intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19. LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M. HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢO PRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT"

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

89
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đợt nghiên cứu gần đây về tính đa dạng thực vật của vùng núi đá vôi phía bắc tỉnh Hà Giang với sự tài trợ của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (# 6300-98, NGS) chúng tôi đã thu được một số hiệu mẫu vật lạ và hiếm (HAL 1502) thuộc chi Trân châu Lysimachia (họ Anh thảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19. LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M. HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢO PRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT"

  1. TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 19. LYSIMACHIA VITTIFORMIS F.H. CHEN & C.M. HU TRÂN CHÂU LÁ DẢI (HỌ ANH THẢO PRIMULACEAE), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT Phan Kế Lộc Trường Đại học khoa học tự nhiên & Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật L.V. Averyanov Viện thực vật học Cômarốp, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh Khang Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Trong đợt nghiên cứu gần đây về tính đa dạng thực vật của vùng núi đá vôi phía bắc tỉnh Hà Giang với sự tài trợ của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (# 6300-98, NGS) chúng tôi đã thu được một số hiệu mẫu vật lạ và hiếm (HAL 1502) thuộc chi Trân châu Lysimachia (họ Anh thảo
  2. Primulaceae). Nó phân biệt với tất cả 14 loài của chi đã biết ở Việt Nam cũng như với 4 loài khác chỉ mới gặp ở Lào (Bonati, 1930; Phạm Hoàng Hộ, 1991; C.M. Hu, 1992) bởi đặc điểm dễ nhận biết nhất là có lá hình dải hẹp. Mẫu vật sau đó được xác định là Lysimachia vittiformis F.H. Chen và C.M. Hu. Do đó đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Sau đây là một số dẫn liệu về loài cây này. Lysimachia vittiformis F.H. Chen & C.M.Hu, Acta Phytotax. Sin. 17(4): 27 (1979); F.H. Chen et al., in Fl. Reipubl. Popularis Sin. 59, 1: 32, fig. 8: 1-2 (1989); C.M. Hu & S. Kelso, in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.). Fl. China 15: 49 (1996); J.F. Deng in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.). Fl. China Illustrations 15: fig. 26: 1-2 (2000). Trân châu lá dải. Hình. Cỏ sống nhiều năm hoặc cây nửa bụi nhỏ, mọc thẳng đứng, cao đến 0,3-0,5 m, có phần dưới hóa gỗ, không có lông ở tất cả các bộ phận. Thân mọc từ gốc cây thường nhiều, tròn hay hơi có cạnh, rất ít khi phân cành, có nhiều tuyến nhỏ ở phần ngọn. Lá mọc xoắn ốc, đôi chỗ ít nhiều mọc chụm gần
  3. nhau; cuống lá dài 2-3 mm; phiến lá hình dải hẹp, hơi cong hình liềm, (25-) 40-70 (-90) x (1,8-) 2-2,5 (-3) mm, chất giấy, thót dần và nhọn ở chóp, thót dần về cuống, mép cuộn xuống dưới; gân chính lồi ở mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên; các gân bên không thấy ở mặt dưới, đôi khi thấy ở mặt trên và hơi lồi. Hoa màu vàng tươi, mẫu 5, mọc đơn độc ở nách lá, rất ít khi chụm 2-3. Cuống hoa hình sợi rất mảnh, thường dài 1,5-2,5 cm, ở quả dài đến 3 cm. Nụ trước khi nở hình mũi giáo, cỡ 4,5-5,5 x 2 mm, chóp tù, hoa nụ vặn về bên phải. Đài chẻ rất sâu; thùy đài hình tam giác dài, cỡ 1,5 x 0,5 mm, chóp nhọn có ít tuyến ở mép và mặt trong. Tràng dài 5-6 mm, chẻ sâu đến gần gốc; thùy tràng hình mũi giáo, 4-5 x 1,5-2,5 (-3) mm, chóp tù. Chỉ nhị ngắn hơn bao phấn, hợp với nhau ở gốc thành vòng cao khoảng 0,4 mm và đính liền với gốc ống tràng, phần tự do dài khoảng 0,5 mm; bao phấn hình mũi tên kéo dài, khoảng 3,3 x 0,6 mm, đính gốc, chóp có mũi nhọn ngắn, mở bởi lỗ ở đỉnh. Vòi nhị cái mảnh, dài 4 mm; núm nhị cái rất nhỏ. quả nang hình trứng dài, cỡ 3 x 1,5 mm. Mẫu vật nghiên cứu. Tỉnh Hà Giang, huyện Quản Bạ, xã
