưỡng cho học sinh thái độ gắn kết tham gia với công đồng, mài sắc các kĩ năng sống (“people skills”) và chuẩn bị cho các em vào đời để làm việc. Các Góc học tập/ Các môn học song hành (Learning Centers/Parallel Disciplines). Đây là một cách thức tích hợp phổ biến trong đó một đề tài hoặc một chủ đề được đưa qua lăng kính c a vài lĩnh vực môn học khác nhau. Ở một phòng học của một trường tiểu học, học sinh thường trải nghiệm phương án này ở các góc học tập của lớp. Ví dụ, đối với chủ đề như là “mô thức- patterns”, ở m i góc học tập có một hoạt động cho phép học sinh tìm hiểu/ thám hiểm các mô 16
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai thức từ quan điểm/góc nhìn của một môn học- toán, ngôn ngữ, khoa học hay nghiên cứu xã hội. Khi học sinh di chuyển qua các góc học tập để hoàn thành những hoạt động, họ lĩnh hội khái niệm “mô thức- patterns” dưới lăng kính của nhiều môn học. Ở những lớp cao hơn, học sinh thường học một đề tài hay chủ đề trong những bài học khác nhau. Hướng học này thể hiện dưới hình thức các môn học song hành; giáo viên sắp xếp nội dung học tập của lớp họ để ghép với nội dung học của lớp học khác. Ví dụ, học sinh thường trải qua giờ học Văn chương Mỹ và Lịch sử Mỹ như hai môn học song hành. Các em học một tiết riêng về lịch sử và đọc văn chương thuộc giai đoạn đó. Ví dụ, học sinh đọc tác phẩm The Red Badge of Courage bằng tiếng Anh trong lúc học bài Cuộc Nội chiến trong môn Lịch sử. Học sinh thường được tạo cơ hội để tự tạo nên những kết nối giữa các môn học như thế. Các bài học dựa vào chủ đề (Theme-Based Units) Một số nhà giáo dục vượt xa hơn mức độ sắp xếp chu i nội dung kiểu các môn học song hành bằng cách hợp tác hoạch định một đơn vị bài học đa môn. Họ gọi tên cách hoạt động tập trung hơn này là “Đơn vị bài học dựa vào chủ đề”. Thường có hơn ba lĩnh vực môn học liên quan đến việc học / nghiên cứu một đơn vị bài học theo chủ đề và bài học này thường được kết thúc bằng một hoạt động đạt đến mức tích hợp cao nhất. Đơn vị bài học (units) kéo dài trong dăm ba tuần, và toàn trường có thể tham gia vào. Một đơn vị bài học theo chủ đề được toàn trường thực hiện có thể độc lập với kế hoạch học tập thường xuyên. Những chương trình học tập theo chủ đề khác có thể được tiến hành ở cùng một khối lớp. (2) Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. Các môn học có thể nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp đa môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Thí dụ Địa l , Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Công dân giáo dục, Hoá, L , được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và 17
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai môi trường” ở chương trình giáo dục bậc tiểu học tại Anh, Úc, Singapore, Thailand. Sơ đồ 2: Tích hợp liên môn (The Interdisciplinary Approach) (3) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học (Xem Sơ đồ ). Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án (project-based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum). Học tập theo dự án Trong học tập theo dự án, học sinh được cho cơ hội giải quyết một vấn đề của địa phương. Một số trường gọi đây là học tập dựa vào vấn đề hoặc học tập dựa vào nơi sinh sống. Theo Chard (1998), việc hoạch định chương trình học theo dự án được tiến hành qua ba bước: 1. Giáo viên và học sinh chọn một đề tài nghiên cứu theo mối quan tâm của học sinh, chuẩn chương trình và nguốn tài nguyên của địa phương. 2. Giáo viên nhận diện ra những điều học sinh đã biết và giúp họ đưa ra những câu h i để tìm kiếm, khám phá. Giáo viên cũng cung cấp nguồn cho học sinh và cho họ cơ hội làm việc trong lĩnh vực chuyên môn. 18
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai 3. Học sinh chia sẻ, trao đổi công việc với người khác thông qua một hoạt động có tính tích hợp cao nhất. Học sinh trưng bày kết quả tìm thấy được, tổng quan và đánh giá dự án đã thực hiện Thương lượng chương trình học Theo cách học tích hợp này, những vấn đề/câu h i của học sinh đặt ra sẽ hình thành nên cơ sở của chương trình học. Mark Springer, giáo viên của trường Radnor, Pennsylvania, thương lượng một chương trình học với học sinh ( rown, 2002). Springer đã dẫn đến một chương trình được cả nước biết đến, đó là Đường phân thủy- Watershed, kéo dài trong 11 năm. Chương trình hiện tại của ông ấy là Những ý tưởng mới đang được dò tìm- Soundings. Trong Soundings, HS lớp 8 phát triển chương trình học của riêng mình, Các chủ đề mà học sinh đã phát triển bao gồm “ ạo lực trong nền Văn hóa của chúng ta”, “Các vấn đế y tế ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta”; “Những môi trường ngoài hành tinh còn tồn tại”. Sơ đồ 3: Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) 2. TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trên thế giới theo hướng tích hợp nhằm phát triển cho giáo sinh nền tảng nhận thức/triết lý cá nhân về chuyên môn sư phạm và năng lực nghề nghiệp Các chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở Anh Úc tinh gọn do số lượng học phần/môn học nh . Chẳng hạn, sau đây là số lượng môn học trong chương trình khung đào tạo giáo viên tiểu học của một số trừơng đại học ở Anh và Úc. Northumbia- Anh: 15 học phần/ năm Greenwich- Anh: 2 học phần/ năm Western Sydney- Úc: 0/5 năm Queensland- Úc: 1/ năm 19