  4. Thái An, gần bản Lô Thàng, tọa độ địa lý: 23059’50” độ vĩ bắc, 105005’46” độ kinh đông, khoảng 1400 m trên mặt biển, mọc thành bụi nhỏ rải rác ở kẽ các tảng và vách đá vôi kết tinh bị bào mòn mạnh, dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa núi thấp Thông hay hỗn giao. Loài hiếm. L.Averyanov, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Vinh HAL 1502, tháng 5-2002 (HN, MO, LE). Phân bố. Trước đây chỉ mới biết ở điểm lấy mẫu chuẩn ở tây nam tỉnh Quảng Tây, do đó đã từng được coi là loài đặc hữu rất hẹp của tỉnh này. Với phát hiện này của chúng tôi khu phân bố của loài được mở rộng hơn về phía nam, nhưng nhìn chung vẫn là loài thuộc yếu tố đặc hữu rất hẹp của tiểu vùng địa lý thực vật Nam Trung Hoa–Đông bắc Việt Nam, miền Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ-Mã Lai, xứ Cổ nhiệt đới. Sinh thái và sinh học. Cây mọc thành bụi nhỏ rất rải rác ở các khe đá, dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa Thông (các loài cùng ưu thế là Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga sinensis, Thiết sam núi đá
  5. Tsuga chinensis, Thông pà cò Pinus kwangtungensis, có khi xen một số loài cây lá rộng ở núi thấp trên sản phẩm phong hóa của đá vôi. Nếu suy đoán theo dẫn liệu của các trạm khí tượng gần gũi (Nguyễn Khanh Vân et al., 2000) thì có thể thấy chế độ khí hậu nơi Trân châu lá dải Lysimachia vittiformis mọc là nhiệt đới gió mùa gần vùng núi, nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng 16,50C với ít nhất 7 tháng lạnh có nhiệt độ trung bình tháng dưới 170C, với tổng lượng mưa năm trên 2500 mm và không có tháng khô (lượng mưa dưới 50 mm/tháng). Cây nở hoa vào các tháng 4-6, quả chín vào các tháng 5-7. Ở Trung Quốc cây nở hoa vào tháng 5, mọc dưới bóng cây trong rừng trên sườn núi. Việc phát hiện loài Trân châu lá dải Lysimachia vittiformis F.H. Chen & C.M. Hu ở một điểm của vùng Đông bắc Việt Nam một lần nữa cho thấy giữa vùng này và vùng cực đông nam Trung Quốc, nhất là ở phần núi đá vôi có nhiều loài thực vật chung nhau, trong đó đáng chú ý nhất là những loài thuộc yếu tố đặc hữu chung cho tiểu vùng địa lý thực vật Nam Trung Hoa-Đông Bắc Việt Nam (Phan Kế Lộc et al., 2004). Mặt khác đây cũng là vùng đã và chắc chắn sẽ
  6. còn có thể phát hiện thêm nhiều taxôn thực vật mới hay lý thú, kể cả các taxôn bậc cao như chi. Nó là một trong một số ít vùng của nước ta có tính đa dạng thực vật cao nhất, đông thời giàu các taxôn đặc hữu và gần đặc hữu nhất. Lời cảm ơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội Địa lý Hoa Kỳ đã tài trợ đợt nghiên cứu thực địa và Tiến sĩ Jacinto Regalado, Vườn thực vật Mítxuri Hoa Kỳ đã hiệu đính phần tóm tắt tiếng Anh. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Bonati, G. 1930. Lysimachia. In Flore Générale de I’Indo-Chine 3: 758-764. Paris. 2. Chen, F.H., C.M. Hu, Y.I. Fang, C.Z. Cheng. 1989. Lyssimachia. In Fl. Reipubl. Popularis Sin. 59, 1: 3-133. Science Press. Beijing. 3. Hu, C.M. 1999. Primulaceae. In Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam. Fasc. 26: 115-144. Paris. 4. Hu, C.M., S. Kelso. 1996. Lysimachia. In Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.). Fl. China 15: 39-78. Science Press.
  7. Beijing & Missouri Bot. Gard. Press. St. Louis. 5. Phạm Hoàng Hộ. 1991. Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1, tập 2. Montréal: 901-905 và 1999. Cây cỏ Việt Nam (in lần thứ hai), quyển I. Nxb Trẻ, tp Hồ Chí Minh: 712-715. 6. Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Jacinto Regalado Jr. & Leonid V. Averyanov. 2004. Giá trị của núi đá vôi đông bắc trong việc nghiên cứu tính đa dạng của các taxôn thực vật Việt Nam. Trong Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc 2004. Thái Nguyên 23-09-2004. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội: 160-164. 7. Wu, Z.Y. & P. H. Raven (eds.). Fl. China Illustrations 15: 26. Science Press. Beijing & Missouri Bot. Gard. Press. St. Louis. SUMMARY The diversity of the flora of Vietnam 19. Lysimachia vittiformis F.H. Chen & C.M. Hu (Primulaceae), new species occurrence for the flora
  8. During a recent plant collecting expedition (May 2002) sponsored by the U.S. National Geographic Society to the northern part of Ha Giang Prov. (Quan Ba Distr., Thai An Municipality, in the vicinity of Lo Thang village, latitude 23059’50”N, longitude 105005’46”E), we collected a specimen of Lysimachia (HAL 1502) that represents a species unknown in the flora of Vietnam.The plant was growing in crevices of hight vertical eroded solid crystalline white marble-like limestone cliffs under light shade of primary closed evergreen submontane coniferous forest (co-dominants are Pseudotsuga sinensis, Tsuga chinensis and Pinus kwangtungensis), sometimes mixed with broad-leaved species (such as Quercus spp. and Lithocarpus spp.) at elevation of about 1400 m a.s.l. The most distinguishing character from all Lysimachia species known hitherto in Indochina in general, in Vietnam in particular, is its linear leaf blades. It was later identified as L. vittiformis F.H. Chen & C.M. Hu, a new record for the flora of Vietnam. L. vittiformis is a parennial herb or small undershrub,
  9. subwoody at base, glabrous, erect, to 0.3-0.5 m tall. Stems are usually numerous, copiously minutely glandular at apex. Leaves are spirally arranged; petioles short, 2-3 mm long; leaf blades linear, (25-) 40-70 (-90) x (1.8-) 2-2.5 (-3) mm, papery, often slightly falcate, margin narrowly revolute; midveins raised more abaxially than cluster ed 2- 3; pedicels filiform, 1.5-2.5 cm long, elongating to 3cm in fruit. Calyx lobes are elongate triangular,ca. 1.5 x 0.5 mm, glandular on margins and inside, apex acuminate. Corollas are 5-6 mm, deeply parted; lobes shortly linear or lanceolate, ca. 4-5 x 1.5-2.5 (-3) mm, overlapping to right, apex obtuse. Filaments are connate basally into a ca. 0.4 mm high ring, fused with corolla, free part ca. 0.5 mm; anthers elongate sagittate, mucronate at apex, ca. 3.3 x 0.6 mm, basifixed, opening by apical pores. Styles are ca. 4 mm long, slender. Capsules are globose, ca. 3 x 1.5 mm. This species bloms in April-June, fruits ripen in May-July. It grows in submontane belt where the climate is a monsoon tropical one associated with mountains where the mean annual temperature is about 16.50C with at least 7
  10. cold months with the monthly mean temperature is below 170C and the mean annual total of precipitation is over 2500 mm with no dry months. This species is known before only from the type locaity, presumed to be endemic to Guangxi. With our findings, it is considered now as a narrow endemic to the South Chinese-North-East Vietnam floristic province. This demonstrates once again that in the Northeastern region of Vietnam there are not a few species that are found also in the southeasternmost part of China, not a few of them are endemic to above-cited floristic province. On the other hand the North-East of Vietnam, especially its limestone mountainous areas, comprise one of the regions with the highest level of plant diversity and the richest level of endemism.
  11. Hình- Lysimachia vittiformis F.H. Chen & C. M. Hu Trân châu lá dải. 1. Cây mang hoa. - 2. Lá (mặt trên).- 3. Nụ.- 4. Hoa.- 5. Tràng và bộ nhị đực mở ra. ( Nguyễn Quang Hưng vẽ theo L. Averyanov et al. HAL 1502)
  12. Người thẩm định nội dung khoa học: GS.TS. Nguyễn Bá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2