- Hội thảo Dạy học tích hợp ở Tiểu học – Hiện tại và Tương lai Latrobe- Úc: 5/ năm Như vậy, toàn khoá đào tạo giáo viên tiểu học ở Anh và Úc nhìn chung bao gồm từ 15 đến 5 học phần. Số lượng học phần này bao gồm cả các học phần thực tập sư phạm hằng năm. So với chương trình đào tạo của Anh và Úc, số lượng học phần của chương trình đào tạo giáo viên của các trường ĐHSP chúng ta có khuynh hướng gấp đôi hoặc hơn. Ví dụ chương trình đào tạo giáo viên tiểu học bao gồm 58 học phần. Với số lượng học phần lớn, thời gian lến lớp nhiều nên m i học kỳ, sinh viên Việt Nam phải bao quát từ 8 đến 10 học phần thuộc nhiều lĩnh vực môn học/ ngành học khác nhau và tiếp cận chúng trong tình thế tách rời nhau. Do vậy tải chương trình nặng nề, kiến thức thiếu tính cập nhật và thực tiễn, người học thiếu thời gian và môi trường học tập có nghĩa để có thể “phát triển lối học sâu sắc”, phát triển tự học, tự nghiên cứu”, còn người quản l chương trình thì nặng nề với việc tổ chức thi cử nhiều môn học, do vậy việc kiểm soát kết quả đầu ra của các môn học thường mơ hồ, khó khăn. Chương trình đào tạo giáo viên của Việt Nam nặng về đào tạo kiến thức môn học và kiến thức đại cương, trong lúc chương trình đào tạo của Anh và Úc nặng về đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Tuy tỉ lệ các môn học thuộc kiến thức nghiệp vụ vượt trội nhưng chương trình đào tạo giáo viên của Anh và Úc tuyệt đối không nặng về rèn kỹ thuật nghiệp vụ giảng dạy do chúng tập trung đào tạo nghiệp vụ chuyên môn theo diện rộng- một quan điểm khởi nguồn từ đại học Harvard, nơi được xem là cái nôi của quan điểm đào tạo đại học theo tín chỉ. Đào tạo năng lực nghề theo diện rộng của chương trình được thể hiện qua quan điểm nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển trong m i giáo sinh một triết l nghề nghiệp (professional philosophy), một bản sắc nghề nghiệp cá nhân (pedagogical identity) bao gồm nhận thức, niềm tin, quan điểm về dạy và học, về người học c ng với tập hợp các năng lực chung như giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, thu thập-xử l thông tin để áp dụng triết l dạy học vào thực tiễn lớp học. Nói khác đi, chương trình tập trung vào việc giúp cho giáo sinh trở thành những nhà chuyên môn sư phạm thông qua tiến trình kết hợp chặt chẽ và sâu sắc giữa lĩnh hội l thuyết và trải nghiệm thực tế, ứng dụng l thuyết dạy học và giáo dục chung vào những lĩnh vực giảng dạy cụ thể khác nhau, kết nối hệ thống tri thức liên ngành vào thế giới học tập. Do vậy mặc d chương trình thiên về đào tạo nghiệp vụ sư phạm nhưng là lối đào tạo nghiệp vụ theo diện rộng, tạo điều kiện cho người học hình thành và phát triển nhận thức và những năng lực tổng hợp và hiểu biết tổng quát làm nền tảng cho sự phát triển nghiệp vụ chuyên môn về lâu dài. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "E-LEARNING VÀ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ"
6 p | 1143 | 76
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỬ DỤNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN LÀM PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC"
5 p | 186 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VẤN ĐỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM"
35 p | 178 | 31
-
Báo cáo Đề dẫn Hội thảo Khoa học Quốc tế: Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc
437 p | 116 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Đổi mới lý luận ở Trung quốc và gợi ý cho Việt Nam "
4 p | 72 | 15
-
Tuyển tập báo cáo hội thảo toàn quốc lần thứ nhất về Cơ điện tử - NXB Đại học quốc gia Hà Nội
16 p | 101 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Việt Nam trong thế kỷ XX "
14 p | 133 | 14
-
Báo cáo khoa học: "Một vài suy nghĩ về câu hỏi nhiều lựa chọn trong thi trắc nghiệm khách quan"
4 p | 91 | 13
-
Báo cáo khoa học: Câu hỏi trong dạy tác phẩm văn chương và những cách nhìn hiện đại
10 p | 103 | 11
-
Báo cáo Kỷ yếu hội thảo: Chủ động, tích cực đổi mới quản lý giáo dục và hoạt động dạy học trong trường phổ thông năm học 2016 - 2017
167 p | 119 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY"
11 p | 95 | 10
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển
69 p | 38 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TẬP TRUNG TRÍ TUỆ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP 1992 "
10 p | 75 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GÓP THÊM LỜI BÀN VỀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM"
6 p | 91 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cùng nhau viết nên trang sử mới trong quan hệ láng giềng hữu nghĩ giữa Vân Nam Trung Quốc và Việt Nam "
11 p | 70 | 8
-
Báo cáo "Hội thảo quốc tế về pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hoá "
6 p | 59 | 4
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " TRAO ĐỔI BÀN VỀ VIỆC “GIÔ TRỐNG ĐỒNG CỔ Ở VIỆT NAM "
9 p | 73 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn